Tay đua khoác áo lính tạo kỷ lục cực kỳ ấn tượng giải xe đạp 'Về Điện Biên Phủ 2024’
Ngày 19.3, trên các nhóm mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài hơn 16 giây ghi lại hình ảnh một người được cho là tu sĩ tử vong trong tình trạng lõa thể tại ngôi chùa ở Vĩnh Long, kèm theo nhiều thông tin trái chiều.Các bình luận cho rằng tu sĩ bị sát hại, do hiện trường xáo trộn, có nhiều cờ lê, mỏ lếch...; thi thể nằm trong thùng gỗ và đã tử vong nhiều ngày...Liên quan đến vụ việc này, trao đổi với PV Thanh Niên, đại tá Phan Ngọc Tính, Phó giám đốc Công an tỉnh, người phát ngôn của Công an tỉnh Vĩnh Long, cho biết theo biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thì vị tu sĩ này tử vong do bệnh lý vỡ mạch máu não; không ghi nhận thương tích hay tổn thương từ bên ngoài.Theo đó, khoảng 19 giờ 30 ngày 17.3, các sư trong chùa Giác Thiên (P.4, TP.Vĩnh Long, Vĩnh Long) phát hiện mùi hôi thối bốc ra từ thất (phòng) của một tu sĩ. Cửa phòng khóa, khi các sư mở được cửa thì thấy tu sĩ này tử vong trong tình trạng lõa thể nên giữ nguyên hiện trường, báo lực lượng công an.Theo biên bản khám nghiệm tử thi, tu sĩ tử vong trong giai đoạn phân hủy mạnh; mô não không thuần nhất, nhiều vị trí có màu đỏ sẫm. Các bộ phận không phát hiện tổn thương... Kết luận tử vong do bệnh lý xuất huyết não.Tu sĩ tên là H.A.T (pháp danh Thích Pháp N., 62 tuổi, quê TP.Phan Thiết, Bình Thuận), vào tu tại chùa nói trên từ năm 2000. Thượng tọa Thích Lệ Lạc, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Long, cho biết cơ quan công an xác định tu sĩ này tử vong do đột quỵ nên đã bàn giao cho nhà chùa an táng theo phong tục địa phương.Qua vụ việc nêu trên, cơ quan công an khuyến cáo người dân không chia sẻ, bình luận các vụ việc chưa được cơ quan chức năng kết luận, tránh làm xôn xao dư luận và có thể vi phạm pháp luật.Cách ly khu nhà trọ của bệnh nhân thứ 39 nhiễm Covid-19 ở Hà Nội
Kết quả giải việt dã "Cung đường đảo Lý Sơn", vận động viên Dương Văn Quang (Đà Nẵng) giành giải nhất nam cự ly 21 km, vận động viên Nguyễn Thị Minh Vy (Quảng Ngãi) giành giải nhất nữ cự ly 21 km.
3 loại giày mẹ cô dâu, chú rể nên tránh mang trong ngày trọng đại
Trần Hoàng Minh (26 tuổi), nhân viên truyền thông làm việc tại đường Trần Hưng Đạo, Q.5 (TP.HCM), chia sẻ: "Khi thấy mọi người ăn bông và lá vạn thọ thì mình không quá bất ngờ hay sốc vì ẩm thực là không có giới hạn. Thế giới còn nhiều món kỳ dị và độc lạ hơn rất nhiều. Nếu có cơ hội được thử món này mình sẵn sàng trải nghiệm".
Mạng xã hội chia sẻ đoạn clip với dòng trạng thái: "Ông bà gánh còng lưng, nổ nồi áp suất, đứng thêm vài giây nữa không biết thế nào luôn, mọi người cẩn thận ạ". Clip đi kèm ghi lại cảnh người phụ nữ đang mang bầu điều chỉnh, đặt lại vị trí chiếc nồi áp suất ở trên bếp rồi quay lưng rời đi. Chỉ vài giây sau, nồi áp suất phát nổ, các mảnh vỡ rơi xung quanh sàn nhà nguy hiểm. Vụ việc diễn ra vào khoảng 9 giờ ngày 14.3 và thu hút hàng triệu lượt xem sau khi đăng tải lên mạng xã hội.Tài khoản Tuấn Đinh bình luận: "Hình như bị kẹt nút xả áp rồi. Cái nút khi nấu mà đủ áp nó tưng tưng xì khói ra quay vòng vòng ấy, nó kẹt là quá áp nồi nổ". Bạn Quỳnh Anh viết: "May quá chị bầu không sao, mình định mua hầm xương mà thấy sợ quá, phòng trọ đi thuê diện tích nhỏ nên không dám sử dụng". Anh Lê Ngọc Tuấn, nhân viên một cửa hàng điện máy ở Q.10, TP.HCM cho biết, nồi áp suất là thiết bị quen thuộc trong nhiều gia đình, giúp nấu ăn nhanh hơn nhờ cơ chế nhiệt và áp suất cao. Tuy nhiên, nếu sử dụng sai cách hoặc thiết bị bị lỗi, nồi áp suất có thể bị nổ, gây nguy hiểm với người sử dụng. Anh Tuấn chia sẻ những lưu ý khi sử dụng nồi áp suất an toàn, hiệu quả, tránh tình trạng cháy nổ. Nồi áp suất phải được đặt đúng vị trí, thân nồi không bị nứt vỡ, nắp nồi được đặt ngay ngắn, vừa khít, van xả áp, khóa an toàn được vận hành tốt…Khi nồi đã đạt áp suất cao, mọi người nên giảm lửa nhỏ lại. Điều này giúp tiết kiệm và tránh nguy cơ cháy nổ do áp suất quá lớn. Đối với nồi áp suất điện, trước khi sử dụng hãy đảm bảo làm sạch và lau khô đáy nồi trước khi đặt vào thân nồi.Khi áp suất trong nồi đã đạt ngưỡng tối đa theo nguyên tắc, chị em nội trợ giảm lửa để duy trì nhiệt độ trong suốt quá trình nấu, tránh áp suất trong nồi quá cao. Nếu nguồn nhiệt không giảm, van an toàn hoặc bộ điều chỉnh áp sẽ tự động mở ra để ngăn áp suất tăng và giải phóng hơi nước.Mọi người không nên mở nắp nồi ra đột ngột, khi chưa xả áp hay khi áp suất trong nồi vẫn còn tránh trình trạng bị bỏng. Khi mở nắp nồi, mọi người nên nghiêng sang một bên để tránh hơi nóng bốc vào mặt. Sau mỗi lần sử dụng người dùng nên vệ sinh van an toàn, ống xả để bảo đảm an toàn khi sử dụng nồi áp suất. Ngoài ra, người dùng nên thường xuyên vệ sinh nồi áp suất, làm sạch cẩn thận vòng ron cao su trên nắp nồi, làm thông van, không để cặn thức ăn hay bụi bẩn bám vào van gây tắc nghẽn, dễ gây cháy nổ khi đun nấu.
Chàng trai trở thành triệu phú năm 19 tuổi
Các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTD) là nhóm bệnh gây ra bởi nhiều tác nhân như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm và độc tố, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Những bệnh này thường không được chú ý và có thể gây ra tác động nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.Ngày quốc tế phòng chống NTD 30.1 năm nay, WHO kêu gọi các quốc gia tăng cường đầu tư phòng chống NTD; cần tích hợp các mục tiêu NTD vào các mục tiêu y tế; đồng thời kêu gọi ủng hộ các nguồn lực bền vững để đáp ứng các mục tiêu lộ trình NTD của WHO. Theo lộ trình, WHO hướng tới mục tiêu đến 2030 giảm 90% số người cần điều trị NTD; xóa bỏ ít nhất một NTD khỏi 100 quốc gia, xóa sổ hai căn bệnh (bệnh giun chỉ và bệnh ghẻ cóc) trên toàn cầu.WHO đánh giá, dịch tễ học của NTD rất phức tạp và thường liên quan đến các điều kiện môi trường. Nhiều bệnh thuộc NTD là do véc tơ (vật trung gian) truyền, có vật chủ là động vật và liên quan đến vòng đời phức tạp, khiến việc kiểm soát sức khỏe cộng đồng khó khăn. Các bệnh bị "bỏ quên" vì chúng hầu như không có trong chương trình nghị sự y tế toàn cầu. Tại một số nơi, ngay cả khi triển khai bảo hiểm y tế, NTD chỉ nhận được các nguồn lực hạn chế và hầu như bị các cơ quan tài trợ toàn cầu bỏ qua. Các bệnh này còn liên quan đến sự kỳ thị. Trên toàn cầu, số người cần can thiệp NTD (cả phòng ngừa và chữa bệnh) là khoảng hơn 1 tỉ người.Theo WHO, nhiễm giun sán là bệnh còn khá thường gặp trong nhóm NTD. Trong đó, bệnh sán dây nhỏ, bệnh sán lá truyền qua thực phẩm vẫn còn ghi nhận tại nhiều nơi. Sán dây nhỏ là bệnh do ấu trùng của sán dây hình thành nang, gây bệnh trong các cơ quan của cơ thể người. Người mắc bệnh do ăn phải trứng sán dây thường có trong phân của chó và động vật hoang dã. Còn sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn mắc phải do ăn cá, động vật giáp xác và rau bị nhiễm ấu trùng ký sinh trùng, chưa được nấu chín.Cũng theo WHO, một trong các bệnh NTD bị lãng quên là bệnh do virus dại lây truyền sang người thông qua vết cắn của động vật bị nhiễm bệnh, đặc biệt là chó. Bệnh thường gây tử vong khi đã có triệu chứng.Tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết, trong năm 2024, cả nước ghi nhận 84 trường hợp tử vong do bệnh dại tại 33 tỉnh, thành. Nguyên nhân tử vong do người bị động vật nghi dại cắn không tiêm vắc xin phòng dại; tiêm muộn, không đủ liều, không đúng chỉ định; do tự điều trị, dùng thuốc nam; tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng dại trên đàn chó mèo thấp (chỉ khoảng 50% tổng đàn chó, mèo). Nguy cơ lây truyền bệnh dại từ động vật sang người vẫn rất lớn, khả năng tiếp tục ghi nhận các trường hợp tử vong do bệnh dại ở người vẫn rất cao.Đáng lưu ý, trong các bệnh bị lãng quên, hiện vẫn ghi nhận các bệnh nhiễm trùng da do ve, bọ chét hoặc chấy gây ra. Trong đó, bệnh ghẻ xảy ra khi con ve đào sâu vào lớp trên cùng của da người, nơi chúng sinh sống và đẻ trứng, gây ngứa dữ dội. Khi phát hiện ra bệnh ghẻ, cần điều trị cho bệnh nhân và cả gia đình, tập thể vì ghẻ rất dễ lây lan.