HLV Lê Huỳnh Đức đã đúng khi nói về người hùng của U.23 Việt Nam
Ngày 28.1 (29 tết), Đội CSGT - trật tự Công an Q.3 (TP.HCM) phối hợp các đơn vị chức năng điều tra vụ ô tô 7 chỗ tông vào quán cà phê trên đường Trường Sa, làm một người bị thương.Thông tin ban đầu, khoảng 7 giờ 30 phút cùng ngày, ô tô 7 chỗ (xe dịch vụ công nghệ) chạy trên đường Trường Sa (hướng từ Q.1 đi Q.Tân Bình), lúc vừa qua siêu thị Co.opmart Nhiêu Lộc (thuộc Q.3) thì bất ngờ lao nhanh lên vỉa hè, tông trực diện vào quán cà phê.Thời điểm xảy ra vụ việc, bên trong quán cà phê có nhiều khách. Vụ tai nạn làm một người đàn ông hơn 50 tuổi bị thương, một phần cơ thể kẹt dưới gầm ô tô. Nạn nhân được người dân hỗ trợ đưa đến bệnh viện cấp cứu.Tại hiện trường, chiếc ô tô 7 chỗ, một số xe máy, tủ điện và các tài sản khác bị hư hỏng nặng.Chủ quán cà phê cho hay chiếc ô tô lao vào quán rất nhanh, khoảng 6 người may mắn thoát nạn.Nhận tin báo, lực lượng CSGT phối hợp Công an Q.3 nhanh chóng có mặt khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ việc.
Lúa trời
Bối cảnh quay clip của dì Ba và người cháu trai chỉ quanh quẩn ở vườn nhà, bên chiếc bếp lò, lúc ra mé sông hay lề đường… nhưng khiến bao người như được xem lại những thước phim tua ngược về ký ức tuổi thơ.Ngày nhỏ, anh Nguyễn Thanh Duy (34 tuổi, ngụ H.Châu Thành, An Giang) được cô Ba (chị gái của cha) ở nhà chăm sóc khi cha mẹ đi làm. Sau này, anh gọi là dì Ba theo cách gọi của anh em họ hàng. Dì Ba không có con, toàn bộ thời gian đều dành chăm sóc cháu, chu toàn việc nhà cửa.Quấn quýt bên dì Ba từ nhỏ, anh Duy luôn coi dì như người mẹ thứ hai. Sau khi học xong ngành điện công nghiệp ở TP.HCM, anh về Long An đi làm. Thấy anh ở trọ một mình, cơm hàng cháo chợ, dì Ba lên ở cùng để lo cơm nước. Dịch Covid-19 ập đến, hai dì cháu dắt díu nhau về quê.Gom hết tiền tích cóp, anh Duy mở quán cà phê nhỏ trước nhà, hằng ngày hai dì cháu cùng bán buôn. Trước tết, anh rủ dì Ba quay một đoạn clip để đăng lên mạng làm kỷ niệm. Bất ngờ, đoạn clip thu hút đông đảo lượt xem, nhiều người bình luận "xem clip nhớ lại tuổi thơ". Được động viên, hai dì cháu tiếp tục quay lại cuộc sống thường ngày, xây dựng kênh TikTok.Anh Duy kể: "Dì Ba 79 tuổi rồi nên ban đầu rất ngại máy quay, có người đi ngang là dì ngại, không quay được. Ngày thường dì ít nói, nói chuyện không lưu loát nên lúc quay, nhiều lúc mình phải nhờ dì nói lại. Có khi quay 4 tiếng mới xong được món ăn".Điều khiến kênh của hai dì cháu thu hút người xem là hình ảnh dung dị của cuộc sống thường ngày, trong không gian sinh hoạt của gia đình. Một số người xem xa quê bày tỏ rất xúc động, nghẹn ngào vì cảm giác như tua ngược thời gian về tuổi thơ khi xem clip.Đăng các đoạn clip lên mạng xã hội được 10 ngày, nhiều người thương quý, động viên hai dì cháu nên bán đặc sản quê hương để cải thiện thu nhập. Hành trình "khởi nghiệp" của hai dì cháu bắt đầu vài ngày trước tết với món bánh phồng An Giang."Chuyện quay clip của hai dì cháu cũng không dễ dàng vì chiếc điện thoại 64 GB nhiều lúc nóng quá nên bị đứng máy, phải đợi nguội mới quay tiếp được. Hoặc khi điện thoại báo đầy bộ nhớ, mình phải xóa clip cũ để quay tiếp. Một số nhân vật phụ thỉnh thoảng xuất hiện trong clip cũng là cha mẹ hoặc người nhà mình", anh Duy chia sẻ.Những đơn hàng đầu tiên được đặt, dì Ba cười hạnh phúc. Ngày nhiều nhất hai dì cháu bán được 6 đơn, ngày ít thì 1 - 2 đơn. Có những ngày đơn bị trả về, dì Ba lo lắng, đòi nghỉ bán vì "thấy lỗ vốn".Kể về những đoạn clip đã quay cùng cháu ruột, bà Nguyễn Ngọc Anh (79 tuổi) cười tâm sự, lúc đầu quay clip bà thấy rất ngại, không nói được câu nào. Sau nhiều lần, bà tập cách không chú ý đến máy quay thì mới nói được vài câu. Với cụ bà U.80, là "diễn viên chính" trong clip không khó vì cảnh quay chính là sinh hoạt hằng ngày, nấu món gì thì quay món đó."Duy ở với tôi từ ngày nhỏ xíu, tôi chăm đến lớn nên thương như con mình. Duy chịu khó đi làm, tiết kiệm, hiếu thảo với cha mẹ và cả với tôi. Vài đơn hàng nhưng đủ đi chợ lặt vặt hằng ngày. Được cháu đọc cho nghe lời động viên, chúc sức khỏe của những người lạ trên mạng, tôi thấy vui lắm. Trên mạng cũng nhiều người dễ thương", cụ bà chia sẻ.
Fashion Award 2024 tôn vinh nỗ lực của người trẻ Việt trong ngành thời trang
Nghiên cứu do Talker Research - một cơ quan nghiên cứu của Mỹ, thực hiện, đã khảo sát 2.000 người tham gia từ ngày 23 đến 27.1, nhằm xem xét cách mọi người ngủ trưa và tìm hiểu xem điều gì khiến một số người ngủ trưa ngon hơn những người khác.Các nhà nghiên cứu đã xem xét thói quen, sở thích ngủ trưa và tác động của giấc ngủ trưa đến các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống.Tiến sĩ Nick Bach, nhà tâm lý học, tại Dịch vụ chăm sóc Sức khỏe tâm thần Grace Psychological Services (Mỹ) cho biết giấc ngủ - đặc biệt là ngủ trưa - ảnh hưởng đến tâm trạng, sự tập trung và sức khỏe tổng thể. Rất nhiều người ngủ trưa sai cách và sau đó tự hỏi tại sao mình cảm thấy uể oải thay vì sảng khoái. Đáng chú ý, nghiên cứu phát hiện ra rằng thời điểm ngủ trưa hoàn hảo là 13 giờ 42 phút. Tiến sĩ Bach giải thích: Một trong những sai lầm lớn nhất mà mọi người mắc phải là ngủ trưa quá muộn. Nếu bạn ngủ trưa vào cuối buổi chiều hoặc chạng vạng tối, điều đó có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm của bạn. Lý tưởng nhất là ngủ trưa trước 15 giờ để duy trì lịch trình ngủ của bạn, theo trang tin nghiên cứu Study Finds.Lợi ích rất rõ ràng: Kết quả cho thấy những người ngủ trưa vào thời điểm 13 giờ 42 phút đã cảm thấy làm việc năng suất hơn ngay sau khi thức dậy.Nghiên cứu còn đưa ra những phát hiện thú vị sau: Những người thường xuyên ngủ trưa có thể có cuộc sống xã hội tốt hơn. Nghiên cứu phát hiện ra rằng "người ngủ trưa" có cuộc sống xã hội năng động hơn, điều này có thể cải thiện sức khỏe tinh thần, thể chất và nhận thức khi già đi, so với người không ngủ trưa. Đặc biệt, người ngủ trưa có đời sống tình cảm hài lòng so với người không ngủ trưa.Kết quả đã phát hiện ra rằng hầu hết mọi người thường ngủ trưa trong 51 phút và thức dậy lúc 14 giờ 33 phút. Tuy nhiên, đáng lưu ý - ngủ trưa quá lâu có thể khiến bạn cảm thấy tệ hơn là không ngủ trưa.Nghiên cứu đã phát hiện ngủ trưa lâu hơn 1 giờ 26 phút, được xem là "vùng nguy hiểm". Lúc này, bạn có thể cảm thấy uể oải và mất phương hướng thay vì sảng khoái. Nhưng ngủ 51 phút như sở thích của nhiều người, cũng có thể quá dài. Tiến sĩ Bach cảnh báo: Nếu ngủ trưa quá lâu, bạn có nguy cơ rơi vào giấc ngủ sâu, khiến việc thức dậy trở nên khó khăn hơn. Một giấc ngủ trưa nhanh 20 phút là hoàn hảo để nạp lại năng lượng mà không bị tình trạng trì trệ giấc ngủ đáng sợ, theo Study Finds.
Ngày 27.2, tại kỳ họp thứ 26 khóa VII, HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (nhiệm kỳ 2021-2026) đã thông qua nhiều nghị quyết quan trọng liên quan đến công tác nhân sự. Trong đó, thông qua nghị quyết xác nhận kết quả bầu Bí thư Thành ủy Bà Rịa Trần Văn Tuấn, giữ chức vụ Phó chủ tịch HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khóa VII, nhiệm kỳ 2021-2026.Cùng ngày, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu đã có quyết định điều động, chỉ định ông Trần Tuấn Lĩnh, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy giữ chức vụ Bí thư Thành ủy Bà Rịa; điều động, bổ nhiệm ông Lê Hoàng Hải, Phó chủ tịch HĐND tỉnh giữ chức vụ Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy; điều động bà Võ Ngọc Thanh Trúc, Phó trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban MTTQ VN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng công bố các quyết định giám đốc sở, phó giám đốc sở đối với các sở vừa được thành lập.Theo đó, điều động, bổ nhiệm ông Lê Ngọc Linh (Giám đốc Sở KH-ĐT) giữ chức Giám đốc Sở Xây dựng; bổ nhiệm ông Phạm Thành Chung (nguyên Bí thư Huyện ủy Xuyên Mộc) làm Giám đốc Sở Nội vụ; bổ nhiệm ông Hoàng Vũ Thảnh (Chủ tịch UBND TP.Vũng Tàu) làm Giám đốc Sở Tài chính; bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Đồng (Giám đốc Sở Ngoại vụ) làm Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo; bà Lương Thị Lệ Hằng tiếp tục giữ vị trí Giám đốc Sở KH-CN; bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Đa (Giám đốc Sở TN-MT) làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường.Ngoài ra, ông Vũ Hồng Thuấn, Phó chủ tịch UBND TP.Vũng Tàu được bổ nhiệm, giữ chức quyền Giám đốc Sở VH-TT-DL.Đối với các đơn vị sự nghiệp, ông Trần Thanh Tịnh, Giám đốc Ban Quản lý dự án chuyên ngành dân dụng và công nghiệp được bổ nhiệm là Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; ông Nguyễn Văn Trình, Giám đốc Ban Quản lý dự án giao thông khu vực Cái Mép - Thị Vải được bổ nhiệm là Giám đốc Ban Quản lý dự án Giao thông khu vực và chuyên ngành nông nghiệp; ông Hoàng Trung Kiên, Giám đốc Ban Quản lý dự án chuyên ngành giao thông được bổ nhiệm là Giám đốc Ban Quản lý dự án chuyên ngành Giao thông và Dân dụng.
Hệ thống tiêm chủng VNVC tiếp tục được vinh danh Công ty dược hàng đầu Việt Nam
Chiều 28.2, tổ công tác Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) đã bàn giao Nguyễn Anh Kiệt (20 tuổi, quê Long An) cho Công an P.An Phú Đông (Q.12) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.Khoảng 10 giờ 15 cùng ngày, tổ công tác Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức đang làm nhiệm vụ tuần tra trên địa bàn P.Tam Bình thì anh L.Đ.T (29 tuổi, ở TP. Biên Hòa) chạy tới cầu cứu vì bị mất xe máy.Theo định vị, chiếc xe đang di chuyển trên đường Đỗ Mười (tức quốc lộ 1 cũ), hướng từ TP.Thủ Đức về Q.12.Lực lượng CSGT đã theo định vị thì phát hiện chiếc xe máy có đặc điểm nhận dạng tương tự xe bị mất nhưng biển số khác. Tổ công tác đã yêu cầu dừng xe kiểm tra và phát hiện Kiệt dùng biển số giả để che biển số thật nên có biện pháp khống chế, bắt giữ.Kiệt khai nhận đang mang xe máy trộm được đi giao cho một người khác (không rõ lai lịch) tại khu vực gần biên giới Campuchia. Tổ công tác cũng thu giữ bộ bẻ khóa xe, biển số giả, bộ khóa sóng định vị.Sau khi khống chế kẻ trộm, CSGT TP.Thủ Đức đã bàn giao kẻ trộm cho Công an P.An Phú Đông để tiếp tục xử lý theo quy định.

Nhiều người sử dụng flycam nhưng không biết quy định này…
Ô tô Hyundai Accent chuyển làn ẩu, tạt đầu xe khác 'như tự sát' trên cao tốc
Gần cuối hiệp 1, Nguyễn Xuân Son đã dính chấn thương nặng ở chân phải và rời sân ngay lập tức để đi cấp cứu. Chân sút sinh năm 1997 ôm mặt khóc và rời sân bằng cáng. Đây có lẽ là hình ảnh buồn nhất mà hàng triệu trái tim của người hâm mộ bóng đá Việt Nam phải chứng kiến ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2024, trong buổi tối đầy vinh quang của thầy trò HLV Kim Sang-sik. Nguyễn Xuân Son dù không thể hiện diện trên sân để ăn mừng cùng các đồng đội, nhưng anh cũng đã có thể nở nụ cười hạnh phúc.Đội tuyển Việt Nam đánh bại đối thủ đầy duyên nợ Thái Lan để vô địch, Xuân Son góp công rất lớn trong hành trình này. Dù không chơi trọn vẹn ở chung kết lượt về, nhưng cú đúp danh hiệu cá nhân trong lễ trao giải đã ghi nhận sự xuất sắc của tiền đạo nhập tịch. Xuân Son xứng đáng được vinh danh, và anh đã ẵm cú đúp danh hiệu danh giá nhất của AFF Cup 2024: vua phá lưới và cầu thủ xuất sắc nhất giải. Tiền đạo đang khoác áo CLB Nam Định gia nhập "cuộc đua" trễ hơn (chính thức được khoác áo đội tuyển Việt Nam từ trận cuối vòng bảng gặp Myanmar) so với nhiều gương mặt xuất sắc khác, nhưng đã thể hiện được đẳng cấp khi ghi đến 7 bàn sau 4 trận. Trong đó, ấn tượng đậm nét nhất mà Xuân Son để lại chính là cú đúp bàn thắng giúp đoàn quân của ông Kim Sang-sik giành chiến thắng với tỷ số 2-1 trên sân Việt Trì, tại trận chung kết lượt đi hôm 2.1.Ngoài 2 danh hiệu cá nhân, với chức vô địch AFF Cup cùng đội tuyển Việt Nam, Son như lập 'cú hat-trick' tại giải.Một cá nhân khác của đội tuyển Việt Nam cũng được vinh danh ở lễ trao giải AFF Cup 2024 là Nguyễn Đình Triệu. Thủ môn sinh năm 1991 đã bất ngờ soán vị trí "người gác đền" số 1 ở đội tuyển Việt Nam của Nguyễn Filip. Anh được bắt chính ở trận ra quân gặp Lào, rồi sau đó dự bị 2 trận liên tiếp khi Việt Nam chạm trán Indonesia và Philippines. Tuy nhiên, bất ngờ đã đến khi HLV Kim Sang-sik đặt niềm tin tuyệt đối vào Đình Triệu ở tất cả các trận còn lại. Với màn trình diễn ổn định trong khung thành, Đình Triệu được bình chọn là thủ môn xuất sắc nhất giải đấu. Từ đầu AFF Cup 2024 (sau 8 trận), đội tuyển Việt Nam chỉ nhận 6 bàn thua, thấp nhất tại AFF Cup 2024.Danh hiệu cá nhân còn lại của AFF Cup 2024 thuộc về "thần đồng" của bóng đá Thái Lan, Suphanat Mueanta. Tiền đạo từng thi đấu ở châu Âu đã chơi cực hay và nhiều lần tỏa sáng đúng lúc, với những bàn thắng có ý nghĩa rất quan trọng giúp đội bóng xứ sở chùa vàng vượt khó trong hành trình tiến đến chung kết AFF Cup 2024. Chân sút sinh năm 2002 được vinh danh là ngôi sao triển vọng của giải đấu. Suphanat Mueanta nhiều lần kiến tạo cho đồng đội ghi bàn và đóng góp đến 4 pha lập công cho "voi chiến".Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Lý do khiến Apple Watch không hiển thị menu khi vuốt màn hình
Xuất thân từ những gia đình có truyền thống quân đội, các nữ tân binh mong muốn tiếp nối tinh thần quả cảm của thế hệ đi trước và cống hiến sức trẻ cho Tổ quốc.Tốt nghiệp ngành văn học tại Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) vào tháng 7.2024, Đỗ Phương Trang (24 tuổi, sống tại Q.5) đã có quyết định bất ngờ khi viết đơn tình nguyện nhập ngũ.Trước đó, Trang từng là thành viên đội tìm kiếm của chương trình thiện nguyện tìm kiếm người thân Như chưa hề có cuộc chia ly từ tháng 7 - 12.2024. Công việc này giúp cô tiếp xúc với nhiều hồ sơ tìm người thân, đặc biệt là những trường hợp tìm kiếm các liệt sĩ, chiến sĩ nữ. Chính sự hy sinh và tinh thần quả cảm của những người đi trước đã khiến cô ngưỡng mộ và thôi thúc bản thân đóng góp một phần công sức cho đất nước trong thời bình."Ông bà nội, ngoại của tôi đều là cựu chiến binh. Ông bà ngoại có Huân chương Kháng chiến hạng nhất, hạng nhì. Bà nội từng phục vụ trong ngành quân y. Điều này càng khiến tôi có thêm động lực để viết đơn nhập ngũ", Trang chia sẻ. Bên cạnh đó, người yêu của Trang cũng đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự và xung quanh cô có rất nhiều người thân từng phục vụ trong quân đội. Chính những yếu tố này đã hun đúc thêm quyết tâm của cô gái trẻ.Là đảng viên, Trang nhận thức rõ môi trường quân đội sẽ là nơi giúp bản thân phát triển tư tưởng chính trị, rèn luyện ý chí và bản lĩnh. Cô đã chuẩn bị sẵn sàng về mặt thể chất bằng cách chạy bộ và đi bộ mỗi ngày để nâng cao sức bền. Trang mong muốn tận dụng chuyên môn về biên kịch điện ảnh - truyền hình và chứng chỉ nghiệp vụ báo chí để góp phần phát triển mảng thông tin - truyền thông, lan tỏa hình ảnh bộ đội Cụ Hồ.Bà Trần Thị Kim Phượng, mẹ của Trang, ban đầu bất ngờ trước quyết định của con gái. "Trang từ nhỏ được ba mẹ bảo bọc, chưa từng xa nhà, đây là lần đầu tiên con đi xa nhà và lâu như thế. Tôi có lo lắng nhưng cũng động viên con cố gắng rèn luyện và trưởng thành hơn sau hai năm quân ngũ", bà Phượng chia sẻ.Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự P.4, Q.5 Dương Viết Trường cho biết, Trang là một người năng động, nhiệt huyết, luôn sẵn sàng tham gia các hoạt động của địa phương như hội phụ nữ, dân quân tự vệ. "Năm ngoái, địa phương có một nữ thanh niên tình nguyện nhập ngũ, năm nay có Trang. Đây là nguồn động lực để chúng tôi tiếp tục nhân rộng các gương công dân nữ tình nguyện lên đường bảo vệ Tổ quốc", anh Trường nhấn mạnh.Tương tự Phương Trang, sinh ra trong gia đình có truyền thống quân đội, Nguyễn Phương Huyền (22 tuổi, sống tại Q.12) luôn mong muốn được khoác lên mình màu áo lính để tiếp nối truyền thống của ba mẹ. Tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế tại Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) năm 2024, ngay khi biết tin có đợt tuyển quân, Huyền đã lập tức viết đơn tình nguyện nhập ngũ.Ba mẹ Huyền đều là bộ đội nên hoàn toàn ủng hộ quyết định của con gái, đồng thời hướng dẫn cô hoàn thành các thủ tục cần thiết. "Ba mẹ đã kể cho tôi nghe rất nhiều về cuộc sống trong quân đội, về kỷ luật, giờ giấc và cách thích nghi. Điều đó giúp tôi có sự chuẩn bị tâm lý tốt hơn trước khi lên đường", Huyền chia sẻ.Không chỉ mong muốn rèn luyện bản thân trong môi trường quân đội, Huyền còn hy vọng có thể áp dụng chuyên môn của mình để hỗ trợ đơn vị trong các lĩnh vực như văn thư hoặc tài chính. Cô cũng đặt mục tiêu phấn đấu để trở thành đảng viên trong thời gian nhập ngũ.Bà Hồ Thị Kim Nhung, mẹ của Huyền, là một cán bộ quân y. Khi biết con gái tự nguyện đăng ký nhập ngũ, bà rất vui và tự hào. "Huyền trước giờ rất tự lập. Khi TP.HCM xảy ra dịch Covid-19, ba mẹ phải ở đơn vị suốt 7 tháng không về nhà, Huyền đã tự xoay sở và ôn thi đại học một mình. Điều đó khiến tôi tin rằng con gái sẽ đủ bản lĩnh để thích nghi với môi trường quân đội", bà Nhung tâm sự.Huyền cũng chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, quyết tâm chấp hành tốt quy định, quy chế của đơn vị, giữ gìn sức khỏe và rèn luyện bản thân. "Tôi mong sau hai năm sẽ trưởng thành hơn, tự lập hơn và có thể phục vụ lâu dài trong quân đội", cô gái trẻ chia sẻ.Đây là mong ước của Tạ Đặng Hồng Sang (26 tuổi, sống tại P.25, Q.Bình Thạnh) khi đặt bút viết đơn tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự. Cô gái trẻ cho hay từ nhỏ đã dành tình cảm đặc biệt cho màu xanh áo lính. Giai đoạn TP.HCM chống dịch Covid-19, chứng kiến lực lượng bộ đội tham gia chăm lo, hỗ trợ người dân càng khiến Sang thêm khâm phục. Vận dụng chuyên ngành dược được đào tạo tại đại học, Sang cũng tình nguyện tham gia chống dịch tại địa phương, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho lực lượng dân quân của phường."Với phương châm sống 'tích tiểu thành đại', nhiều năm qua, khi là nữ dân quân của phường, tôi đã tích cực học tập, rèn luyện bản thân, cố gắng tích lũy kiến thức và kinh nghiệm để hoàn thiện mình. Cuối năm 2024, cảm thấy đã đủ tự tin và trưởng thành, tôi viết đơn tình nguyện nhập ngũ", Hồng Sang chia sẻ.Quyết định tham gia nghĩa vụ quân sự của cô gái trẻ cũng được gia đình ủng hộ rất nhiều. Cuối năm 2024, Tạ Đặng Hồng Sang vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Đây là niềm vinh dự không chỉ của riêng Sang mà là của cả gia đình cô."Tôi mong muốn khi nhập ngũ, môi trường quân đội sẽ giúp tôi trưởng thành, mạnh mẽ hơn. Tôi cũng sẽ tiếp tục phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu của người đảng viên trẻ, mang những hiểu biết của mình hỗ trợ đơn vị và cống hiến hết mình để phục vụ lâu dài trong quân đội", Hồng Sang bày tỏ.Năm 2025, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự TP.HCM đã trao 4.197 lệnh gọi công dân nhập ngũ. Trong đó, lệnh chính thức là 4.003 công dân (4.000 nam, 3 nữ), lệnh dự phòng là 194 công dân.Số lượng đảng viên nhận lệnh nhập ngũ là 110 người. Công dân nhập ngũ có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học là 1.902 người. Công dân nhận lệnh gọi nhập ngũ có sức khỏe loại 1, loại 2 là 3.358 công dân.Bên cạnh đó, công an các quận, huyện và TP.Thủ Đức đã hoàn tất hồ sơ tuyển chọn theo quy định của luật Nghĩa vụ quân sự và các thông tư, văn bản hướng dẫn của Bộ Công an, đảm bảo giao đủ 987 chỉ tiêu.Đặc biệt, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự TP.HCM đã tổ chức phẫu thuật mắt cho 211 công dân theo chính sách của HĐND TP.HCM hỗ trợ kinh phí điều trị tật khúc xạ mắt đối với công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an nhân dân.Năm 2025, lễ giao quân điểm của TP.HCM được tổ chức tại Quảng trường Trung tâm hành chính Q.7 vào ngày 13.2.
lịch bóng đá asiad cup 2018
Ngày 7.3, một lãnh đạo UBND H.Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết vừa tiếp nhận thông tin báo cáo ban đầu về trường hợp 1 học sinh tiểu học ở xã Trà Dơn (H.Nam Trà My) tử vong do sốt cao, nghi mắc bệnh sởi.Học sinh tử vong là H.T.K.N (lớp 2, điểm trường nóc Ông Bình, Trường Phổ thông bán trú tiểu học - THCS xã Trà Dơn).Trước đó, em N. bị sốt cao, thầy cô giáo vận động đưa em đến cơ sở y tế điều trị nhưng gia đình không đồng ý.Ông Lê Huy Phương, Hiệu trưởng Trường phổ thông bán trú tiểu học - THCS xã Trà Dơn, cho biết em N. sốt cao 1 tuần qua, tối 5.3 thì tử vong.Theo ông Phương, hiện nay ở điểm trường nóc Ông Bình vẫn còn nhiều học sinh có biểu hiện sốt cao, đa phần gia đình không đưa đi khám mà để ở nhà tự xử lý.Khi thông tin về cái chết của em N. được báo cáo lên cấp trên, chính quyền đã cử người tới các làng ở Trà Dơn để kiểm tra. Được sự vận động của cán bộ, thầy cô giáo, nhiều trẻ sốt cao kéo dài được khiêng cõng xuống trạm y tế. Tuy nhiên, sau khi xuống trạm y tế xã thì bệnh tình có dấu hiệu chuyển nặng.Theo ông Phương, 23 giờ đêm qua 6.3, sau khi làm việc với lãnh đạo Trạm y tế xã Trà Dơn, ông đã dùng xe cá nhân đưa 4 ca nặng nhất xuống Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam cấp cứu.Ông Phương cũng cho hay, hiện nay rất nhiều điểm trường lẻ nằm trên núi cao ở xã Trà Dơn có học sinh bị sốt cao. Triệu chứng, biểu hiện bệnh giống nhau nhưng đa phần gia đình để ở nhà điều trị. Trong sáng nay 7.3, khoảng 10 trẻ bị sốt, điều trị tại Trạm y tế xã Trà Dơn cũng đã được đưa xuống Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam theo dõi, điều trị.Một lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam cho biết đang tổ chức các đội tiêm vắc xin sởi tại nhiều xã vùng cao của H.Nam Trà My.Dịp Tết Ất Tỵ, ở một số xã vùng cao của H.Nam Trà My ghi nhận một số trẻ có triệu chứng sốt phát ban.Tính từ ngày 25.1 đến 4.2, có 43 trẻ (từ 1-12 tuổi) có triệu chứng sốt phát ban được tiếp nhận điều trị. Trong số 43 trẻ sốt phát ban, có trẻ đã được tiêm hoặc chưa tiêm và chưa đến tuổi tiêm vắc xin chứa thành phần kháng nguyên sởi. Hiện đã có 3 trong 4 ca tử vong nghi do mắc bệnh sởi.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư