5 cô gái cùng ‘dự tiệc ma túy’ với các cầu thủ đội Hà Tĩnh bị xử lý thế nào?
Ngày 30.12, nguồn tin của PV Thanh Niên cho biết trên địa bàn xã Tân Lập, H.Kon Rẫy (Kon Tum) vừa xảy ra vụ nghi nổ bình gas khiến 3 người bị thương, được đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum cấp cứu.Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum cho biết đã tiếp nhận 3 bệnh nhân bị đa chấn thương vì tai nạn do hỏa khí gây nên. Các bệnh nhân này nhập viện lúc 15 giờ ngày 29.12.Theo đó, các bệnh nhân gồm Nguyễn Ngọc Diệp (32 tuổi), Nguyễn Văn Quyết (30 tuổi), Trần Văn Thành (27 tuổi, cùng ở thôn 3, xã Tân Lập).Các bệnh nhân nhập viện với các vết thương vùng mặt, ngực, cẳng tay, cẳng chân. Chẩn đoán bỏng độ 2, 3 tại vùng mặt, tay, chân. Riêng bệnh nhân Nguyễn Ngọc Diệp nhập viện với tình trạng không còn huyết áp.Sau khi nhập viện, các bệnh nhân được xử lý vết thương, truyền máu, đưa lên phòng phẫu thuật cắt lọc, xúc rửa... Đến khoảng 19 giờ ngày 29.12, hai bệnh nhân Quyết và Thành được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM).Riêng bệnh nhân Diệp do vết thương quá nặng nên được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum tiếp tục điều trị. Theo các bác sĩ tại bệnh viện, hiện bệnh nhân Diệp được đánh mê và cho thở máy, tiên lượng rất nặng.Bác sĩ CKII Nguyễn Cảnh Son, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum, cho rằng xử trí sơ cứu đúng cách là yếu tố quyết định giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và các biến chứng nghiêm trọng, đồng thời cải thiện khả năng phục hồi của nạn nhân. Đồng thời, BS Son khuyến cáo người dân luôn chú ý tuân thủ các biện pháp an toàn, nhằm giảm thiểu các nguy cơ cháy nổ và bảo vệ tính mạng của bản thân và cộng đồngLàm việc với cơ quan chức năng, người nhà các bệnh nhân nói trên khai nhận các nạn nhân bị thương do vụ nổ bình gas. Hiện cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra làm rõ vụ việc nói trên.Dẻo thơm cơm trắng Bồ Nâu
Gia đình Lopez-Galvan cho biết: "Chúng tôi rất đau lòng trước sự ra đi của Lisa Lopez-Galvan - một người mẹ, người vợ, con gái, chị gái, dì và là bạn tuyệt vời của rất nhiều người". Con trai của Lopez-Galvan cũng bị thương, gia đình xác nhận với CNN.
Huawei Band 9 sắp ra mắt tại Việt Nam
Chia sẻ với Thanh Niên sáng 6.2, ông Nguyễn Tiến Tùng, Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB-XH cho biết thông tin về các cán bộ của đơn vị này xin nghỉ hưu trước tuổi. Ngoài ông Tùng, 5 cán bộ xin nghỉ hưu trước tuổi gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng thanh tra lao động và bảo hiểm xã hội; phó trưởng phòng thanh tra hành chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực; thanh tra viên thuộc phòng thanh tra chính sách người có công và 1 thanh tra viên phòng thanh tra lao động và bảo hiểm xã hội. "Hiện đã có 5 người gửi đơn và 1 người đã báo cáo và xin nộp đơn vào ngày hôm nay 6.2. Người cao tuổi nhất xin về hưu sinh năm 1965 và người ít tuổi nhất sinh năm 1974", ông Tùng thông tin. Về lý do, các cán bộ thanh tra xin nghỉ hưu trước tuổi đợt này, Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB-XH cho hay, tất cả đều tự nguyện, xuất phát từ việc hưởng ứng chủ trương của Bộ Chính trị về tinh gọn bộ máy, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức, sắp xếp, sáp nhập, tinh gọn bộ máy. "Với riêng tôi tư tưởng rất thoải mái, không hề lăn tăn, suy nghĩ thiệt hơn, mình là đảng viên đặt lợi ích tập thể lên hàng đầu. Lãnh đạo Bộ LĐ-TB-XH có động viên tôi cân nhắc ở lại, tuy nhiên tôi thấy mình đã cống hiến 30 năm cho ngành, chưa kể hơn 3 năm trong quân ngũ, giờ là lúc nghỉ ngơi để tạo cơ hội cho cán bộ trẻ năng động cống hiến. Nguyện vọng của tôi đã được Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung chấp thuận, tôi sẽ nghỉ hưu từ 1.3", ông Tùng bày tỏ. Ông Nguyễn Tiến Tùng được bổ nhiệm làm Chánh tra tra Bộ LĐ-TB-XH từ năm 2016. Ở tuổi 58, ông còn còn khoảng 4 năm mới đến tuổi nghỉ hưu để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định. Tại tờ trình về cơ cấu tổ chức của Chính phủ được Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 5.2, tại phiên họp, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ, ngành và 3 cơ quan so với hiện nay.Theo đó, thành lập Bộ Nội vụ trên cơ sở hợp nhất Bộ Nội vụ và Bộ LĐ-TB-XH thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ Nội vụ hiện nay và chức năng quản lý nhà nước về lao động, tiền lương, việc làm, người có công, an toàn, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, bình đẳng giới từ Bộ LĐ-TB-XH.Cùng đó, chuyển chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp từ Bộ LĐ-TB-XH hội sang Bộ GD-ĐT. Chuyển chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội từ Bộ LĐ-TB-XH sang Bộ Y tế. Chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức về giảm nghèo chuyển từ Bộ LĐ-TB-XH sang Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Riêng nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy chuyển sang Bộ Công an.
Ông Đỗ Quang Vinh - Phó chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP SHB sinh năm 1989 (Kỷ Tỵ). Là thạc sĩ chuyên ngành Tài chính và Quản trị tại University of East Anglia, Vương quốc Anh, ông Vinh công tác tại SHB từ năm 2011 và được bổ nhiệm Phó chủ tịch HĐQT SHB từ tháng 4.2023 đến nay và có 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Hiện nay, ông đang kiêm nhiệm các chức vụ Phó chủ tịch HĐQT, Phó tổng giám đốc SHB. Ông đồng thời đang giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) và từng được vinh danh "Doanh nhân châu Á xuất sắc ngành dịch vụ tài chính". Ông Đỗ Quang Vinh hiện đang nắm giữ 2,77% cổ phần SHB, tương ứng hơn 101,38 triệu cổ phần.Ông Đỗ Minh Phú (sinh năm 1953, Quý Tỵ) hiện là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank). Ông giữ các chức vụ tại các tổ chức hiệp hội như đồng Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam - Singapore; Phó chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam; Phó chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam; Phó chủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Mỹ; Ủy viên Ban chấp hành Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI). Ông Đỗ Minh Phú còn là Chủ tịch Hội đồng sáng lập Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji. Trong danh sách 22 cổ đông doanh nghiệp, cá nhân nắm giữ hơn 1,55 tỉ cổ phần TPBank, không xuất hiện tên ông Đỗ Minh Phú nhưng Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI sở hữu 5,93% và người liên quan sở hữu 17,26%.Ông Trịnh Văn Tuấn - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Phương Đông sinh năm 1965 (năm Ất Tỵ), có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ông gia nhập OCB từ tháng 8.2010 đến nay và được bầu làm Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2011 - 2015; Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2015 - 2020 và tiếp tục là Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trong danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ OCB, ông Trịnh Văn Tuấn hiện nắm giữ 4,434% và tỷ lệ sở hữu cổ phần OCB do người có liên quan của cổ đông sở hữu/vốn điều lệ OCB gần 15,5%.Ông Hàn Ngọc Vũ - Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) sinh năm 1965 (Ất Tỵ). Ông Hàn Ngọc Vũ gia nhập VIB với vai trò Tổng giám đốc từ cuối năm 2006 và giữ chức vụ này tới năm 2008. Năm 2008, ông Vũ được ĐHĐCĐ bầu làm Thành viên HĐQT khóa V, đồng thời được HĐQT lựa chọn làm Chủ tịch HĐQT trong 5 năm từ 2008 tới 2013. Đại hội đồng cổ đông năm 2013 tiếp tục bầu ông Vũ làm Thành viên HĐQT khóa VI. Cùng năm, HĐQT đã bổ nhiệm ông Vũ quay lại giữ cương vị Tổng giám đốc cho đến nay. Ông Vũ tiếp tục được bầu làm thành viên HĐQT từ năm 2023.Ông Lê Quốc Long - Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) sinh năm 1965 (Ất Tỵ), cử nhân chuyên ngành tài chính kế toán (Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội) và chuyên ngành luật (Trường đại học Luật Hà Nội), đã có hơn 30 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Ông Lê Quốc Long gia nhập SeABank từ năm 2005 với chức vụ Phó tổng giám đốc phụ trách Tín dụng và Quản trị rủi ro, đồng thời từng kiêm nhiệm nhiều vị trí quản lý quan trọng khác của ngân hàng tại các lĩnh vực như thanh toán, giám đốc khu vực…Ông Nguyễn Hoàng Linh - Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB) sinh năm 1977 (Đinh Tỵ). Ông có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và từng giữ nhiều chức vụ tại các ngân hàng tại Việt Nam như: Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc PVCombank, Tổng giám đốc Western Bank, quyền Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Á… Ông gia nhập MSB từ năm 1998 và đảm nhiệm các vị trí như Giám đốc Chi nhánh Hồ Chí Minh, Phó tổng giám đốc kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Doanh nghiệp, Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối Chiến lược, Phó tổng giám đốc kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Bán lẻ. Từ tháng 3.2020, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc MSB. Từ tháng 9.2020 đến nay ông là Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc MSB.
9 game thủ VALORANT có thu nhập cao nhất mọi thời đại
Liên quan đến vụ án "vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất" xảy ra tại dự án sân bay Long Thành, ngày 12.2 Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã ban hành thư kêu gọi cung cấp thông tin cũng như kêu gọi những người có sai phạm tự giác trình báo, khắc phục hậu quả.Cụ thể, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai cho biết quá trình điều tra ban đầu, đã xác định có nhiều sai phạm của Hội đồng bồi thường trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, gây thiệt hại lớn cho ngân sách Nhà nước.Thư kêu gọi nêu: Hiện nay, Cơ quan CSĐT đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Chủ tịch Hội đồng bồi thường (ông Lê Văn Tiếp, Chủ tịch H.Long Thành - PV) và các cán bộ trong hội đồng.Để phục vụ công tác điều tra, đấu tranh xử lý đối với các sai phạm liên quan, đảm bảo tuân thủ chính sách pháp luật và thu hồi ngân sách Nhà nước bị thiệt hại, Cơ quan CSĐT kêu gọi các cán bộ, viên chức và nhân dân cung cấp thông tin liên quan đến các sai phạm trong công tác bồi thường. Đồng thời kêu gọi các cá nhân có sai phạm trong việc tổ chức chi trả và nhận bồi thường hỗ trợ tái định cư không đúng chính sách hãy tự giác trình báo và khắc phục hậu quả, giao nộp lại tài sản đã nhận trái quy định để được hưởng chính sách khoan hồng. "Trường hợp không chủ động trình báo, giao nộp, khi cơ quan điều tra phát hiện sẽ bị thu hồi tài sản và còn bị xử lý trách nhiệm hình sự về hành vi khai khống, gian dối để trục lợi, chiếm đoạt tài sản Nhà nước, theo quy định pháp luật", thư kêu gọi nêu.