Đấu giá hàng loạt lô đất 'vàng' và gần 4.000 căn hộ tái định cư Thủ Thiêm
Nghị định 168/2024/NĐ-CP (Nghị định 168) chính thức có hiệu lực từ ngày 1.1.2025, gây ra nhiều ý kiến trái chiều, nhất là những người thường xuyên điều khiển phương tiện giao thông. Với mức xử phạt tăng cao so với Nghị định 100/2019/NĐ-CP (Nghị định 100), vi phạm giao thông trở thành mối lo ngại lớn. Mặc dù mức xử phạt đã tăng cao, vẫn có rất nhiều người thường xuyên mắc phải những lỗi vi phạm giao thông khiến bản thân phải trả giá đắt. Một trong những lỗi vi phạm giao thông phổ biến, dễ gặp trong dịp Tết là lỗi nồng độ cồn với mức phạt lên đến 40 triệu đồng đối với người điều khiển ô tô, 10 triệu đồng đối với người điều khiển mô-tô, xe máy.Ngoài ra, vẫn có một số lỗi vi phạm giao thông khác như sử dụng mô-tô, xe máy chở hàng hoá quá khổ, sử dụng xe máy leo vỉa hè và vượt đèn đỏ,... Đây đều là những lỗi dễ mắc phải nếu bất cẩn và chủ quan trọng quá trình tham gia giao thông. Để đảm bảo an toàn trong dịp Tết này, người điều khiển phương tiện cần tuân thủ quy định luật An toàn giao thông.
Hàng loạt dự án trăm tỉ, nghìn tỉ chậm tiến độ bị Hải Dương bêu tên
Trong bối cảnh tỷ lệ ung thư trực tràng ở những người trẻ đang tăng ở mức báo động, theo báo cáo năm 2023 của Hiệp hội Ung thư Mỹ, thì bất cứ điều gì làm giảm nguy cơ loại ung thư này cũng đều rất quan trọng.Các nhà khoa học từ Trường Y tế Công cộng Harvard T.H Chan (Mỹ) đã phân tích dữ liệu sức khỏe được thu thập trong ít nhất 3 thập kỷ của 132.056 người tham gia. Các tác giả đã điều tra xem ăn sữa chua thường xuyên có giúp giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng hay không, tập trung vào các khối u chứa vi khuẩn có lợi Bifidobacterium, cụ thể là 2 dạng ung thư đại tràng: Khối u dương tính với Bifidobacterium và khối u âm tính với Bifidobacterium, theo trang tin y khoa News Medical. Họ đã thu thập thông tin chi tiết về chế độ ăn uống, lối sống và sức khỏe của những người tham gia, bao gồm lượng sữa chua tiêu thụ.Các nhà nghiên cứu đã chia những người tham gia thành 2 nhóm: Tiêu thụ ít hơn 1 khẩu phần sữa chua mỗi tháng và tiêu thụ từ 2 khẩu phần sữa chua trở lên mỗi tuần.Kết quả đã phát hiện tiêu thụ 2 khẩu phần sữa chua trở lên mỗi tuần giúp giảm đến 47% nguy cơ ung thư đại tràng dương tính với Bifidobacterium, so với hiếm khi ăn sữa chua, theo News Medical.Các nhà nghiên cứu giải thích rằng ung thư đại tràng xảy ra ở bên phải của ruột kết và có thể có nguy cơ tử vong cao hơn so với ung thư ở đại tràng xa bên trái.Mặc dù giảm nguy cơ ung thư đại tràng dương tính với Bifidobacterium, các phát hiện không tìm thấy mối liên hệ giữa tiêu thụ sữa chua và nguy cơ ung thư đại tràng nói chung. Các tác giả cho biết cần có thêm nhiều nghiên cứu về chủ đề này.Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Andrew T. Chan, bác sĩ tại Khoa Miễn dịch học và Bệnh truyền nhiễm, Trường Y tế Công cộng Harvard T.H. Chan, cho biết: Nghiên cứu này bổ sung thêm bằng chứng ngày càng nhiều chỉ ra mối liên hệ giữa chế độ ăn uống, hệ vi sinh đường ruột và nguy cơ ung thư đại trực tràng. Nó cung cấp thêm cho chúng tôi một hướng đi để điều tra vai trò cụ thể của các yếu tố này đối với nguy cơ ung thư đại trực tràng ở những người trẻ tuổi.Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết sữa chua nguyên chất ít chất béo và không đường là lựa chọn lành mạnh nhất.
Thi lớp 10 TP.HCM: Lưu ý quan trọng trước khi đăng ký nguyện vọng từ ngày 3.5
Chiều 3.1, Công an TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) triệu tập Đặng Bá Hợi (40 tuổi) và Nguyễn Đình Cầm (39 tuổi, cùng ngụ H.Thạch Hà, Hà Tĩnh) để làm rõ vụ chặn xe du lịch, hành hung tài xế và nữ giáo viên giữa giao lộ, gây cản trở giao thông.Cụ thể, khoảng 11 giờ 25 cùng ngày, cho rằng tài xế xe du lịch biển số 51B-206.96 chạy lấn xe của mình, Hợi và Cầm lái xe tải biển số 62C-004.56 chặn chiếc xe này ngay giao lộ trước Đài Phát thanh - Truyền hình Lâm Đồng (ngã tư Kim Cúc), P.3, TP.Đà Lạt.Lúc này trên xe du lịch đang chở đoàn giáo viên, học sinh của một trường THCS ở TP.HCM đến tham quan du lịch tại TP.Đà Lạt. Khi tài xế xe du lịch vừa bước xuống, Hợi và Cầm dùng tay đánh vào vùng mặt, đầu người tài xế. Vụ việc xảy ra trong giờ cao điểm nên gây ùn tắc giao thông tại giao lộ cửa ngõ TP.Đà Lạt.Một nữ giáo viên và hướng dẫn viên trên xe du lịch bước xuống can ngăn, bị Cầm đấm vào vùng mặt. Hậu quả, tài xế xe du lịch bị chấn thương ở vùng đầu, mặt, xây xát đầu gối trái; còn nữ giáo viên bị bầm tím gò má bên phải.Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Công an TP.Đà Lạt nhanh chóng vào cuộc điều tra và xác định danh tính hai người đàn ông lái xe tải có hành vi côn đồ nói trên là Đặng Bá Hợi và Nguyễn Đình Cầm. Vụ việc đang được cơ quan chức năng làm rõ, xử lý nghiêm.Thời gian gần đây, tại các địa phương, liên tục xảy ra những vụ việc hành hung người đi đường. Công an các địa phương đã nhanh chóng vào cuộc điều tra, làm rõ và xử lý rất nghiêm. Tuy nhiên, vẫn còn những trường hợp hành xử kiểu côn đồ, xâm hại cơ thể người khác chỉ vì những lý do nhỏ như va quệt khi tham gia giao thông.
Tờ South China Morning Post ngày 19.3 dẫn tài liệu nội bộ cho biết lãnh đạo 80 doanh nghiệp hàng đầu thế giới sẽ dự Diễn đàn Phát triển Trung Quốc tại Bắc Kinh từ ngày 22-24.3.Trong số đó, các công ty Mỹ chiếm số lượng nhiều nhất. Cụ thể, những nhân vật nổi bật của Mỹ có tên trong danh sách gồm Tổng giám đốc Tim Cook của Apple, ông Stephen Schwarzman của Blackstone, ông Hock E. Tan của Broadcom, ông Kenneth Griffin của Citadel Investment, ông Bob Sternfels của McKinsey, ông Brian Sikes của Cargill, ông Albert Bourla của Pfizer và ông Rajesh Subramaniam của FedEx.Đại diện của nhiều doanh nghiệp lớn khác như Saudi Aramco, BHP, Maersk, BMW, Mercedes-Benz, Prudential, Rio Tinto, Schneider Electric, SK Hynix, HSBC, Standard Chartered, Tata Group và Temasek Holdings cũng sẽ có mặt.Các tổ chức như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Phát triển châu Á, Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Trung, Đại học Harvard, Đại học Oxford cũng được mời.Theo South China Morning Post, các lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài thường họp cùng các quan chức Trung Quốc tại Bắc Kinh mỗi năm sau khi kỳ họp "lưỡng hội" bế mạc.Sự kiện lần này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh thu hút và giữ chân nhà đầu tư nước ngoài để củng cố nền kinh tế và đối phó với nỗ lực của Mỹ nhằm thúc đẩy các nhà sản xuất đưa hoạt động sang Mỹ.Bất chấp những hoạt động mở cửa và khuyến khích nhà đầu tư bên ngoài, lượng đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc tiếp tục giảm.Cụ thể, trong hai tháng đầu năm 2025, lượng đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc chỉ đạt 171,2 tỉ nhân dân tệ (23,7 tỉ USD), giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong năm 2024, tổng mức đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc giảm 27%. Bắc Kinh cho rằng việc này là do các doanh nghiệp nước ngoài tăng cường vay vốn tại Trung Quốc, vì họ có thể vay nhân dân tệ với chi phí thấp hơn so với vay USD.Các doanh nghiệp nước ngoài đóng góp gần 7% tổng số việc làm tại Trung Quốc, 14% thu thuế và 1/3 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.Chưa rõ các lãnh đạo doanh nghiệp có gặp Chủ tịch nước Tập Cận Bình hay không. Bloomberg hôm đầu tuần đưa tin một số lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài có thể gặp ông Tập vào ngày 28.3 nhưng chi tiết có thể thay đổi.
Mặt đường hư hỏng nặng
Samsung vừa thông báo máy chiếu The Premiere 8K đã nhận được chứng nhận 8K Association (8KA) danh giá. Đây không chỉ là biểu tượng cho chất lượng vượt trội mà còn minh chứng khả năng đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe nhất của ngành công nghiệp.Theo ông Son Taeyoung, Phó chủ tịch Ngành hàng Kinh doanh Màn hình hiển thị tại Samsung, chứng nhận này là một cột mốc quan trọng đối với cả công ty và ngành công nghiệp máy chiếu. "Việc Samsung The Premiere 8K là máy chiếu đầu tiên nhận được chứng nhận 8KA chứng tỏ công nghệ máy chiếu đã bước lên một tầm cao mới. Điều này thể hiện rõ cam kết của Samsung trong việc mở rộng hệ sinh thái 8K với những công nghệ tiên tiến", ông chia sẻ.Chứng nhận từ 8KA không đơn thuần là một danh hiệu mà đi kèm với những tiêu chí đánh giá nghiêm ngặt, bao gồm độ phân giải 7.680 x 4.320, độ sáng, độ tương phản và khả năng hiển thị HDR. Các yếu tố này đảm bảo chất lượng hình ảnh vượt trội và mang lại trải nghiệm sống động cho người dùng. Máy chiếu này cũng hỗ trợ nâng cấp nội dung từ độ phân giải thấp lên 8K và tích hợp âm thanh đồng bộ chất lượng cao để tối ưu hóa trải nghiệm.Tổ chức 8KA gần đây công bố chương trình chứng nhận dành cho các dòng máy chiếu 8K, mở ra cơ hội cho các nhà sản xuất khác tham gia vào hệ sinh thái 8K. Tuy nhiên, Samsung đã nhanh chóng khẳng định vị thế dẫn đầu khi trở thành hãng đầu tiên đạt chứng nhận danh giá này.Ra mắt tại CES 2024, Samsung The Premiere 8K được định vị là sản phẩm chiến lược cho nhu cầu giải trí tại gia. Điểm nổi bật nhất chính là khả năng kết nối không dây 8K, mang đến trải nghiệm phát trực tuyến mượt mà mà không cần thiết lập phức tạp. Công nghệ chiếu siêu gần UST cho phép hình ảnh sắc nét từ khoảng cách ngắn, giúp loại bỏ nhu cầu lắp đặt phức tạp và mang lại sự linh hoạt trong không gian sử dụng.Với độ sáng 4.500 ISO Lumen, The Premiere 8K đảm bảo hình ảnh rõ nét ngay cả trong môi trường ánh sáng mạnh. Công nghệ Sound-on-Screen tích hợp loa và thuật toán xử lý hiện đại giúp đồng bộ hóa âm thanh với hình ảnh, mang lại trải nghiệm đắm chìm như trong rạp chiếu phim.Chứng nhận 8KA không chỉ là thành tựu lớn của Samsung mà còn mở ra hướng phát triển mới cho ngành công nghiệp 8K. Những tiêu chuẩn khắt khe này dần trở thành thước đo chất lượng cho các sản phẩm tương lai, mang lại lợi ích thiết thực cho người dùng và nâng tầm toàn bộ ngành công nghệ trình chiếu.Samsung The Premiere 8K là minh chứng cho những cải tiến không ngừng và cam kết đổi mới của hãng. Sản phẩm không chỉ đáp ứng kỳ vọng của người dùng mà còn định hình tương lai giải trí tại gia, kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ hiện đại và sự tiện lợi trong kỷ nguyên số hóa.

Apple ngăn các ứng dụng AI có thể lột quần áo người trong ảnh
Giá USD hôm nay 9.4.2024: Thị trường tự do quay đầu giảm
Báo Thanh Niên trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các ban, bộ, ngành,Thưa các trí thức, nhà khoa học,Thưa các quý vị đại biểu, toàn thể các đồng chí và các bạn.Hôm nay, tôi rất vui mừng gặp các trí thức, nhà khoa học tiêu biểu đại diện cho đội ngũ trí thức, khoa học nước nhà. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và với tình cảm cá nhân, tôi xin gửi tới các đồng chí cùng gia đình và qua đồng chí, gửi tới toàn thể đội ngũ trí thức, nhà khoa học trong cả nước lời chào thân ái, lời thăm hỏi chân tình và lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Chúc các đồng chí luôn luôn dồi dào sức khoẻ, hoàn thành xuất sắc trách nhiệm vẻ vang và sứ mệnh cao cả góp phần nâng tầm trí tuệ dân tộc, sức mạnh đất nước, sự phát triển, tiến bộ và văn minh nhân loại.Thưa các đồng chí, các trí thức, các nhà khoa học.Trí thức là lực lượng đại diện cho trí tuệ, tài năng của nhân dân và dân tộc, là một trong những nguồn lực và động lực quan trọng nhất mang lại sự đột phá và sự phồn vinh cho đất nước. Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta luôn có truyền thống quý trọng nhân tài. Điều này được đúc kết khái quát qua câu nói nổi tiếng của Thân Nhân Trung (Phó đô Nguyên súy Tao đàn Nhị thập bát Tú thời Vua Lê Thánh Tông): "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn".Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, trí thức và nhà khoa học luôn là lực lượng tiên phong trong việc khai sáng dân trí, xây dựng lý luận cách mạng và ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào thực tiễn. Các trí thức tiêu biểu đã truyền bá những tư tưởng yêu nước, tiến bộ và cách mạng, tạo tiền đề quan trọng cho phong trào đấu tranh giành độc lập. Sau khi giành chính quyền về tay nhân dân, đội ngũ trí thức đã góp phần xây dựng nền tảng chính trị và nền hành chính cho Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ khi đó, tham gia soạn thảo Hiến pháp năm 1946 - một văn kiện lịch sử thể hiện tinh thần dân chủ pháp quyền, quyền con người và độc lập. Nhiều trí thức cách mạng tiền bối đã tham gia xây dựng và triển khai các chiến lược cách mạng, từ các kế hoạch chính trị, ngoại giao, an ninh, quốc phòng, chính sách kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, nghệ thuật đến các chính sách về công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và trong nhiều lĩnh vực khác. Di sản của lực lượng trí thức, nhà khoa không chỉ nằm ở những thành tựu, những đóng góp cụ thể mà còn ở tinh thần dấn thân vì khoa học, tinh thần cống hiến hết mình vì sự phát triển của đất nước.Trong các giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đề cao vai trò của trí thức, coi trí thức mạch nguồn cho sự trường tồn của đất nước. Đảng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách huy động sự vào cuộc tích cực, đồng hành của trí thức với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Ngay từ buổi sơ khai, khi đất nước còn nhiều khó khăn Đảng ta đã sớm có chủ trương gửi ra nước ngoài đào tạo nhiều trí thức, nhà khoa học để sẵn sàng cống hiến, kiến thiết đất nước khi giành được độc lập, hòa bình. Dưới ngọn cờ của Đảng, được giác ngộ về lý tưởng Mác - Lênin, hưởng ứng lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Chính phủ hàng loạt nhân sĩ, trí thức, chấp nhận hy sinh, không nề hà khó khăn, gian khổ, kề vai, sát cánh cùng toàn Đảng, toàn dân, vượt qua mọi cam go, thử thách để cống hiến; nhiều nhà khoa học, bác sĩ, kỹ sư, luật sư đã cống hiến kiến thức, tài năng, trí tuệ, tri thức, của cải vật chất cho cách mạng và nhiều trí thức đã anh dũng hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.Trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, tầng lớp trí thức nước ta đồng lòng đứng trong hàng ngũ của Mặt trận Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng, đoàn kết với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và các tầng lớp khác, tiếp tục có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp kiến thiết, xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp. Đội ngũ trí thức Việt Nam phát triển nhanh về số lượng, nâng cao về chất lượng, luôn miệt mài nghiên cứu, sáng tạo và đã đạt được nhiều thành tựu khoa học trên các lĩnh vực chính trị, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn học - nghệ thuật... Ở một số lĩnh vực nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ khoa học có khả năng tiếp cận trình độ hiện đại trên thế giới; đã có những kỹ sư Việt Nam thiết kế, chế tạo thành công nhiều chủng loại sản phẩm, thiết bị đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thay thế nhập khẩu với giá thành cạnh tranh, góp phần tăng tỷ lệ nội địa hóa thiết bị, giảm nhập khẩu. Đội ngũ trí thức ở các viện nghiên cứu, tập đoàn, doanh nghiệp cơ khí chế tạo đã có đủ năng lực làm tổng thầu các công trình lớn hàng tỉ USD; đóng góp của đội ngũ trí thức ngành y tế giúp Việt Nam là một trong 10 quốc gia đi đầu trên thế giới trong việc thực hiện đúng lộ trình các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), một số lĩnh vực (ghép tạng, công nghệ tế bào gốc, y học hạt nhân, nội soi can thiệp, điện quang can thiệp, vắc xin và sinh phẩm) ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới.Ứng dụng công nghệ mới đã giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tăng giá trị sản xuất, đưa nước ta vào nhóm các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về gạo, cà phê, hạt tiêu, điều, cao su; đóng góp của trí thức trên lĩnh vực văn hóa văn nghệ đã góp phần tạo dựng nên diện mạo mới của văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại với những giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc được bảo tồn, phát huy; đóng góp của trí thức trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại đã góp phần mở rộng không gian phát triển, duy trì môi trường hòa bình, ổn định để phát triển, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, Tổ quốc từ sớm, từ xa.Có thể khẳng định, thành quả cách mạng, đặc biệt là thành tựu vĩ đại đạt được của đất nước sau 40 năm đổi mới có đóng góp đặc biệt quan trọng của đội ngũ trí thức, nhà khoa học. Từ việc tham mưu mở đường cho đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế đã đưa Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, từng bước hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, cung cấp cơ sở khoa học, đề xuất ý tưởng, phản biện xã hội, tổ chức thực thi, sáng tạo, tạo ra các ý tưởng, sáng chế, sản phẩm góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đã để lại dấu ấn đậm nét về cống hiến, đóng góp của đội ngũ trí thức, nhà khoa học nước ta.Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao và chúc mừng những thành tựu, kết quả mà đội ngũ trí thức, nhà khoa học nước ta đã đạt được trong các giai đoạn cách mạng của Đảng, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới đất nước.Bên cạnh thành tựu, kết quả, thẳng thắn nhìn nhận, việc sử dụng, trọng dụng đội ngũ trí thức và việc thực hiện trách nhiệm, sứ mệnh của đội ngũ trí thức, nhà khoa học cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế cần khẩn trương khắc phục triệt để. Về sử dụng, trọng dụng: Đảng ta đề cao, đặc biệt quan tâm, đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối về trí thức và huy động, sử dụng, trọng dụng trí thức, song việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện chưa đạt kết quả như kỳ vọng. Phương thức lãnh đạo, chỉ đạo đối với đội ngũ trí thức chậm đổi mới, chưa theo kịp sự phát triển; nội dung nghị quyết của Đảng chậm được thể chế, cụ thể hóa, thậm chí đã được cụ thể hóa, thể chế hóa thì chậm được triển khai hoặc triển khai không đầy đủ (đơn cử Nhà nước đã có nhiều quy định về chính sách trọng dụng, đãi ngộ đối với trí thức như Nghị định số 40/2014/NĐ-CP, Nghị định số 87/2014/NĐ-CP; luật Khoa học công nghệ quy định chi 2% tổng chi ngân sách hàng năm cho khoa học và công nghệ song thực tế chưa được hiện thực hóa). Cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu các cấp chưa thật sự thể hiện rõ sự quan tâm đúng mức, đầy đủ, sâu sắc đến việc sử dụng, trọng dụng, phát triển đội ngũ trí thức. Việc nhiều tổ chức, bộ máy, nhưng không rõ bộ ngành nào chủ trì quản lý, sử dụng, chỉ đạo phối hợp về trí thức, cán bộ khoa học công nghệ kỹ thuật. Cơ chế tuyển dụng, đãi ngộ, thu hút nhân tài còn nhiều hạn chế. Các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với đội ngũ trí thức còn thiếu, chưa đồng bộ hoặc chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các viện nghiên cứu, các trường đại học với các doanh nghiệp, nhà sản xuất còn gặp nhiều khó khăn; đầu tư kinh phí cho nghiên cứu khoa học thiếu trọng tâm, trọng điểm, dàn trải, chưa bám sát vào những vấn đề thực tiễn cấp thiết nổi lên; chưa tạo được môi trường thuận lợi động viên trí thức, nhà khoa học chủ động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, truyền thụ kiến thức, tư vấn, phản biện xã hội; việc xây dựng đội ngũ trí thức chưa gắn với mục tiêu, nhiệm vụ của từng ngành, địa phương, còn để xảy ra tình trạng "lãng phí chất xám", "bạc màu chất xám", "chảy máu chất xám". Về thực hiện trách nhiệm, sứ mệnh của đội ngũ trí thức, nhà khoa học với Tổ quốc, thẳng thắn nhìn nhận cũng còn nhiều hạn chế so với kỳ vọng và đầu tư của Đảng, Nhà nước, nhân dân. Trong điều kiện đất nước đang phát triển còn rất nhiều khó khăn, Đảng, Nhà nước, nhân dân đã dành nguồn lực cao nhất trong khả năng có thể để đầu tư cho khoa học công nghệ, song số công trình, sáng chế được công bố trên thế giới còn ít, chưa có nhiều sáng tạo, phát kiến mang tính bứt phá; chưa nhiều các công trình sáng tạo lớn; chưa có nhiều tập thể khoa học mạnh, có uy tín ngang tầm khu vực và thế giới.Hoạt động nghiên cứu khoa học còn chưa xuất phát, chưa gắn, chưa đáp ứng yêu cầu nóng bỏng của thực tiễn của đời sống xã hội; nhân tố tinh hoa và hiền tài chưa nhiều, chuyên gia đầu ngành còn thiếu hụt nghiêm trọng; đội ngũ kế cận chưa thực sự được quan tâm vun đắp, bồi dưỡng; đóng góp của đội ngũ trí thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước còn khiêm tốn, chưa tương xứng. Vẫn còn một số trí thức nhà khoa học đặt lợi ích cá nhân cao hơn lợi ích quốc gia, dân tộc, vị kỷ, né tránh trách nhiệm, chưa dám dấn thân đến những nơi khó khăn, gian khổ như lớp cha anh, hiểu biết thực tiễn còn hạn chế, thậm chí suy thóai về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" (Ví dụ đâu đó còn có hiện tượng một số đơn vị, cá nhân coi ngân sách nhà nước phân bổ để thực hiện các đề tài, công trình nghiên cứu khoa học thành "nguồn kinh tế", "nguồn thu nhập" ngoài lương chứ không tính tới hiệu quả kinh tế - xã hội của các đề tài, công trình nghiên cứu đó; thờ ơ, bàng quang trong đấu tranh phê bình, tự phê bình với hiện tượng thiếu trung thực trong nghiên cứu khoa học...). Thưa các đồng chí, các trí thức, các nhà khoa học,Thế giới đang trong giai đoạn thay đổi có tính thời đại. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ tạo ra sự bùng nổ về thông tin, văn hóa, nhận thức, hành động... thúc đẩy hình thành một trật tự thế giới mới. Những thay đổi nhanh chóng trên quy mô toàn cầu về nhiều phương diện, tác động trực tiếp đối với tăng trưởng kinh tế, phát triển nhanh chóng trí tuệ nhân loại và văn minh toàn cầu, trong đó vai trò của đội ngũ trí thức, nhà khoa học có tầm quan trọng đặc biệt. Chỉ có khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo mới nâng cao được năng suất lao động, là động lực cho tăng trưởng, là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển nhanh và bền vững ở nước ta. Với thế và lực của đất nước sau 40 năm đổi mới, với thời cơ, vận hội mới, Đảng, Nhà nước, nhân dân đang kỳ vọng, mong chờ sự cống hiến, đóng góp ở quy mô, tầm mức mới, với những bứt phá mạnh mẽ của đội ngũ trí thức, nhà khoa học. Chỉ có khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo mới là con đường giúp chúng ta bắt kịp, tiến cùng, bứt phá và vượt lên chính chúng ta và thế giới. Để đạt được yêu cầu này, Tôi gợi ý 04 nội dung sau đây:Thứ nhất, về phía Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp, cần đổi mới mạnh mẽ đào tạo, tuyển chọn, sử dụng, trọng dụng trí thức, nhà khoa học, với 3 vấn đề cụ thể: (i) Bảo đảm việc thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24.11.2023 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới, đặc biệt trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc mà chặng đường đầu là từ nay tới năm 2045. (ii) Ngay trong nửa đầu năm 2025 sẽ rà soát, đánh giá, ban hành Chiến lược quốc gia về phát triển đội ngũ trí thức trong trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo nội dung Nghị quyết 45 nêu trên; cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương, làm cơ sở ban hành, điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, khắc phục triệt để những tồn tại, bất cập cũng như xác định các cơ chế, chính sách đột phá nhằm thu hút, sử dụng, trọng dụng, tôn vinh trí thức, nhất là những tài năng hàng đầu, chuyên gia đầu ngành và nhân tài xuất sắc, đào tạo và bồi dưỡng lớp trí thức trẻ, kế cận. Chiến lược quốc gia về phát triển đội ngũ trí thức phải phù hợp và hỗ trợ đắc lực chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và từng địa phương trong giai đoạn phát triển mới, trên yêu cầu của từng ngành, từng lĩnh vực, địa phương, chú trọng những ngành mũi nhọn, những lĩnh vực, địa phương đang thiếu, mất cân đối, bất hợp lý về cơ cấu nguồn nhân lực trí thức; bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, ưu tiên phát triển đội ngũ trí thức là người dân tộc thiểu số, trí thức nữ. Đặc biệt coi trọng và chú trọng việc tôn vinh trí thức, sớm có quy định cụ thể, lấy kết quả và sản phẩm đầu ra trên tinh thần "vì nhân dân phục vụ" là cơ sở để tôn vinh, tặng thưởng, bảo đảm thể hiện sâu sắc văn hóa coi trọng hiền tài, tránh hình thức, cào bằng, không dân chủ. (iii) Có các giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao, thống nhất nhận thức trong các cấp ủy, tổ chức đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ trí thức trong tình hình mới, trước hết là người đứng đầu các ban, bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp. Bảo đảm "thượng tôn pháp luật", xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng đội ngũ trí thức. Ban Bí thư chỉ đạo các ban đảng và các cơ quan liên quan tham mưu, điều phối bảo đảm thực hiện hiệu quả các nội dung này.Thứ hai, về phía đội ngũ trí thức, nhà khoa học, đề nghị 3 vấn đề: (i) Nỗ lực thực hiện cho được trách nhiệm, sứ mệnh của đội ngũ trí thức, nhà khoa học trong giai đoạn cách mạng mới, gia tăng mạnh mẽ đóng góp cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược, đưa nước ta đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao, sánh vai với các cường quốc năm châu. Trong đó, sớm phấn đấu đến năm 2030 phải có 100 phát minh, sáng chế, công trình khoa học trong bảng xếp hạng của khoa học thế giới; sản phẩm khoa học, công nghệ, tác phẩm văn học, nghệ thuật chiếm lĩnh đỉnh cao; ít nhất 3 tạp chí khoa học của Việt Nam đạt trình độ khu vực và trên thế giới; đến năm 2045, đội ngũ trí thức Việt Nam đứng đầu khu vực, thuộc tốp đầu thế giới; có hàng trăm nhà khoa học có ảnh hưởng trên thế giới, đạt các giải thưởng quốc tế trên các lĩnh vực. Những mục tiêu này, Nghị quyết 45 của Đảng bước đầu đã đề ra, đội ngũ trí thức, nhà khoa học cần có chiến lược cụ thể bứt phá, tăng tốc để thực hiện cho được. (ii) Nghiên cứu, tập trung sớm triển khai Nghị quyết số 57 ngày 22.12.2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" như một nguồn cảm hứng, một động năng mới, một miền đất mới, bầu trời mới cho sáng tạo của giới trí thức, nhà khoa học. Các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt, là những người có "phép thuật" để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển chính phủ điện tử; tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các cường quốc công nghệ vào năm 2030. Đến năm 2045 Việt Nam là một trong những trung tâm công nghiệp công nghệ số của khu vực và thế giới; thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu thế giới về đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; có hạ tầng công nghệ số tiên tiến, hiện đại, dung lượng siêu lớn, băng thông siêu rộng ngang tầm các "đế chế công nghệ số". (iii) Cần ý thức sâu sắc trách nhiệm của trí thức, nhà khoa học trong giai đoạn cách mạng mới, trách nhiệm trong nâng tầm trí tuệ và sức mạnh dân tộc; trách nhiệm tự đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ thế hệ trí thức ngày nay tiến bộ, đào tạo thêm trí thức mới, đội ngũ kế cận, tiên phong tạo ra sản phẩm tinh thần, vật chất chất lượng cao cho xã hội, tham gia phát triển kinh tế tri thức, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước, tạo động lực mạnh mẽ cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần định hình tương lai nhân loại và văn minh toàn cầu. Từ đó, phải trung thực với nhân dân, với Nhà nước, trung thực với chính bản thân mình, nỗ lực phấn đấu, trung thực trong khoa học và sáng tạo bằng khả năng và vượt khả năng của mình, thậm chí "vượt lên trên chính mình" nhằm phục vụ nhân dân và vì sự phồn vinh của đất nước; biết phản biện và dám phản biện một cách khoa học, có căn cứ và có lý lẽ vững vàng mang tính xây dựng.Thứ ba, không ngừng củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức trong điều kiện mới và thu hút trí thức người Việt Nam sinh sống, làm việc ở nước ngoài, trí thức nước ngoài góp phần phát triển đất nước. Tăng cường mạnh mẽ đóng góp của trí thức để nâng cao hiệu suất lao động, khuyến khích sáng tạo và đổi mới, tạo ra giá trị gia tăng trên lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp, đưa công nhân, nông dân thành công nhân trí thức, nông dân trí thức; thúc đẩy chia sẻ thông tin và kiến thức, tạo ra các mô hình cộng tác mới thiết thực, hiệu quả hơn giữa trí thức với cộng đồng công nhân và nông dân. Tăng cường hợp tác với trí thức người Việt Nam sinh sống, làm việc ở nước ngoài, trí thức nước ngoài trong chuyển giao, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là những lĩnh vực mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Trong mối quan hệ với công nông ở giai đoạn cách mạng mới, mong rằng đội ngũ trí thức nhà khoa học luôn thấm nhuần và thực hiện hiệu quả lời dạy của Bác Hồ kính yêu "Trí thức ta nên tự động đi bước trước tìm đến công nông, và tôi chắc rằng công nông sẽ nhiệt liệt hoan nghênh trí thức".Thứ tư, quan tâm giáo dục đào tạo, xây dựng đội ngũ trí thức, nguồn nhân lực chất lượng cao. Các nhà giáo trước hết phải là các nhà khoa học, nhà trí thức; có kế hoạch đào tạo các nhà khoa học hàng đầu ở các lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực trọng yếu hiện nay như: trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế số, lượng tử, y sinh học... khuyến khích các nhà khoa học tự do khám phá, nhất là ở những khoảng trống, hoang vu của khoa học. Gắn kết chặt chẽ giữa các trung tâm khoa học, các viện nghiên cứu, nhà trường với các doanh nghiệp và ngược lại. Hoàn thiện luật và qui định về sở hữu trí tuệ, thành tựu đổi mới sáng tạo, những thành tựu đột phá trong lĩnh vực khoa học, công nghệ hiện đại. Hoàn thiện thể chế, ứng xử nhất quán về phát triển khoa học công nghệ phù hợp cơ chế thị trường, thông lệ quốc tế, đặc thù của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; chấp nhận rủi ro và có độ trễ trong hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo... Thưa các đồng chí, các trí thức, các nhà khoa học.V.I.Lênin từng nhấn mạnh: "Không có sự chỉ đạo của các chuyên gia am hiểu các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và có kinh nghiệm, thì không thể nào chuyển lên chủ nghĩa xã hội được vì chủ nghĩa xã hội đòi hỏi một bước tiến có ý thức và có tính chất quần chúng đi tới một năng suất lao động cao hơn năng suất của chủ nghĩa tư bản dựa trên cơ sở những kết quả mà chủ nghĩa tư bản đã đạt được".Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "Trí thức công nông hóa, trí thức phục vụ nhân dân bây giờ cũng cần, kháng chiến kiến quốc cũng cần, tiến lên xã hội chủ nghĩa càng cần, tiến lên cộng sản chủ nghĩa lại càng cần"; "Trí thức là một vốn quý của dân tộc. Không có trí thức hợp tác với công nông thì cách mạng không thể thành công và sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam mới sẽ không hoàn thành được". Để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu; thực hiện thành công tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh và ước vọng của toàn dân tộc, hơn bao giờ hết, Đảng, Nhà nước, nhân dân đặt niềm tin tưởng và kỳ vọng rất lớn vào đội ngũ trí thức, nhà khoa học - những người tiên phong nòng cốt tạo ra sự đổi mới, bứt phá mạnh mẽ, tạo gia tốc cực đại cho mục tiêu phát triển nhanh, bền vững của đất nước trong giai đoạn mới.Nhân dịp năm mới 2025 và xuân Ất Tỵ sắp tới, Tôi xin chúc các quí vị đại biểu, chúc đội ngũ trí thức, nhà khoa học luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, giành nhiều thắng lợi trong công tác và cuộc sống. Xin trân trọng cảm ơn!
Nhận định Liverpool - Leicester (2 giờ 45 ngày 11.2): ‘Đoàn quân đỏ’ không được phép phạm sai lầm
Đưa con người vượt quá chúng tôi
cách vào bong88 khi bị chặn
Trao đổi với Thanh Niên mới đây, ông Shaokai Fan, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương (không bao gồm Trung Quốc) kiêm Giám đốc Ngân hàng T.Ư toàn cầu tại Hội đồng Vàng thế giới, cho biết giá vàng từ đầu năm đến nay đã tăng đáng kể, đạt mức cao nhất mọi thời đại. Tương tự các giai đoạn trước, các yếu tố kinh tế vĩ mô như lo ngại về lạm phát và định hướng của chính sách tiền tệ đã neo giá vàng ở mức cao.Lần này, bên cạnh những lo ngại về địa chính trị, sự không chắc chắn liên quan đến chính sách thuế quan của Mỹ cũng góp phần làm tăng sức hấp dẫn của vàng. Chính sách thuế của Mỹ đã tác động trực tiếp đến thị trường vàng toàn cầu, làm gia tăng sự quan tâm đến vàng của các nhà đầu tư nhằm phòng ngừa rủi ro trong bối cảnh bất ổn. Đầu năm 2025, giá vàng tương lai trên sàn COMEX (Sàn giao dịch hàng hóa New York, Mỹ) bắt đầu có sự khác biệt so với giá vàng tại London (Anh), do nhu cầu vàng vật chất ở Mỹ tăng đáng kể xuất phát từ lo ngại từ các mức thuế tiềm năng."Điều này đã gây ra sự chênh lệch giá giữa thị trường vàng của Mỹ và vàng toàn cầu, đồng thời thu hút lượng lớn vàng vật chất đổ về Mỹ. Mặc dù tình hình này hiện đã lắng xuống, nhưng vẫn tiếp tục có những lo ngại về tác động của thuế quan đối với nguồn cung vàng hiện có ở Mỹ", ông Shaokai Fan nói.Vị chuyên gia nhìn nhận, sự di chuyển của vàng vật chất vào Mỹ đã ảnh hưởng đến nguồn cung vàng ở các thị trường khác, mặc dù quy mô và độ sâu của thị trường vàng toàn cầu vẫn có khả năng đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, với tình hình chính sách tiếp tục bất ổn trên toàn cầu, nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng là điều mà các nhà đầu tư nên cân nhắc.Tìm hiểu kỹ các yếu tố tác động tới giá vàngGiám đốc Ngân hàng T.Ư toàn cầu tại Hội đồng Vàng thế giới nhìn nhận, vàng có một vị trí quan trọng và gắn bó đặc biệt trong văn hóa của người Việt Nam. Thời gian tới, có khả năng nhu cầu vàng trong nước sẽ tiếp tục tăng khi người tiêu dùng tìm kiếm sự ổn định trước những biến động kinh tế toàn cầu. Tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ có thể tiếp tục ảnh hưởng đến giá vàng, đồng thời có khả năng làm gián đoạn sự luân chuyển vàng, khi sự biến động giá ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng trong nước.Theo ông Shaokai Fan, Việt Nam đang xem xét việc tự do hóa hơn nữa thị trường vàng bằng cách tăng hạn ngạch nhập khẩu. Điều này có thể cho phép nguồn cung vàng lớn hơn cho thị trường trong nước, đặc biệt trong các giai đoạn nhu cầu tăng cao do bất ổn toàn cầu.Diễn biến của nguồn cung vàng toàn cầu có thể bị ảnh hưởng bởi các mức thuế tiềm năng, dẫn đến sự xáo trộn ở một số thị trường địa phương. Những hạn chế áp dụng trên thị trường vàng ở Việt Nam có thể gây ra sự biến động lớn hơn về giá vàng trong nước so với các thị trường quốc tế."Vàng là tài sản được giao dịch trên toàn cầu, giá vàng được quyết định bởi các sự kiện và lực lượng kinh tế trên toàn thế giới. Bởi vậy, các nhà đầu tư Việt Nam nên tìm hiểu kỹ các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng và đánh giá loại công cụ tài chính liên quan đến vàng nào là phù hợp nhất với họ", ông Shaokai Fan nhấn mạnh.Hôm nay 19.3, giá vàng vẫn tiếp tục tăng cao, vượt 99 triệu đồng mỗi lượng. So với đầu tháng 3, giá vàng miếng SJC đã tăng 7,8 triệu đồng/lượng, còn vàng nhẫn tăng 8,5 triệu đồng/lượng.Giá vàng thế giới tăng thêm 3 USD, lên 3.030 USD/ounce. Trong phiên giao dịch Mỹ (đêm 18.3), vàng đã có lúc tăng lên mức cao kỷ lục 3.035,4 USD/ounce. Nhu cầu trú ẩn an toàn vào vàng đã khiến giá tăng cao kỷ lục. Các nhà đầu tư lo ngại sự gia tăng về chiến tranh thương mại toàn cầu, diễn biến địa chính trị mới giữa các nước nên đã thực hiện mua vàng.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư