Vì sao Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu ngừng sử dụng robot đặt lệnh?
Ung thư ống mật thường xuất hiện ở người lớn tuổi. Tổ chức nghiên cứu ung thư Anh Cancer Research UK cho biết hơn 70% người bị ung thư ống mật sẽ tử vong trong vòng 1 năm sau khi chẩn đoán. Đây được xem là tỷ lệ cao vì nhiều loại ung thư có tỷ lệ tử vong trong vòng 1 năm chưa đến 30%. Nguyên nhân chính là do ung thư ống mật thường rất khó phát hiện. Bệnh âm thầm phát triển, đến khi xuất hiện triệu chứng thì đã ở giai đoạn tiến triển, theo chuyên trang sức khỏe Verywell Health (Mỹ).Một số triệu chứng trong giai đoạn đầu của ung thư ống mật mà mọi người không được bỏ qua gồm:Mệt mỏi và kiệt sức không rõ nguyên nhân là dấu hiệu phổ biến của nhiều bệnh. Do đó, nếu cơ thể luôn cảm thấy uể oải, mệt mỏi, không còn chút sức lực nào dù đã nghỉ ngơi thì hãy đến bệnh viện kiểm tra.Đau dưới xương sườn thường là do căng cơ, viêm gan, viêm túi mật hay loét dạ dày. Nếu đã uống thuốc nhiều ngày mà cơn đau này không khỏi thì có thể là do ung thư ống mật.Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng, phổ biến là do khó tiêu và vấn đề đường ruột. Tuy nhiên, nếu cơn đau bụng kéo dài, tái đi tái lại thì cần phải đi khám.Không chỉ ung thư ống mật mà nhiều loại ung thư khác cũng gây mất cảm giác thèm ăn. Điều này là do một số khối u ung thư tiết ra các chất làm rối loạn điều hòa cảm giác thèm ăn của não, đặc biệt là vùng đồi dưới.Khối u phát triển trong ống mật có thể gây tắc nghẽn dòng chảy của dịch mật, khiến vi khuẩn dễ xâm nhập và gây viêm đường mật. Viêm đường mật thường đi kèm với sốt cao, rét run, vàng da.Phương pháp điều trị ung thư ống mật phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, vị trí khối u và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Những phương pháp điều trị chủ yếu là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, liệu pháp miễn dịch và một số phương pháp khác, theo Verywell Health.Thủ Đức bắt đầu chi bồi thường dự án Vành đai 2 TP.HCM
Theo đó, kế hoạch nhằm thực hiện các nội dung kết luận, kiến nghị của Chánh thanh tra Bộ Xây dựng tại kết luận thanh tra số 41 về hoạt động quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ có nhiều tầng, nhiều căn hộ trên địa bàn TP.HCM.Theo kết luận thanh tra số 41, TP.HCM còn tồn tại một số vi phạm trong quá trình cấp phép và quản lý trật tự xây dựng theo giấy phép xây dựng được cấp.Tại thời điểm tháng 12.2023, có 205/241 công trình được kiểm tra có vi phạm trật tự xây dựng chưa được lập hồ sơ xử lý. Trong năm 2024, TP.Thủ Đức và 18 quận, huyện (quận 3, 4, 5, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Tân, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Củ Chi), phường Nguyễn Cư Trinh (quận 1) đã có văn bản báo cáo việc thiết lập hồ sơ xử lý và tình hình khắc phục của các công trình có vi phạm trật tự xây dựng.Trong đó có 53 công trình đã tháo dỡ phần vi phạm, 55 công trình đã tháo dỡ một phần và 77 công trình đã lập bổ sung hồ sơ xử lý.Để khắc phục và xử lý các sai phạm trên, UBND TP.HCM giao Sở Nội vụ tham mưu UBND TP.HCM tổ chức thực hiện kiểm điểm trách nhiệm và xử lý theo thẩm quyền đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân để xảy ra các tồn tại, thiếu sót, vi phạm được nêu trong kết luận thanh tra.Giao Sở Xây dựng, UBND các quận, huyện và TP.Thủ Đức tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra các tồn tại, thiếu sót, vi phạm được nêu trong kết luận thanh tra.Sở Xây dựng, UBND TP.Thủ Đức và các quận, các cơ quan liên quan được giao rà soát các đồ án quy hoạch xây dựng, thiết kế đô thị, quy chế quản lý kiến trúc để kịp thời điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung khắc phục những thiếu sót, tồn tại, bất cập, làm cơ sở cho việc quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng.Chủ tịch UBND TP.HCM giao UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện tổ chức thực hiện và yêu cầu các tổ chức, cá nhân khắc phục những tồn tại, thiếu sót, xử lý theo quy định trong công tác cấp giấy phép xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ và quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.Đồng thời tiếp tục tăng cường kiểm tra, chỉ đạo UBND cấp xã phối hợp đội Thanh tra xây dựng và cơ quan liên quan thực hiện trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng theo quy định của pháp luật đối với các công trình nhà ở riêng lẻ trên địa bàn. Phải theo dõi từ khi khởi công xây dựng công trình cho đến khi công trình bàn giao và sau khi đưa vào sử dụng nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời vi phạm trật tự xây dựng theo quy định.
Văn Toàn, Tiến Linh, Hoàng Đức tặng 300 triệu đồng cho Quỹ Hito vươn cao Việt Nam
Honda Civic 2022 và Toyota Corolla Altis 2022 có khá nhiều điểm tương đồng về xuất xứ, giá bán và đa dạng phiên bản...
Đây là một sáng kiến hợp tác giữa Mastercard và các đơn vị giao thông công cộng, nhằm mang đến những trải nghiệm di chuyển tiện lợi và đầy sắc màu cho cộng đồng. Theo đó, từ ngày 31.12.2024 đến hết ngày 24.6.2025, hành khách sử dụng phương thức thanh toán chạm bằng thẻ Mastercard khi di chuyển bằng WaterBus thứ ba hằng tuần sẽ được giảm giá vé, nhận quà tặng, tham gia các hoạt động thú vị. Chương trình không chỉ tạo cơ hội trải nghiệm giao thông công cộng hiện đại mà còn khuyến khích thói quen sử dụng phương tiện công cộng của người dân.Hệ thống Tàu buýt sông Sài Gòn: WaterBus và WaterGo Hệ thống Tàu buýt sông Sài Gòn là giải pháp giao thông công cộng đường thủy đầu tiên tại TP.HCM, mang đến hình thức di chuyển mới mẻ, góp phần giảm tải giao thông đường bộ và tạo cơ hội khám phá cảnh quan sông nước độc đáo. Hệ thống bao gồm hai dịch vụ chính: Saigon WaterBus và Saigon WaterGo. Hệ thống Tàu buýt Sài Gòn không chỉ đáp ứng nhu cầu di chuyển mà còn mang lại trải nghiệm mới mẻ ngắm cảnh thành phố từ dòng sông.Mỗi tháng, từ ngày 31.12.2024 đến hết ngày 24.6.2025, "Ngày Mastercard" sẽ diễn ra vào thứ ba với bốn chủ đề trải nghiệm đặc biệt, giúp hành khách tận hưởng những khoảnh khắc thú vị trong hành trình di chuyển.Thẻ Mastercard là thẻ thanh toán quốc tế được phát hành thông qua liên kết với các ngân hàng thương mại toàn cầu. Thẻ cho phép người dùng rút tiền, mua hàng trực tuyến và thanh toán tại các điểm chấp nhận trên toàn thế giới.Ngoài các hoạt động này, Ngày Mastercard còn mở rộng ra toàn bộ các phương tiện giao thông công cộng tại TP.HCM. Mỗi ngày trong tuần, hành khách di chuyển bằng các phương tiện như tàu điện metro số 1, xe điện bốn bánh (buggy), xe buýt, và các phương tiện công cộng khác sẽ có cơ hội trải nghiệm những hoạt động thú vị và nhận các phần quà hấp dẫn. Điều này không chỉ nâng cao chất lượng trải nghiệm giao thông mà còn thúc đẩy thói quen sử dụng các phương tiện công cộng, góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông và bảo vệ môi trường.Trong thời gian tới, Mastercard còn là đơn vị đầu tư và phối hợp với Saigon WaterBus và các phương tiện giao thông công cộng khác tại TP.HCM triển khai giải pháp thanh toán thẻ EMV. Với công nghệ này, người dân chỉ cần sử dụng một loại thẻ để thực hiện thanh toán một chạm nhanh chóng trên các phương tiện giao thông công cộng. Mastercard là một trong những công ty công nghệ thanh toán quốc tế, luôn đi đầu trong việc phát triển các phương thức thanh toán hiện đại, mang lại trải nghiệm mua sắm tiện lợi và an toàn cho người tiêu dùng. Thông qua Ngày Mastercard, chương trình mong muốn thúc đẩy trải nghiệm di chuyển hiện đại, giúp hành trình hàng ngày trở nên thuận tiện và thoải mái hơn. Giải pháp thanh toán một chạm Tap & Go của Mastercard cũng thúc đẩy việc sử dụng các phương thức thanh toán không tiền mặt trong cộng đồng, giúp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu sự bất tiện cho người dân khi di chuyển. Đồng thời, việc sử dụng công nghệ thanh toán hiện đại cũng sẽ góp phần tạo ra một xã hội thông minh, văn minh và bền vững hơn thông qua việc nâng cao trải nghiệm giao thông công cộng tại TP.HCM.Với các hoạt động thú vị và tiện ích vượt trội, Mastercard và Saigon WaterBus sẽ mang đến một cơ hội tuyệt vời cho cư dân và du khách, giúp họ di chuyển tiện lợi và tận hưởng những khoảnh khắc đáng nhớ trên dòng sông Sài Gòn. Để tìm hiểu thêm về Ngày Mastercard với WaterBus, xem thêm thông tin tại:
Những tấm lòng vàng 1.3.2023
Tại phiên họp thường niên lần thứ 57 diễn ra tại Manila (Philippines), Ủy ban Bão quốc tế đã thảo luận và chấp thuận đề xuất của các quốc gia về việc loại bỏ tên bão đã gây ảnh hưởng đến cộng đồng là 2 cơn bão Trà Mi và bão Yagi.Cơn bão Trami (bão Trà Mi) do Việt Nam đặt tên, đã gây ảnh hưởng nặng nề đến các địa phương của Philippinnes; cơn bão Yagi (do Nhật Bản đặt tên) đã gây thiệt hại nặng nề đối với các tỉnh phía bắc Việt Nam hồi tháng 9.2024, tên cơn bão này được 3 nước Việt Nam, Trung Quốc và Philippines đề xuất loại bỏ.Ông Hoàng Đức Cường, Phó cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ TN-MT), cho biết theo thông lệ, các nước thành viên (14 nước trong khu vực chịu ảnh hưởng của bão ở Thái Bình Dương) sẽ cung cấp 10 tên để sử dụng xoay vòng, đặt tên cho các cơn bão.Trong một số trường hợp, các cơn bão được đặt tên gây thiệt hại nặng nề đến các nước thành viên thì họ có thể đề xuất không dùng tên cơn bão đó nữa và đổi sang tên khác. Đây là sự chia sẻ với các nước thành viên trong cộng đồng khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão gây ra. Trong trường hợp tên bão không bị loại ra khỏi danh sách thì sẽ được đặt lại theo chu kỳ, khi được dùng lại sẽ gợi lại tâm lý đau thương với người dân các nước bị thiệt hại.Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ TN-MT) cho hay, bão có nhiều cách gọi khác nhau tùy thuộc vào khu vực phát sinh bão. Các cơn bão hình thành trên Đại Tây Dương gọi là "Hurricanes". Trong khi bão hình thành trên Thái Bình Dương gọi là "Typhoon"; bão hình thành trên Ấn Độ Dương gọi là "Tropical Cyclones".Các cơn bão có thể tồn tại trên biển trung bình từ 7 - 8 ngày hoặc lâu hơn. Trên cùng một khu vực, cùng một thời gian có thể có từ 2 - 3 cơn bão tồn tại, thậm chí có thể nhiều hơn. Vì vậy, việc đặt tên cho các cơn bão để tránh nhầm lẫn trong việc đưa ra các thông tin về từng cơn bão.Các cơn bão trên khu vực tây bắc Thái Bình Dương (bao gồm cả Biển Đông của Việt Nam) được đặt tên theo tên phụ nữ chính thức bắt đầu từ năm 1945, đến năm 1979 thì sử dụng cả tên của nam giới.Từ ngày 1.1.2000, các cơn bão ở tây bắc Thái Bình Dương được đặt tên theo danh sách các tên mới rất khác nhau. Các tên mới được bổ sung gồm các tên do 14 nước và vùng lãnh thổ thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương là thành viên Ủy ban Bão của Tổ chức Khí tượng thế giới đề xuất.Trong đó, mỗi thành viên cung cấp 10 tên, tạo thành danh sách 140 tên bão. Từ đây, rất ít tên bão là tên riêng của người mà phần lớn là tên các loài hoa, các loài chim, các loài cây cỏ, các động vật và thậm chí là tên các món ăn.Cạnh đó, danh sách tên bão không được sắp xếp theo thứ tự các chữ cái mà sắp xếp theo thứ tự chữ cái của tên các nước đề xuất tên. Đặc biệt, sau một vài năm tổng kết, với các cơn bão gây ra thiệt hại nặng nề cho các nước đề xuất tên thì tên các cơn bão đó sẽ được đưa ra khỏi danh sách tên bão và được thay thế bằng một tên mới. Do vậy, danh sách tên bão không cố định và có bổ sung.10 tên cơn bão được Việt Nam đề xuất gồm: Sontinh (Sơn Tinh), Comay (Cỏ May), Bavi (Ba Vì), Lucbinh (Lục Bình), Sonca (Sơn Ca), Trami (Trà Mi), Halong (Hạ Long), Banglang (Bằng Lăng), Songda (Sông Đà), Saola (Sao La). Trong đó, bão Trà Mi đã bị xóa tên và bão Sao La đổi tên thành Sao Biển.