Tam tai, năm tuổi là gặp xui rủi?
Những năm đầu 80 của thế kỷ trước, ở quê tôi, một vùng thuần nông tại Nghệ An, gần như nhà nào cũng thiếu ăn quanh năm. Những bữa ăn chỉ toàn cơm độn khoai lang, mì hạt kèm với rau má, củ chuối luộc đã ám ảnh đám trẻ lên 6 - 7 tuổi như tôi. Và chúng tôi chỉ mong tết đến. Tết có bánh chưng, có thịt, có cơm trắng, áo mới… dù nó đến và đi rất nhanh. Tết Nguyên đán ở quê tôi bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp bằng lễ cúng ông Táo. Ở thời buổi đói kém ấy, nghi thức cúng lễ rất đơn giản, chủ yếu là đồ chay, rất ít nhà cúng mặn và chúng tôi, những đứa trẻ háu ăn cũng chẳng được thụ lộc đáng kể. Tết chỉ thực sự chạm ngõ mọi nhà từ ngày 27 tháng chạp. Buổi sáng hôm đó, tiếng lợn eng éc từ làng trên, xóm dưới rộn lên, nghe thật náo nhiệt. Đây là thời điểm các hợp tác xã nông nghiệp mổ lợn để chia thịt cho các xã viên ăn tết. Những năm 1980, cha tôi còn trong quân ngũ, mẹ tôi, tôi và đứa em được nhận thịt ăn tết. Chúng tôi vây quanh sân kho hợp tác xã xem người lớn mổ lợn. Trong không khí đầy niềm vui và sự háo hức, chúng tôi hồi hộp chờ đợi giây phút được chia thịt mang về. Những mảng thịt được xẻ ra, chia nhỏ, để trên những chiếc nong bằng tre. Một người cầm quyển sổ, đọc danh sách xã viên để 4 - 5 người khác cân thịt. Những phần thịt có cả xương được xâu vào sợi lạt nứa. Mỗi khẩu được 2 lạng thịt (200 gram). Nhà tôi 3 khẩu nên được 6 lạng, kèm theo mấy miếng lòng đã luộc. Nhận khẩu phần của gia đình, tôi háo hức cầm xâu thịt mang về, vừa đi vừa chạy, lòng đầy hân hoan.Mẹ tôi chia mấy miếng lòng cho hai anh em tôi ăn trước. Lòng đã nguội ngắt nhưng vẫn ngon vô cùng. Phần thịt lợn, mẹ tôi tách mỡ, đem vùi vào cái bồ đựng muối ở xó bếp để dành chiên lấy mỡ xào rau. Thịt nạc, mẹ tôi kho mặn. Niêu thịt kho nhỏ bé không đủ ăn trong những ngày tết nhưng vị ngon của nó vẫn theo tôi đến bây giờ.Chợ Vẹo ở xã bên, cách làng tôi vài cây số, họp vào các ngày chẵn. 28 tháng chạp hằng năm, chợ này đông vui nhất vì đó là phiên chính của chợ tết. Mẹ tôi bưng cái mủng đan bằng tre, đội nón, dắt em tôi đi chợ. Tôi nhảy chân sáo theo sau. Mưa xuân lất phất, con đường làng lép nhép bùn đất. Chợ tết nhộn nhịp người mua kẻ bán, rất vui. Mẹ tôi thường mua áo quần cho anh em tôi, rồi mua trầu, cau, một ít cam, cá biển và 1 cân thịt nữa. Mẹ nói có khó đến mấy thì tết cũng phải sắm cho được mấy thứ này. Mẹ tôi đội mủng về, cái tết ùa vào nhà.Sáng mùng 1, mẹ chuẩn bị cau, trầu, cam để chúng tôi đi chúc tết. Mẹ đi trước, tôi và đứa em líu ríu theo sau. Chúng tôi đến nhà người thân trong làng và họ hàng ở làng khác. Với những người lớn tuổi, mẹ tôi mang lễ thường là 3 - 5 quả cau hoặc 1 quả cam làm quà chúc tết. Mẹ đặt lễ ở bàn, lễ phép thưa: "Hôm nay mùng 1 tết, mẹ con chúng con có quả cau đến mừng tuổi ông, bà…". Tôi được mẹ dạy câu chúc tết này và khi lên lớp 1 thì tôi thay mẹ nói lời chúc và được người lớn khen, cho kẹo nên rất sướng. Chúc tết ở quê tôi gọi là mừng tuổi, ý là mừng cho tuổi mới. Đi mừng tuổi, tôi cũng được mừng tuổi, vui nhất khi đó là nhận tiền xu để đánh đáo; được ăn bánh chưng, kẹo bi; những thứ mà khi hết tết, chúng tôi nằm mơ cũng khó thấy. Ở quê tôi, từ xa xưa và đến giờ vẫn thế, trong những ngày tết, mọi người trong làng đều đến nhà nhau mừng năm mới. Ngày trước, quà chỉ là dăm ba quả cau để người lớn ăn trầu hoặc một vài quả cam, nay là một gói bánh. Nhưng việc quà tết nay đã được tinh gọn dần và chủ yếu là đến nhà chơi, chúc tết gia đình, uống nước, trò chuyện. Không ai buộc ai phải đến nhà chúc tết nhưng đã thành phong tục, không đi cứ cảm giác như có lỗi với người khác. Phong tục mừng tuổi giúp mọi người trong làng, trong xã thêm đoàn kết, chia sẻ với nhau. Đến mừng tuổi những người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau bệnh tật, trẻ con thường mang bánh còn người lớn thường mang theo ít tiền để thăm hỏi. Quê tôi có ông Thời, hồi đó nhà nghèo nhưng ông sống rất tình nghĩa. Tết nào ông cũng đi mừng tuổi khắp xã, bất kể có quan hệ họ hàng hay không. Ông Thời thường mang theo mấy quả cam, bỏ trong cái túi cước. Vào nhà nào, ông đều mang ra 1 quả, bảo: "Tết không có gì, chỉ có quả cam, tôi đến mừng tuổi cho gia đình năm mới bình an, làm ăn may mắn". Nhà nào cũng vậy, ông Thời chỉ ngồi chừng vài phút, hỏi han chuyện trò ít câu vui vẻ rồi chào đi. Mọi người trong xã đều quý ông, nhận lời chúc, xin trả lại cam cho ông. Ông Thời cười, nói: "Ông bà cho thì tôi xin lại, chúc ông bà năm mới vạn sự như ý". Xưa và nay vẫn thế, cứ sáng sớm mùng 1, ở quê tôi, con cháu kéo đến nhà ông bà, cha mẹ để chúc tết, trước khi đi mừng tuổi những người thân khác. Tiếng cười đùa huyên náo. Các nhà thờ họ rộn ràng tiếng trống tế. Cây nêu dựng khắp ngõ ngách trong làng. Những cô gái xúng xính gánh mâm cỗ đến nhà thờ để cúng tổ tiên. Ngày thường, ở làng chỉ còn phụ nữ và người già, thanh niên và trung niên ra Bắc, vào Nam, xuất ngoại lao động, nhưng cứ đến ngày tết làng lại đông vui, nhộn nhịp. Tết là dịp đoàn tụ khiến những người xa quê đều muốn về với gia đình, người thân. Ở nhà, những người bố, người mẹ già chỉ mong tết đến để con cháu trở về sum họp. Rời làng ngót 30 năm, nhiều người già tôi từng đến nhà mừng tuổi vào ngày tết năm xưa đã thành người thiên cổ, nhưng sự gắn kết từ tục mừng tuổi đã giúp tôi nhớ như in các mối quan hệ họ hàng, dù đã cách nhau nhiều đời. Tết vẫn thế, vẫn mang lại nhiều giá trị tinh thần khiến ai xa quê cũng phải nhớ, phải đau đáu tìm về.Nạn lừa đảo đầu tư chứng khoán thổi bay tiền tỉ
Các doanh nghiệp gạo Việt Nam tham gia Dự án "Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở ĐBSCL - TRVC" được Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) phối hợp với các đối tác Việt Nam thực hiện và được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT). Dự án được triển khai tại An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp, là 3 tỉnh có diện tích trồng lúa và sản lượng gạo lớn nhất Việt Nam. Vụ lúa hè thu vừa qua cũng là vụ đầu tiên của dự án, kết quả kiểm toán cho thấy đã giảm được trên 27.000 tấn CO2 tương đương. Dự án được chính thức triển khai xuống các địa phương vào giữa tháng 4.2024 và ngày 30.12.2024 công bố báo cáo kết quả vụ lúa đầu tiên sản xuất theo quy trình bền vững.Báo cáo của TRVC cho biết, so với cách thức sản xuất thông thường thì sản xuất theo quy trình mới mang đến nhiều lợi ích. Về hiệu quả kinh tế, lợi nhuận trung bình cho các nông hộ đạt được ở Đồng Tháp là 64%, An Giang 56% và Kiên Giang 54%. Về hiệu quả môi trường, tổng lượng giảm phát thải của các mô hình là 27.161 tấn CO2 tương đương. Về hiệu quả xã hội, 100% các doanh nghiệp tham gia thực hành lồng ghép các chính sách và thực hiện các biện pháp đảm bảo công bằng xã hội trong chính nội tại doanh nghiệp và tại các chuỗi liên kết ở ba tỉnh có dự án. Những kết quả trên có tầm quan trọng và đóng góp vào nỗ lực chuyển đổi hệ thống sản xuất lúa gạo phát thải thấp và việc thực hiện mục tiêu của "Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao phát thải thấp cho khu vực ĐBSCL". Xa hơn nữa, những nỗ lực của các doanh nghiệp tham gia Dự án TRVC cũng góp phần trực tiếp vào việc giảm thiểu biến đổi khí hậu toàn cầu và phù hợp với mục tiêu quan trọng của thế giới về giới hạn 1,5°C; giảm 30% phát thải khí metan tới năm 2030 theo cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP 26."Để ghi nhận những đóng góp kể trên, chúng tôi vui mừng được trao giải thưởng vụ 1 với tổng giá trị lên đến 200.000 AUD cho toàn bộ 8 công ty tham gia dự án vụ mùa này. Trong tháng 12.2024, SNV sẽ chuyển khoản số tiền giải thưởng cho các công ty", thông báo của SNV nhấn mạnh.Công ty TNHH lúa gạo Việt Nam (Vinarice) tham gia Dự án TRVC với diện tích 997 ha. Kết quả vụ đầu tiên vừa qua, tổng lượng phát thải mà đơn vị này đã giảm là 4.226 tấn CO2, tương đương bình quân mỗi ha giảm 4,1 tấn.Ông Trần Trương Tấn Tài, Tổng giám đốc Vinarice, chia sẻ: "Đối với giải thưởng này, công ty chúng tôi cũng đã chi ra cho các hộ nông dân qua chương trình bằng cách đào tạo nâng cao trình độ canh tác cho họ, chuyển trả trợ cho các hộ nông dân là nữ, các hộ có người khuyết tật và chi trả thêm cho nông dân bằng chương trình trợ giá cũng như các cán bộ, người đại diện cùng tham gia quarnlys với Công ty Vinarice".Dự án TRVC sẽ kéo dài đến năm 2027 với mục tiêu hỗ trợ 10 doanh nghiệp liên kết với khoảng 200.000 nông hộ nhỏ, 50 - 60 hợp tác xã ở 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang chuyển đổi sang sản xuất lúa phát thải thấp trên diện tích 200.000 ha.Hiện nay có một số doanh nghiệp lớn trong ngành gạo tham gia Dự án TRVC như: Tân Long, Trung An, Vinarice, Thái Bình Seed, Vua gạo...
Dàn nam thần bóng rổ quốc tế đổ bộ VPrime 3x3
Bộ KH-ĐT đang đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.Theo đó, cơ quan này đề xuất xây dựng các cơ chế, chính sách vượt trội nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nguồn vốn, công nghệ, phương thức quản lý hiện đại, khuyến khích phát triển kết cấu hạ tầng và hình thành môi trường sống văn minh, chất lượng cao tại trung tâm tài chính. Về hệ thống đăng ký thành viên trung tâm tài chính, Bộ KH-ĐT đề xuất đối tượng đăng ký trở thành thành viên trung tâm tài chính là các tổ chức tín dụng, công ty tài chính, sàn giao dịch chứng khoán, vàng, ngoại tệ, quỹ đầu tư tài chính, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm... được phép thành lập và hoạt động tại trung tâm tài chính."Việc hình thành hệ thống đăng ký doanh nghiệp, thành viên là giải pháp phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam nhằm đảm bảo sự quản lý xuyên suốt về đối tượng áp dụng của các chính sách trong trung tâm tài chính và hiệu quả quản lý hoạt động của trung tâm tài chính nói chung.Đồng thời, chính sách này không bị hạn chế bởi các quy định về đăng ký doanh nghiệp tại luật Doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan", Bộ KH-ĐT lý giải.Liên quan chính sách thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) đối với mô hình kinh doanh ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính (fintech), Bộ KH-ĐT đề xuất ủy ban quản lý, điều hành trung tâm tài chính có thẩm quyền cấp phép, quản lý, đánh giá tác động và quản trị rủi ro đối với sandbox trong hoạt động fintech, bao gồm cả sàn giao dịch đối với tài sản mã hóa, tiền mã hóa.Chính phủ quy định chi tiết các biện pháp về phòng, chống rửa tiền liên quan đến tài sản mã hóa, tiền mã hóa; việc kiểm tra, chứng nhận mức độ bảo mật, an ninh, an toàn mạng đối với tổ chức cung ứng dịch vụ tài sản mã hóa.Cách thức quản lý, xử lý đối với việc phát hành, sở hữu và giao dịch các token tiện ích; biện pháp quản lý đối với các hoạt động "đào" tài sản mã hóa nhằm hạn chế rủi ro đối với an ninh năng lượng và môi trường...Theo đề xuất của Bộ KH-ĐT, cán bộ quản lý, nhà khoa học, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân phát sinh tại trung tâm tài chính quốc tế được miễn thuế thu nhập cá nhân.Đối với các đối tượng khác có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân phát sinh tại các cơ quan quản lý trung tâm tài chính, tại các thành viên trung tâm tài chính được miễn thuế thu nhập cá nhân đến hết năm 2035 và giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân phải nộp trong các năm tiếp theo.Về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, đề xuất của Bộ KH-ĐT là đối với các dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển của trung tâm tài chính quy định tại quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ: thuế suất 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án, miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế.Đối với các dự án đầu tư khác vào trung tâm tài chính, bao gồm cả thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản: mức thuế suất 10% trong thời hạn 15 năm, miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế...Trao đổi với Thanh Niên, chuyên gia kinh tế Lê Quốc Phương đánh giá, nếu xây dựng thành công các trung tâm tài chính, Việt Nam không chỉ phát triển được thị trường tiền tệ, hệ thống ngân hàng mà cả thị trường vốn, thị trường hàng hóa phái sinh, các dịch vụ bổ trợ cũng sẽ rất phát triển."Muốn tiến tới xây dựng thành công trung tâm tài chính, trước hết phải đảm bảo xây dựng tốt hạ tầng cứng như nhà cửa, đường sá…; hạ tầng mềm là thiết chế luật pháp và hạ tầng số. Môi trường kinh doanh phải tốt, thông thoáng hơn. Đặc biệt, Việt Nam cần tập trung phát triển nguồn nhân lực để đủ sức phục vụ trung tâm tài chính quốc tế", ông Phương nhấn mạnh.Theo Bộ Tài chính, hiện tài sản mã hóa thường được đề cập dưới dạng các thuật ngữ như: đồng tiền mã hóa (coins), đồng tiền tiện ích (utility coins, utility tokens), mã thẻ bảo mật chứng khoán (security tokens), mã thẻ nền tảng (platform tokens)...Coin dùng cho những loại tiền điện tử có công nghệ chuỗi khối (blockchain) riêng, như Bitcoin hay Ethereum. Mã thẻ bảo mật (token) là một dạng tài sản mã hóa dùng chung blockchain với một loại tiền điện tử khác…
Ở một châu lục khác, mùa xuân đi trước 2-3 tháng nên bữa tiệc tất niên của bà con người Việt tại Úc không cầu kỳ về cao lương mỹ vị nhưng thật đậm tình đồng bào.Đó là bữa tất niên sau khi mọi người cùng chung tay tổ chức chương trình Xuân Quê hương đậm đà bản sắc dân tộc nhưng cũng mang tính kết nối, mở ra những kế hoạch mới cho nhiều ngành nghề như: giáo dục, giao thương, kinh tế…. cho bà con ở Tây Úc. Chương trình Xuân Quê hương vào tháng 11.2024 lúc đó có lẽ khá sớm với Việt Nam nhưng nó diễn ra vào những ngày cuối xuân ở Perth. Đó cũng là chương trình Xuân Quê hương đầu tiên mà Tổng lãnh sự Nguyễn Thanh Hà quyết tâm thực hiện tại Perth. Ngày hội quy tụ gần 1.000 người, diễn ra từ trưa đến chiều và thu hút đông đảo bà con, du học sinh tham dự. Một cái tết đến sớm thật nhưng đủ là một không gian văn hóa ấm cúng, kết nối đa chiều, đa thế hệ. Trở về bữa tiệc cuối năm nói trên, đó là một chiều cuối tuần tại nhà anh Phan Văn Huệ ở phố Yarimup…, nhiều bà con gốc Việt và cả du học sinh tề tựu đến chung vui. Trời se lạnh, thật mát và cũng trùng hợp sao nó rất giống với thời tiết ngày giao thừa hôm nay ở Sài Gòn. Đến khá sớm là chị Mai Hương – anh Huy Tuấn (gốc Vũng Tàu), 2 người Việt sang sinh sống và thăm con đang du học ở Perth. Anh chị rất nhiệt tình, luôn sẵn sàng làm tài xế đưa chúng tôi đi gặp những người con gốc Việt thú vị tại Perth này. Chị Mai Hương chính là một trong những người Việt nhiệt tình cho nhiều hoạt động chung của cộng đồng, đặc biệt với Xuân Quê hương chị đứng ra kết nối, hỗ trợ lãnh sự quán Việt Nam tại Perth trong nhiều khâu. Em chị Hương – chị Hồng Hải luôn trẻ trung, dù là mẹ 3 con nhưng vẫn luôn có mặt trên từng cây số, hỗ trợ, mời đoàn người Việt sang dùng những bữa ăn rất Việt Nam. Gia chủ chị Thu Hà đúng là một đầu bếp số dách, trong nhiều ngày liền, chị Hà là "chị nuôi" chăm lo nhiều bữa ăn cho bà con người Việt. Món chị nấu đơn giản nhưng rất ngon, khẩu vị y chang ở Việt Nam. Bởi nơi đây, món VN nào, gia vị VN nào cũng có sẵn ở các chợ, nên các bà cô, bà chị tha hồ mà trổ tài nấu nướng, để các ông chồng và con cái không phải trải qua cảm giác thèm đồ ăn Việt. TP.Perth cũng rất đặc biệt và có lẽ ít người VN biết đến. Nhắc đến Úc thì Sydney hay Melbourne là hai cái tên quen thuộc nhất. Dù ở Úc nhưng tên Perth có lẽ nhiều người Việt ít biết, TP xinh đẹp này chỉ cách VN 6 giờ bay. Tối lên máy bay Vietjet ngủ một giấc, 8 giờ sáng bạn đã có mặt ở Perth để đi học hoặc đi làm. Quang trọng nữa là múi giờ thật gần, cách VN đúng… 1 tiếng nên mọi sinh hoạt, giao dịch công việc đều rất thuận tiện. Thêm một điều thú vị mà người Việt rất thích là khí hậu quanh năm đều ôn hòa, nhiệt độ từ 14-15oC (ban đêm) đến tầm 20-25oC ban ngày, Mùa hè nóng nhất ở Perth thì nắng gay gắt nhưng cao nhất cũng tầm dưới 35oC. Khí hậu quá mát mẻ, tuyệt vời cho nhiều bà con người Việt. Một cán bộ ngoại giao từng công tác hàng chục quốc gia đúc kết rằng Perth là thành phố mà anh thấy thú vị nhất về khí hậu, thời tiết, quãng đường bay và cả môi trường sống an ninh, an toàn. "Song kiếm hợp bích" với chị Hà là đầu bếp Thanh Thiện (một người Việt Nam sang) trổ hết tài hoa vừa làm bánh truyền thống như da lợn, bánh chuối và cả bánh kem vừa chiên chả giò, vừa làm món bánh hỏi thịt heo quay. Bữa ăn tuy đơn đơn giản vài món trên kèm salad và cá hồi nhưng thật rộn rã tiếng nói cười, phụ nhau, kể chuyện VN cho nhau nghe. Chị Thiện là một đầu bếp bánh có tiếng ở Vũng Tàu, chị là thầy của nhiều học trò. Tại Perth, chị Thiện cũng bất ngờ gặp lại cô học trò ở Vũng Tàu ngày xưa của mình. Chị Thiện đi cùng đoàn với thư pháp gia Lưu Thanh Hải do trà sư Ngô Thị Thanh Tâm dẫn đầu, để mang hương vị truyền thống sang Úc "ăn cái tết Việt". Hôm ấy, đại gia đình Lãnh sự quán VN tại Perth cũng góp mặt. Bà Tổng lãnh sự Nguyễn Thanh Hà cùng phu quân, các anh chị em ở lãnh sự như chị Thảo, chị Minh hay anh Tùng cũng xắn tay vào… phụ, cùng bà con làm nên bữa tiệc cuối năm. Nhiều bạn trẻ từ VN sang, hay các thế hệ du học sinh, F1 ở Úc cũng có mặt. Nói theo kiểu VN là "đại gia đình" quây quần, từ già đến trẻ, từ muôn phương, muôn nơi cũng đầm ấm bên nhau. Những ngày có mặt ở Úc thật ngắn để làm nên một Xuân Quê hương nhưng những người Việt đều cảm nhận được tình cảm ấm áp của các cán bộ Lãnh sự quán VN tại Perth. Mọi thắc mắc, khúc mắc đều được hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời. Trong những ngày chung vui lễ lạt của bà con đều được các anh chị em chia sẻ, tham dự. Trẻ con, cán bộ lãnh sự thì nước suối, cánh đàn ông thì một chút thức uống có cồn nhưng 2 bàn ăn luôn rôm rả tiếng cười và chủ đề duy nhất vẫn là: Việt Nam. Từ cuộc sống của bà con tại Perth, đến các chương trình du học Úc thuận tiện ở Tây Úc, đến những hoạt động của lãnh sự quán trong việc tạo điều kiện cho bà con thuận tiện trong công việc và làm ăn. Trong cái se lạnh của mùa xuân, một bữa tiệc xuân đất khách đầu tiên của chúng tôi không ngờ lại ấm áp như đang quây quần trong đại gia đình bà con VN ngay trên chính quê hương.Chính ở Perth này, chúng tôi được biết thêm những con người thật sự tuyệt vời, giỏi giang mà nhiều người tại đây rất ngưỡng mộ. Đặc biệt đó đều là những phụ nữ Việt giỏi giang. Đó là chị Lâm Ti, một giám đốc doanh nghiệp xuất nhập khẩu trái cây hàng đầu tại bang Tây Úc và cả nước Úc. Chị Ti mỗi ngày đưa hàng chục tấn dâu của Úc đi khắp thế giới, mang lại công việc cho hàng ngàn con người yêu thích nông trại.Là chị Vũ Minh Huyền (Hannah Vũ), Giám đốc đối ngoại Đại học Tây Úc, người tích cực thúc đẩy hợp tác giáo dục đào tạo, trao đổi học thuật, hợp tác y tế và chăm sóc sức khỏe giữa bang Tây Úc và Việt Nam. Chị Minh Huyền vừa hạ sinh con gái cách đây tròn tháng nhưng trong những ngày tổ chức tổ lễ dù "bụng vượt mặt" nhưng vẫn băng băng làm các khâu để lễ hội Xuân Quê hương thành công tốt đẹp.Hay như chị Vân Colin, một doanh nhân nhập khẩu cà phê Việt để giới thiệu với bạn bè Úc nhưng "tề gia số một" khi các con với ông xã người nước ngoài đều nói tiếng Việt rành rẽ đến bất ngờ. Cùng là bạn thân của chị Vân Colin, chị Venessa (tên Việt là chị Phúc) có ông xã là ông Riaz Mahmood, Tổng giám đốc khách sạn Duxton 5 sao (ở Tây Úc) luôn hết mình trong các hoạt động của bà con, đặc biệt là những lần các đoàn ngoại giao trong nước có lịch trình làm việc tại Perth, các hoạt động của bà con nếu cần địa điểm đều được ông Riaz - "chàng rể Việt Nam" ưu tiên hết mình để mọi việc thành công nhất có thể.Gia đình chị là một gia đình đặc biệt khi 26 năm chị và ông xã cùng ăn tết ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới (do đặc thù công việc của chồng). Bản thân chị là làm về ngành thời trang nên tư tưởng cũng rất thoáng nhưng cứ có hoạt động của bà con là chị lại có mặt. Đó là anh Huy Nguyễn, một người Việt môi giới, kinh doanh bất động sản, sang nhượng cửa hàng luôn sẵn sàng chia sẻ tư vấn hợp lý, đặc biệt là luôn miễn phí giúp bà con kiều bào an cư lạc nghiệp khi mua nhà hay đầu tư. Sự chia sẻ, hỗ trợ giúp nhau của bà con kiều bào, làm ăn sinh sống ở Perth không chỉ bắt nguồn từ tinh thần tương thân tương ái truyền thống bao đời nay của người Việt mà là còn là sự sẻ chia, quan tâm để cộng đồng ngày một phát triển bền vững. Ngoài kia, xuân tết đã ở đầu ngõ mọi nhà trong niềm an vui!Lãnh sự quán đã, đang và sẽ đồng hành, hỗ trợ thế nào với những người Việt Nam đang sống và làm việc ở Tây Úc?Bà Tổng Lãnh sự Nguyễn Thanh Hà: Công tác về Người VN ở nước ngoài (NVNONN) luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm sâu sắc và chỉ đạo sát sao với hàng loạt các chủ trương, chính sách lớn được ban hành trong nhiều năm qua. NVNONN là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam với các nước nói chung, và với Úc nói riêng. Thực hiện chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam, cũng như sự chỉ đạo sát sao từ Bộ Ngoại giao, trong những năm qua, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Perth đã không ngừng nỗ lực để đồng hành và hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Tây Úc và Vùng Lãnh thổ Bắc Úc.Chúng tôi đã chủ động tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, không chỉ tạo cơ hội để bà con gắn kết mà còn giúp giới thiệu văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Nổi bật phải kể đến 2 hoạt động đón Tết cho cộng đồng người Việt tại Bắc Úc và Tây Úc. Chương trình Xuân Quê hương tại Bắc Úc (3.2024) với sự tham gia biểu diễn của đoàn nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ TP.HCM đã thu hút đông đảo kiều bào và bạn bè quốc tế đến tham dự. Tiếp nối thành công của sự kiện tại Bắc Úc, TLSQ đã phối hợp với Đại học Tây Úc tổ chức sự kiện Xuân Quê hương chào đón năm mới 2025 với thông điệp "Đoàn kết và hướng về quê hương" (11.2024). Các chương trình Xuân Quê hương diễn ra trong không khí đoàn kết, vui vẻ, ấm cúng, trang trọng và đậm đà bản sắc dân tộc với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc, gợi nhớ quê hương và ngày tết cổ truyền được bà con hưởng ứng đông đảo và chính quyền sở tại đánh giá cao. Bên cạnh đó, TLSQ hỗ trợ các doanh nghiệp và cá nhân người Việt kết nối, hợp tác và phát triển kinh doanh tại Tây Úc và Vùng Lãnh thổ Bắc Úc thông qua các hội thảo, diễn đàn kinh tế và chương trình xúc tiến thương mại. Trong công tác hội đoàn, TLSQ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ nhiều hội đoàn kết nối gặp gỡ, triển khai hoạt động và phát huy các nhân tố tích cực.Trong thời gian tới, TLSQ VN tại Perth sẽ tiếp tục hỗ trợ, tạo thuận lợi cho bà con trong thực hiện các giấy tờ, thủ tục lãnh sự, làm tốt công tác bảo hộ công dân; tiếp tục hỗ trợ bà con tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh tế, thương mại - đầu tư với trong nước; làm cầu nối chuyển tải nguyện vọng và ý kiến đóng góp của bà con đối với các chính sách, dự luật có liên quan. Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục đồng hành cùng bà con trong các hoạt động văn hóa để củng cố đoàn kết, vun đắp lòng tự hào dân tộc, giúp thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên tại Úc hiểu hơn về nét đẹp truyền thống và bản sắc dân tộc Việt Nam. Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cận kề, Tổng lãnh sự Nguyễn Thanh Hà có điều gì chia sẻ với bà con cộng đồng kiều bào?Trong năm qua, cộng đồng người Việt Nam tại Tây Úc và Vùng Lãnh thổ Bắc Úc đã gặt hái được nhiều thành công. Sự đoàn kết, chăm chỉ và tinh thần vượt khó của bà con đã góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế của người Việt trên đất Úc. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả quý bà con đã đồng hành cùng TLSQ trong xây dựng cộng đồng đoàn kết và phát triển.Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tôi xin chúc toàn thể quý bà con một năm mới nhiều sức khoẻ, bình an, hạnh phúc và thành công. Mong bà con tiếp tục hướng về quê hương, đất nước; duy trì và phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc; cùng chung sức xây dựng cộng đồng đoàn kết, vững mạnh; tích cực đóng góp cho quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Úc ngày càng phát triển tốt đẹp.Bà Nguyễn Thanh Hà, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Tây Úc và vùng lãnh thổ Bắc Úc cho biết thêm: Cộng đồng người Việt tại bang Tây Úc có khoảng hơn 30.000 người, trong đó gần 20.000 người được sinh ra tại Việt Nam, đa số là kinh doanh nhỏ trong các lĩnh vực bất động sản, tư vấn luật, thuế vụ, xuất nhập khẩu, nhà hàng, làm nông trại... Ngoài ra, Tây Úc có hai chuỗi siêu thị của người Việt là MCQ và Nguyên Phát chuyên cung cấp lượng lớn thực phẩm và hàng tiêu dùng Việt Nam cho không chỉ cộng đồng người Việt mà cả các cộng đồng châu Á khác. Cộng đồng người Việt tại Vùng Lãnh thổ Bắc Úc có khoảng 2.500 người, chiếm 1% dân số của Vùng Lãnh thổ. Nổi bật tại Bắc Úc có Hội nông gia Việt Nam, gồm các chủ trang trại trồng xoài, do anh David Dinh làm Chủ tịch. Hội Nông gia rất có uy tín và tiếng nói với chính quyền Bắc Úc bởi đây là vùng cung cấp 51% sản lượng xoài toàn Úc, trong đó, hơn nửa sản lượng xoài là từ các nông trại của người Việt. Ngoài ra, tại Bắc Úc còn có Hội Gia đình Việt Úc do chị Anne Lan Anh làm Chủ tịch. Hội Gia đình Việt Úc hàng năm đều tổ chức nhiều sự kiện văn hoá để gắn kết cộng đồng, trong đó có lễ hội Lồng Đèn 2023 được Bắc Úc bầu chọn là Sự kiện của Năm.Đại bộ phận bà con người Việt tại Tây Úc và Vùng Lãnh thổ Bắc Úc đều có địa vị pháp lý, cuộc sống ổn định, làm việc chăm chỉ, cần cù, chịu thương, chịu khó, hội nhập tốt vào sở tại, có nhiều đóng góp trong các lĩnh vực vực kinh tế, văn hóa…
Nữ tài xế Gen Z xinh đẹp lái xe tải nặng màu hồng: Ôm đèo phụ nữ cũng làm được
Công điện của Thủ tướng gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế; các bộ: NN-PTNT, Y tế, TN-MT, LĐ-TB-XH, TT-TT.Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố nêu trên chủ động theo dõi sát tình hình và dự báo thời tiết; tuyên truyền, vận động, phổ biến cho người dân các phương pháp, kỹ năng phòng, chống rét an toàn, hiệu quả... (không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín tránh xảy ra sự cố đáng tiếc, gây thiệt hại về người); phòng, chống cháy nổ khi sưởi ấm. Kịp thời cung cấp thuốc men, khám chữa bệnh kịp thời, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng người dân ốm vì rét mà không tiếp cận được dịch vụ y tế và chữa trị trong dịp tết.Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại, có sương muối, chỉ đạo, hướng dẫn nông dân có biện pháp chống rét cho các diện tích mạ xuân, không gieo trồng trong những ngày giá rét, nhiệt độ xuống thấp; không chăn thả, không cho trâu, bò cày bừa khi xảy ra rét đậm, rét hại.Đặc biệt, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng thiệt hại về người và cây trồng, vật nuôi bị chết nhiều do chủ quan, lơ là, không thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng, chống đói, rét (nhất là rét đậm, rét hại), dịch bệnh cho người dân và cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT tập trung chỉ đạo theo dõi sát diễn biến thời tiết, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện công tác phòng, chống rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản và cây trồng; chỉ đạo các địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông - xuân, cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết.Bộ TN-MT chỉ đạo theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thời tiết, rét đậm, rét hại để cơ quan chức năng và cơ quan truyền thông truyền tải đến người dân biết và chủ động tích cực, triển khai các biện pháp ứng phó hiệu quả với rét đậm, rét hại, băng giá.Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông phổ biến kiến thức, hướng dẫn, khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống rét hiệu quả, bảo đảm an toàn sức khỏe, tránh nguy cơ nhiễm độc khí khi đốt than, củi để sưởi ấm trong phòng kín; chỉ đạo lực lượng y tế tuyến cơ sở bảo đảm cơ số thuốc chữa bệnh cần thiết, tổ chức khám chữa bệnh cho người dân, nhất là trong dịp tết.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ nay đến ngày 29.1, Bắc bộ và Bắc Trung bộ trời rét đậm, vùng núi Bắc bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Trung Trung bộ trời rét, có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ phổ biến từ 8 - 11 độ C, vùng núi 4 - 6 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 2 độ C; ở khu vực từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 12 - 15 độ C; ở khu vực từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi phổ biến 16 - 18 độ C.