Kinh tế Đông Á - Thái Bình Dương còn nhiều khó khăn
Từ 8 đội ở mùa giải 2023, đến nay là sự tham gia của 12 đội bóng hàng đầu cho mùa giải thứ 2 - 2024 như: Eximbank TP.HCM, Công ty TNHH MTV Xổ Số Kiến Thiết TP.HCM, Tổng công ty Dầu Việt Nam - PV Oil, Công ty CP VieON, Công ty CP VNG, Công ty phát hành sách TP.HCM - Fahasa, Công ty CP xuất nhập khẩu y tế Domesco, Khách sạn New World Sài Gòn, Tổng công ty Vận tải dầu khí - PV Trans, Liên hiệp HTX TP.HCM - Saigon Co.op, Công ty CP Tập đoàn BamBoo Capital, Tổng công ty Vật liệu xây dựng số 1 - Fico, hứa hẹn sẽ mang lại những trận đấu đầy kịch tính gay cấn và hấp dẫn.Riot Games mở thêm studio tại Trung Quốc để 'chuyên trị' game mobile
Giá cà phê arabica trên sàn New York đặc biệt tăng mạnh. Kỳ hạn tháng 7 tăng tới 191,4 USD lên 4.550 USD/tấn, tháng 9 tăng 187 USD lên 4.539 USD/tấn và kỳ hạn tháng 12 tăng 185,9 USD lên 4.520 USD/tấn.
Trải nghiệm công nghệ Mercedes S-Class, tiện nghi dành cho ‘ông chủ’
Ngày 8.1, ông Lại Thế Hưng, Phó chủ tịch Hiệp hội hoa Đà Lạt (Lâm Đồng), cho biết những năm gần đây hoa chậu đang trở thành xu hướng mua sắm hoa tết, do đó sản lượng hoa chậu của tỉnh Lâm Đồng phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ tăng mạnh so với những năm trước, đạt trên 7 triệu chậu.Ông Hưng lý giải: "Hoa chậu chưng được lâu hơn hoa cắt cành, đơn cử như hoa hồ điệp có giá trị cao, với nhiều sắc màu đẹp mắt có thể chưng được 2 đến 3 tháng, người tiêu dùng chỉ cần tưới nước đều đặn tuổi thọ của hoa kéo dài hơn. Mặt khác, lượng cư dân ở tại các đô thị ngày càng tăng nhưng đa số sở hữu căn hộ nhỏ; tết đến xuân về họ cần những chậu hoa nhỏ để trang trí nhà cửa, bàn tiếp khách…".Cụ thể, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 750ha trồng hoa chậu các loại, trong đó 100ha lan hồ điệp, sản lượng 15 triệu chậu mỗi năm; riêng vụ hoa tết có khoảng 7 triệu chậu được đưa ra thị trường. Hiện các nhà vườn đã áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất hoa, giúp cải thiện chất lượng và đáp ứng nhu cầu thị trường.Theo Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, các vùng sản xuất hoa của tỉnh tập trung chủ yếu tại TP.Đà Lạt và các huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà. Vụ hoa Tết Ất Tỵ toàn tỉnh xuống giống được 3.848ha. Chủng loại hoa được ưa chuộng trong sản xuất, kinh doanh dịp Tết Nguyên đán chủ yếu là hoa cúc, lay ơn, lily, cẩm chướng… dự kiến sản lượng hoa tăng so với cùng kỳ năm trước, khoảng 1,5 tỷ cành và 7 triệu chậu. Dự báo khi vào cao điểm phục vụ tết, giá hoa sẽ tăng nhẹ.Từ giữa tháng 11 âm lịch đến cận Tết Nguyên đán các đơn vị chuyên sản xuất hoa chậu như: Công ty Trường Hoàng, trang trại Ysa Orchid Farm, Công ty Apolo, Công ty hoa lan Thanh Hà... bắt đầu đóng thùng, chuyển hoa ra các tỉnh phía bắc và miền Trung.Ông Phan Thanh Sang, chủ trang trại hoa Ysa Orchid Farm Đạ Ròn (xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương) cho biết, từ đầu tháng chạp mỗi ngày trang trại đóng khoảng 150 thùng (20 chậu/thùng) hoa hồ điệp các loại để chuyển đi tỉnh tiêu thụ. Càng gần tết công việc càng tất bật hơn, đến giữa tháng chạp vào cao điểm, lượng hàng đóng thùng sẽ tăng gấp đôi, có khi phải tăng ca ban đêm để kịp cho các chuyến xe hàng chở hoa đi các tỉnh phía bắc. "Lan hồ điệp là loại hoa cao cấp, nên việc chăm sóc lẫn đóng gói phải rất tỉ mỉ mới đáp ứng yêu cầu của đối tác", ông Sang cho biết.Được biết trang trại Ysa Orchid Farm chuẩn bị 400.000 chậu lan hồ điệp để cung cấp cho thị trường Tết Ất Tỵ 2025. Tương tự, các trang trại của Trường Hoàng, Apolo, Thanh Hà cũng chuẩn bị hàng trăm ngàn chậu hồ điệp phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán.Ngoài các giống hoa truyền thống, năm nay các đơn vị nhập thêm giống hồ điệp màu mới, giống hồ điệp mini để đáp ứng nhu cầu chưng ở bàn tiếp khách, trong căn hộ nhỏ… Các trang trại đều ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, áp dụng các biện pháp kỹ thuật, như tự động điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ, sử dụng quạt gió điều hòa, thông hơi cho nhà kính... giúp hồ điệp nở đều đẹp, đảm bảo nguồn hàng cung ứng cho thị trường.
Ngày 19.3, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được vừa ký văn bản về việc kiểm điểm trách nhiệm các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và địa phương giải ngân đầu tư công dưới 95%.Ở nhóm ban quản lý dự án, đơn vị cam kết giải ngân vốn lớn nhất là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông hơn 12.400 tỉ đồng, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp hơn 8.400 tỉ đồng, Ban Quản lý đường sắt đô thị 4.950 tỉ đồng.Tuy nhiên kết quả giải ngân đều không đạt yêu cầu. Kết quả cụ thể, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp giải ngân đạt tỷ lệ 35%; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông 47%; Ban Quản lý đường sắt đô thị 52%; Ban Quản lý Nông nghiệp và phát triển nông thôn 38%; Ban Quản lý Khu Công nghệ cao 79%; Ban Quản lý khu Công viên lịch sử văn hóa dân tộc 75%; Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao chỉ đạt 2%.Ở khối địa phương có 11 quận, huyện chưa đạt yêu cầu, tỷ lệ giải ngân đầu tư công từ 84% trở xuống gồm: huyện Cần Giờ, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè, quận 1, quận 11, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận Phú Nhuận và quận Tân Bình.Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị thủ trưởng 18 cơ quan, đơn vị nêu trên khẩn trương kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.Chế tài xử lý theo từng nhóm như tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn; kiên quyết xử lý hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đầu tư công; thay thế kịp thời cá nhân yếu kém về năng lực, sợ sai, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh khi thực thi công vụ.Năm 2024, TP.HCM được Chính phủ giao tổng vốn đầu tư công hơn 79.000 tỉ đồng. Đến ngày 17.2.2025, địa phương mới giải ngân hơn 58.000 tỉ đồng (đạt hơn 73%).Năm 2025, tổng vốn đầu tư công của TP.HCM hơn 84.000 tỉ đồng. Để đảm bảo tiến độ giải ngân trên 95%, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai nghiêm túc kế hoạch giải ngân. TP.HCM đặt mục tiêu giải ngân quý 1 ít nhất 7,5%, quý 2 đạt 25%, quý 3 đạt 50%, quý 4 và cả năm đạt ít nhất 95%, phấn đấu đạt 100%.Nếu từng quý không giải ngân đạt theo mức trên, người đứng đầu sẽ bị phê bình. Nếu tỷ lệ giải ngân cả năm thấp hơn tỷ lệ chung của thành phố hoặc có từ 2 quý trở lên giải ngân thấp hơn mục tiêu chung sẽ bị kiểm điểm, khiển trách.Với các dự án chậm tiến độ, chưa hoàn thiện thủ tục quyết định đầu tư và chưa phân bổ vốn, lãnh đạo TP.HCM đề nghị các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư khẩn trương đẩy nhanh thủ tục, hoàn thiện hồ sơ trước ngày 20.3.Các sở ngành, quận huyện phối hợp chủ đầu tư khẩn trương rà soát, nghiên cứu giải pháp rút ngắn thời gian thực hiện, hoàn tất thẩm định và quyết định đầu tư dự án trước ngày 30.3.
Bác sĩ lưu ý dấu hiệu đừng bỏ qua khi kiểm tra tinh hoàn
Những năm đầu 80 của thế kỷ trước, ở quê tôi, một vùng thuần nông tại Nghệ An, gần như nhà nào cũng thiếu ăn quanh năm. Những bữa ăn chỉ toàn cơm độn khoai lang, mì hạt kèm với rau má, củ chuối luộc đã ám ảnh đám trẻ lên 6 - 7 tuổi như tôi. Và chúng tôi chỉ mong tết đến. Tết có bánh chưng, có thịt, có cơm trắng, áo mới… dù nó đến và đi rất nhanh. Tết Nguyên đán ở quê tôi bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp bằng lễ cúng ông Táo. Ở thời buổi đói kém ấy, nghi thức cúng lễ rất đơn giản, chủ yếu là đồ chay, rất ít nhà cúng mặn và chúng tôi, những đứa trẻ háu ăn cũng chẳng được thụ lộc đáng kể. Tết chỉ thực sự chạm ngõ mọi nhà từ ngày 27 tháng chạp. Buổi sáng hôm đó, tiếng lợn eng éc từ làng trên, xóm dưới rộn lên, nghe thật náo nhiệt. Đây là thời điểm các hợp tác xã nông nghiệp mổ lợn để chia thịt cho các xã viên ăn tết. Những năm 1980, cha tôi còn trong quân ngũ, mẹ tôi, tôi và đứa em được nhận thịt ăn tết. Chúng tôi vây quanh sân kho hợp tác xã xem người lớn mổ lợn. Trong không khí đầy niềm vui và sự háo hức, chúng tôi hồi hộp chờ đợi giây phút được chia thịt mang về. Những mảng thịt được xẻ ra, chia nhỏ, để trên những chiếc nong bằng tre. Một người cầm quyển sổ, đọc danh sách xã viên để 4 - 5 người khác cân thịt. Những phần thịt có cả xương được xâu vào sợi lạt nứa. Mỗi khẩu được 2 lạng thịt (200 gram). Nhà tôi 3 khẩu nên được 6 lạng, kèm theo mấy miếng lòng đã luộc. Nhận khẩu phần của gia đình, tôi háo hức cầm xâu thịt mang về, vừa đi vừa chạy, lòng đầy hân hoan.Mẹ tôi chia mấy miếng lòng cho hai anh em tôi ăn trước. Lòng đã nguội ngắt nhưng vẫn ngon vô cùng. Phần thịt lợn, mẹ tôi tách mỡ, đem vùi vào cái bồ đựng muối ở xó bếp để dành chiên lấy mỡ xào rau. Thịt nạc, mẹ tôi kho mặn. Niêu thịt kho nhỏ bé không đủ ăn trong những ngày tết nhưng vị ngon của nó vẫn theo tôi đến bây giờ.Chợ Vẹo ở xã bên, cách làng tôi vài cây số, họp vào các ngày chẵn. 28 tháng chạp hằng năm, chợ này đông vui nhất vì đó là phiên chính của chợ tết. Mẹ tôi bưng cái mủng đan bằng tre, đội nón, dắt em tôi đi chợ. Tôi nhảy chân sáo theo sau. Mưa xuân lất phất, con đường làng lép nhép bùn đất. Chợ tết nhộn nhịp người mua kẻ bán, rất vui. Mẹ tôi thường mua áo quần cho anh em tôi, rồi mua trầu, cau, một ít cam, cá biển và 1 cân thịt nữa. Mẹ nói có khó đến mấy thì tết cũng phải sắm cho được mấy thứ này. Mẹ tôi đội mủng về, cái tết ùa vào nhà.Sáng mùng 1, mẹ chuẩn bị cau, trầu, cam để chúng tôi đi chúc tết. Mẹ đi trước, tôi và đứa em líu ríu theo sau. Chúng tôi đến nhà người thân trong làng và họ hàng ở làng khác. Với những người lớn tuổi, mẹ tôi mang lễ thường là 3 - 5 quả cau hoặc 1 quả cam làm quà chúc tết. Mẹ đặt lễ ở bàn, lễ phép thưa: "Hôm nay mùng 1 tết, mẹ con chúng con có quả cau đến mừng tuổi ông, bà…". Tôi được mẹ dạy câu chúc tết này và khi lên lớp 1 thì tôi thay mẹ nói lời chúc và được người lớn khen, cho kẹo nên rất sướng. Chúc tết ở quê tôi gọi là mừng tuổi, ý là mừng cho tuổi mới. Đi mừng tuổi, tôi cũng được mừng tuổi, vui nhất khi đó là nhận tiền xu để đánh đáo; được ăn bánh chưng, kẹo bi; những thứ mà khi hết tết, chúng tôi nằm mơ cũng khó thấy. Ở quê tôi, từ xa xưa và đến giờ vẫn thế, trong những ngày tết, mọi người trong làng đều đến nhà nhau mừng năm mới. Ngày trước, quà chỉ là dăm ba quả cau để người lớn ăn trầu hoặc một vài quả cam, nay là một gói bánh. Nhưng việc quà tết nay đã được tinh gọn dần và chủ yếu là đến nhà chơi, chúc tết gia đình, uống nước, trò chuyện. Không ai buộc ai phải đến nhà chúc tết nhưng đã thành phong tục, không đi cứ cảm giác như có lỗi với người khác. Phong tục mừng tuổi giúp mọi người trong làng, trong xã thêm đoàn kết, chia sẻ với nhau. Đến mừng tuổi những người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau bệnh tật, trẻ con thường mang bánh còn người lớn thường mang theo ít tiền để thăm hỏi. Quê tôi có ông Thời, hồi đó nhà nghèo nhưng ông sống rất tình nghĩa. Tết nào ông cũng đi mừng tuổi khắp xã, bất kể có quan hệ họ hàng hay không. Ông Thời thường mang theo mấy quả cam, bỏ trong cái túi cước. Vào nhà nào, ông đều mang ra 1 quả, bảo: "Tết không có gì, chỉ có quả cam, tôi đến mừng tuổi cho gia đình năm mới bình an, làm ăn may mắn". Nhà nào cũng vậy, ông Thời chỉ ngồi chừng vài phút, hỏi han chuyện trò ít câu vui vẻ rồi chào đi. Mọi người trong xã đều quý ông, nhận lời chúc, xin trả lại cam cho ông. Ông Thời cười, nói: "Ông bà cho thì tôi xin lại, chúc ông bà năm mới vạn sự như ý". Xưa và nay vẫn thế, cứ sáng sớm mùng 1, ở quê tôi, con cháu kéo đến nhà ông bà, cha mẹ để chúc tết, trước khi đi mừng tuổi những người thân khác. Tiếng cười đùa huyên náo. Các nhà thờ họ rộn ràng tiếng trống tế. Cây nêu dựng khắp ngõ ngách trong làng. Những cô gái xúng xính gánh mâm cỗ đến nhà thờ để cúng tổ tiên. Ngày thường, ở làng chỉ còn phụ nữ và người già, thanh niên và trung niên ra Bắc, vào Nam, xuất ngoại lao động, nhưng cứ đến ngày tết làng lại đông vui, nhộn nhịp. Tết là dịp đoàn tụ khiến những người xa quê đều muốn về với gia đình, người thân. Ở nhà, những người bố, người mẹ già chỉ mong tết đến để con cháu trở về sum họp. Rời làng ngót 30 năm, nhiều người già tôi từng đến nhà mừng tuổi vào ngày tết năm xưa đã thành người thiên cổ, nhưng sự gắn kết từ tục mừng tuổi đã giúp tôi nhớ như in các mối quan hệ họ hàng, dù đã cách nhau nhiều đời. Tết vẫn thế, vẫn mang lại nhiều giá trị tinh thần khiến ai xa quê cũng phải nhớ, phải đau đáu tìm về.