ZTE ra mắt smartphone màn hình gập giá 10,3 triệu đồng
Thấy được tầm quan trọng của điện nên Đảng và Nhà nước chú ý đầu tư phát triển hệ thống lưới điện quốc gia. Và công trình đường dây 500kV Bắc - Nam do Thủ tướng Võ Văn Kiệt phát lệnh khởi công, sau đó đã chính thức vận hành, hòa lưới điện quốc gia đã "lột xác" ngành điện. Cùng với đó là nhà máy thủy điện trên hệ thống sông Đồng Nai cũng được xây dựng 2004, tới năm 2013 nhà máy đã phát điện hòa vào lưới điện quốc gia.Trong một lần nói chuyện với người cháu Đoàn Văn Lâm (gọi tôi bằng chú, nhà ở Truông Mít, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh), tôi hỏi tình hình hệ thống lưới điện của xã, huyện mình nay ngon lành không? Có còn thường xuyên bị cúp hay điện yếu không thể tưới cây được như mấy năm trước hay không? Cháu phấn khởi cho biết: "Hệ thống điện giờ được xây dựng gần như phủ khắp huyện, tỉnh luôn rồi, 100% nhà dân có điện sử dụng. Ngành điện cũng có nhiều đổi mới nhiều lắm. Cháu thấy đổi mới rõ nhất là dịch vụ khách hàng sử dụng điện được chú trọng và thay đổi rất nhiều so với 3-4 năm về trước".Đứa cháu tôi nhớ lại giai đoạn khó khăn, khách hàng của điện lực phải chờ rất lâu để xử lý một việc hay một sự cố rất nhỏ liên quan đến điện. Chẳng hạn điện bỗng dưng bị cúp do mưa gió, cây ngã đổ, xe tải chạy qua vướng dây điện làm đứt dây hay lý do nào đó về kỹ thuật. Hồi đó, nhà ai chưa có lắp điện thoại cố định thì họ phải trực tiếp xuống điện lực huyện báo, rất mất thời gian, công sức. Kế đó, nhân viên trực ghi nhận và chờ công ty điện lực phân công nhân viên đến xử lý. Do đó, thời gian chờ đợi sửa chữa để có điện trở lại có khi mất cả ngày là chuyện bình thường. Hay như việc ghi số điện, định kỳ hàng tháng đúng ngày quy định, nhân viên điện lực đến nhà ghi chỉ số điện năng tiêu thụ để thu tiền điện nhưng do nhiều gia đình đi làm cả ngày, đến ngày ghi chỉ số điện tiêu thụ, phải phân công một người ở nhà để... chờ nhân viên điện lực xuống ghi. Việc này cũng không thuận tiện vì giờ giấc không cố định, nhiều khi nhân viên ghi điện bị xe hư đột xuất, bị mưa gió… coi như hôm đó nghỉ làm gần nguyên ngày. Còn nếu không thu xếp ở nhà được, nhiều người "sáng kiến" ghi chỉ số mới trên bảng con treo trước cổng cho nhân viên ghi điện biết. Tương tự, việc đóng tiền điện hàng tháng cũng nhiêu khê, đôi khi không đóng kịp tiền điện vì không ở nhà, Công ty điện lực nhắc nhở và báo cắt điện là bình thường.Những "nỗi khổ" trên của người dùng điện bị xóa sạch qua sự phát triển, đổi mới, hiện đại của ngành điện. Theo tôi, việc chuyển đổi số của ngành điện cả nước nói chung, Điện lực miền Nam nói riêng đang được thực hiện một cách tích cực và hiệu quả. Ngoài trang bị phương tiện hiện đại, máy móc tối tân chuyên biệt của ngành điện ra, ngành điện cũng ra sức tuyên truyền rộng rãi trên phương tiện truyền thông đại chúng cho người dân ai cũng biết các thao tác đơn giản trên chiếc điện thoại thông minh, như người ở quê bây giờ sử dụng app CSKH của EVNSPC do Điện lực Tây Ninh hướng dẫn rất thành thạo. "Từ khi cháu sử dụng app rất thích vì rất tiện dụng của các ứng dụng. Mở app ra là thấy đầy đủ từ thông báo tiền điện, biểu đồ điện năng tiêu thụ hàng ngày, chương trình ưu đãi, khuyến mãi, thông tin ngưng cung cấp điện… Hay mình cần hỏi điều gì có thể trực tiếp gọi hay nhắn tin sẽ được trả lời thỏa đáng", Đoàn Văn Lâm hào hứng kể.Kỷ niệm 50 năm thành lập ngành điện miền Nam (1975-2025) tôi thấy được sự lớn mạnh và ngày càng phát triển vượt bậc của ngành điện nhất là trong giai đoạn chuyển đổi số. Chỉ việc ghi chỉ số điện năng tiêu thụ và thu tiền điện hàng tháng không còn con người trực tiếp đến nhà dân ghi chỉ số và đưa hóa đơn tiền điện như trước kia, là sự thay đổi rất lớn. Giờ lại thêm thay đổi nữa là trên app chăm sóc khách hàng của điện lực các tỉnh, thành miền Nam đến kỳ hạn hàng tháng đều tự động báo cho khách hàng điện năng tiêu thụ, số tiền đóng. Chỉ cần thao tác trên app ngân hàng chuyển khoản tiền là khách hàng hoàn tất thanh toán tiền tiện, thật tiện lợi vô cùng.Trải qua 50 năm, hôm nay (năm 2025) có thể khẳng định chắc chắn hệ thống lưới điện miền Nam được nâng cấp ngày càng hiện đại. Điện lưới quốc gia hiện tại gần như phủ sóng khắp miền Nam từ vùng sâu, vùng xa đến hải đảo. Bộ mặt nông thôn của miền Nam được tươi mới, sáng sủa. Từ đó, nhiều công trường mọc lên, các nhà máy, xí nghiệp, ngành nghề liên danh với nước ngoài hay tư nhân trong nước được đầu tư nên kinh tế khu vực miền Nam phát triển đi lên từng ngày.Cuộc thi viết "50 năm thắp sáng niềm tin" có tổng giải thưởng lên đến 100 triệu đồng.- Nhận bài thi đến hết ngày 30.4.2025.- Email: 50namdienmiennam@thanhnien.vn. Mời quý bạn đọc xem thể lệ cuộc thi trên thanhnien.vn/evnspc.vn.Bảo hiểm Xã hội TP.HCM chuyển về trụ sở mới
Những tín hiệu vô tuyến lạ nói trên là những vụ nổ vô tuyến nhanh (FRB). Đây là các xung dài 1/1.000 giây của những sóng vô tuyến mạnh đến mức có thể truyền đi hàng tỉ năm ánh sáng và được trái đất thu nhận.FRB được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2007 và các nhà vật lý lý thuyết như Giáo sư Avi Loeb, thuộc Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian (Mỹ), đã gợi ý rằng chúng có thể phát ra từ các nền văn minh ngoài hành tinh.Hiện nay, các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT, Mỹ) đã xác định chính xác nguồn gốc của một FRB và phát hiện ra rằng nó ở rất gần một ngôi sao neutron. Đây là một ngôi sao cực kỳ dày đặc đã sụp đổ, chỉ bằng kích thước của một thành phố nhưng có khối lượng bằng mặt trời.Sao neutron nói trên cách chúng ta khoảng 200 triệu năm ánh sáng và được bao quanh bởi một từ trường dày đặc mà các nhà khoa học tin rằng đó là nguồn gốc của FRB.Tiến sĩ Kiyoshi Masui, phó giáo sư vật lý tại MIT, cho hay: "Xung quanh những ngôi sao neutron có từ tính cao này, còn được gọi là sao từ, các nguyên tử không thể tồn tại mà sẽ bị xé toạc bởi các từ trường".Trước đây, Giáo sư Loeb đã gợi ý rằng các vụ nổ năng lượng nói trên có thể là "chùm tia vô tuyến mạnh" do nền văn minh ngoài hành tinh tạo ra và được sử dụng cho mục đích quân sự. Ông cho rằng chúng có thể được tạo ra để đẩy một cánh buồm nhẹ nhằm phóng hàng hóa với tốc độ gần vận tốc ánh sáng.Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học tin rằng chúng có nguồn gốc tự nhiên hơn và để tìm hiểu, các nhà khoa học đã nghiên cứu một FRB cụ thể được phát hiện vào năm 2022. Họ xác định vị trí chính xác của tín hiệu vô tuyến này bằng cách phân tích "sự nhấp nháy" của nó, tương tự như cách các ngôi sao lấp lánh trên bầu trời vào ban đêm.Một vật thể càng nhỏ hay càng xa thì nó nhấp nháy càng nhiều. Tương tự như thế, sóng vô tuyến nhấp nháy hoặc phát sáng khi chúng đi qua môi trường giữa các vì sao, giúp các nhà khoa học biết được nguồn gốc của chúng.
Giải mã màu son được hội sao Hàn săn đón cho visual thêm hoàn hảo
Trong những ngày qua, Nam bộ bước vào giai đoạn mưa chuyển mùa. Một số nơi xuất hiện mưa to cục bộ như xã Ô Lâm (Tri Tôn, An Giang) lên đến 110mm, Tân Thành (TP. Cà Mau, Cà Mau) là 92,2mm, Viên An (Trần Đề, Sóc Trăng) 61,2mm, Long Khánh (Đồng Nai) 60,1mm, Mỹ Tú (Sóc Trăng) 60,6mm, Đồng Phú (Bình Phước) 58,8mm, Cái Nước (Cà Mau) 50,4mm…
Ngày 27.1, Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) phối hợp các đơn vị liên quan tăng cường công tác tuần tra xử lý vi phạm nồng độ cồn, đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cận tết.Trước đó, đêm 26.1 và rạng sáng 27.1, tổ công tác Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức đã xử lý 11 trường hợp tài xế vi phạm nồng độ cồn kịch khung.Cụ thể, lúc 20 giờ 50 ngày 26.1, tại đường Đỗ Xuân Hợp (Phước Long B), tổ công tác phát hiện người đàn ông có dấu hiệu say xỉn chạy xe máy loạng choạng nên tiến hành dừng xe kiểm tra.Qua kiểm tra, người này vi phạm nồng độ cồn ở mức 1,161 mg/L khí thở. Người đàn ông cho hay bản thân hiểu rõ luật giao thông nhưng vì nghĩ nhậu tất niên gần nhà nên đã tự chạy xe về.Đến khoảng 21 giờ 15 cùng ngày, tổ công tác tiếp tục dừng xe máy người ông H.T trên đường Tây Hoà (P.Phước Long A), phát hiện người này vi phạm nồng độ cồn 0,636 mg/L khí thở. Ông T. cho hay đã sử dụng nhiều bia tại tiệc tất niên.Đến rạng sáng 27.1, tổ công tác đã phát hiện, lập biên bản 11 trường hợp tài xế xe máy vi phạm nồng độ cồn kịch khung (vượt quá 0,4 mg/L khí thở) và nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồn ở mức 1 (chưa vượt quá 0,25 mg/L khí thở) và mức 2 (vượt quá 0,25 đến 0,4 mg/L khí thở).Theo quy định, vi phạm nồng độ cồn mức 1, tài xế xe máy bị phạt 2 - 3 triệu đồng, trừ 4 điểm giấy phép lái xe; mức 2, tài xế xe máy bị phạt 6 - 8 triệu đồng, trừ 10 điểm giấy phép lái xe và mức kịch khung, tài xế xe máy bị phạt 8 - 10 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 22 - 24 tháng.Hôm 20.1, Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Mai Thế Thắng (42 tuổi, ở Q.Tân Phú) để điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ. Thắng được xác định là người không chấp hành lệnh đo nồng độ cồn và tấn công, gây thương tích cho một chiến sĩ Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức.Theo điều tra, khoảng 21 giờ 30 ngày 11.1, Thắng chạy xe máy trên đường 5A hướng về đường số 8 (P.Long Bình, TP.Thủ Đức) trong tình trạng say xỉn, không tỉnh táo.Cùng lúc, Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra lưu động, khi đến trước địa chỉ nói trên thì phát hiện Thắng loạng choạng, gây nguy hiểm cho người đi đường nên ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra.Tuy nhiên, Thắng không chấp hành việc kiểm tra nồng độ cồn của lực lượng chức năng, còn có hành vi tấn công, gây thương tích đối với CSGT.Tổ công tác cùng người dân khống chế Thắng và báo Công an P.Long Bình đến hỗ trợ đưa Thắng về trụ sở để làm rõ.Tại cơ quan công an, bước đầu Thắng khai nhận hành vi phạm tội như trên. Vụ việc sau đó được bàn giao Công an TP.Thủ Đức xử lý theo thẩm quyền.
Học bổng Chính phủ Úc năm 2023 ưu tiên các lĩnh vực nào?
Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết tâm chấn của trận động đất mới nhất cách Lobuche (Nepal) khoảng 92 km, dọc theo biên giới cao nguyên với Tây Tạng thuộc Trung Quốc, Reuters đưa tin hôm 7.1.Dữ liệu của USGS cũng ghi nhận núi Everest, ngọn núi cao nhất thế giới, đồng thời xảy ra chấn động cường độ 4,5 độ Richter. Hiện vẫn chưa thể xác nhận có người đang leo núi Everest vào thời điểm động đất xảy ra hay không.Về phần mình, Trung tâm Các mạng lưới Động đất của Trung Quốc ghi nhận động đất 6,8 độ Richter gần một trong những thành phố linh thiêng nhất của Tây Tạng, gây thiệt hại nhiều nhà cửa xung quanh thành phố Shigatse và khiến mọi người phải tháo chạy ra khỏi nhà ở Nepal và Ấn Độ.Trung tâm Trung Quốc cho biết cơn địa chấn xảy ra vào 8 giờ 05 sáng 7.1 (giờ Việt Nam), với tâm chấn ở độ sâu 10 km.Ảnh hưởng của động đất lan đến Kathmandu, thủ đô Nepal cách đó 400 km.Bang miền bắc Ấn Độ là Bihar, giáp Nepal, cũng cảm thấy ảnh hưởng của địa chấn. Nhiều người lao khỏi nhà và các căn hộ để đến những nơi thoáng.Cho đến nay, vẫn chưa có thông tin thương vong được loan báo. Tuy nhiên, động đất 6,8 độ Richter hoặc 7,1 độ Richter đều có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho người và của.