42 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (17.2.1979 - 17.2.2021): Thắm màu cờ cực Bắc
Những người đang bị viêm khớp hay đau khớp cũng sẽ cảm thấy khó chịu khi trời trở lạnh. Trời lạnh sẽ khiến khớp xương của họ dễ bị viêm, đau và cứng khớp, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).Để bảo vệ sức khỏe, mọi người có thể áp dụng những cách sau:Các chuyên gia cho biết kiểm soát hen suyễn khi mùa đông đến là điều rất quan trọng với sức khỏe đường hô hấp. Điều đầu tiên là người bệnh cần thảo luận với bác sĩ và dùng thuốc theo đúng chỉ định.Ngoài ra, người bệnh cũng cần áp dụng một số biện pháp phòng ngừa. Khi ra ngoài trời lạnh, mũi và miệng cần được che lại bằng khăn hay khẩu trang để làm ấm không khí trước khi hít vào. Họ cần uống nhiều nước hơn, đồng thời dọn dẹp và lau bụi trong nhà, giặt ga trải giường, mền hằng tuần để loại bỏ bụi và các tác nhân gây dị ứng.Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy thời tiết lạnh hơn khiến mọi người ở trong nhà nhiều hơn. Điều này làm giảm mức độ hoạt động thể chất. Tuy nhiên, vận động thể chất thường xuyên rất quan trọng với sức khỏe tổng thể, không chỉ giúp ngăn tăng cân, giảm mệt mỏi mà còn cải thiện tâm trạng, tăng cường sức khỏe xương và hệ miễn dịch.Chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng rất cần thiết vào mùa đông vì giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho hệ miễn dịch khỏe mạnh. Những dưỡng chất này là vitamin A, C, D, E, kẽm, sắt, omega-3 và một số dưỡng chất khác. Khi có đủ các chất này, hệ miễn dịch sẽ có đủ khả năng chống lại các bệnh thường gặp vào mùa đông như cảm lạnh và cúm.Vào mùa đông, chúng ta không đổ nhiều mồ hôi nhưng vẫn mất rất nhiều nước qua da. Đặc biệt, không khí khô lạnh sẽ khiến cơ thể dễ bị mất nước hơn.Thiếu nước không chỉ dẫn đến việc cơ thể mất nước mà còn làm tăng nguy cơ sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu và táo bón. Cơ thể sử dụng nước để duy trì thân nhiệt. Do đó, cơ thể mất nước khiến chúng ta gặp khó khăn khi duy trì thân nhiệt và cảm thấy lạnh hơn. Uống đủ nước cũng sẽ giúp tăng cường miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng, theo Medical News Today.Bạc Liêu: Đăng tin thất thiệt 'không cho ngư dân đi biển', bị phạt 5 triệu đồng
Theo số liệu hãng xe Đức công bố, Mercedes-Benz EQS phiên bản 450+ có khả năng di chuyển quãng đường 625 - 783 km sau mỗi lần sạc đầy. Trong khi đó, phiên bản EQS 580 4Matic có con số tương ứng 581 - 692 km, căn cứ theo tiêu chuẩn WLTP.
Tân HLV M.U đề xuất mua 4 cầu thủ giúp 'Quỷ đỏ' trở lại quỹ đạo thắng
Ngày 18.2, tại kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội đã thông qua các nghị quyết về cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026.Theo đó, tổ chức bộ máy Chính phủ gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ. 14 bộ gồm: Quốc phòng; Công an; Ngoại giao; Nội vụ; Tư pháp; Tài chính; Công thương; Nông nghiệp - Môi trường; Xây dựng; Văn hóa - Thể thao - Du lịch; Khoa học - Công nghệ; Giáo dục - Đào tạo; Y tế; Dân tộc và Tôn giáo.Ba cơ quan ngang bộ gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Chính phủ và Văn phòng Chính phủ.Trong đó, 6 bộ mới được thành lập trên cơ sở sắp xếp các bộ, cơ quan, gồm: Bộ Tài chính (hợp nhất Bộ KH-ĐT và Bộ Tài chính); Bộ Xây dựng (hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ GTVT); Bộ Nông nghiệp - Môi trường (hợp nhất Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên - Môi trường); Bộ Khoa học - Công nghệ (hợp nhất Bộ Thông tin - Truyền thông và Bộ Khoa học - Công nghệ); Bộ Nội vụ (hợp nhất Lao động - Thương binh - Xã hội và bộ Nội vụ); Bộ Dân tộc - Tôn giáo (trên cơ sở Ủy ban Dân tộc và phần chức năng, tổ chức bộ máy về tôn giáo từ Bộ Nội vụ).Với cơ cấu này, Chính phủ có 25 thành viên, gồm Thủ tướng, 7 phó thủ tướng, 14 bộ trưởng và 3 thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Bộ máy mới của Chính phủ giảm 5 bộ so với cơ cấu trước đó. Về số lượng thành viên Chính phủ, cũng giảm 3 thành viên so với trước đó.Cùng ngày, sau khi thông qua cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ, Quốc hội cũng đã thực hiện quy trình phê chuẩn bổ nhiệm các phó thủ tướng.Theo đó, Quốc hội đã phê chuẩn các ông Nguyễn Chí Dũng, nguyên Bộ trưởng KH-ĐT và ông Mai Văn Chính, nguyên Phó trưởng ban Dân vận T.Ư, giữ chức Phó thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026. Việc phê chuẩn bổ nhiệm các ông Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính làm phó thủ tướng được Quốc hội quyết định bằng bỏ phiếu kín và thông qua bằng một nghị quyết riêng.Ông Nguyễn Chí Dũng (sinh năm 1960); quê Hà Tĩnh; trình độ tiến sĩ quản lý kinh tế. Ông Dũng là Ủy viên T.Ư Đảng 3 khóa XI, XII, XIII; đại biểu Quốc hội các khóa XIV, XV. Ông giữ chức vụ Bộ trưởng KH-ĐT qua 2 nhiệm kỳ, từ năm 2016 tới nay, khi Bộ KH-ĐT hợp nhất với Bộ Tài chính để thành lập Bộ Tài chính mới.Ông Mai Văn Chính (sinh năm 1961), quê Long An, trình độ thạc sĩ quản trị kinh doanh, kỹ sư kinh tế nông nghiệp. Ông Chính là Ủy viên T.Ư Đảng 4 khóa X (dự khuyết), XI, XII, XIII. Ông Chính là Phó trưởng ban Tổ chức T.Ư từ 2.2015. Tới 8.2024, ông được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng ban Dân vận T.Ư cho tới cơ quan này được hợp nhất với Ban Tuyên giáo T.Ư để thành lập Ban Tuyên giáo - Dân vận T.Ư vừa qua.Với việc phê chuẩn bổ nhiệm các ông Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính làm phó thủ tướng, Chính phủ hiện có đủ 7 phó thủ tướng theo cơ cấu Quốc hội thông qua. Theo đó, 7 phó thủ tướng gồm các ông: Nguyễn Hòa Bình (phó thủ tướng thường trực), Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Bùi Thanh Sơn, Hồ Đức Phớc, Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính.Cùng đó, Quốc hội cũng đã phê chuẩn bổ nhiệm 6 bộ trưởng của 6 bộ mới được thành lập.Theo đó, Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm ông Đỗ Đức Duy, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp - Môi trường vừa được thành lập. Ông Đỗ Đức Duy (sinh năm 1970), quê Thái Bình, trình độ thạc sĩ xây dựng. Ông là Ủy viên T.Ư Đảng khóa XII, từng là Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường từ 26.8.2024.Quốc hội cũng phê chuẩn bổ nhiệm ông Trần Hồng Minh, nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT, giữ chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng mới thành lập. Ông Trần Hồng Minh (sinh năm 1967), quê Hà Nội, trình độ tiến sĩ kỹ thuật. Ông Minh là Ủy viên T.Ư Đảng khóa XII, từng là Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng GTVT từ tháng 11.2024.Ông Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ mới thành lập. Ông Hùng (sinh năm 1962), quê Bắc Ninh, trình độ thạc sĩ kỹ thuật, thạc sĩ quản trị kinh doanh. Ông Hùng là Ủy viên T.Ư khóa XII, XIII, giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông từ 8.2018 tới nay.Quốc hội cũng phê chuẩn bổ nhiệm ông Đào Ngọc Dung, nguyên Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, làm Bộ trưởng Bộ Dân tộc - Tôn giáo vừa thành lập. Ông Dung (sinh năm 1962), quê Hà Nam, trình độ thạc sĩ quản lý hành chính công. Ông Dung là Ủy viên T.Ư Đảng các khóa X, XI, XII, XIII, giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH 2 nhiệm kỳ, từ 2016 tới khi bộ này kết thúc hoạt động.Bộ trưởng 10 bộ và 3 cơ quan ngang bộ còn lại được giữ nguyên như hiện nay.
Theo CoinDesk, giá Bitcoin (BTC) đã vượt mốc kháng cự 100.000 USD hôm 6.1, sau đó đột ngột tăng 2,5% trong một giờ. Có lúc Bitcoin được giao dịch quanh mốc 102.440 USD, cao nhất từ ngày 19.12.2024. Đến 11 giờ ngày 7.1, mỗi Bitcoin có giá khoảng 101.000 USD.Giá Bitcoin tăng vọt sau khi công ty công nghệ MicroStrategy công bố mua thêm 1.020 BTC. Công ty năng lượng KULR Technology có trụ sở tại Texas (Mỹ) cũng mua vào 21 triệu USD, tăng gấp đôi lượng dự trữ. Không chỉ Bitcoin, loạt tiền mã khác cũng tăng giá trong những ngày đầu năm 2025. Chỉ số CoinDesk 20 đã tăng 5% trong 24 giờ qua, giá Ethereum tăng 2,8%, trong khi Solana tăng 4,5%. Bitcoin và thị trường tiền điện tử nói chung đã kết thúc năm 2024 với một đợt giảm giá sâu. Trong nhiều tuần liền, giá Bitcoin liên tục điều chỉnh về dưới 100.000 USD. Ngày cuối cùng trong năm 2024, giá Bitcoin chạm đáy 91.000 USD, giảm gần 15% so với mức kỷ lục 108.000 USD được thiết lập trước đó hai tuần. Nhiều dự đoán không mấy lạc quan về đà tăng của Bitcoin, sau khi cơn sốt liên quan đến chiến thắng của ông Donald Trump hạ nhiệt. Tuy nhiên trong những ngày đầu năm 2025, những tín hiệu tích cực cho thấy thị trường có thể đang quay lại. Ngày 3.1, các ETF Bitcoin đã chứng kiến 908 triệu USD đổ vào thị trường, báo hiệu một chu kỳ tăng giá mới. Các chỉ số cũng cho thấy nhu cầu của người dùng phần lớn ở nhu cầu giao ngay, không phải giao dịch đòn bẩy. Xem xét những yếu tố có thể tác động giá Bitcoin trong thời gian tới, quỹ đầu tư QCP lưu ý vẫn còn hai tuần nữa mới đến lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Trước đó nhiều dự báo cho thấy tiền số sẽ lập đỉnh trước ngày ông Trump quay lại Nhà Trắng. Tuy nhiên nhiều phân tích gần đây chỉ ra Bitcoin có thể quay đầu, giảm giá mạnh. "Không giống như kịch bản bầu cử tổng thống Mỹ, không có bất kỳ chất xúc tác nào rõ ràng liên quan đến đến Trump sau lễ nhậm chức vào ngày 20.1. Khối lượng giao dịch đầu cuối vẫn yếu, thị trường vẫn trong trạng thái trung lập", QCP viết trong bản tin gửi đến những người đăng ký trên Telegram. Paul Howard, Giám đốc cấp cao của công ty giao dịch tiền điện tử Wincent, chia sẻ với CoinDesk rằng hiện tại vẫn còn quá sớm để suy đoán về giá của Bitcoin. Chúng ta sẽ thấy biến động giá mạnh trong hai tuần tới.Trong khi đó, công ty phân tích tiền điện tử 10x Research dự báo thị trường sẽ phục hồi vào đầu tháng 1, nhưng cảnh báo về đợt bán tháo vào cuối tháng, trước cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Trước đó, những bình luận cứng rắn của Chủ tịch Fed Jerome Powell tại cuộc họp tháng 12 đã khiến giá Bitcoin và hàng loạt token khác lao dốc. Khi đó Powell cho biết cơ quan này không được phép sở hữu Bitcoin và không muốn sửa luật để làm điều này. Tuyên bố của chủ tịch Fed như dội gáo nước lạnh vào sự lạc quan của cộng đồng tiền số về những hứa hẹn của Trump trong nhiệm kỳ mới.10x Research lưu ý sẽ mất thời gian để Fed đảo ngược lập trường của mình ngay cả khi lạm phát tiếp tục giảm trong những tháng tới. "Rủi ro chính vẫn là những thông tin liên quan đến Fed nếu những lo ngại mới về lạm phát xuất hiện", Markus Thielen, người sáng lập 10x Research cho biết.Ông cảnh báo, mặc dù dự kiến sẽ có một số náo nhiệt trong đầu năm mới nhưng đây không phải lúc để mọi người quá lạc quan như những sóng ngắn trước đó.
Nhiều hoạt động chăm lo cho thanh niên công nhân và người lao động khó khăn
Chiều nay 17.2, tại H.Núi Thành (Quảng Nam), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam công bố quyết định về công tác cán bộ.Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam quyết định điều động ông Văn Anh Tuấn, Giám đốc Sở GTVT, đến công tác tại Huyện ủy Núi Thành, chỉ định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Huyện ủy và giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy Núi Thành nhiệm kỳ 2020 - 2025, kể từ ngày 20.2.Chiều cùng ngày, tại H.Bắc Trà My, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam công bố quyết định điều động ông Thái Hoàng Vũ, Chủ tịch UBND H.Bắc Trà My, đến nhận công tác tại Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam kể từ ngày 20.2.Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam giao Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh lãnh đạo thực hiện việc tiếp nhận, bổ nhiệm ông Thái Hoàng Vũ giữ chức vụ Chánh văn phòng UBND tỉnh.Ngoài ra, trong sáng cùng ngày (17.2), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam đã công bố quyết định về việc điều động ông A Vô Tô Phương, Chủ tịch UBND H.Đông Giang, đến nhận công tác tại UBND tỉnh kể từ ngày 20.2.Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh lãnh đạo thực hiện việc tiếp nhận, bổ nhiệm ông A Vô Tô Phương giữ chức vụ Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo.Ngoài ra, như Thanh Niên đã thông tin, sáng 17.2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam cũng quyết định điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Lượm (Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND H.Tây Giang) đến nhận công tác tại Huyện ủy Thăng Bình, chỉ định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Huyện ủy và giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy Thăng Bình nhiệm kỳ 2020 - 2025 kể từ ngày 1.3.