Sao bóng rổ gốc Việt chia sẻ lý do chưa thể khoác áo đội tuyển Việt Nam
Tập 18 Solo cùng bolero lên sóng với màn tranh tài của Candy Hoàng Hoa, Nguyên Linh và Đang Đang. Họ phải trình bày một tiết mục đơn và một tiết mục nhóm, dưới sự đánh giá của giám khảo là danh ca Phương Dung, danh ca Ngọc Sơn, đạo diễn Vũ Thành Vinh, ca sĩ Quang Lê, ca sĩ Tố My. Trong đêm thi, Đang Đang chọn ca khúc Thương lắm mình ơi để chinh phục ban giám khảo. Ngoài giọng hát ngọt ngào, nữ thí sinh còn bộc lộ khả năng diễn xuất khi hóa thân vào người vợ mỏi mòn đợi chờ chồng trở về sau nhiều năm dài. Dù chỉ 20 tuổi song Đang Đang đã cho thấy được tiềm năng diễn xuất khi có màn kết hợp ăn ý với Maika trên sân khấu, mang lại cảm xúc cho người xem. Danh ca Phương Dung ấn tượng vì trong giọng hát của Đang Đang thể hiện nỗi buồn man mác. Bên cạnh đó, cách dàn dựng giúp cho tiết mục thêm ấn tượng, khiến bà xúc động. Trong khi đó, danh ca Ngọc Sơn đánh giá Đang Đang là thí sinh có kinh nghiệm trình diễn, hát tròn vành rõ chữ. Tuy nhiên, ông khuyên hậu bối cần chú ý cột hơi, đừng quá xúc động làm ảnh hưởng đến phần trình diễn. “Với tôi, bạn là một giọng ca có tiềm năng”, Ngọc Sơn động viên. Quang Lê bật mí đã theo dõi hành trình hoạt động của Đang Đang từ khi cô chỉ mới 15 tuổi. Sau 5 năm, giọng ca Cô hàng xóm ấn tượng vì đàn em tiến bộ nhiều, không chỉ trong giọng hát mà cả cách diễn xuất. Quang Lê bày tỏ thêm: “Tôi đánh giá cao tài năng của bạn. Hôm nay bạn đã làm tốt mọi thứ”.Vũ Thành Vinh vui khi Đang Đang ngày càng trưởng thành trong hành trình tham gia Solo cùng bolero. Ông nhắn nhủ: “Đối với người ca sĩ, giọng hát là tài sản lớn nhất nên phải giữ gìn, nâng cấp mỗi ngày”. Bên cạnh đó, nam giám khảo khuyên thí sinh nên tập trung vào cao độ khi hát. “Em còn trẻ và đang phát triển theo hướng tích cực nên cần học hỏi thêm”, ông nói. Tố My bất ngờ trước sự tiến bộ rõ rệt của Đang Đang trong phần thi này. Cô dành lời khen cho đàn em vì thể hiện được cảm xúc trong bài hát dù tuổi đời còn khá trẻ. “Bạn chưa từng trải mà diễn như vậy làm tôi rất xúc động. Tuy nhiên, tôi cũng góp ý bạn nên kìm nén, đừng để cảm xúc nhiều quá làm không giữ được cao độ. Tôi nghĩ bạn nên tiết chế lại một chút”, nữ giám khảo nhắn nhủ.Khởi động chương trình tìm kiếm Top 100 người tiên phong 2021 - 2022
Năm 2019, việc cô Trần Thị Thúy (Trường THPT Đức Hợp, H.Kim Động, Hưng Yên) được vinh danh là một trong 50 giáo viên toàn cầu, từ hơn 10.000 ứng viên trên thế giới, gây chú ý đặc biệt trong ngành giáo dục. Giải Global Teacher Prize của cô Thúy là giải thưởng danh giá được trao bởi Quỹ Varkey và UNESCO cho các giáo viên xuất sắc trên toàn thế giới. Giải thưởng vinh danh những nhà giáo có đóng góp đặc biệt cho nghiên cứu xuyên quốc gia và cho cộng đồng học sinh.Lần đầu tiên Thúy tiếp xúc với tiếng Anh là hồi lớp 6. Những năm THCS còn lại, cô và các bạn không được học tiếp môn này do trường thiếu giáo viên. Một người anh họ là sinh viên đại học ở Hà Nội khi về chơi đã tặng cô cuốn tạp chí song ngữ. Trong đó, cô tìm thấy những kiến thức thú vị nên tự mày mò học tiếng Anh… Đó là cơ duyên để cô Thúy nhận ra niềm yêu thích đối với tiếng Anh và nuôi dưỡng ước mơ trở thành cô giáo dạy môn học này.Vốn là học sinh của Trường THPT Đức Hợp (H.Kim Động, Hưng Yên), sau khi tốt nghiệp khoa tiếng Anh Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cô Thúy trở về trường cũ công tác và đặt mục tiêu đổi mới trong phương pháp dạy học. "Tôi tự hỏi, nếu bản thân áp dụng những nội dung và phương pháp mình được học hồi năm 2002 - 2005 cho hàng chục năm sau thì liệu có còn phù hợp hay không, khi mà điều kiện, phương tiện học tập của học sinh ngày nay đã khác quá nhiều so với thời của tôi? Tôi bắt đầu tự đổi mới bằng việc hoàn thành khóa học chuẩn giáo viên ngoại ngữ theo Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 của Sở GD-ĐT Hưng Yên. Với mong muốn duy trì khả năng mà mình có được, tôi lên mạng tìm những video học tiếng Anh để tự bồi dưỡng…", cô Thúy chia sẻ.Đối mặt thực trạng học trò còn gặp nhiều khó khăn với kỹ năng nghe, nói tiếng Anh, cô Thúy đã áp dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực, nhưng kết quả vẫn chưa đạt mong đợi. Không nản lòng, cô tìm kiếm những cách dạy tạo hứng thú cho học sinh, ứng dụng công nghệ vào bài giảng, tổ chức các tiết học kết nối qua Skype để học sinh giao tiếp với người dân các nước khác, học theo dự án…Từ cách đây cả chục năm, học sinh của cô Thúy ở Trường THPT Đức Hợp đã được kết nối với lớp học ở Nhật Bản, Ai Cập, Philippines, và có những chuyến đi thực tế ảo đến các vườn quốc gia của Mỹ, nơi mà cô trò trước đó chỉ thấy được qua những hình ảnh trên sách giáo khoa. Khỏi phải nói, học sinh của cô vô cùng hứng thú và tiến bộ rõ rệt về khả năng giao tiếp tiếng Anh sau những giờ học như vậy.Sau giải thưởng lớn năm 2019, cô Thúy nhận được nhiều lời mời làm việc hấp dẫn nhưng cô vẫn quyết định gắn bó với học trò ở "trường làng" để giúp những đứa trẻ xung quanh mình có điều kiện học tập tốt hơn. "Nếu ai cũng bỏ đi tới những nơi có điều kiện tốt hơn trong khi thế giới đang ở nền công nghiệp 4.0 với những khái niệm phổ biến như trí tuệ nhân tạo (AI), robot, internet vạn vật (IoT)…, thì những đứa trẻ ở nơi xa xôi sẽ thiệt thòi hơn bạn cùng trang lứa. Giáo viên nên là người kết nối để thế giới gần hơn với học trò của mình", cô Thúy tâm niệm.Cất kỹ những chứng nhận giải thưởng, những kỷ niệm đẹp lấp lánh, cô Thúy tiếp tục cần mẫn đi dạy, tiếp tục yêu thương bọn trẻ ở "trường làng" nhỏ bé của mình. Cô tâm sự: "Điều lớn nhất tôi có được là tiếp tục cùng học sinh đi trên hành trình tri thức, tiếp tục nhìn thấy nụ cười trên môi các em và thấy các em trưởng thành từng ngày…Mỗi ngày, mỗi giờ học, mỗi mùa học, "cô giáo cháu" (cách xưng hô dí dỏm của cô Thúy - PV) luôn làm mới mình để cô trò có thêm cảm hứng trong dạy và học. Không dừng lại ở những lớp học xuyên biên giới, cô Thúy cùng học trò luôn có những dự án học tập để mỗi phần tìm tòi, khám phá, trình bày của các em là cơ hội giúp học sinh thêm yêu thích tiếng Anh, phát triển khả năng, vượt qua giới hạn của bản thân…Cô Thúy còn lập ra một kênh đăng tải các video do cô thực hiện để hướng dẫn học sinh từ lớp 3 đến lớp 12 tự học tiếng Anh với tên "Learning English with Cô giáo làng". "Sau khi hoàn thành công việc ở trường, ríu rít lên lớp online cùng tụi nhỏ, "cô giáo cháu" lại ngồi trong phòng làm việc để dựng bài giảng cả sáng, cả chiều, có khi cả tối vào mùa hè. "Cô giáo cháu" hình dung ra các bạn học sinh, và biết đâu là cả phụ huynh, khi xem các video này cùng chăm chú lắng nghe, phát âm lại chính xác các từ và chia sẻ niềm vui cùng cô giáo…", cô Thúy hạnh phúc nói.
‘Chất bóng đá sinh viên sẽ được lan tỏa mạnh’
Ngày mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, rất đông người dân, du khách đã đổ xô về trung tâm TT.Lao Bảo để tham quan, chụp ảnh với cặp đôi linh vật rắn đang rất “hot” trên mạng xã hội.Không chỉ người dân ở Lao Bảo mà còn có cả những du khách ở các huyện thị lân cạnh không quản ngại đường xa để lên vùng biên giới “check-in” với cặp linh vật rắn vô cùng đáng yêu."Tôi ở Đông Hà lên đây vì năm nay nghe Lao Bảo có một cặp linh vật rắn rất là đẹp nên từ sáng sớm đã lặn lội lên đây từ lúc 8 rưỡi ai ngờ lên thì đông quá, bon chén sáng giờ thì giờ mới chụp hình được, siêu đẹp luôn mọi người", chị Nguyễn Thị Trang (TP.Đông Hà) chia sẻ. Nhiều người dân đánh giá cao về vẻ đẹp ngoại hình của cặp đôi linh vật rắn cũng như ý nghĩa sâu sắc khi tượng trưng cho tình hữu nghị hai nước Việt – Lào.Bên cạnh tâm điểm là linh vật rắn, xung quanh khuôn viên cũng được trang trí cờ, hoa rực rỡ để người dân thỏa sức được tham quan, chụp ảnh, ghi lại những khoảnh khắc đoàn tụ, ấm áp với gia đình, bạn bè ngày đầu năm mới.Dự kiến, cặp đôi linh vật rắn sẽ thu hút từ 5.000 – 7.000 lượt khách ghé thăm và là địa điểm lý tưởng để người dân du xuân, đón tết.
Cùng ngày, Liên đoàn Taekwondo Việt Nam (VTF) đã có quan điểm rất rõ ràng về sự cố nghiêm trọng ngày. Trên fanpage của VTF, có nêu rõ: "VTF nhận được thông tin nghiêm trọng liên quan đến cách thức huấn luyện của CLB Taekwondo S. tại TP.Đà Nẵng. Theo phản ánh, một học viên nhỏ tuổi (sinh ngày 28.8.2012) đã bị hành hung trong quá trình tập luyện vào đêm 9.1.2025. Cụ thể, học viên này đã bị HLV trưởng đánh bằng roi tre. Hành vi này mang tính lặp lại và có hệ thống với nhiều võ sinh khác. Trợ lý HLV (đai đen 2 đẳng) sử dụng dụng cụ tập luyện để đánh mạnh vào cơ thể, thậm chí còn đạp thẳng vào lưng khi cháu đang nằm sấp. Hậu quả, cơ thể cháu bị bầm tím nặng ở ngực, lưng, mông và hai bắp đùi.Gia đình đã kịp thời chụp ảnh lại vết tích, đưa cháu đi khám tại bệnh viện, và trình báo các cơ quan chức năng như Công an phường Khuê Trung, Ủy ban Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ em TP.Đà Nẵng, cũng như gọi vào đường dây nóng bảo vệ trẻ em của thành phố".Trong văn bản, Quan điểm của VTF như sau: "Hành vi sử dụng bạo lực trong huấn luyện thể thao, đặc biệt với trẻ em, là hoàn toàn phản giáo dục và vi phạm pháp luật. Môn võ Taekwondo không chỉ dạy kỹ thuật mà còn phải dạy đạo đức, sự tôn trọng và ý chí vượt qua giới hạn bản thân. Việc đánh đập học viên đi ngược lại tinh thần này.Theo đó, Ban kiểm tra VTF sẽ làm việc chặt chẽ với Liên đoàn Taekwondo Đà Nẵng để xác minh thông tin và có hướng xử lý thoả đáng. Những cá nhân vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm minh để đảm bảo quyền lợi và an toàn cho các em võ sinh taekwondo.Đây cũng là một lời cảnh tỉnh đến tất cả các HLV thuộc VTF, hãy đảm bảo việc huấn luyện võ thuật được thực hiện đúng quy định và đạo đức nghề nghiệp. Đây không chỉ là vấn đề của một cá nhân hay một CLB, mà còn ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của môn võ taekwondo tại Việt Nam. Phụ huynh hãy quan tâm hơn đến môi trường học tập của con em mình và mạnh dạn lên tiếng nếu phát hiện sai phạm".
Đề nghị bàn giao hơn 109 ha đất quốc phòng để mở rộng sân bay Phù Cát
Nguyễn Thanh Tùng là cựu sinh viên Trường ĐH Ngoại thương (Hà Nội), hiện đang làm giáo viên IELTS tự do. Thế nhưng, ít ai biết rằng đằng sau thành tích 9.0 IELTS của anh là một quá trình ôn luyện và thi cử kéo dài suốt 10 năm.Lý do Tùng quyết tâm đạt được điểm số cao này không chỉ để khẳng định năng lực của bản thân mà còn là để tạo niềm tin với học viên. "Mình là giáo viên dạy IELTS tự do, nên mình muốn chắc chắn rằng những gì tôi dạy cho học viên đều chính xác. Điểm số 9.0 sẽ là bằng chứng cho sự tin tưởng mà học viên dành cho mình", Tùng chia sẻ.Hành trình của Tùng bắt đầu từ những năm đại học, khi anh quyết định làm quen với kỳ thi IELTS. Lần đầu thi vào năm 2014, Tùng đạt 7.5, một con số không tồi, nhưng không đủ để anh hài lòng. "Mặc dù mình đạt điểm khá cao, nhưng kỹ năng viết (writing) và kỹ năng nói (speaking) vẫn chỉ được 6.5. Và mình phải cải thiện rất nhiều", Tùng nói tiếp.Sau đó, Tùng quyết định tập trung cải thiện hai kỹ năng khó nhằn này. Mất đúng 10 năm, anh mới có thể đạt được điểm số 9.0. "Cải thiện kỹ năng nói và kỹ năng viết là cả một quá trình vất vả. Lần đầu mình thi IELTS, chi phí thi là 3,5 triệu đồng. Những lần sau, chi phí cứ tăng dần lên. Trong suốt thời gian này, mình ước tính đã chi khoảng 80 triệu đồng cho việc thi. Nếu tính thêm chi phí tham gia các lớp học do cựu giám khảo tổ chức online, tổng chi phí rơi vào khoảng 100 triệu đồng", Tùng chia sẻ.Không dừng lại ở việc đi thi, Tùng còn dành nhiều giờ mỗi ngày để luyện tập. Tùng chia sẻ mỗi ngày anh dành ra 5 giờ để luyện kỹ năng nói và 5 giờ tiếp theo để luyện kỹ năng viết. "Có những lúc mệt mỏi, mắt không mở nổi, chỉ muốn bỏ cuộc. Nhưng mình nghĩ đến việc bỏ cuộc thì sẽ làm gương xấu cho học viên, nên lại tự động viên bản thân phải tiếp tục", Tùng chia sẻ.Theo Tùng, một trong những thử thách lớn nhất trong hành trình luyện thi của anh là không có lớp học nào dành riêng cho việc đạt điểm 9.0. "Khi mình chia sẻ mục tiêu đạt 9.0 với các giáo viên, họ đều cho rằng đó là điều bất khả thi. Chính vì vậy, mình quyết định tự học. Trong suốt quá trình ôn luyện, mình phải tự tổ chức lại những kiến thức đã học sao cho dễ áp dụng vào thực tế. Để đạt 8.0, bạn có thể xây dựng một kế hoạch rõ ràng, nhưng để đạt 9.0 thì không ai có thể đưa ra một lộ trình cụ thể. Vì vậy, mình cảm thấy như đang đi trong bóng tối mà không có đèn pin", anh nói.Bên cạnh việc luyện tập truyền thống, Tùng còn ứng dụng công nghệ, đặc biệt là sử dụng AI như ChatGPT để cải thiện kỹ năng viết và nói. "Khi luyện viết, mình nhập câu trả lời vào ChatGPT và nhờ công cụ này đánh giá về ngữ pháp, cách diễn đạt, giúp mình cải thiện câu văn sao cho tự nhiên và mượt mà hơn. Bên cạnh đó, mình còn sử dụng AI để luyện phát âm và ngữ điệu như thu âm phần Speaking và nhận phản hồi về phát âm, ngữ điệu và độ trôi chảy trong bài nói. Việc này giúp mình cải thiện khả năng phản xạ và điều chỉnh phát âm để trở nên tự nhiên hơn", Tùng bộc bạch.Theo Tùng, yếu tố quan trọng nhất để thành công trong việc học tiếng Anh chính là kiên trì và sự chủ động. "Việc luyện tập nhiều là điều kiện cần, nhưng quan trọng hơn là biết phải luyện tập cái gì. Khi luyện đề, bạn không chỉ làm cho xong rồi tra kết quả, mà phải học được điều gì từ mỗi đề thi", anh nói.Tùng chia sẻ một trong những bí quyết để giỏi tiếng Anh của anh là luyện kỹ năng nói nhiều để cải thiện kỹ năng nghe. "Khi bạn luyện kỹ năng nói thường xuyên, bạn sẽ quen với cách phát âm, ngữ điệu và tốc độ nói của người bản xứ. Điều này giúp bạn nghe tốt hơn", Tùng nói.Anh cũng áp dụng phương pháp học viết để cải thiện đọc: "Khi bạn viết nhiều, bạn sẽ quen với cách sử dụng từ vựng học thuật, cấu trúc câu phức tạp và cách trình bày ý tưởng rõ ràng. Điều này giúp bạn đọc hiểu nhanh hơn".Tùng mong rằng câu chuyện của mình sẽ truyền cảm hứng cho các bạn trẻ. Theo Tùng, đừng bao giờ nghĩ rằng đạt IELTS 9.0 là một điều gì đó là quá khó khăn và đừng để những lời nói bên ngoài làm bạn mất niềm tin vào mục tiêu của mình. Nếu bạn thất bại, đừng nản lòng. Hãy đứng dậy và tiếp tục đi.Anh cho biết: "Những lúc mệt mỏi, mình nghĩ đến mục tiêu lớn mà bản thân đang hướng tới và lại tiếp tục ngồi dậy học. Khi học sinh nhìn thấy sự cố gắng của thầy, họ cũng sẽ có động lực để kiên trì hơn trong việc học". Nhìn lại hành trình 10 năm gian nan, Tùng đã chứng minh rằng, với sự kiên trì, phương pháp học đúng đắn và việc áp dụng công nghệ, không gì là không thể.Nguyễn Thị Như Ý, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết bạn rất ngưỡng mộ với sự kiên trì và bền bỉ của Tùng. "Anh ấy là nguồn động lực lớn trong hành trình học tiếng Anh của mình. Những gì anh ấy đã trải qua và đạt được khiến mình cảm thấy tự tin hơn vào khả năng của bản thân và thêm quyết tâm theo đuổi mục tiêu học tập", Ý nói.Hoàng Khánh Linh, giáo viên tiếng Anh tại Trường THCS Linh Trung (TP.HCM), nhận xét rằng sự nỗ lực của Nguyễn Thanh Tùng trong hành trình đạt được IELTS 9.0 là một tấm gương sáng cho quá trình học tập kiên trì và đạt được mục tiêu. Theo chị Linh, điều đáng trân trọng ở Tùng không chỉ là thành tích cá nhân mà còn là sự cống hiến cho học viên của mình. "Tùng đã bỏ ra thời gian, công sức và trải nghiệm để không ngừng hoàn thiện bản thân, đồng thời chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm quý giá với học viên. Điều này khiến tôi rất ngưỡng mộ", chị Linh nói.