Buổi trải nghiệm ngành nghề đầy sôi động
Ngày 27.2, Công an P.An Hải Bắc (Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng) bàn giao 106 triệu đồng cho một người dân sinh sống trên địa bàn bị đánh rơi.Trước đó, ngày 20.2, bà Trương Thị Bông (52 tuổi, ngụ P.An Hải Bắc) đi trên đường Trần Hưng Đạo thuộc địa bàn P.An Hải Bắc thì nhặt được túi ni lông màu đen, bên trong có số tiền lớn.Bà Bông lập tức đến Công an P.An Hải Bắc trình báo, nhờ lập biên bản kiểm đếm và nhờ tìm khổ chủ. Công an đã lập hồ sơ tiếp nhận 106 triệu đồng có trong túi ni lông.Sau khi thông báo và xác minh, Công an P.An Hải Bắc đã xác định ông Nguyễn Văn An (65 tuổi, ngụ P.An Hải Bắc) là người làm rơi số tiền lớn.Ông An chia sẻ, đây là số tiền dành dụm cả đời, trước đó ông mang theo, để trong túi áo khoác để giải quyết công việc. Nhưng khi di chuyển từ đường Trần Hưng Đạo đến cầu sông Hàn thì bị đánh rơi.Ông buồn bã nhiều ngày liền cho đến khi bất ngờ nhận được thông báo từ lực lượng công an và địa phương mời đến trụ sở xác minh về số tiền.Khi nhận lại tài sản, ông An đã viết thư bày tỏ lòng cảm kích đối với bà Bông cùng cán bộ Công an P.An Hải Bắc đã nhiệt tình giúp đỡ.Cùng ngày, Công an P.Hòa Cường Nam cho biết đã trả lại số vàng cho người đánh rơi. Trước đó, ngày 17.2, ông Phạm Thế Bình, nhân viên bảo vệ của Công ty TNHH THACO Auto Đà Nẵng đã đến công an phường giao nộp 2 nhẫn vàng (khoảng 3 chỉ vàng).Theo nhân viên bảo vệ này, trong lúc làm việc tại khu vực kho xe của Công ty TNHH THACO Auto Đà Nẵng trên đường 2.9 (P.Hòa Cường Nam), anh nhặt được 1 hộp nữ trang, bên trong có 2 nhẫn vàng, số tài sản này có dòng chữ "KIMTHANHDANH" ; "DUNG", "TRÀ KIỆU" và một số tài sản khác kèm theo.Công an phường đã lập biên bản tiếp nhận, đồng thời thông báo tìm chủ tài sản. Qua xác minh các giấy tờ, công an phường xác định khổ chủ là chị Lê Hoài Linh (ngụ H.Duy Xuyên, Quảng Nam).Ngày 23.2 tại Công an P.Hòa Cường Nam, công an phường đã mời ông Phạm Thế Bình đến làm thủ tục trao lại tài sản cho người đánh rơi là chị Lê Hoài Linh.Nhận định Luxembourg vs Bồ Đào Nha (1g45 sáng mai 31.3): Ronaldo cần quên nỗi đau
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.
Tòa tuyên thế nào về 'núi' tài sản của Trương Mỹ Lan?
Kênh "Bác sĩ ơi!" sẽ là nơi các bác sĩ uy tín, có chuyên môn cao chia sẻ những thông tin về sức khỏe, phương pháp phòng ngừa bệnh tật, chăm sóc sức khỏe đúng cách và giải đáp các thắc mắc thường gặp. Kính mời quý vị đăng ký ngay kênh YouTube và TikTok "Bác sĩ ơi!" của Báo Thanh Niên để không bỏ lỡ những thông tin bổ ích về sức khỏe.YouTube: youtube.com/@bacsioi-baothanhnienTikTok: tiktok.com/@bacsioi_baothanhnien
Ngày 2.1, ông Nguyễn Thành Chinh, Chủ tịch UBND xã Mỹ Sơn, H.Ninh Sơn (Ninh Thuận) cho biết, địa phương có khoảng 200 hộ nông dân trồng hơn 500 ha mía đường.Trước đây, Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang thu mua cây mía, dùng xe tải trọng lớn để vận chuyển sản phẩm lưu thông trên đường đất và đường dân sinh. Tuy nhiên, những năm gần đây khi Hệ thống kênh thủy lợi Tân Mỹ đi vào hoạt động thì người dân và Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang gặp khó trong việc vận chuyển mía do các con đường chạy dọc theo Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ (đường đi vào cánh đồng mía) gắn biển hạn chế tải trọng 5 tấn đối với đường bê tông và 2,5 tấn đối với đường mương. Theo ông Chinh, để vận chuyển nông sản ra khỏi khu vực các con đường bị hạn chế trọng tải, nông dân phải trả chi phí tiền trung chuyển 100.000 đồng/tấn mía hoặc 1,5 triệu đồng mỗi máy cày/ngày. Chi phí vận chuyển này chiếm hơn 20% lợi nhuận sau khi thu hoạch của nông dân. UBND xã Mỹ Sơn cũng đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng về vấn đề này.Cùng ngày ông Biện Tuấn An, Phó giám đốc Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang, cho biết đã có văn bản gửi Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Ninh Thuận (đơn vị quản lý, vận hành Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ) đề nghị xem xét hỗ trợ cho vận chuyển đi tắt, cắt ngang qua đường bê tông Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ để vận chuyển mía cho nông dân.Trong văn bản phúc đáp, Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Ninh Thuận, cho rằng các tuyến đường quản lý kênh chính thuộc Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ và tuyến đường quản lý hệ thống thủy lợi hồ Cho Mo đã được lắp biển hạn chế tải trọng 5 tấn và 2,5 tấn nhằm đảm bảo an toàn công trình.Do đó, các phương tiện vận chuyển mía có tải trọng từ 20 - 30 tấn vượt nhiều lần so với tải trọng cho phép của con đường, sẽ gây hư hỏng, giảm tuổi thọ đường quản lý bờ kênh, mất an toàn kênh và ảnh hưởng đến công tác quản lý vận hành và việc đi lại, nên không đồng ý đề xuất của Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang.Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Ninh Thuận đề nghị Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang có đề xuất UBND tỉnh Ninh Thuận xem xét, chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức quy hoạch các tuyến đường phục vụ vận chuyển nông sản cho nông dân vùng trồng mía xã Mỹ Sơn.Theo ông Biện Tuấn An, đơn vị đã nhiều lần gửi văn bản kiến nghị đến các cơ quan chức năng nhưng đến nay vẫn bế tắc trong hướng tháo gỡ.
Bayern Munich bị loại sốc và câu chuyện 'Lọ Lem' ở Holstein
Ở nội dung bóng đá nam, Trường THPT Hoàng Văn Thụ đã lên ngôi, Trung tâm GDNN-GDTX cụm TP.Tây Ninh giành giải nhì, trường THPT Nguyễn Trung Trực về hạng ba và THPT Tân Châu đạt giải phong cách.