Điểm chuẩn lớp 10 Đà Nẵng: Trường cao nhất 58,13 điểm
Tối 2.3, 2 trận đấu muộn nhất vòng 15 V-League mùa giải 2024-2025 đã được diễn ra. Trên sân nhà Hàng Đẫy, CLB Hà Nội suýt nhận trái đắng trước Đà Nẵng, đội bóng đang đứng ở cuối bảng xếp hạng. Thầy trò HLV Lê Đức Tuấn có những khoảnh khắc bùng nổ để vươn lên dẫn trước 2-1 đầu hiệp 2. Tuy nhiên, nhà vô địch AFF Cup 2024 là Nguyễn Hai Long đã tỏa sáng đúng lúc để ghi bàn gỡ hòa 2-2. Nhờ đó, CLB Hà Nội chơi khởi sắc hơn để giành chiến thắng chung cuộc 3-2.Nhờ kết quả này, CLB Hà Nội trở lại mạnh mẽ trên bảng xếp hạng. Họ có được 26 điểm, chỉ còn kém đội đầu bảng Nam Định chỉ 4 điểm. Cuộc đua vô địch đang trở nên cực kỳ nóng bỏng khi khoảng cách giữa các đội trong nhóm dẫn đầu là không nhiều. Đứng sau CLB Hà Nội, Nam Định đang là các đội Thanh Hóa, Thể Công Viettel (cùng 25 điểm) và CLB Bình Dương (24 điểm). Trong bối cảnh V-League còn đến 11 vòng đấu nữa mới kết thúc, cơ hội cho các đội bóng này vẫn còn rất nhiều. CLB Đà Nẵng đánh rơi những điểm số cực kỳ đáng tiếc trên sân Hàng Đẫy. Tuy nhiên, thầy trò HLV Lê Đức Tuấn cho thấy những sự chuyển biến tích cực trong lối chơi. Họ vẫn đứng cuối bảng với 9 điểm, kém SLNA và CLB Bình Định 4 điểm. Nếu cứ tiếp tục duy trì đà tiến bộ, đội bóng sông Hàn hoàn toàn có thể vượt lên trên. Trong khi đó, ở trận gặp CLB TP.HCM trên sân Thống Nhất vào tối 2.3, HAGL nhận thất bại 0-1. Họ có chuỗi trận tương đối đáng thất vọng khi chỉ thắng 1 trong 5 trận gần nhất và đang đứng thứ 10 trên bảng xếp hạng với 17 điểm. Khoảng cách giữa HAGL và các đội bóng có nguy cơ xuống hạng cũng là không nhiều. Trong trường hợp đội bóng phố núi không khắc phục sớm tình trạng này, họ hoàn toàn có thể bị đẩy xuống nhóm "cầm đèn đỏ", nhất là khi các đội ngụp lặn dưới đáy từ đầu mùa như CLB Đà Nẵng, Hải Phòng, SLNA đều đang thi đấu cực kỳ tiến bộ. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vnSẹo lồi ở ngực: Nguyên nhân và cách điều trị ngay tại nhà không xâm lấn
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
BS.Huỳnh Ngọc Hưng: ‘Tôi trân trọng cơ hội chăm sóc sức khoẻ cho Nghệ sĩ Việt.’
Mới đây, mạng xã hội chia sẻ câu chuyện về 2 người "anh hùng không mặc áo choàng" cứu người phụ nữ té sông bằng phao chuối.Theo bài đăng, câu chuyện xảy ra tại cầu Lớn, thuộc xã Xuân Thới Sơn (H.Hóc Môn, TP.HCM), hai người đàn ông dũng cảm lao xuống sông cứu người phụ nữ. Đáng chú ý là một trong hai người không biết bơi nên đã nhanh trí dùng cây chuối làm phao cứu người. Nhờ sự nhanh trí của 2 người đàn ông mà người phụ nữ được đưa vào bờ an toàn. Người trong cuộc nói gì?Trưa 10.2, ông Trần Phong Sương trên đường từ Long An về ngang qua cầu Lớn thấy nhiều người đang đứng cầm điện thoại quay phim ở hai bên kênh An Hạ nên tấp vào hỏi xem có chuyện gì. "Có người chết trôi", 1 người dân trả lời. Nhìn khoảng cách từ cầu đến bóng người dưới dòng nước cách xa khoảng 200 - 300 mét, ông Sương chạy xe rà rà theo bờ kênh.Đến khoảng đất trống, ông Sương nhìn thấy người phụ nữ còn chới với trên dòng nước trôi, đang kêu "Cứu tôi với"; nhưng trên bờ đoạn này chỉ có phụ nữ, trẻ em không ai dám lao ra.Trong tích tắc, nghĩ cứu người là quan trọng hơn hết, ông cởi áo, để hết giấy tờ, ví tiền và xe trên bờ lao ra phía bụi cây. Thấy bụi chuối có 3 cây, trong đó 1 cây ngã xuống nên ông nảy ra ý tưởng lấy thân cây chuối làm phao."Cây chuối thường khó giật vậy lắm, may sao có ai đã chặt đứt sẵn nên tôi giật xíu là ra. Ngay lúc đó có một anh đi ngang qua, tôi nói 'Anh anh giúp em cái, mình em không cứu được' nên 2 anh em bơi ra chặn theo hướng nước trôi, dùng phao từ cây chuối cứu người. Thấy người khác chơi vơi sinh tử, không cứu không được", ông Sương kể.Theo ông Sương, nói ông không biết bơi cũng không phải mà biết bơi cũng chưa đúng vì ông chỉ biết lội dưới nước. "Lúc đó tôi cởi áo rồi nên không có cây chuối vẫn lao xuống cứu người. Không biết động lực từ đâu, thấy người bị nạn thì nhảy xuống cứu, tới đâu hay tới đó. Giờ đưa tôi ra bờ kênh đó kêu tôi lội thì tôi không dám đâu", ông nói.Gần 1 ngày sau khi xảy ra sự việc, ông Sương nghĩ lại vẫn chưa biết vì sao lại liều nhảy xuống dòng kênh cứu người dù đã rất lâu không lội nước. Khi ấy, trong đầu ông chỉ có duy nhất một suy nghĩ là phải cứu người nhanh nhất có thể. Có kinh nghiệm cứu người bị nạn, ông bình tĩnh tìm phương án phù hợp, dùng cây chuối làm phao chặn theo hướng dòng nước trôi để bảo đảm cứu được người mà không đuối sức
Ngày tết cũng như các dịp rằm, lễ của Phật giáo, nhiều người mua cá, chim để phóng sinh. Với chim, người ta mua chim được nhốt trong lồng sắt, thường bán trước cổng chùa, sau đó mở lồng để chim bay đi. Với cá, phần đông mọi người chọn ngôi chùa cạnh bờ sông để phóng sinh. Một số người còn có nghi thức cúng kiếng ở chùa trước khi phóng sinh.Phóng sinh là giải phóng sự trói buộc, phóng thích để cho con chim, con cá được tự do. Con chim bị nhốt trong lồng hay con cá nằm trong thau nước mất sự tự do, bị trói buộc, sẽ rất dằn vặt đau khổ. Vì vậy, thả tự do cho con chim, con cá về môi trường sống của nó là mang đến hạnh phúc cho nó.Tuy nhiên, hiện có tình trạng khi có người phóng sinh thì sẽ có tốp người chuyên đi bắt chim về bán trước cổng chùa hay chuyên bắt hoặc nuôi cá để bán cho người đi phóng sinh. Thậm chí, khi có người thả cá xuống sông thì ở ngay đó có những người canh vợt, chích điện cá; tương tự, những con chim được phóng sinh lại không đủ sức bay đi xa, vẫn đậu tà tà quanh chùa và lại bị bắt trở lại. Theo thượng tọa Thích Trí Chơn, viện chủ tu viện Khánh An (Q.12, TP.HCM), về ý nghĩa của phóng sinh thì nhân văn, nhưng nếu rơi vào tình huống như trên thì giá trị phóng sinh không cao. Do đó, mỗi người cần hiểu đúng về phóng sinh.Tức là, khi chợt đi ngang qua chợ, thấy con cá thoi thóp nằm trong thau, con chim ủ rũ nằm ở trong lồng, chúng ta khởi tâm từ, muốn phóng thích, thả con chim, con cá về môi trường sống của nó thì chúng ta nên mua rồi đi nhanh đến nơi phóng sinh. "Không cần vào chùa lễ lộc gì cả, vì thêm thời gian lễ, di chuyển có thể nó sẽ chết trước khi mình phóng sinh. Do đó, khi muốn phóng sinh hãy thả nó về môi trường sống của mình ngay khi nó đang thoi thóp, vậy mới ý nghĩa. Còn gọi điện đặt 100 – 200 kg hay vài chục con chim để phóng sinh thì buộc người ta phải đi bắt. Cứ vậy, luẩn quẩn bắt - thả… vô hình trung những loài chúng sinh kia lại trở thành món hàng, đôi khi bị chết trước khi được phóng sinh", vị thượng tọa chia sẻ.Tại TP.HCM, trước một số ngôi chùa dù có bảng cấm buôn bán hay cấm bán chim phóng sinh, nhưng Phật tử, người dân đi chùa vẫn dễ dàng bắt gặp cảnh nhiều người bán ngồi sát nhau. Đặc biệt vào các dịp rằm lớn như: rằm tháng giêng, tháng tư, tháng bảy… cảnh bán chim, cá phóng sinh trước cổng chùa lại thêm tấp nập.Sư thầy Trí Chơn cho rằng, có thể người bán quan niệm, những người đi chùa là những người có tâm hiền lương, thích phóng sinh nên người ta bắt rồi để trước chùa, cứ vậy người đi chùa khởi tâm từ, mua rồi thả."Người phóng sinh động lòng trắc ẩn, khởi tâm từ bi khi cái gì trở nên ngặt nghèo, khổ đau rồi thì người ta phát khởi, còn như sự áp đặt để người ta phải mua thì đôi khi ý nghĩa phóng sinh không còn giá trị cao nữa. Con chim khi đó đó trở thành vật dụng buôn bán không khác gì bắt chim bắt cá để vô nhà hàng ăn uống, có khi nó cũng tiều tụy chết đi trước khi được phóng sinh", vị viện chủ nói.Do đó, những người xuất gia rất tán thán công đức của Phật tử, nhà thiện tâm khi mua cá, chim phóng sinh; nhưng nếu không có cái nhìn thấu đáo về phóng sinh, chúng ta có thể "tiếp tay" cho những người cứ luôn đi bắt rồi câu để kinh doanh buôn bán, luẩn quẩn bắt - bán - thả, làm cho con thú đau thương.Sau cùng, thượng tọa Trí Chơn nhắc nhở, chúng ta cần có nhận thức mới về phóng sinh làm sao cho ý nghĩa, bảo vệ được môi trường, đảm bảo tâm thương người thương vật, mở tâm từ của mình làm sao để xây dựng một xã hội tốt đẹp, mở luôn tâm thương yêu tất cả đồng loại, bảo vệ môi trường tốt thì sẽ lợi ích hơn phóng sinh cách chủ quan, cảm tính để lại nhiều hệ lụy trong cái đẹp vốn có.
Đi tiếp sức mùa thi 2022: Mong tìm được… người yêu
Năm 2023, ở mùa giải đầu tiên tổ chức, Trường ĐH Cần Thơ đội đã chứng minh mình là "ông kẹ" của bóng đá sinh viên khu vực Tây Nam bộ khi vượt qua vòng bảng dễ dàng. Đến mùa giải 2024, Trường ĐH Cần Thơ có phần sa sút phong độ và vuột mất tấm vé duy nhất vào VCK vào tay Trường ĐH Trà Vinh.Ở mùa giải lần thứ 3 này, Trường ĐH Cần Thơ đang rất khao khát tìm lại chính mình tại vòng loại Tây Nam bộ giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III – 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025). Tuy nhiên, hành trình của đội được dự đoán sẽ gặp nhiều khó khăn và thử thách hơn so với 2 năm trước đây. Bởi ngay từ vòng bảng, Trường ĐH Cần Thơ sẽ phải cạnh tranh với 3 đối thủ khó chơi là Trường ĐH Cửu Long, Trường ĐH Nam Cần Thơ, Trường ĐH Đồng Tháp. Bốn đội được đánh giá ngang tài ngang sức nhưng chỉ có 2 suất đi tiếp vào vòng bán kết.Đối thủ đầu tiên của Trường ĐH Cần Thơ là Trường ĐH Nam Cần Thơ cũng đã có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho vòng loại khu vực Tây Nam bộ năm nay. Đây sẽ là cơ hội để Trường ĐH Nam Cần Thơ trả món nợ thất bại 0-1 trước đối thủ cùng thành phố ở trận đấu cuối cùng vòng bảng năm trước. Lần thứ 2 tham gia giải đấu, Trường ĐH Nam Cần Thơ xác định trận cầu đầu tiên sẽ mang tính quyết định đến khả năng đi tiếp của đội. Một chiến thắng sẽ có rất nhiều ý nghĩa về mặt tâm lý, giúp các cầu thủ tự tin hơn. Bởi ngay sau trận gặp Trường ĐH Cần Thơ, đội Trường ĐH Nam Cần Thơ sẽ đối đầu với Trường ĐH Đồng Tháp. Đây là đội bóng tân binh nhưng được giới chuyên môn đánh giá cao. Trrong khi đó, trận cuối cùng tiếp tục là một thách thức lớn khi đội Trường ĐH Nam Cần Thơ cũng sẽ gặp lại Trường ĐH Cửu Long – đối thủ mà đội đã để thua 0-2 hồi năm ngoái.