GAM eSports: Các đối thủ vòng bảng CKTG LMHT nên dè chừng chúng tôi!
Ghi nhận của phóng viên chiều tối nay 27.1 (28 tết), hầu hết các tuyến đường trung tâm TP.HCM ngày thường đông đúc xe, đặc biệt vào giờ cao điểm thường xảy ra tình trạng kẹt xe, ùn ứ hôm nay thông thoáng. Trong khi đó, một số tuyến đường khác ngày thường không phải là "điểm nóng" kẹt xe nay lại đông đúc, có thời điểm ùn ứ trong thời gian ngắn. Lực lượng chức năng túc trực điều phối dòng xe di chuyển.Theo quan sát, lúc 18 giờ hôm nay 28 tết một số tuyến đường ở khu vực Q.8 như Bình Đông, Cao Xuân Dục, Tùng Thiện Vương… chật kín xe. Đa phần, dòng xe hướng từ khu vực Q.8 và lân cận đến khu vực chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" khiến cho chợ hoa và các tuyến đường xung quanh đông đúc.Đi xe qua cầu Chà Và nối giữa Q.8 và Q.5 chiều nay, nhìn xuống đường Bến Bình Đông, chị Thanh Vy (ngụ Q.10) vô cùng bất ngờ khi nhìn từ trên cao, đường này đông đúc."Tôi cũng không tưởng tượng được là sẽ đông như vậy. Hôm nay tôi cùng chồng đi chợ hoa ở Bến Bình Đông mua sắm, thấy đông người quá. Bình thường kẹt xe thấy khó chịu, nhưng hôm nay thì thoải mái hơn. Mình trong tâm thế mua hoa, đi dạo nên thoải mái", chị bày tỏ.Trong khi đó, đi làm từ Q.5 về nhà ở một chung cư tại Q.8, anh Duy (32 tuổi) đến khu vực đường Cao Xuân Dục (Q.8) thì chịu cảnh ùn ứ, nhích từng chút vì xe đông. Anh kể tan tầm, xe buýt, xe máy, xe ba gác chở hoa, xe ô tô… chen nhau, trong khi đường nhỏ và có nhiều xe di chuyển hướng từ đường Bến Cần Giuộc cắt ngang với đường Cao Xuân Dục."May mắn vượt qua một đoạn ngắn thì đỡ hơn, phía trước là đường Tùng Thiện Vương có các anh CSGT điều phối dòng xe. Những ngày này, lạ là đường trung tâm vắng vẻ, nhưng đường ở khu nhà tôi ở lại đông đúc vì gần chợ hoa. Xe đông nhưng không quá khó chịu vì đây là không khí tết mà", anh chia sẻ.Không chỉ ở Q.8, trưa và chiều tối nay, đường Hùng Vương, Hồ Thị Kỷ, Trần Bình Trọng (Q.10)... cũng đông đúc người và xe do người dân tìm đến mua hoa, không khí buôn bán nhộn nhịp.
Chen chân xem chiếu phim ở ‘rạp lộ thiên’ bên sông Hàn
Để phòng bệnh, các chuyên gia khuyến cáo nam giới sau 45 tuổi nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, trong đó có khám sàng lọc tuyến tiền liệt. Điều này đặc biệt quan trọng với những trường hợp mà tiền sử gia đình có người từng bị ung thư tuyến tiền liệt, theo Men's Health.
Công ty bỏ 300 khách ở Phú Quốc phá sản, đối tác Việt Nam đòi nợ được không?
Nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong các lễ hội đầu năm đặc biệt là vào dịp Tết. Do Việt Nam là nước nông nghiệp nên nghi lễ cầu mùa với yếu tố nước bắt buộc phải có trong các lễ hội vào mùa xuân. Nghi lễ cầu mong mưa thuận gió hòa.Lễ rước nước đầu năm phổ biến ở các ngôi làng. Để thực hiện lễ rước nước cần xác định nơi có nguồn nước trong sạch, chọn khu vực được lấy nước, chọn người đi lấy nước là người có uy tín, có ảnh hưởng trong làng, chọn chum đựng nước.Nước ở đây là nước thiêng, phải là trong sạch nhất, tốt nhất, khỏe mạnh nhất. Người khiêng nước là thanh niên. Nước rước về đặt trước bàn thờ.Mỗi lễ hội làm một nghi lễ khác nhau, mang tính chất thiêng, tôn trọng thần linh. Nước đối với cộng đồng mang đến sự hài hòa về âm dương, sung túc của cả cộng đồng. Vật đựng nước, vật múc nước, người múc nước nói lên giá trị của nước. Tất cả các tộc người đều có văn hóa nghi lễ liên quan đến nước. Mọi sự sống đều xuất phát từ nước, vì thế, lễ hội đầu năm luôn có tục rước nước.
"Sắp bước vào tháng 4, thời điểm nguồn cung sầu riêng từ Thái Lan quay lại thị trường Trung Quốc. Điều này nhắc nhở chúng ra rằng nếu không đảm bảo tốt chất lượng thì rất có thể gặp nhiều rắc rối. Để tránh tình trạng này tái diễn, các cơ quan chức năng cần giám sát chặt các loại phân, thuốc bảo vệ thực vật; thường xuyên cập nhật các yêu cầu thị trường để kịp thời điều chỉnh, khuyến cáo người dân. Đối với bà con nông dân, cần nghiêm túc tuân thủ các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt, ít nhất phải chuẩn VietGAP. Chúng ta cần chăm chút chất lượng nhiều hơn nữa cho trái sầu riêng", ông Nguyên khuyến cáo.
Giá vàng hôm nay 30.4.2024: Giá bán ra neo cao
Cổ đông SHB nhất trí thông qua tờ trình miễn nhiệm hai thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2022-2027, trong đó ông Đỗ Đức Hải xin từ nhiệm thành viên HĐQT để chủ động, sẵn sàng đáp ứng quy định của Luật TCTD 2024 và tập trung công tác điều hành kinh doanh SHB, và ông Haroon Anwar Sheikh xin từ nhiệm thành viên HĐQT độc lập vì lý do cá nhân.

Cách phân biệt giữa vi bằng với công chứng
Brazil bị loại khỏi Copa America Centenario bởi bàn thắng gây tranh cãi
Sáng qua 18.3, đội tuyển U.22 VN đã có mặt tại Trung Quốc để chuẩn bị bước vào chinh chiến tại giải đấu giao hữu CFA Team China 2025.Sáng 19.3, đội đã có buổi tham quan sân Trung tâm Thể thao Olympic Diêm Thành - nơi sẽ diễn ra các trận đấu tại giải bóng đá U.22 quốc tế CFA Team China 2025. Do Ban tổ chức giải không sắp xếp cho các đội tập làm quen sân thi đấu để bảo dưỡng mặt cỏ, nên đây là hoạt động cần thiết nhằm giúp các cầu thủ có cảm quan trực quan hơn về địa điểm thi đấu.Do HLV Kim Sang-sik bận làm việc với đội tuyển quốc gia, nên đội tuyển U.22 được giao cho HLV Đinh Hồng Vinh dẫn dắt. Tại Trung Quốc, U.22 VN chạm trán với các đối thủ rất chất lượng: U.22 Trung Quốc, U.22 Hàn Quốc và U.22 Uzbekistan.Theo lịch thi đấu, U.22 VN đá trận ra quân gặp U.22 Hàn Quốc lúc 14 giờ 30 ngày 20.3. Vào 18 giờ 35 ngày 23.3, thầy trò HLV Đinh Hồng Vinh đối đầu U.22 Uzbekistan. Ở trận hạ màn diễn ra lúc 18 giờ 35 ngày 25.3, các chàng trai VN sẽ so tài với chủ nhà U.22 Trung Quốc.Các trận đấu tại CFA Team China 2025 không chỉ đơn thuần mang tính chất giao hữu, mà nằm trong kế hoạch dài hạn của Liên đoàn Bóng đá VN (VFF), đã được xây dựng lộ trình từ sớm để U.22 VN có sự chuẩn bị tốt nhất cho vòng loại U.23 châu Á 2026 (tháng 9.2025) cũng như SEA Games 33 tại Thái Lan vào cuối năm."Tiếp nối đợt tập trung trong tháng 9.2024, U.22 VN đặt mục tiêu hoàn thành các nhiệm vụ trong năm 2025, đặc biệt là hướng đến vòng loại U.23 châu Á 2026 và SEA Games 33. Toàn đội đang nỗ lực để có sự kết dính tốt nhất, tạo nên một tập thể mạnh mẽ. Tôi đã làm việc với HLV trưởng Kim Sang-sik trong thời gian qua. Chúng tôi chú trọng việc duy trì triết lý xuyên suốt từ đội tuyển quốc gia xuống U.22 VN. Các giáo án, bài tập đã được ban huấn luyện thống nhất, đảm bảo sự đồng bộ giữa 2 đội tuyển", quyền HLV trưởng Đinh Hồng Vinh nhấn mạnh.Ban đầu, thành phần U.22 VN có 26 cầu thủ được triệu tập. Tuy nhiên, tiền đạo Nguyễn Đình Bắc dính chấn thương nên U.22 VN sang Trung Quốc với 25 cầu thủ. Trong số này, 2 cầu thủ Việt kiều được trao cơ hội là Andrej Nguyễn An Khánh (trở về từ CH Czech) và Viktor Lê (đang khoác áo CLB Hà Tĩnh ở V-League). Nếu Andrej An Khánh từng được gọi dưới thời HLV tiền nhiệm Philippe Troussier thì đây mới là lần đầu tiên Viktor Lê xuất hiện trong màu áo đội tuyển. Đây là điều mà tiền vệ mang 2 dòng máu Việt - Nga rất chờ đợi, kể từ khi anh nhận quốc tịch VN vào tháng 1.2025.Andrej Nguyễn An Khánh sinh năm 2005, sẽ là cầu thủ trẻ đầy tiềm năng. Trong khi đó, Viktor Lê năm nay 22 tuổi (đúng độ tuổi dự SEA Games) là cái tên nhận được sự kỳ vọng lớn từ giới mộ điệu. Anh có lối đá kỹ thuật và tư duy chiến thuật tốt. Yếu tố chính giúp Viktor Lê lọt vào "mắt xanh" HLV Kim Sang-sik và các cộng sự là anh đã tạo được dấu ấn ở sân chơi bóng đá cao nhất VN. Tiền vệ Việt kiều là một trong những mắt xích quan trọng, góp phần giúp CLB Hà Tĩnh gây ấn tượng mạnh với chuỗi 13 trận bất bại suốt giai đoạn lượt đi của V-League mùa giải 2024 - 2025. Việc được cùng U.22 VN sang Trung Quốc "thử lửa" với các đối thủ mạnh là cơ hội để các cầu thủ Việt kiều nói chung và Viktor Lê nói riêng chứng minh năng lực, ghi điểm trước ban huấn luyện.Tuy nhiên, hạn chế của các cầu thủ Việt kiều là khả năng thích nghi. Chưa nói đến những khía cạnh khác như văn hóa, lối sinh hoạt…, yếu tố cần nhất để các cầu thủ Việt kiều có thể hòa nhập tốt chính là vốn tiếng Việt. Viktor Lê từng bày tỏ: "Hạn chế về ngôn ngữ là điểm mà tôi cần cải thiện nhiều. Thời gian qua, tôi cố gắng trò chuyện nhiều hơn với các đồng đội trong CLB và tìm giáo viên dạy tiếng Việt".
Đón đọc Ấn phẩm mừng ngày Doanh nhân Việt Nam của báo Thanh Niên
Gặp Nguyễn Đức Minh Lượng, sinh viên Trường ĐH Gia Định khi chàng trai này đang đợi để chuẩn bị lên xe khách về quê nghỉ tết. Lượng cho biết theo lịch của trường thì ngày 20.1, sinh viên mới bắt đầu nghỉ tết. Tuy nhiên, vì đã hoàn thành thi xong và không còn vướng lịch học nữa nên chàng trai này được về quê nghỉ tết sớm.“Đi học xa nhà mà được về quê nghỉ tết sớm mình cảm thấy rất vui, có thêm thời gian ở bên ba mẹ, người thân. Hơn nữa, về sớm nên giá vé xe cũng chưa tăng. Mình về quê ở tỉnh Phú Yên và mua vé với giá 250.000 đồng”, Lượng hào hứng chia sẻ.Đã hơn 4 tháng không được về nhà nên tâm trạng của Lượng vô cùng háo hức. Lượng cho biết năm nay được về quê nghỉ tết trong vòng 1 tháng.Võ Chí Thành, sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã về quê nghỉ tết được hơn 1 tuần.Thành chia sẻ: “Theo lịch của trường thì ngày 27.1, sinh viên mới nghỉ tết, nhưng vì mình đã hoàn thành xong việc học và chỉ đợi tổ chức lễ tốt nghiệp nên năm nay được về quê nghỉ tết sớm”.Thành cho biết về quê từ ngày 31.12 để ăn Tết Dương lịch 2025 cùng với gia đình và chuẩn bị đón Tết Nguyên đán. “Mọi năm vì vướng lịch học và đi làm thêm nên mình về quê nghỉ tết muộn hơn. Tranh thủ năm nay được về nhà sớm, mình sẽ phụ giúp ba mẹ chuẩn bị chu đáo đón tết. Năm nay, tuy kinh tế vẫn còn khó khăn nhưng gia đình mình cũng đã vượt qua được và mong đón một năm mới tốt đẹp hơn”, Thành tâm sự.Tương tự như Thành, Trần Đình Trường Giang, sinh viên năm cuối, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM cũng đã chạy xe máy từ TP.HCM về tỉnh Quảng Nam nghỉ tết được vài ngày nay. Giang cho hay: “Mình về quê nghỉ tết từ ngày 3.1. Đây là năm đầu tiên kể từ lúc đi học xa nhà bản thân được về quê nghỉ tết sớm như vậy, mọi năm phải đến ngày 20 âm lịch”.Giang chia sẻ lý do được về quê nghỉ tết sớm là vì đang học năm cuối, lịch học không quá dày, cộng thêm đã hoàn thành xong kỳ thi. Đi học xa nhà nên mỗi năm Giang được về quê khoảng 2 lần. Với Giang, mỗi lần được về quê là vô cùng hào hứng, phấn khởi. Đặc biệt là về quê nghỉ tết thì tâm trạng càng vui hơn nhiều. “Khi về quê sớm mình đã có rất nhiều dự định, như: thăm họ hàng, gặp gỡ bạn bè, phụ ba mẹ dọn dẹp, trang trí nhà cửa để chuẩn bị đón tết… Tuy năm nay về sớm nhưng hiện tại ở quê mình cũng đã bắt đầu có không khí tết rồi”, Giang vui vẻ nói.Những ngày gần đây, phòng ký túc xá của Đặng Anh Nhật, sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM trở nên trống trải hơn. Bởi vì, đa số các thành viên ở chung phòng với nam sinh này đã về quê nghỉ tết sớm. “Phòng mình có 6 người nhưng hiện tại chỉ còn có 2 vì các thành viên khác đã về quê nghỉ tết. Nhìn mọi người lần lượt về quê nghỉ tết sớm mà mình cũng nôn nao. Thế nhưng, một tuần nữa mình mới được về”, Nhật cho hay.Bên cạnh đó, cũng có những người vì nhiều lý do mà phải về quê nghỉ tết rất trễ. Anh T.C.H (38 tuổi), quê ở tỉnh Phú Yên, đang làm việc trên đường Thành Thái, Q.10 (TP.HCM), chia sẻ ngày 29 tết anh mới được về quê. Bởi lẽ công việc của anh H. là một nhân viên bán cây cảnh nên 6 năm nay hầu hết năm nào cũng về quê rất muộn. “Tuy về trễ thì giá vé tàu, xe có cao hơn nhưng bù lại những ngày cận tết là thời gian cao điểm để mình làm việc và kiếm thêm được một khoản tiền để về quê”, anh H. nói.
66win
Lớn lên tại cồn Phong Nẫm, Huỳnh Thiên Kim (25 tuổi), cựu sinh viên ngành Việt Nam học (chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch) Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, đang làm việc tại một công ty du lịch tại TP.HCM, cho biết do được bồi đắp phù sa nên cây trái xanh tốt, trái ngọt như: vú sữa, nhãn tím… Vào những ngày tết, ngoài các món ăn truyền thống như thịt kho trứng, gia đình cô còn xuống ao bắt cá, ốc.“Từ ngày 25 âm lịch gia đình mình đã rút nước trong ao ra, lội bùn bắt cá lóc, ốc bươu, hay ra sông lớn câu tôm, cá bông lau về làm đồ ăn cho ngày tết. Cá lóc nướng thơm ngọt cuốn bánh tráng truyền thống, hay canh chua cá bông lau nấu trái bần, ốc bươu nướng tiêu... là những đặc sản không thể thiếu trong bữa cơm ngày tết bên cồn”, Kim chia sẻ. Theo Kim nơi đây nằm giữa dòng sông Hậu thuộc địa phận huyện Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng). Cồn Phong Nẫm có thể là địa điểm mà TikToker "triệu view" Lê Tuấn Khang nhắc đến trong video, vì quê hương anh cũng ở Sóc Trăng. Cồn Phong Nẫm có vị trí rất đặc biệt vì là nơi tiếp giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh.Kim cho biết cồn Phong Nẫm chỉ cách TP.Cần Thơ, trung tâm du lịch của vùng đồng bằng sông Cửu Long khoảng 20 km theo tuyến đường Nam Sông Hậu (quốc lộ 91B), cách TP.Sóc Trăng khoảng hơn 40 km theo hướng quốc lộ 60 và đường Nam Sông Hậu.“Mặc dù bốn bề là nước nhưng cồn Phong Nẫm không bị trở ngại nhiều trong việc đi lại vì có hệ thống phà vận chuyển tương đối hoàn chỉnh. Những năm gần đây, hệ thống đường giao thông trong cồn được đầu tư đồng bộ với trục chính là tuyến đường trải nhựa từ bến phà Phong Nẫm, thị trấn An Lạc Thôn nối liền đến trung tâm xã, ô tô có thể chạy vi vu”, Kim chia sẻ.Lớn lên tại cồn Phong Nẫm, Nguyễn Thị Huỳnh Anh Thư (25 tuổi), tự hào vì quê hương là mảnh đất màu mỡ, cây trái xanh tốt và tôm cá đầy sông. Năm nay, Thư tận dụng sân vườn trước nhà để tạo nên không gian chụp ảnh với câu đối đỏ, hoa cúc vàng. Thư cho biết trên cồn có một chợ, tuy nhỏ nhưng bán đầy đủ tất cả các loại đồ dùng cần thiết. Thư cho biết mâm cơm ngày tết ở quê cô thường có thêm món tép xào với củ sắn, phần nhân này sẽ được cuốn bánh tráng chấm nước mắm chua ngọt. Vé đi phà từ thị trấn An Lạc Thôn (tỉnh Sóc Trăng) qua cồn Phong Nẫm có giá 8.000 đồng/người kèm xe, nếu đi 2 người sẽ là 12.000 đồng.Theo Thư, mâm ngũ quả ở bên cồn đa dạng chủ yếu là trái cây có sẵn trong vườn. Năm nay nhà Thư chưng dưa hấu, mãng cầu, xoài, mận… “Chôm chôm là loại trái cây nên thử khi đến cồn. Trái ở đây ngọt đậm vị, thường chín rộ vào tháng 6 âm lịch”, Thư chia sẻ.Đều đặn hằng năm vào ngày 28 tết, gia đình của Nguyễn Thị Kim Thơ, sinh viên Trường ĐH Cần Thơ, lại cùng nhau gói bánh tét. Trước đó 2 ngày, Thơ cắt lá chuối phơi cho dẻo, chẻ cây lát phơi khô để gói bánh. Bánh tét “bên cồn” của nhà Thơ đặc biệt vì có thêm nhân chuối, bên cạnh nhân đậu mỡ thường thấy. “Thậm chí nhà mình còn kết hợp 2 nhân chuối và đậu mỡ cùng trong một đòn bánh. Hương vị mặn ngọt của phần nhân được phối hợp lại, đậm vị miền Tây”, Thơ chia sẻ. Thơ cho biết thêm một số gia đình còn xào dừa non, trộn với đậu xanh làm thành một loại nhân ngọt đặc biệt cho bánh tét.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư