$705
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của ketqua. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ ketqua.Giải bóng đá TNSV THACO Cup 2025 chốt số đội tham dự gồm 67 đội. Trong đó, có 66 đội sẽ tham gia vòng loại và 1 đội vào thẳng vòng chung kết là chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Vòng loại giải TNSV THACO Cup 2025 bắt đầu từ ngày 28.12.2024 và kết thúc ngày 18.1.2025. Trong khi đó, vòng chung kết TNSV THACO Cup 2025 sẽ diễn ra từ ngày 1.3 đến 16.3 theo thể thức 12 đội chia làm 3 bảng, thi đấu vòng tròn một lượt tính điểm xếp hạng, chọn 8 đội vào tứ kết.Trong rất nhiều nét mới của giải, việc báo Thanh Niên cho “ra đời” thư viện ảnh dành riêng cho giải đấu, nằm trên chuyên trang của giải TNSV, khiến VĐV lẫn người hâm mộ phấn khích. Tất cả các hình ảnh của giải đấu sẽ được cập nhật đầy đủ, nhanh nhất và liên tục 24/24 giờ thông qua địa chỉ tại đây. Đặc biệt hơn, những tay “săn ảnh” chất lượng nhất của Báo Thanh Niên đều góp mặt, đứng ở nhiều góc và luôn sẵn sàng ghi lại những khoảnh khắc đẹp của giải đấu năm nay. Chính vì thế, các cầu thủ, ban huấn luyện cũng như CĐV hãy cháy hết mình mọi lúc, mọi nơi. Còn lại, việc ghi lại những bức ảnh lung linh và rực rỡ, hãy để ban tổ chức lo!Chiều 28.12, 3 trận đấu tại bảng E, vòng loại ở khu vực TP.HCM đã bắt đầu. Ngay trong thời gian diễn ra trận đấu, ảnh liên tục được cập nhật trên thư viện. Sau khi ghi bàn thắng, góp phần giúp Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM đánh bại Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM 4-2, chân sút Hà Thành Đạt ngay lập tức vào kho ảnh khi trận đấu vừa kết thúc, tìm khoảnh khắc ăn mừng của đội. Thành Đạt bày tỏ: “Sau trận đấu đầu tiên, bản thân em cảm thấy rất vui vì ghi bàn, giúp đội giành chiến thắng. Hơn thế, khi vào thư viện, em rất phấn khích vì có nhiều ảnh đẹp. Em mới là sinh viên năm đầu nên khi tham gia đá bóng, ít khi em được lưu giữ những khoảnh khắc như vậy. Với cá nhân, em cảm thấy thư viện ảnh rất hữu ích và tiện lợi”.Trong khi đó, bạn Dương Tuyết Nhi, sinh viên trường Trường ĐH Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM cũng có mặt trên khán đài Trường ĐH Tôn Đức Thắng vào chiều 28.12, để tham gia cổ vũ khi trường của cô gặp đương kim vô địch - Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM. Bất ngờ đã xảy ra ở cặp đấu này khi Trường ĐH GTVT giành chiến thắng 2-0.Trong khoảnh khắc chia vui cùng các cầu thủ Trường ĐH GTVT, Tuyết Nhi bày tỏ: “Dù chỉ là CĐV nhưng em thấy thư viện ảnh quá hữu ích. Đôi lúc muốn tìm ảnh trên khán đài, xem có mình hay không em chỉ cần thực hiện một vài thao tác đơn giản đã có thể vào được thư viện.Ngoài ra, trước đây em thường hay có thói quen nhầm lẫn giữa các cầu thủ trên sân. Tuy nhiên, sau khi có thư viện ảnh, em đã không còn nhầm nữa. Khi ấn tượng với cầu thủ nào trên sân, em có thể mở thư mục của trường đó, tìm ảnh và xem kỹ từng khoảnh khắc của bạn. Có thể nói, thư viện ảnh là cập nhật quan trọng, hiện đại và cần thiết cho giải đấu năm nay. Bản thân em cảm thấy rất hào hứng và thú vị”. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của ketqua. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ ketqua.Các cầu thủ Hanoi Buffaloes giữ vững lợi thế dẫn điểm ở hiệp 4 cũng là hiệp cuối để khép lại chiến thắng chung cuộc 95-81 trước CLB Cantho Catfish. Với 29 điểm, 20 rebounds (bắt bóng), Anthony January của Hanoi Buffaloes được tôn vinh ở hạng mục cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu. Sau chiến thắng này, CLB Hanoi Buffaloes chính thức có vé vào bán kết VBA 2023 với 11 trận thắng, 3 trận thua. ️
Tại một buổi nói chuyện về nghệ thuật tổ chức cuộc sống hôn nhân, gia đình do Sở Y tế TP.HCM tổ chức vào tháng 12.2024, tiến sĩ Tô Nhi A, giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM, đã đặt ra câu hỏi: "Tương lai, liệu thế hệ Alpha có hỏi ba mẹ rằng tại sao con phải giao tiếp với con người?". Câu hỏi này khiến rất nhiều bậc phụ huynh băn khoăn.Theo tiến sĩ Tô Nhi A, thế hệ Alpha – những đứa trẻ lớn lên trong thời đại công nghệ số – đang dần quen với việc giao tiếp qua điện thoại, AI... Trẻ cảm thấy nói chuyện với ba mẹ không còn thấy vui, đặc biệt trong bối cảnh các bậc phụ huynh thường thiếu kiên nhẫn hoặc không đáp ứng được nhu cầu trò chuyện của con. "Mẹ nào nhẫn nại thì nhẹ nhàng bảo: "Con tự chơi nha, mẹ mệt lắm", Nhưng mẹ nào không tích cực thì sẽ cấm đoán hoặc la mắng ngay từ câu hỏi thứ hai của con", tiến sĩ Tô Nhi A nói.Tiến sĩ Tô Nhi A chia sẻ một câu chuyện thực tế về chính con trai mình, hồi cậu bé học lớp 2. Từ khi nhà chị có tivi thông minh điều khiển bằng giọng nói, cậu bé bắt đầu quen với việc "trò chuyện" với Google. Một lần, trong niềm vui khi bà ngoại sắp lên chơi, cậu bé hớn hở nói với Google: "Bà ngoại của mình sắp lên nhà mình chơi đó. Bạn có bà ngoại không?"Bất ngờ thay, Google đáp lại bằng một giọng rõ ràng và ấm áp: "Chúc mừng bạn! Niềm vui sum họp gia đình là điều rất đặc biệt. Tuy nhiên, tôi không có bà ngoại. Bạn có thể tham khảo một số ứng dụng khác là "họ hàng" của tôi như Gmail, Google maps…"Hứng thú, cậu bé tiếp tục hỏi: "Bạn có bạn học không? Trong lớp của mình có bạn Quang Anh đó". Google trả lời: "Xin lỗi bạn, tôi không đi học nhưng tôi có "bạn học". Chúng tôi được các kỹ sư của Google dạy mỗi ngày".Cuộc trò chuyện kéo dài qua nhiều câu hỏi khác nhau. Tiến sĩ Tô Nhi A chia sẻ rằng "bạn" Google không hề tỏ thái độ bực bội, luôn kiên nhẫn trả lời mọi thắc mắc của cậu bé, kể cả khi cậu hỏi về tên của từng bạn trong lớp. Điều này khiến trẻ cảm thấy AI thú vị và dễ chịu hơn so với việc trò chuyện với người thật, bởi người lớn thường thiếu kiên nhẫn và dễ nổi nóng.Chị Huỳnh Thủy (37 tuổi), cựu sinh viên ĐH Ngân hàng TP.HCM, cho biết chị từng bàng hoàng khi nghe cậu con trai 12 tuổi thốt lên: "Mẹ khỏi trả lời, để con nhờ AI giải thích nhanh hơn". "Mình cũng biết AI nhưng không ngờ con trai lại xem ứng dụng AI này như bạn bè. Bé dùng AI để làm bài tập, tâm sự, hỏi ý kiến từ chuyện học hành đến bạn bè. Điều này khiến mình vừa bất ngờ, vừa lo lắng vì cảm giác như bản thân đang "thua" một cỗ máy trong việc trò chuyện với con", chị Thủy nói.Trong thời đại công nghệ, việc giới trẻ sử dụng AI như một công cụ để học tập và giải trí không còn xa lạ. Tuy nhiên, ngày càng có phụ huynh nhận ra con cái đang dần lệ thuộc vào AI để giao tiếp và tìm sự an ủi thay vì trò chuyện với gia đình. Anh Nguyễn Hữu Long (34 tuổi), ngụ khu dân cư Gia Hòa, TP.Thủ Đức (TP.HCM), cho rằng: "Con trẻ thích sử dụng AI để hỏi vì AI phản hồi nhanh chóng, tuy nhiên câu trả lời đâu phải lúc nào cũng chính xác và an toàn. Các em nhỏ có thể không đủ khả năng để phân biệt đâu là thông tin chính xác và đâu là quan điểm sai lệch. Theo mình, phụ huynh nên hiểu và đồng hành cùng con, biến AI thành công cụ chung để cả nhà cùng trò chuyện, sau đó giải thích cho con biết. Điều này giúp trẻ thấy ba mẹ không "lạc hậu", mà là người bạn đáng tin cậy".Câu chuyện này đặt ra một vấn đề đáng suy ngẫm: khi trẻ em ngày càng thân thiết với AI, liệu chúng có dần xa rời mối quan hệ thực với cha mẹ? Theo tiến sĩ Tô Nhi A, để trẻ gắn bó và sẵn sàng chia sẻ những câu chuyện trong cuộc sống, điều quan trọng là phụ huynh cần kiên nhẫn và lắng nghe con một cách chân thành ngay từ khi còn nhỏ."Nếu ba mẹ không chịu lắng nghe, không kiên nhẫn, trẻ sẽ cảm thấy mình bị phớt lờ hoặc không được thấu hiểu. Lâu dần, các em sẽ tìm đến AI, nơi luôn trả lời mọi câu hỏi mà không phán xét hay trách mắng", tiến sĩ Tô Nhi A chia sẻ.Tiến sĩ Tô Nhi A cho rằng điều quan trọng là tạo ra một môi trường giao tiếp thoải mái trong gia đình, nơi trẻ cảm thấy được tôn trọng và thấu hiểu. Những lời trách mắng vô cớ hoặc thiếu sự đồng cảm chỉ khiến trẻ ngại ngùng, xa cách. Trẻ cần cảm nhận rằng cha mẹ không chỉ lắng nghe mà còn thực sự quan tâm đến những trải nghiệm và cảm xúc của mình."Thứ xử lý duy nhất chính là lòng bao dung, thấu hiểu lẫn nhau. Việc xây dựng mối quan hệ giao tiếp tốt không chỉ thu hẹp khoảng cách giữa cha mẹ và con cái mà còn giúp trẻ nhận ra giá trị đặc biệt của giao tiếp con người. Đây là điều mà AI không thể thay thế. Phụ huynh cần trở thành người đồng hành đáng tin cậy, giúp trẻ phát triển toàn diện và hạn chế phụ thuộc vào những "người bạn ảo" như ChatGPT, Google…", tiến sĩ Tô Nhi A nói. ️
Cùng ngày, mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài 37 giây ghi lại cảnh 2 người đàn ông bị 2 người đàn ông khác liên tục đánh, đá vào mặt. Nhóm này còn cầm cây tấn công nạn nhân. Khi nạn nhân ngã trên đường nhóm người lao đến dẫm, đạp.Theo đó, sự việc xảy ra trên đường Nguyễn Thị Trọn (xã Vĩnh Lộc A, H.Bình Chánh) vào chiều 2.1.Người dân chứng kiến sự việc cho biết, khi đó, hai người đàn ông chở nhau trên xe máy lưu thông trên đường Nguyễn Thị Trọn. Khi vừa qua giao lộ Nguyễn Thị Trọn - Lê Thị Ngay (xã Vĩnh Lộc A, H.Bình Chánh) một đoạn thì hai người này bị hai người đàn ông khác chạy xe máy đến tấn công."Họ xông vào quán tôi lấy 2 khúc mía đánh, đập hai người kia. Mía gãy, họ vào lấy cây chày đập đá bằng gỗ của quán để đánh. May mà lúc đó tại xe nước mía không có dao", một người dân kể lại.Toàn bộ vụ việc đánh người được người dân dùng máy điện thoại ghi lại và gọi báo công an. Đoạn clip khi đăng tải trên mạng xã hội khiến nhiều người bức xúc.Chiều cùng ngày, Công an xã Vĩnh Lộc A phối hợp Công an H.Bình Chánh đến ghi nhận hiện trường. Một trong hai người đàn ông bị đánh cũng được công an đưa đến hiện trường để ghi nhận sự việc.Trao đổi với PV Báo Thanh Niên, người đàn ông ngoài 45 tuổi (người bị đánh) cũng không biết lý do tại sao mình bị đánh. "Tôi với bạn định vào mua nước mía uống thì họ chạy xe đến đánh luôn", người đàn ông nói.Chiều tối cùng ngày, nguồn tin Báo Thanh Niên cho biết, công an cũng đã xác định được những người liên quan đánh 2 người đàn ông trên. Hiện công an đang điều tra làm rõ. ️