Tài xế lái xe Lexus vượt ẩu, chạy sai luật còn 'cay cú' chèn đường xe khác
Liên quan đến đường dây lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỉ đồng của người dân, đến nay Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với H'Nguyên Niê Kdăm (40 tuổi), Nguyễn Thanh Nhàn (37 tuổi), Nguyễn Trần Trung Hiếu (25 tuổi) cùng trú tại xã Ea Phê (H.Krông Pắc, Đắk Lắk và Nguyễn Thị Bích Ngọc (36 tuổi, trú TP.Bến Tre, Bến Tre) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Bước đầu, các bị can khai nhận từ đầu năm 2024, thông qua ứng dụng Telegram, H'Nguyên đã liên hệ với một đối tượng không rõ lai lịch để nhận cầm đầu nhóm này tổ chức hoạt động lừa đảo trên không gian mạng và phân chia cho Nhàn, Hiếu và Ngọc nhiệm vụ quản lý.Sau đó, H'Nguyên lên mạng xã hội tuyển nhân viên. Với mỗi cuộc gọi thành công, nhân viên sẽ được trả công 30.000 đồng, mỗi ngày 1 nhân viên được trả khoảng 300.000 - 600.000 đồng.Hàng ngày, các nhân viên gọi điện cho khách hàng với kịch bản do H'Nguyên cung cấp, giả danh nhân viên Công ty TNHH công nghệ TikTok gọi điện cho khách hàng với nội dung "khách hàng may mắn trúng thưởng phần quà từ TikTik" và đề nghị cung cấp thông tin cá nhân để nhận quà tri ân 0 đồng; tham gia làm việc tại nhà bằng cách xem video, like tăng tương tác để nhận tiền thưởng. Sau đó, yêu cầu kết bạn Zalo với tài khoản của "công ty" để gửi địa chỉ nhận quà. Khi đã tạo được lòng tin, các đối tượng sẽ đưa các nhiệm vụ "thương mại điện tử" và hứa hẹn khách hàng sẽ được nhận tiền hoa hồng khi mua các sản phẩm của "công ty" cung cấp. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, "công ty" sẽ trả lại số tiền ban đầu và trả thêm từ 20 - 30% tiền hoa hồng.Đối với các giao dịch có số tiền nhỏ thì khách hàng được nhận lại đầy đủ như thỏa thuận đề tạo lòng tin. Nhưng khi thực hiện các giao dịch với số tiền lớn thì các đối tượng lại đưa ra nhiều lý do như sai cú pháp, sai lệnh… để khóa tài khoản của khách hàng và chiếm đoạt tiền.Các nhóm nhân viên Telesale của H'Nguyên quy định sau 15 ngày sẽ xóa toàn bộ dữ liệu để tiêu hủy chứng cứ.Cảnh sát xác định hàng ngày các đối tượng sử dụng thông tin trái phép của khoảng 50.000 người dân, thực hiện trên 100.000 cuộc gọi để thực hiện hành vi lừa đảo.Qua thống kê sơ bộ, các đối tượng trong đường dây đã chiếm đoạt hàng nghìn tỉ đồng. Nhiều người dân đã bị nhóm lừa đảo trên chiếm đoạt số tiền rất lớn, thậm chí có người đã bị lừa mất hơn 1 tỉ đồng. Và nhóm đối tượng ở tỉnh Đắk Lắk đã được trả công hơn 200 tỉ đồng.Từ tháng 8.2024 đến nay, Công an tỉnh Đắk Lắk phối hợp với A05 đấu tranh, triệt phá đường dây này. Quá trình điều tra, ban chuyên án đã làm rõ 57 đối tượng liên quan, thu 45 máy tính các loại, 63 điện thoại, 41 xe máy, 180 GB dữ liệu cùng nhiều tang vật liên quan.Bộ Công an đề nghị những ai bị chiếm đoạt tiền theo phương thức nêu trên thì liên hệ điều tra viên Phạm Tú Anh theo số điện thoại 0966639569 hoặc Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk tại 58 Nguyễn Tất Thành (TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) để được hướng dẫn giải quyết.Lời tiên tri về cuộc xung đột Ukraine của cựu Tổng thống Mỹ Nixon
Ngày 14.2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai cho biết vừa ghi nhận 1 bệnh nhân tử vong nghi bị bệnh dại.Bệnh nhân là bà N.T.N (76 tuổi, ngụ xã Phước Thái, H.Long Thành, Đồng Nai).Điều tra dịch tễ cho thấy, tháng 4.2024, bà N.T.N ra chợ mua 3 con chó con về nuôi. Vào một ngày tháng 5.2024, trong lúc cho đàn chó ăn, bà bị một con chó cắn vào đầu ngón tay trái, vết thương nông, không chảy máu. Những con chó này chưa được tiêm ngừa dại.Sau khi bị cắn, bà N. tự rửa vết thương dưới vòi nước và sát trùng bằng thuốc mà không tiêm vắc xin, huyết thanh kháng dại.Vào chiều 9.2 (tức sau 9 tháng bị chó cắn) bà N. có triệu chứng sợ nước, nấc từng hơi dài và được người nhà đưa vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai nhập viện. Lúc này bệnh nhân có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, sợ nước, sợ gió, kích động.Đến đầu giờ chiều 10.2, tình trạng bệnh nhân diễn tiến nặng, người nhà đã xin về nhà. Trên đường về thì bệnh nhân tử vong.Cũng theo kết quả điều tra dịch tễ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, con trai của bà N. đã đánh chết con chó cắn mẹ mình, đồng thời mang 2 con chó còn lại thả vào rừng cao su gần nhà. Trước tình hình trên, sau khi ghi nhận trường hợp bệnh nhân tử vong nghi bệnh dại, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với ngành y tế H.Long Thành tiến hành vệ sinh, khử trùng nhà bệnh nhân và khu vực xung quanh; điều tra các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân; điều tra mở rộng các hộ lân cận và tuyên truyền về các biện pháp phòng bệnh dại. Trước đó vào tháng 1.2025, tại H.Long Thành cũng ghi nhận 1 trường hợp tử vong do bệnh dại tại xã Phước Bình. Thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai cho thấy, từ năm 2023 đến nay, toàn H.Long Thành có 13 ổ dịch dại.
TP.HCM: 15 học sinh nghi ngộ độc do ăn phải độc tố vi khuẩn trong cơm cuộn?
Dòng chảy cầu thủ Việt kiều đã dịch chuyển về VN trong một thập niên qua, và 2 năm gần đây, khi Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) và Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) "bật đèn xanh" để các đội tại V-League sử dụng cầu thủ Việt kiều, dòng chảy đó lại càng mạnh mẽ. V-League 2 mùa vừa qua luôn có từ 6 - 8 cầu thủ Việt kiều, trong đó có những cái tên đã và đang khẳng định giá trị như Nguyễn Filip, Patrik Lê Giang, Adou Minh hay Jason Quang Vinh… Các đội tuyển trẻ quốc gia cũng đang tích cực tìm cầu thủ Việt kiều. Từng chơi cho các đội tuyển trẻ Hà Lan, Thomas Mai Veeren (tên tiếng Việt là Mai Công Thành) không phải gương mặt mang hai dòng máu đầu tiên khoác áo đội trẻ VN, và chắc chắn cũng không phải cái tên cuối cùng. Ở đợt tập trung sắp tới của U.22 VN, có thể Viktor Lê (CLB Hà Tĩnh), Zan Nguyễn (CLB TP.HCM) hay Andrej Nguyễn An Khánh sẽ lọt vào "mắt xanh" HLV Kim Sang-sik.Các cầu thủ Việt kiều, đặc biệt là tài năng trẻ, giúp các cấp độ đội tuyển VN có thêm lựa chọn. Họ sở hữu thể hình lý tưởng với chiều cao tốt, tư duy chơi bóng hiện đại, cùng nếp sinh hoạt chuyên nghiệp và chuẩn mực. Trong giai đoạn toàn cầu hóa bóng đá, khi những đối thủ từ tầm Đông Nam Á đến đẳng cấp châu Á đều mở rộng cánh cửa với những tài năng nằm ngoài biên giới nước mình (sau đó nhập tịch), U.17 VN nói riêng và bóng đá VN nói chung không thể nằm ngoài xu thế.Tuyển mộ cầu thủ Việt kiều hay cầu thủ nước ngoài nhập tịch cũng được, miễn có định hướng rõ ràng, sử dụng hợp lý để tăng chất lượng đội tuyển. Việc này không làm mất đi chỗ đứng của cầu thủ nội, mà ngược lại, làm tăng sức cạnh tranh, buộc các cầu thủ phải cố gắng hết mình. Sự cởi mở về tư duy với cầu thủ mang dòng máu nước ngoài sẽ giúp bóng đá VN có lối đi mới.
Sau thông tin úp mở từ CEO Tim Cook, Apple vừa chính thức trình làng bản kế nhiệm của iPad Air thế hệ thứ sáu. So với bản tiền nhiệm, iPad Air mới là bản nâng cấp lớn về thông số. Model 2025 chạy chip M3, hỗ trợ trí tuệ nhân tạo Apple Intelligence. Mặc dù không trang bị con chip hiện đại nhất (M4), Apple cho biết iPad Air mới vẫn mạnh gấp đôi bản dùng chip M1 và A14 Bionic. Trong thông tin gửi báo chí, Apple không trực tiếp so sánh sức mạnh của máy tính bảng mới với bản tiền nhiệm, ra mắt chưa đầy một năm. iPad Air mới có bốn màu gồm xám, xanh dương, tím và vàng. Người dùng có thể tùy chọn hai phiên bản kích thước màn hình 11 inch hoặc 13 inch. Cả hai dùng màn hình Retina với lớp phủ chống phản chiếu và True Tone. Riêng bản 13 inch có độ sáng 600 nit, theo công bố của Apple. Máy vẫn có các tùy chọn về kết nối Wi-Fi hoặc 5G. Các thông số kỹ thuật khác không được Apple nhắc đến nhiều. Model này gần như không quá khác biệt về ngoại hình so với bản tiền nhiệm.Tại Việt Nam, iPad Air dùng chip M3, bản 128 GB có giá khởi điểm từ 16,9 triệu đồng cho bản 11 inch. Bản 13 inch có giá từ 22,5 triệu đồng. Phiên bản đắt nhất dùng bộ nhớ 1 TB, kết nối 5G, giá 39,9 triệu đồng. Máy hỗ trợ bút Apple Pencil Pro (giá 3,5 triệu đồng) và Apple Pencil (giá 2,1 triệu đồng). Ngoài ra Apple cũng giới thiệu thêm phụ kiện cho iPad Air là Magic Keyboard. Bàn phím mới có giá từ 8,2 triệu đồng. Phụ kiện này bổ sung hàng phím chức năng và bàn di chuột được thiết kế lớn hơn.Theo The Verge, iPad Air là dòng máy tính bảng đặc thù trên thị trường. Đôi khi nó là sản phẩm hấp dẫn bậc nhất trong dòng thiết bị của Apple khi kết hợp hoàn hảo giữa giá thành và hiệu năng. Đôi khi nó lại là lựa chọn khó khăn với người dùng. Với việc nâng cấp con chip M3 nhưng không tăng giá, Apple dường như đang tìm cách giúp người mua bớt băn khoăn hơn khi chọn mua dòng iPad Air.Trong khi đó, Bloomberg cho rằng model mới là bản sửa đổi nhanh chóng của dòng Air, ra mắt chưa đầy một năm. Apple muốn tận dụng đà tăng trưởng mạnh của iPad trên thị trường. Hãng gần như không có đối thủ trong ngành máy tính bảng, do đó việc nâng cấp iPad Air chủ yếu để chạm đến nhóm khách hàng còn đang do dự.Tuy nhiên, sự ra mắt liên tục của iPad Air cũng phần nào cho thấy Apple vẫn mắc kẹt trong câu hỏi kéo dài hai thập kỷ: iPad thực sự dùng để làm gì? iPad Air vừa ra mắt trông như một bản nâng cấp mạnh mẽ, nhưng nói về trải nghiệm người dùng, không phải lúc nào nó cũng mang đến những khác biệt rõ ràng. Về ngoại hình, model này càng không nổi bật. Nhiều người thậm chí đặt câu hỏi vì sao Apple không trang bị con chip mới nhất (M4) cho iPad Air mà chỉ dừng lại chip M3? Với những người lần đầu mua iPad, đây có thể vẫn là lựa chọn khó nhưng với những người muốn nâng cấp từ một iPad đời cũ, iPad Air chạy chip M3 vẫn là bước tiến lớn về thông số kỹ thuật trong khi giá không tăng.Bom tấn được quan tâm hơn cả là MacBook Air thế hệ mới vẫn chưa được Apple giới thiệu. Laptop thế hệ mới của hãng có thể được trang bị chip M4, tương tự iPad Pro, MacBook Pro, iMac và Mac mini ra mắt trước đó. Theo giới phân tích, nếu trang bị chip M4 cho MacBook Air, Apple cho thấy họ đang ưu tiên nâng cao hiệu suất cho dòng máy tính xách tay trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt.
Chủ tịch HÐQT Vietravel Corporation Nguyễn Quốc Kỳ: Khó mấy Vietravel Airlines cũng phải bay
Không ồn ào, rực rỡ ánh đèn, tiếng nhạc xập xình như phố Tây Bùi Viện hay “Little Tokyo” ở khu Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung (Q.1), phố Nhật Bản thứ 2 của TP.HCM ở đường Phạm Viết Chánh (Q.Bình Thạnh) mang nét trầm lắng, ấm cúng và đầy tinh tế.Phố Nhật này nằm nép mình trong những con hẻm nhỏ, ẩn khuất sau các chung cư và nhà cao tầng, cách trung tâm Q.1 khoảng 2 km.Đến hẻm 40 Phạm Viết Chánh để trải nghiệm văn hóa ẩm thực của xứ sở hoa anh đào vào tối 20.2, chúng tôi không khỏi ấn tượng với những bảng hiệu song ngữ Việt - Nhật.Bước vào quán, không khí càng ấm cúng hơn. Những tấm rèm noren, ánh đèn lồng đỏ treo trước cửa cùng dòng chữ Kanji bí ẩn; nhân viên chào khách bằng tiếng Nhật đã tạo nên một nét chấm phá đậm chất xứ Phù Tang giữa lòng phố thị.Chị An (40 tuổi, ở Q.Bình Thạnh) cùng bạn trai là anh Takahashi (40 tuổi, đang làm việc ở 1 công ty Nhật Bản) đến thưởng thức các món ăn tại đây. Lân la hỏi chuyện, chị An nói đa số những người sống ở phố Nhật trên các con hẻm đường Phạm Viết Chánh đều từ "Little Japan" ở đường Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung chuyển về.Hỏi ra mới biết lý do tại sao, theo chị An, khoảng những năm 2000, người Nhật chọn đường Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung sống tập trung thành một cộng đồng nhỏ, có một vài nhà hàng mở ra để phục vụ cho nhu cầu của cộng đồng "Little Japan".Sau này, khu vực này nhanh chóng phát triển và thu hút nhiều người nước ngoài đến sinh sống. Các nhà hàng, dịch vụ, quán bar… mọc lên ngày càng nhiều nên không giữ nguyên vẹn sự tối giản, trầm lắng như lúc ban đầu. Vả lại, người Nhật thích ở những nơi yên tĩnh và nhiều cây xanh nên đã chọn chuyển về các con hẻm trên trường Phạm Viết Chánh để làm việc và sinh sống.Ngoài ra, chi phí sinh hoạt ở đây rẻ hơn so với khu vực ở Q.1. Chị An nói, người Nhật đa số sống ở chung cư Phạm Viết Chánh hoặc thuê homestay. “Chung cư có giá thuê 5 - 10 triệu đồng/tháng. Còn thuê nhà nguyên căn khoảng 40 - 50 triệu đồng/tháng”, chị An cho hay.Vào phần mềm Google Maps, chúng tôi dễ dàng tìm được hơn 25 quán izakaya (quán nhậu kiểu Nhật) nằm san sát nhau trên đường Phạm Viết Chánh và các con hẻm xung quanh. Nơi thực khách có thể nhâm nhi một ly sake ấm, bia Asahi và thưởng thức những món ăn đặc trưng như: sashimi (cá sống), sushi…Theo chị Thanh Ngân (21 tuổi, nhân viên cửa hàng Izakaya Torisho) cho biết, cửa hàng này là của một ông chủ người Nhật. Những món ăn tại đây được chế biến theo công thức chuẩn vị Nhật Bản và nguyên liệu được nhập từ bản xứ.“Người Nhật thường ăn mặn hơn người Việt Nam. Chúng tôi thường nấu theo khẩu vị phù hợp với họ. Nếu người Việt muốn điều chỉnh như giảm mặn hay thêm ngọt thì đầu bếp sẽ chiều theo ý khách hàng”, chị Ngân chia sẻ."Điều gì ở người Nhật khiến chị ấn tượng nhất?", chúng tôi hỏi. Chị Ngân cười nói: "Người Nhật sống rất gọn gàng, nguyên tắc, lịch sự và tôn trọng nhân viên".Anh Takahashi có thời gian ở phố Nhật Bản thu nhỏ đường Phạm Viết Chánh 2 năm, nói anh rất thích khu vực này vì sự yên tĩnh, an ninh và rất dễ sống. Ngoài ra, anh nói các hàng quán ở đây và ở Nhật có sự tương đồng khoảng 80%. Nên những thực khách xa xứ giống anh có cảm giác như đang ở trên chính quê hương của mình.Còn ông Kenji (53 tuổi, nhân viên của một công ty Nhật Bản) thường ghé các quán Nhật ở hẻm 40 Phạm Viết Chánh 3 lần/tuần để uống rượu và thưởng thức yakitori (thịt xiên nướng), tempura (hải sản chiên giòn). Ông nói, ở phố này giúp ông tìm thấy quê hương của mình. Thắc mắc điều gì khiến ông lưu luyến nơi này suốt 17 năm qua. Ông Kenji cười và trả lời ngay: “Người Việt Nam rất ấm áp và dễ chịu”. Không chỉ có người Nhật, các con hẻm trên đường Phạm Viết Chánh cũng là điểm hẹn lý tưởng của những người Việt yêu thích văn hóa Nhật Bản. Tối đến, nhiều bạn trẻ cũng chọn nơi này này để “thưởng thức” không gian ấm cúng, tận hưởng sự tĩnh lặng và không xô bồ.Anh Trần Văn Thiện (23 tuổi, ở Q.10) chia sẻ: “Tôi chưa có dịp đi đến Nhật Bản nhưng khi đến con phố này nó thực sự giống ở trên phim ảnh. Không gian ở đây ấm cúng, yên tĩnh và nhiều món ăn đa dạng”.Ẩn mình giữa những con hẻm nhỏ trên đường Phạm Viết Chánh, phố Nhật Bản không chỉ là một phố ẩm thực mà còn là một không gian giao thoa văn hóa Việt - Nhật độc đáo.Nơi đây, người Nhật tìm thấy một góc quê hương nơi đất khách, còn người Việt có cơ hội trải nghiệm văn hóa của xứ sở hoa anh đào. Chính điều đó đã góp cho TP.HCM thêm đa dạng bản sắc.