Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 12.4.2024
Ngày 6.5, giá xăng dầu nhích nhẹ. Ghi nhận lúc 7 giờ 40 (theo giờ Việt Nam), giá dầu Brent chuẩn toàn cầu giao dịch trên ngưỡng 83 USD/thùng, giá dầu WTI của Mỹ giao dịch trên ngưỡng 78 USD/thùng.'Mong tiền lương nhiều hơn năm trước' trở thành điều ước ngày tết
Sau khi trùng tu và đưa vào hoạt động trở lại vào ngày 1.8.2024, Hải Vân quan trở thành điểm check-in của người dân trong và ngoài nước vào dịp Tết Ất Tỵ. Hải Vân Quan được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826), tọa lạc trên đỉnh đèo Hải Vân, ở độ cao 496 m so với mặt nước biển, thuộc dãy núi Bạch Mã - Hải Vân. Ngày nay, Hải Vân quan thuộc địa phận thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, TP.Huế và P. Hòa Hiệp Bắc, Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng. Ngày 14.4.2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Hải Vân quan là di tích cấp quốc gia.Trong những ngày xuân nắng ấm, người dân Đà Nẵng, Huế chạy xe máy, ô tô theo lên Hải Vân quan chụp hình. Không khí xuân tràn ngập Hải Vân quan. Ông Nguyễn Thanh Sáu - nhân viên bảo vệ Hải Vân quan cho biết: "Tết Ất Tỵ là năm đầu tiên người dân tham quan Hải Vân quan sau 2 năm trùng tu. Bình thường chủ yếu là người nước ngoài nhưng dịp tết thì người Việt đông hơn. Lượng khách những ngày tết ước tăng gấp 2 - 3 so với ngày thường".Hải Vân quan - Đồn Nhất còn là biểu tượng quật cường của quân dân Liên khu V. Trong kháng chiến chống Pháp, đèo Hải Vân và Hải Vân quan trở thành khu vực trọng điểm và là vị trí chiến lược.
Cô gái vẽ tranh lên tường, cửa cuốn ‘triệu view’
Sáng 13.3, báo Người Lao Động tổ chức Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2025 với chủ đề "Giải pháp đột phá để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%". TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nhận định thể chế là nhân tố quyết định thành bại của một quốc gia. Từ năm 2011, thể chế đã trở thành rào cản, là điểm nghẽn của phát triển kinh tế. Đảng đã xác định ba khâu đột phá chiến lược, trong đó thể chế là một trong ba khâu quan trọng nhất. Tuy nhiên, nhiều năm qua, chúng ta chưa tạo ra được đột phá thực sự, khiến thể chế trở thành "điểm nghẽn của điểm nghẽn". Mặc dù lựa chọn chiến lược là đúng đắn nhưng cách thức thực hiện lại chưa phù hợp, dẫn đến tình trạng bế tắc. Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đã chỉ ra vấn đề này. Nguyên nhân là do hệ thống pháp luật được xây dựng dựa trên tư duy "hiểu đến đâu thì cho làm đến đó", quản không được thì cấm. Tư duy này đã tạo ra nhiều quy định, nhiều công cụ quản lý và hàng loạt thủ tục hành chính phức tạp, gây cản trở cho sự phát triển cũng như đặt người dân và doanh nghiệp đứng trước rủi ro pháp lý rất lớn. Chi phí tuân thủ được tính toán cũng không thấm gì so với chi phí cơ hội bị mất, một dự án kéo dài 3-7 năm là chi phí cơ hội rất lớn. "Chưa bao giờ tôi cảm thấy chúng ta có thời điểm thuận lợi như vậy. Chúng ta có những thảo luận cởi mở, không có hạn chế gì về cải cách thể chế. Phải được nghĩ khác, làm khác thì mới có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao như thế. Đảng và Trung ương đã chọn bộ máy là khâu đột phá về thể chế. Điều này cho thấy việc tinh gọn bộ máy, tinh gọn con người là cho thấy con người là khâu quyết định về thể chế, quyết định chất lượng hiệu lực của thực thi. Đây là một sự thay đổi rất lớn, phản ánh tư duy mới trong quản trị quốc gia", TS Nguyễn Đình Cung chia sẻ.Vị chuyên gia này lý giải thêm, việc sắp xếp lại bộ máy hành chính, xóa bỏ những hạn chế do giới hạn địa lý sẽ mở ra không gian phát triển đa chiều, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với tinh gọn về bộ máy, sẽ có một cuộc cách mạng tinh gọn về hệ thống pháp luật. Theo quan điểm của Tổng Bí thư Tô Lâm là cùng một nội dung, cùng một vấn đề thì chỉ nên quy định 1 luật duy nhất. Điều này làm giảm đi rủi ro pháp lý trong hoạt động kinh doanh mà tự do an toàn là vấn đề số 1 để phát triển kinh doanh. Quốc hội không nên đặt KPI là số lượng luật được ban hành mà nên đo lường bằng số lượng bao nhiêu luật được loại bỏ. TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh: Tinh gọn bộ máy chính là "đột phá của đột phá". Để lựa chọn bộ máy tốt nhất, con người phải là yếu tố được ưu tiên hàng đầu. Chỉ khi đó, hiệu năng, hiệu quả và hiệu lực mới được nâng cao, từ đó thúc đẩy cải cách thể chế mạnh mẽ hơn. Đây sẽ là động lực để đạt được tăng trưởng kinh tế 8% trong năm nay và hướng tới mục tiêu tăng trưởng hai con số trong những năm tiếp theo.Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế - TS Trần Du Lịch cũng cho biết, ông cảm nhận rằng chưa bao giờ Việt Nam có được một bầu không khí và niềm tin mạnh mẽ như hiện nay, kể từ khi Trung ương phát đi thông điệp bước vào kỷ nguyên mới. Đây là thuận lợi rất lớn cho sự phát triển của đất nước. Dân tộc Việt Nam có truyền thống kiên cường, khi đứng trước áp lực thì mới nỗ lực vượt qua được. Năm 1986, áp lực của chúng ta là tình trạng nghèo đói và không có cách nào khác ngoài việc phải đổi mới để vượt qua. Hiện nay, áp lực đến từ thông điệp rất rõ ràng của Tổng Bí thư: Nếu chúng ta không đạt được mức tăng trưởng hai con số thì đến năm 2045, Việt Nam sẽ khó có cơ hội trở thành một quốc gia phát triển có trình độ cao. Khi đó, chúng ta không còn lợi thế dân số vàng, rơi vào tình trạng “chưa giàu đã già”."Tôi xin nhấn mạnh rằng mục tiêu tăng trưởng hai con số trong năm nay không chỉ là một con số đơn thuần mà là khát vọng của cả dân tộc. Nếu không thực hiện được, chúng ta sẽ mất cơ hội trở thành quốc gia phát triển ngang tầm thế giới. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải tiến hành một cuộc cách mạng thực sự về thể chế. Hiện nay, các kết luận về sắp xếp bộ máy đang được triển khai đồng bộ với việc giải quyết các quy định chồng chéo. Mỗi thủ tục hành chính cần được cắt giảm ít nhất 30%, thậm chí có thể nhiều hơn. Đây là vấn đề phải làm cho được, song song tổ chức lại bộ máy hành chính chính quyền địa phương 2 cấp phải phân cấp phân quyền cho địa phương mạnh hơn, địa phương tự quyết và tự chịu trách nhiệm. Có như vậy mới là cách mạng đúng nghĩa, tạo thể chế tinh gọn đúng nghĩa", TS Trần Du Lịch phát biểu.TS Trần Du Lịch:Nếu năm nay Việt Nam tăng trưởng 8%, GDP tuyệt đối sẽ tăng thêm khoảng 38 - 40 tỉ USD. Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 400 tỉ USD nhưng chỉ khoảng 30-35% giá trị trong đó đóng góp trực tiếp vào GDP. Năm nay, giả định xuất khẩu tăng trưởng như kế hoạch thì phần đóng góp của xuất khẩu vào GDP chỉ khoảng 14 - 15 tỉ USD nhưng đây là một thách thức không nhỏ. Vì vậy, để đạt được mục tiêu tăng trưởng, chúng ta cần dựa vào các động lực khác, đặc biệt là tổng đầu tư toàn xã hội từ những năm trước. Đầu tư công chỉ là một phần trong tổng đầu tư của toàn xã hội. Bên cạnh đó, nguồn vốn tín dụng cũng là một nguồn đầu tư lớn. Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng trưởng tín dụng 16%, tương đương khoảng 2,5 triệu tỉ đồng bơm vào nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu vốn không được đưa vào sản xuất, kinh doanh mà chảy vào chứng khoán hay bất động sản thì nguy cơ rơi vào tình trạng tăng trưởng ảo, bong bóng tài chính như năm 2016 là rất lớn.
Hành trình vô địch của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 thực tế đã phản ánh phần nào tiềm năng của lứa U.22 Việt Nam hiện tại.Trong số 26 cầu thủ được HLV Kim Sang-sik điền tên cho sân chơi Đông Nam Á, chỉ có Bùi Vĩ Hào là gương mặt U.22 duy nhất ra sân thường xuyên với 5 trận đá chính (tổng cộng 376 phút). Với 2 cầu thủ U.22 còn lại, Khuất Văn Khang đá chính 3 trận (tổng 209 phút), trong khi thủ môn Trần Trung Kiên không được sử dụng. Thành công của đội tuyển Việt Nam mang đậm dấu ấn của lứa cầu thủ sinh từ năm 1995 đến 1998. Thế hệ này đã gánh vác bóng đá nước nhà từ năm 2018 đến nay, và có thể khoác áo tuyển thêm ít nhất 2, 3 năm. Tuy nhiên, thời khắc chuyển giao trước sau cũng đến. Lứa U.22 sẽ tiếp nối đàn anh, nhưng ở thời điểm này, các cầu thủ trẻ chưa sẵn sàng. Đó là kết luận được HLV Kim Sang-sik đưa ra sau khi quan sát học trò tập luyện, thi đấu ở các đợt tập trung trước AFF Cup. Ông thẳng thắn nhìn nhận: "Cầu thủ trẻ Việt Nam có rất ít cơ hội thi đấu tại V-League để nâng cao kinh nghiệm và trình độ". Trớ trêu là một số cầu thủ trẻ được thử lửa tại V-League (chủ yếu khoác áo HAGL và SLNA) lại ít khi được gọi lên tuyển. Còn các tuyển thủ trẻ lại rất ít được cọ xát đỉnh cao ở cấp CLB. Vĩ Hào có lẽ là ngoại lệ hiếm hoi đáp ứng được cả hai tiêu chí ra sân thường xuyên ở đội tuyển và CLB.Tại AFF Cup 2018, đội tuyển Việt Nam đã vô địch với nhiều tuyển thủ U.22 trong đội hình như Nguyễn Quang Hải, Nguyễn Thành Chung, Trần Đình Trọng, Nguyễn Tiến Linh, Hà Đức Chinh, Đoàn Văn Hậu... Đấy chính là tính kế thừa cần có của một đội mạnh. Kinh nghiệm ở đội tuyển đã được lớp trẻ sau đó phát huy ở SEA Games, với chức vô địch thuyết phục năm 2019.Còn với sự kế thừa mong manh hiện tại, ông Kim Sang-sik phải huấn luyện lại lớp trẻ. Khó khăn cho U.22 Việt Nam là ở SEA Games 33, ban tổ chức không cho phép sử dụng cầu thủ quá tuổi. Không có chuyện lứa trẻ được đàn anh dìu dắt như ở SEA Games 30 hay 31. Tinh thần "tự lực cánh sinh" phải bắt đầu từ bây giờ. HLV Kim Sang-sik không thể yêu cầu các CLB dùng cầu thủ trẻ. Sử dụng hay không còn phụ thuộc vào chiến lược dùng người của từng đội, cùng năng lực của từng cầu thủ. Cũng khó chờ đợi lứa U.22 hiện nay có thể "dục tốc bất đạt", bật lên đẳng cấp mới như thế hệ đàn anh.Những gì ông Kim cùng học trò cần làm là chuẩn bị tốt nhất có thể ở cấp đội tuyển. Tháng 3 tới, U.22 Việt Nam sẽ lên đường sang Trung Quốc để tham dự giải giao hữu quốc tế với sự góp mặt của 4 đội tuyển U.22, gồm chủ nhà U.22 Trung Quốc, U.22 Việt Nam và hai đội tuyển U.22 khách mời chất lượng khác.Từ nay đến tháng 12 (thời điểm SEA Games 33 khởi tranh), U.22 Việt Nam còn 10 tháng chuẩn bị. Thuận lợi của U.22 Việt Nam là có thể chủ động lên kế hoạch tập trung, không phải phụ thuộc lịch FIFA Days như đội tuyển quốc gia trong năm 2025 (do đội tuyển đá vòng loại Asian Cup 2027). Các đợt huấn luyện dài hạn sẽ giúp ông Kim và học trò U.22 hiểu nhau hơn, tương tự những gì đội tuyển Việt Nam đã có ở chuyến tập huấn tại Hàn Quốc vào tháng 11 năm ngoái. Tuy nhiên, HLV Kim Sang-sik và VFF cần phân bổ quỹ thời gian hợp lý để vẫn chăm bẵm cho U.22, nhưng cần đảm bảo thành tích ở đội tuyển Việt Nam với vòng loại Asian Cup vốn không ít thách thức. Điều đó dẫn tới quan điểm cốt lõi: cần có kế hoạch chu toàn, cùng đội ngũ trợ lý đông đảo để hỗ trợ thầy Kim quản lý hiệu quả cả hai đội tuyển.Sau cùng, đấu pháp "cài răng lược", để đội tuyển Việt Nam và U.22 tập luyện xen kẽ ở các đợt tập trung là lựa chọn phù hợp để ông Kim giúp cầu thủ thêm chững chạc, bản lĩnh. Các cựu binh ở đội tuyển sẽ đóng vai trò như "trợ lý" của HLV người Hàn Quốc để dìu dắt lứa trẻ. Vòng loại U.23 châu Á và SEA Games đều khó khăn, nhưng cứ phải khó mới "biết đá biết vàng". U.22 Việt Nam phải trải mình qua biến cố để trở nên đủ vững vàng cho hành trình ở đội tuyển quốc gia sau này.
Biển số xe trúng đấu giá có phải là tài sản?
"Tôi rất yêu Nam Định. Tôi đã có 3 năm sinh sống tại đây và cảm nhận được tình cảm người dân Nam Định dành cho mình. Bởi vậy, đón tết ở Nam Định là trải nghiệm rất đặc biệt. Tôi yêu mọi thứ nơi đây", Nguyễn Xuân Son trả lời Báo Thanh Niên chiều 25.1, khi đang cùng gia đình chuẩn bị đón năm mới tại nhà riêng ở Nam Định.Sau 3 tuần điều trị tại Bệnh viện đa khoa Vinmec (TP.Hà Nội), Xuân Son đã trở về nhà. Cầu thủ 28 tuổi nhận được sự tiếp đón nhiệt tình, nồng hậu của đông đảo người hâm mộ. Từ sáng nay, nhiều CĐV nhí đã đến nhà Xuân Son và nhận được những phong bao lì xì may mắn từ bà xã Marcele Seippel của cầu thủ này.Trong khi Xuân Son hoàn thành nốt các dự án cá nhân, Marcele dành thời gian để trang trí, dọn dẹp nhà cửa và mua hoa đón tết. "Vợ tôi làm tất cả mọi thứ. Cô ấy đã dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa để đón mùa xuân trọn vẹn", Xuân Son trải lòng. Ngôi nhà của tiền đạo đang chơi cho CLB Nam Định tấp nập người ra người vào từ chiều nay, khi rất đông người dân muốn đến gặp gỡ và chúc mừng năm mới với ngôi sao đã gồng gánh đưa đội tuyển Việt Nam trở lại đỉnh cao Đông Nam Á. "Năm nay là cái tết thứ 5 của tôi ở Việt Nam rồi. Song, cái tết năm nay đặc biệt hơn bởi tôi đã là công dân Việt Nam thực thụ. Điều đó rất ý nghĩa với bản thân tôi và gia đình", Xuân Son chia sẻ thêm. Chiều 25.1, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nam Định Trần Anh Dũng cùng đoàn công tác đã có mặt tại nhà tuyển thủ Nguyễn Xuân Son. Ông Dũng đã trao bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cho Nguyễn Xuân Son vì đã có những thành tích đặc biệt xuất sắc, góp phần giúp đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2024. Cạnh đó, ông Dũng đã lì xì, chúc mừng năm mới gia đình tuyển thủ Việt Nam.Cũng chiều nay, đại diện CĐV Nam Định đã có mặt để tặng những món quà truyền thống tết cổ truyền Việt Nam là bánh chưng cho gia đình Xuân Son.Phía đại diện hội CĐV Nam Định khẳng định người hâm mộ thành Nam luôn ở bên ủng hộ, động viên Xuân Son, chúc anh mọi điều may mắn và luôn mong chờ ngày Xuân Son tái xuất sân cỏ.Xuân Son đã thi đấu ở Việt Nam tròn 5 năm, từng khoác áo CLB Nam Định, CLB Bình Định và CLB Đà Nẵng. Mùa trước, anh tỏa sáng với 31 bàn thắng ở V-League, đưa đội Nam Định thẳng tiến ngai vàng. Xuân Son có quốc tịch Việt Nam hồi tháng 10.2024, sau đó được HLV Kim Sang-sik điền tên vào danh sách sơ bộ dự AFF Cup 2024.Tại đây, Xuân Son tỏa sáng rực rỡ với 7 bàn thắng vào lưới Thái Lan, Singapore và Myanmar, đưa đội tuyển Việt Nam lên ngôi vương.