Ánh sáng văn hóa nông thôn mới
"Trong ngày 4.4, tôi cũng cho 39 học sinh còn lại (lớp 4/4 có 40 học sinh – PV) viết tường trình và cũng hỏi từng học sinh. Thực tế, không phải 23 học sinh như trong đơn. Mà hình như là 4, 5 học sinh. Các bạn còn lại vô can", bà Hài cho hay.Bốc thăm Champions League và Europa League bị nghi dàn xếp
Ủy ban Chống tội phạm có tổ chức (PAOCC) của Philippines thông báo cảnh sát nước này đã bắt giữ hơn 450 người trong cuộc đột kích vào một công ty điều hành đánh bạc trực tuyến được cho là do người Trung Quốc điều hành tại vùng ngoại của thủ đô Manila hôm 20.2, theo AFP. PAOCC cho biết thêm các cuộc thẩm vấn ban đầu cho thấy địa điểm ngoại ô nói trên đã hoạt động như một trung tâm lừa đảo, nhắm vào các nạn nhân ở Trung Quốc và Ấn Độ thông qua các chương trình cá cược thể thao và đầu tư.Trong số những người bị bắt có 137 người Trung Quốc. "Chúng tôi đã bắt giữ 5 ông chủ người Trung Quốc", Giám đốc PAOCC Gilberto Cruz nói với AFP hôm nay 21.2, đồng thời cho biết thêm họ có thể phải đối mặt với các cáo buộc buôn người.Trong năm ngoái, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos đã cấm những công ty điều hành đánh bạc trực tuyến, hay còn được gọi là POGO. Có nhiều nguồn tin cho rằng các POGO đã bị các nhóm tội phạm có tổ chức sử dụng làm vỏ bọc để buôn người, rửa tiền, gian lận trực tuyến, bắt cóc và thậm chí là giết người."Cuộc đột kích này chứng minh rằng những người làm việc cho POGO trước đây vẫn đang tiếp tục các hoạt động lừa đảo của họ bất chấp lệnh cấm", ông Cruz nhấn mạnh. Ông Cruz trước đó nói với AFP rằng khoảng 21.000 công dân Trung Quốc vẫn tiếp tục điều hành các hoạt động lừa đảo quy mô nhỏ hơn ở Philippines kể từ lệnh cấm đánh bạc trực tuyến.Cuộc đột kích hôm 20.2 là vụ mới nhất trong một loạt các vụ bắt giữ năm nay, trong đó có cuộc đột kích tháng 1 khiến khoảng 400 người nước ngoài bị bắt tại thủ đô Manila, cũng có nhiều công dân Trung Quốc.Viện Hòa bình Mỹ, có trụ sở tại Washington D.C, cho hay trong một báo cáo vào tháng 5.2024 rằng những kẻ lừa đảo trực tuyến nhắm vào hàng triệu nạn nhân trên khắp thế giới và thu về doanh thu hằng năm lên tới 64 tỉ USD, theo AFP.
Những tấm lòng vàng 17.7.2022
Ngày 20.2, TAND TP.Hà Nội ban hành quyết định đưa ra xét xử vụ án vi phạm quy định về đấu thầu, liên quan đến cựu Chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn cùng một số cá nhân tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ TT-TT.Theo quyết định, cả 13 bị cáo đều bị truy tố tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Ngoài bà Nhàn, còn có bị cáo Nguyễn Trọng Đường, thời điểm xảy ra sai phạm đang làm Giám đốc VNCERT, sau đó giữ chức Phó vụ trưởng vụ Kế hoạch - Tài chính của Bộ TT-TT.Nhóm bị cáo còn lại gồm: Ngô Quang Huy, cựu Phó giám đốc VNCERT; Trần Duy Hiếu, cựu Phó vụ trưởng vụ Kế hoạch - Tài chính; Nguyễn Huy Hùng, chuyên viên Vụ Kế hoạch - Tài chính; Trần Nguyên Chung, cựu Trưởng phòng thuộc Cục An toàn thông tin; Nguyễn Thị Ánh Hồng, chuyên viên VNCERT...Phiên tòa dự kiến được mở vào 17.3 tới đây, kéo dài trong 8 ngày. Hội đồng xét xử gồm 3 thành viên, do thẩm phán Lưu Ngọc Cảnh làm chủ tọa.Theo cáo trạng, năm 2016, VNCERT được TT-TT thông giao triển khai dự án mua sắm trang thiết bị và thuê dịch vụ kỹ thuật nhằm theo dõi, phân tích sự cố, tấn công an toàn thông tin mạng trên một số kênh kết nối internet quốc tế. Tổng mức đầu tư 95 tỉ đồng.Ngay từ giai đoạn xây dựng danh mục trang thiết bị và phần mềm, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã chỉ đạo cấp dưới tại Công ty AIC liên hệ với các hãng bán hàng, hỏi giá thiết bị theo danh mục của VNCERT, cộng thêm 40% vào giá dự toán, đưa vào báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.VNCERT sử dụng danh mục, dự toán trên, hợp thức các gói thầu tư vấn để Vụ Kế hoạch - Tài chính thẩm định trình lãnh đạo bộ phê duyệt.Khi phát hành hồ sơ mời thầu, bà Nhàn chỉ đạo cấp dưới đề xuất phần tài chính tham gia gói thầu cho Công ty AIC là 70 tỉ đồng, đồng thời chỉ định Công ty cổ phần Mopha (thuộc hệ sinh thái AIC) làm "quân xanh" nhằm thông thầu.Với chuỗi hành vi của bà Nhàn và các bị cáo, tài sản nhà nước bị thiệt hại hơn 17 tỉ đồng. Đến nay, bà Nhàn vẫn đang bỏ trốn.Vẫn theo cáo trạng, ông Nguyễn Trọng Đường là người đại diện chủ đầu tư trong quá trình triển khai gói thầu số 8. Ông này đã chỉ đạo cấp dưới tạo điều kiện cho AIC tham gia và trúng thầu.Sau khi đấu thầu, ông Đường nhận 1 túi quà tết của phía Công ty AIC, bên trong có 1 tỉ đồng. Bị cáo dùng 200 triệu chi tiêu cá nhân, còn lại chi tiền tết cho các nhân viên VNCERT tham gia dự án.Đối với Nguyễn Thị Thanh Nhàn, đây là vụ án thứ 5 cựu Chủ tịch Tập đoàn AIC bị truy cứu trách nhiệm hình sự.Cuối năm 2022, bà Nhàn bị phạt 30 năm tù về 2 tội là vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và đưa hối lộ, trong vụ án xảy ra tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai.Tháng 10.2023, bà Nhàn bị tuyên 10 năm tù trong vụ án sai phạm cung cấp thiết bị xảy ra tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh.Bà Nhàn còn bị tuyên 24 năm tù trong vụ án xảy ra tại Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM và 13 năm tù trong vụ án đưa hối lộ cho cựu bí thư, cựu chủ tịch tỉnh Bắc Ninh.
Trong một chương trình, NSND Kim Xuân tiết lộ điều bà ấn tượng với NSƯT Công Ninh là sự hết lòng vì học trò và tư duy mới mẻ khi làm nghề. Bên cạnh đó, tình yêu thương của nam nghệ sĩ dành cho gia đình cũng khiến đồng nghiệp phải tâm đắc. “Tôi hay nói đùa đây là người cha già có con muộn. Công Ninh thương con kinh khủng. Dù bạn ấy ít nói nhưng khi nhắc về con, cặp mắt Công Ninh sáng lên. Điều đó chỉ có những người gần gũi mới thấy. Tôi biết Công Ninh lo lắng cho gia đình rất nhiều và tất cả những gì bạn làm chủ yếu để gia đình tốt hơn”, NSND Kim Xuân cho hay. Về phần mình, NSƯT Công Ninh nói ông và NSND Kim Xuân có dịp hợp tác trong nhiều dự án, từ sân khấu kịch đến phim ảnh. Trong quá trình đó, ông đặc biệt tâm đắc bởi sự nghiêm túc làm nghề của đồng nghiệp. “Chị ấy kỹ lưỡng từng milimet. Cho nên đạo diễn nào giao vai sẽ cảm thấy an tâm. Tôi cảm giác có lỗi khi làm việc chung vì chị ấy quá nghiêm túc và chỉn chu. Do đó lúc nào tôi cũng ráng phấn đấu, không dám hời hợt với chị ấy”, nam nghệ sĩ bày tỏ. Sau 10 năm, Minh Hằng trở lại Gala nhạc Việt bằng ca khúc Chuyện cũ bỏ qua. Nữ ca sĩ cho biết cô yêu thích tinh thần vui tươi và ca từ ý nghĩa của bài hát. Bởi, khi tết đến cô mong muốn những chuyện không vui đã xảy ra trong năm cũ đều được bỏ qua hết, để đón chờ những điều tươi đẹp trong năm mới. Minh Hằng cũng hy vọng những ai có lỗi với nhau cũng đều hoan hỉ bỏ qua cho nhau.Thể hiện một bài hát đã quá quen thuộc và từng được nhiều ca sĩ trình bày trước đó, Minh Hằng chia sẻ phiên bản của cô sẽ có một chút mới lạ bởi phần x-part được viết thêm đầy ý nghĩa. Ngoài màn trình diễn của Minh Hằng, biểu cảm của Hồ Ngọc Hà khi Trấn Thành giới thiệu về tiết mục này cũng đang được dân mạng quan tâm. Có thể nói, 2024 là một năm trở lại đầy ấn tượng của Minh Hằng sau thời gian tạm vắng bóng để chăm lo gia đình nhỏ. Nữ ca sĩ cho hay việc tham gia Chị đẹp đạp gió 2024 đã tiếp thêm cho cô nhiều động lực để tiếp tục “máu lửa” với nghề. Đó là lý do vì sao thời gian gần đây, khán giả thấy Minh Hằng hoạt động nhiều hơn ở lĩnh vực ca hát thay vì chỉ tập trung phim ảnh, quảng cáo. Vợ chồng nghệ sĩ Việt Hương - Hoài Phương vừa cùng với Sân khấu nghệ thuật Trương Hùng Minh tổ chức chương trình Ngày xuân ấm áp. Trong chương trình, ngoài mang đến các tiết mục biểu diễn văn nghệ, nữ nghệ sĩ còn trao 100 phần bánh, 100 phần gạo và 100 túi nước giặt đến bà con. Việt Hương chia sẻ cô sinh ra và lớn lên tại quận 10 nên những hoạt động này là sự đồng hành với quê hương của cô. “Được hát, được diễn, được giao lưu, đồng hành với bà con là niềm hạnh phúc không thể diễn tả thành lời của Việt Hương”, cô nói. Trong năm 2024, Việt Hương gặt hái thành công với 2 vở diễn Dâu ngọt, Mễ cốc phiêu lưu ký. Ngoài ra, những tác phẩm điện ảnh cô tham gia như Ma da và Chị dâu cũng vượt doanh thu trăm tỉ. Bên cạnh các hoạt động nghệ thuật, Việt Hương cũng tất bật với các dự án cộng đồng. Dịp tết, nữ nghệ sĩ ghé thăm và trao quà tại Làng trẻ em SOS Gò Vấp cũng như khu vực chùa Long Phú (Đồng Nai).Mario Maurer - nam thần Thái Lan được khán giả biết tới qua thành công của bộ phim Tình người duyên ma hay The Love of Siam vừa có màn tái xuất với phim điện ảnh Rider: Giao hàng cho ma. Tác phẩm dự kiến khởi chiếu ngày 14.2.2025.Phim xoay quanh nhóm 3 anh chàng làm nghề vận chuyển đồ gồm Nat (Mario Maurer), Kai (Marut Chuensomboon) và Yod (Puwanet Seechompu). Bỗng một ngày, người trong mộng của Nat biến mất, anh quyết định thuyết phục hai người bạn của mình cùng đi tìm. Hành trình này mang lại nhiều tình huống hài hước cho người xem. Mario Maurer chia sẻ: “Tôi thực sự thích thú mối quan hệ giữa 3 anh chàng làm nghề giao hàng. Họ đã có rất nhiều thời gian ở bên nhau và hiểu được cuộc sống của một nhân viên giao hàng vất vả tới mức nào. Vì thế, họ đã sẵn sàng cùng nhau mạo hiểm và cùng nhau chiến đấu. Nhưng họ cũng rất sợ ma. Đó là điều tạo nên tính giải trí cho hành trình phiêu lưu của nhóm bạn này". Hãng phim Truyền hình TP.HCM ra mắt phần tiếp theo của bộ phim Hồ Chí Minh - Con đường phía trước, mang tên Khải hoàn ca giữa lòng Paris. Tác phẩm là bài ca chiến thắng trên mặt trận ngoại giao và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với các nước châu Âu, để Việt Nam nhận được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế trong việc phản đối chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ tại Việt Nam.Câu chuyện về 3 thanh niên người Thụy Sĩ đã dũng cảm treo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam trên đỉnh Nhà thờ Đức Bà Paris đúng vào ngày mở đầu vòng đàm phán Hội nghị Paris lần đầu tiên được kể lại chi tiết trong phim. Và đây cũng là lần duy nhất sau 55 năm mà 3 ông được tái ngộ ngay dưới Nhà thờ Đức Bà Paris sau lần hành động quả cảm ủng hộ Việt Nam.Phim có thời lượng 22 phút/tập, sẽ được phát sóng vào ngày 26 và 27.1.2025 trên HTV9.
Trăm năm cơm cá đời người…
Trong đơn gửi 2 bộ và Văn phòng Chính phủ, nhóm doanh nghiệp ngành thức ăn chăn nuôi đã kiến nghị về bất cập trong thực hiện Nghị định 144/2024/NĐ-CP ngày 1.1.12024. Nghi định này quy định, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng khô dầu đậu tương có mã số hàng hóa 23040090 được giảm từ 2% xuống 1%. Nhưng từ khi nghị định này có hiệu lực từ ngày 16.12.2024 đến nay, các doanh nghiệp không thể tiếp cận chính sách hỗ trợ về giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi.Cụ thể, từ đầu tháng 12.2024, các chi cục hải quan TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu áp mã số hàng hóa đối với mặt hàng này là 23040029, có thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 2%. Trong khi đó, từ trước tháng 12.2024, bao gồm cả thời gian sau khi Thông tư 31/2022/TT-BTC có hiệu lực, các doanh nghiệp luôn khai báo khô dầu đậu tương nhập khẩu dùng làm thức ăn chăn nuôi theo mã số hàng hóa 23040090 (có thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 1%) trên hệ thống VNACC/VCIS của Tổng cục Hải quan và hệ thống đăng ký kiểm tra chuyên ngành của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT).Sự khác biệt, chưa thống nhất về mã số hàng hóa này không chỉ làm tăng thời gian thông quan hàng hóa, phát sinh thêm chi phí mà còn dẫn đến tâm lý hiểu nhầm hoặc nghi ngờ của doanh nghiệp đối với chủ trương, chính sách và tính đồng bộ, khách quan trong các quy định của cơ quan quản lý.Ngoài ra, từ khi Nghị định 144/2024/NĐ-CP có hiệu lực đến nay, chỉ trong nửa tháng giá khô dầu đậu tương trên thị trường thế giới và trong nước bất ngờ tăng mạnh hơn 12% do những biến động về cung cầu.Cũng theo các doanh nghiệp, hiện tại đang có sự chênh lệch về thuế suất thuế nhập khẩu mặt hàng này giữa các nước xuất khẩu có các hiệp định tự do thương mại với Việt Nam như: Ấn Độ, ASEAN...được hưởng thuế suất 0%. Các doanh nghiệp trong ngành vì thế bị giới hạn về phạm vi nguồn gốc hàng hóa và khó tiếp cận các quốc gia có sự ổn định nhiều hơn về sản lượng và chất lượng khô dầu đậu tương: Mỹ, Argentina, Brazil... Ngoài ra, nếu thuế suất thuế nhập ưu đãi đối với khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi đều được áp dụng ở mức 1% thì có thể góp phần tăng sản lượng nhập khẩu và hài hòa cán cân thương mại với Mỹ, tránh nguy cơ bị chính quyền mới của tổng thống đắc cử D.Trump áp dụng các biện pháp giám sát và tự vệ thương mại gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.