$954
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của xoilac 77. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ xoilac 77.Tối 23.1, sự kiện ra mắt phim Yêu nhầm bạn thân được tổ chức tại TP.HCM, quy tụ dàn sao Việt như Lan Ngọc, Trương Quỳnh Anh, Uyển Ân, Song Luân, Thân Thúy Hà, Văn Mai Hương… Yêu nhầm bạn thân là dự án do Diệp Thế Vinh và Nguyễn Quang Dũng cầm trịch, quy tụ dàn diễn viên như Kaity Nguyễn (vai Bình An), Trần Ngọc Vàng (vai Bảo Toàn), Thanh Sơn (vai Vũ Trần)… Tác phẩm được remake từ phim Friend Zone từng gây sốt tại thị trường Thái Lan.Trong buổi ra mắt phim, hình ảnh đám cưới của Bảo Toàn và Bình An được tái hiện trên sân khấu với chủ hôn là Vũ Trần. Ngay sau khi trao lời thề, khoảnh khắc Trần Ngọc Vàng khóa môi Kaity Nguyễn trên sân khấu khiến nhiều người bất ngờ. Nhiều sao Việt hy vọng với màu sắc vui tươi, phim sẽ trở thành món ăn tinh thần cho khán giả dịp Tết Nguyên đán 2025. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của xoilac 77. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ xoilac 77.Theo thông tin ban đầu, hơn 11 giờ cùng ngày, xe container biển số 49H - 028.45 và ô tô con biển số 56S - 1... chạy cùng chiều trên đường số 7 khu công nghiệp Vĩnh Lộc, hướng từ quốc lộ 1 về đường số 2.Khi qua giao lộ đường số 7 - đường số 4 (phường Bình Hưng Hòa B, quậnnBình Tân, TP.HCM) khoảng 50 mét thì xe container và ô tô con xảy ra va chạm.Sau va chạm, chiếc ô tô con mất lái lao lên vỉa hè, sụp xuống cống thoát nước sâu trong khu công nghiệp.Theo người dân, thời điểm xảy ra va chạm, trên ô tô có 5 người (gồm 3 người lớn và 2 trẻ nhỏ), tất cả may mắn đã thoát nạn. Tại hiện trường chiếc ô tô hư hỏng, móp méo phần hông trái, bể kính. Xe container cũng hư phần đầu. Trên đường có vết phanh bánh dài của phương tiện.Hơn 12 giờ 30, Công an quận Bình Tân đang khẩn trương giải quyết hiện trường va chạm giữa xe container và ô tô trên đường số 7. Lực lượng chức năng cũng tiến hành điều tiết, phân luồng từ xa để giảm áp lực ùn ứ giao thông qua khu vực này. ️
Chiều 3.1, T.Ư Đoàn đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đảng cơ quan T.Ư Đoàn với sự chủ trì của anh Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn; anh Nguyễn Thanh Tùng, Phó bí thư thường trực Đảng ủy T.Ư Đoàn.Năm 2024, Đảng ủy T.Ư Đoàn đã chủ động, nỗ lực triển khai toàn diện, kịp thời, hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ. Đội ngũ cán bộ, đảng viên của cơ quan tiếp tục phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Ban Thường vụ Đảng ủy đã chỉ đạo các cơ quan tham mưu xây dựng và ban hành sớm các kế hoạch, chương trình công tác trọng tâm của Đảng ủy T.Ư Đoàn trong năm 2024. Tổ chức 14 hội nghị thường kỳ và bất thường cho ý kiến kịp thời các nội dung quan trọng, nhất là các nhiệm vụ trọng tâm nhằm chuẩn bị tổ chức Đại hội đảng bộ, chi bộ trực thuộc và Đại hội đại biểu Đảng bộ T.Ư Đoàn lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Trong năm 2024, Đảng ủy T.Ư Đoàn đã tổ chức, thực hiện 969 đầu việc; xây dựng, ban hành 144 tờ trình, 561 công văn chỉ đạo, 8 kế hoạch, 4 chương trình, 45 báo cáo, 1 quy chế, 1 đề án, 151 quyết định và các loại văn bản khác, nhằm chỉ đạo, tổ chức thực hiện, cụ thể hóa nhiệm vụ trên các mặt công tác khác nhau. Đảng ủy T.Ư Đoàn cũng cho biết: năm qua phương thức lãnh đạo có nhiều đổi mới, đồng thời đảm bảo chặt chẽ theo quy định. Việc triển khai, vận dụng các chỉ thị, nghị quyết trong thực tiễn Đảng bộ T.Ư Đoàn được thực hiện đồng bộ và bám sát điều kiện của từng đảng bộ, chi bộ. Ứng dụng triệt để hệ thống văn phòng điện tử eoffice của T.Ư Đoàn, sổ tay đảng viên điện tử, hệ thống tổ chức hội nghị trực tuyến trong thông tin, liên lạc và tuyên truyền, qua đó các cấp ủy và đảng viên có điều kiện tiếp nhận thông tin chỉ đạo từ sớm và đầy đủ. Ban Thường vụ Đảng ủy đã phối hợp với Ban Bí thư T.Ư Đoàn tiếp tục lãnh đạo các cấp ủy trực thuộc phối hợp với lãnh đạo các ban, đơn vị và cán bộ, đảng viên phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu trong tham mưu triển khai các nội dung công việc theo kế hoạch.Đặc biệt là việc triển khai chủ đề công tác "Năm Thanh niên tình nguyện" của T.Ư Đoàn đạt kết quả cao: đã vận động hơn 10,7 triệu lượt đoàn viên, thanh niên tham gia các hoạt động tình nguyện do tổ chức Đoàn, Hội tổ chức; thực hiện hơn 42.000 công trình, phần việc thanh niên (tăng gần 4,5 triệu lượt và gần 1.000 công trình so với cùng kỳ năm trước). Bên cạnh đó, Đảng ủy T.Ư Đoàn cũng đã phối hợp chặt chẽ trong công tác nhân sự của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam trong quá trình chuẩn bị, tổ chức Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029.Đặc biệt, Đảng ủy T.Ư Đoàn đã triển khai việc sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan T.Ư Đoàn theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; chỉ đạo quản lý, phân bổ biên chế gắn với vị trí việc làm; ban hành danh mục chức danh, vị trí lãnh đạo và tương đương tại cơ quan T.Ư Đoàn. Phát biểu kết luận hội nghị, anh Bùi Quang Huy ghi nhận những kết quả đã đạt được năm 2024, trong đó có việc tham gia chuyển đổi số như sử dụng hệ thống văn phòng điện tử, cơ sở dữ liệu đảng viên 3.0…; tham mưu thực hiện chỉ đạo chương trình công tác của Ban Bí thư T.Ư Đoàn.Trong năm 2025, anh Huy đề nghị tập trung thực hiện tốt việc sắp xếp tổ chức Đảng thuộc Đảng bộ T.Ư Đoàn theo tinh thần Nghị quyết 18, để bộ máy thực sự tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và hoạt động liên tục, không để trống chức năng, không bị gián đoạn.Anh Huy cũng đề nghị các đơn vị chủ động, chuẩn bị chu đáo các điều kiện tổ chức đại hội chi bộ, đảng bộ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, đảng bộ; quan tâm nắm bắt tình hình tư tưởng đảng viên…Tại hội nghị, Ban thường vụ Đảng ủy T.Ư Đoàn đã khen thưởng 4 tập thể và 29 cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024. ️
Sáng 9.1, phát biểu khai mạc tại tọa đàm Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh cho biết, ngày 10.10.2023, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 41 về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ mới.Ông Tịnh đánh giá, hiện khung pháp luật về doanh nghiệp, doanh nhân cơ bản đã tương đối đồng bộ. Đảng, Nhà nước cũng rất quan tâm, thường xuyên chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách.Tuy nhiên, qua rà soát, Bộ Tư pháp nhận thấy, yêu cầu về xây dựng chính sách đột phá để hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Nghị quyết số 41 chưa được cụ thể hóa. Ông mong muốn, tọa đàm sẽ thảo luận, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ việc hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc.Nêu ý kiến tại tọa đàm, TS Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển thị trường tài chính - bất động sản toàn cầu, khẳng định nếu muốn đi vào giai đoạn doanh nghiệp dân tộc, điều đầu tiên các doanh nghiệp phải nghiêm túc thực hiện là tuân thủ pháp luật.Ông Hiếu đề nghị cần xem lại các quy định liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, để không có sự chồng chéo, đồng thời có chính sách phù hợp để hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn.PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, nguyên Trưởng khoa Tài chính Quốc tế (Học viện Tài chính), cho rằng việc hỗ trợ đối với doanh nghiệp không nên chỉ dành cho doanh nghiệp lớn mà cần có các biện pháp phù hợp để hỗ trợ cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ."Nếu không phát triển được vai trò của kinh tế tư nhân, khó có sự vươn mình", ông Thịnh nhấn mạnh.TS Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), cho biết sau 40 năm đổi mới, Việt Nam có 1 triệu doanh nghiệp, tạo việc làm cho 85% lực lượng lao động, nguồn thu nhập của người dân Việt Nam.Để doanh nghiệp dân tộc có môi trường phát triển, ông Cương đề nghị phải làm truyền thông thật tốt để có thể loại bỏ những quan điểm chưa công bằng với doanh nghiệp tư nhân. Cùng đó, rà soát, lắng nghe trăn trở của các doanh nghiệp, để thấy điều gì chưa ổn thì thay đổi.Ông cũng đề nghị tạo không gian tự do, rộng mở cho khu vực kinh tế tư nhân, lập "chỉ giới đỏ" cho những hành vi bị cấm, tránh rủi ro cho doanh nghiệp. Đồng thời, nâng cấp công nghệ; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các doanh nhân…Ông đồng ý với đề nghị về việc doanh nghiệp tham gia xây dựng pháp luật. "Những chính sách cần thiết, phù hợp nhất phải được chính các doanh nhân đề xuất", ông Cương nhấn mạnh.Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị đặt mục tiêu đến 2030, ngày càng có nhiều doanh nghiệp đạt tầm khu vực, một số doanh nghiệp đạt tầm thế giới. Một số doanh nghiệp lớn có vai trò dẫn dắt trong các ngành, lĩnh vực then chốt.Một số doanh nghiệp có vị thế, vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn.Tại Hội nghị Chính phủ và chính quyền địa phương hôm qua 8.1, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đặt câu hỏi: "Chúng ta đã nói rất nhiều về việc chuẩn bị "tổ" cho "đại bàng", điều này rất đúng, rất nên làm. Nhưng tại sao chúng ta ít đề cập tới kế hoạch chuẩn bị những "cánh rừng", những "cánh đồng" cho các "đàn ong" lấy hoa làm mật?".Tổng Bí thư cho biết, giai đoạn tới sẽ có khoảng 100.000 lao động rời khỏi khu vực nhà nước do tác động của tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị và 100.000 thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương."Vậy Chính phủ có chính sách gì để khu vực ngoài nhà nước có thể tiếp nhận một phần trong số đó? Chính sách gì để phát triển thị trường lao động, thị trường việc làm? Cơ cấu lại nền kinh tế phải có cơ cấu việc làm", Tổng Bí thư nêu. ️