Mai Thu Huyền bức xúc lên tiếng vụ phát ngôn 'tố Trấn Thành chèn ép'
Nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn (thứ 2 từ bên phải), Tổng biên tập Báo Thanh Niên, Trưởng BTC, trả lời báo chí trong buổi họp báo sau Lễ công bố giải đấu Thanh Niên Sinh viên Việt NamTrung Quốc dần rời bỏ Windows, Android và iOS
Tấm hình do FIFA World Cup đăng tải được ghép từ các hình ảnh đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup các năm 2008, 2018 và mới nhất là kỳ AFF Cup 2024 cùng dòng chú thích: "Những kí ức ngọt ngào của một thời và mãi mãi". Đáng chú ý, Duy Mạnh là người xuất hiện ở 2 trong số 3 tấm ảnh khoảnh khắc vô địch này. Ngoài Duy Mạnh, còn có Tiến Linh, Quang Hải, Bùi Tiến Dũng và Văn Toàn cũng đã có 2 lần được nâng cao chiếc cúp danh giá. Hiện bài đăng này đã nhận được hơn 68.000 lượt yêu thích cùng hàng trăm bình luận. Bên dưới phần bình luận, FIFA World Cup còn "thả meme" tấm hình Duy Mạnh hôn Tuấn Hải sau bàn mở tỷ số ở chung kết lượt về. Trong suốt hành trình vừa qua của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup, FIFA World Cup cũng thường xuyên đăng tải hình ảnh vui nhộn của các tuyển thủ kèm những lời khen rất trending theo đúng phong cách giới trẻ Việt Nam. Bên dưới phần bình luận, nhiều người dùng mạng xã hội cũng bày tỏ sự hoài niệm với những kỷ niệm đẹp của bóng đá Việt Nam. Trận chung kết AFF Cup 2008 giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Thái Lan là một cột mốc đáng nhớ trong lịch sử bóng đá Việt Nam. Trước đó, Việt Nam từng vào chung kết Tiger Cup 1998 nhưng không giành được chức vô địch. Đối đầu với Thái Lan, đội bóng được coi là "nỗi ám ảnh" của bóng đá Việt Nam thời bấy giờ, luôn là thử thách lớn.Trong trận lượt đi tại sân Rajamangala, Việt Nam giành chiến thắng 2-1 với các bàn thắng của Công Vinh và Vũ Phong; Thái Lan rút ngắn tỷ số nhờ pha lập công của Ronnachai. Trận lượt về trên sân Mỹ Đình, Teerasil Dangda mở tỷ số cho Thái Lan ở phút 21, tạo áp lực lớn lên đội chủ nhà. Tuy nhiên, phút 94, từ đường chuyền của Minh Phương, Công Vinh đánh đầu ngược, ghi bàn gỡ hòa 1-1. Kết thúc hai lượt trận, Việt Nam thắng chung cuộc 3-2, lần đầu tiên đăng quang AFF Cup.Chiến thắng này gắn liền với HLV Henrique Calisto và sự tỏa sáng của các cầu thủ như Công Vinh, Dương Hồng Sơn, Minh Phương, Tài Em, cùng nhiều tên tuổi khác. Người hâm mộ Việt Nam đã có một đêm ăn mừng đáng nhớ, tràn ngập niềm vui và tự hào.Dưới sự dẫn dắt tài tình của HLV Park Hang-seo, đội tuyển Việt Nam đã thể hiện phong độ xuất sắc tại AFF Cup 2018, vượt qua hàng loạt đối thủ mạnh để giành ngôi vương khu vực Đông Nam Á.Hành trình chinh phục chức vô địch bắt đầu tại vòng bảng, nơi đội tuyển ghi dấu bằng những chiến thắng quan trọng trước Lào, Malaysia, Campuchia và một trận hòa kịch tính với Myanmar. Tiến vào vòng bán kết, Việt Nam chạm trán Philippines và xuất sắc đánh bại đối thủ sau hai lượt trận để ghi tên mình vào trận chung kết với Malaysia.Trong trận chung kết lượt đi tại Bukit Jalil, Việt Nam cầm hòa Malaysia với tỷ số 2-2, tạo lợi thế lớn trước khi trở về sân nhà. Tại Mỹ Đình, Nguyễn Anh Đức đã ghi bàn thắng quyết định, mang về chiến thắng 1-0 cho đội tuyển, giúp Việt Nam giành ngôi vô địch với tổng tỷ số 3-2 sau hai lượt trận.Chức vô địch này không chỉ là niềm tự hào to lớn của người hâm mộ, mà còn khẳng định vị trí của bóng đá Việt Nam trên đấu trường khu vực. Nguyễn Quang Hải, người được vinh danh là cầu thủ xuất sắc nhất giải, đã để lại ấn tượng mạnh mẽ và ghi dấu trong lòng công chúng. Nếu như 2 lần trước, Việt Nam đều nâng cúp trên sân nhà thì đến lần gần nhất, đội tuyển đã thắng lợi vẻ vang cả trên sân khách. Năm 2024, đội tuyển Việt Nam đã trải qua một hành trình ấn tượng để giành chức vô địch ASEAN Cup, đánh dấu lần thứ ba lên ngôi tại giải đấu khu vực. Dưới sự dẫn dắt của HLV Kim Sang-sik, đội tuyển thể hiện phong độ xuất sắc với chuỗi 7 trận thắng và 1 trận hòa, không để thua trận nào trong suốt giải đấu.Thành công này là sự đóng góp công sức của toàn đội nhưng để nói ai là người ghi dấu ấn mạnh mẽ nhất thì chắc chắn phải là HLV Kim Sang-sik và tiền đạo Nguyễn Xuân Son - những người mới của đội tuyển Việt Nam. Trong khi chiến lược gia người Hàn Quốc gây ấn tượng bởi những quyết định mạnh tay trong việc lựa chọn nhân sự, thay đổi người hợp lý và chiến thuật tổng thể, chiến thuật cụ thể cho từng trận vô cùng chặt chẽ thì Xuân Son - tiền đạo nhập tịch lại gây "sốt" toàn Đông Nam Á với phong độ không thể ngăn cản. Anh ghi bàn tằng tằng, kiến tạo như cơm bữa và ẵm luôn 2 danh hiệu cá nhân quan trọng của giải là "vua phá lưới" và "cầu thủ xuất sắc nhất giải". Điều đáng tiếc là Xuân Son gặp chấn thương nặng ở trận chung kết lượt đi và sẽ phải vắng mặt trên sân đấu trong thời gian khá dài. Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn thăm thanh niên tình nguyện hỗ trợ thi tốt nghiệp THPT
Nhiều năm qua, dưa hấu là một trong những cây rau màu chủ lực giúp nông dân vùng ven biển thuộc ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có thu nhập khá, thoát nghèo.Bà Nguyễn Thị Hiếu (55 tuổi, ngụ ấp Mỏ Ó) cho biết, trồng dưa trên đất giồng cát ven biển cực công chăm sóc và tốn chi phí nhiều hơn so với các vùng đất khác. Nhưng bù lại dưa hấu Mỏ Ó luôn được thị trường ưa chuộng bởi chất lượng vượt trội, giá bán cao và luôn duy trì ở mức 6.500 - 9.000 đồng/kg.Mỗi năm, bà Hiếu trồng 2 - 3 vụ dưa hấu xen kẽ 1 vụ đậu phộng. Bà bảo, dưa trồng trên đất cát sát biển, dễ bị ảnh hưởng của sương muối và gió mạnh. Thế nhưng, nhờ kinh nghiệm và được đầu tư bài bản nên dưa vẫn bén rễ tươi tốt, năng suất cao và chất lượng. Vụ dưa này, bà ước tính thu hoạch khoảng 8 -10 tấn. Với giá bán hiện tại 8.500 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, bà thu lãi khoảng 30 triệu đồng.Hiện đang vào mùa khô, để chủ động nguồn nước ngọt, nhiều hộ dân kéo đường ống dẫn nước sạch sinh hoạt từ nhà ra ruộng để tưới dưa. Một số khác đào ao bạt trữ nước kết hợp với phương pháp tưới nhỏ giọt, giúp dưa phát triển xanh tốt ngay trong mùa hạn mặn.Chị Nguyễn Thị Ly (39 tuổi) có gần 20 năm trồng dưa hấu cho biết, do trồng trên đất giồng cát, tỷ lệ cát nhiều hơn đất nên để cây không bị ngập úng vào mùa mưa, bà con phải mua thêm cát đắp nền cho luống dưa. Ngoài ra, còn áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến như phủ bạt trên luống trồng dưa và trải lưới dưới nền đất để trái dưa không chạm đất, đảm bảo vệ sinh và chất lượng.Lý giải vì sao dưa hấu trồng ở vùng đất này có chất lượng vượt trội, chị Ly nói, do chủ yếu tưới bằng nước sạch và bón phân làm từ phụ phẩm cá, tôm. Trung bình mỗi trái có trọng lượng 4 - 6 kg, số ít khoảng 2 kg/trái.Theo ông Phạm Quốc Thái (58 tuổi, ngụ ấp Mỏ Ó), yếu tố quan trọng góp phần tạo nên chất lượng đặc biệt của dưa hấu Mỏ Ó chính là đặc tính riêng biệt của đất vùng này. Cùng một giống dưa, nhưng khi trồng tại vùng đất giồng cát Mỏ Ó thì dưa cho năng suất rất cao, trái to, chất lượng ngon, ngọt, mẫu mã đẹp, có màu xanh bóng, ruột màu đỏ son. Đặc biệt có thể để được lâu ngày mà không sợ bị hư.Nhờ những ưu điểm vượt trội mà dưa luôn hút hàng, nhiều nơi ưa chuộng. Dưa thu hoạch tới đâu thương lái mua đến đó. Hiện nay, thương lái các tỉnh, thành miền Tây đều đến đây mua.Những năm gần đây, người dân Mỏ Ó còn chuyển sang sản xuất theo hướng chất lượng an toàn sinh học, giúp tăng năng suất, nâng cao chất lượng dưa và giảm chi phí đầu tư. Bên cạnh đó, nhờ sự hỗ trợ của địa phương, doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng bao tiêu đầu ra, với giá mua cao hơn dưa cùng loại không trồng hữu cơ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg. Nhờ đó, nông dân yên tâm canh tác, không lo thị trường bấp bênh.
Từng ghi dấu ấn tại Tokyo Marathon 2024, năm nay Hứa Thuận Long tiếp tục bước vào giai đoạn tập luyện cao độ, không ngừng nâng cao thể lực và kỹ thuật để sẵn sàng cho thử thách sắp tới.Hứa Thuận Long là một vận động viên marathon nổi bật của Việt Nam, hiện đang thi đấu cho đội tuyển Bình Dương. Anh bắt đầu sự nghiệp chạy bộ từ năm 2017 và nhanh chóng khẳng định tài năng trong cộng đồng chạy bộ. Tháng 3.2024, anh tham dự Tokyo Marathon và hoàn thành cuộc đua với thời gian 2 giờ 29 phút 55 giây, thiết lập kỷ lục cá nhân mới và đứng thứ 183 trong tổng số 38.000 vận động viên tham gia. Sau khi đạt thành tích ấn tượng tại Tokyo Marathon 2024, Hứa Thuận Long tiếp tục đặt mục tiêu cải thiện thành tích tại mùa giải 2025. Để đạt được điều đó, anh duy trì chế độ tập luyện nghiêm ngặt với tổng cự ly tích luỹ lên đến 200km mỗi tuần.Cường độ tập luyện này giúp anh nâng cao sức chịu đựng, cải thiện tốc độ và duy trì phong độ trước ngày thi đấu. Bên cạnh số km tích lũy, Thuận Long còn kết hợp các bài tập tăng cường sức mạnh và kỹ thuật chạy nhằm tối ưu hiệu suất thi đấu.Với cường độ vận động cao, cơ thể mất nước nhanh qua mồ hôi. Nếu không bổ sung nước kịp thời, cơ thể sẽ dễ mệt mỏi, giảm sức bền và có nguy cơ chuột rút. Vì vậy, Hứa Thuận Long đặc biệt chú trọng việc bù nước cho cơ thể với Pocari Sweat - thức uống bổ sung ion đến từ tập đoàn dược phẩm hàng đầu Nhật Bản. Nhờ thành phần và nồng độ tương tự dịch cơ thể, Pocari Sweat giúp bù nước nhanh gấp 2,2 lần so với nước thông thường, hỗ trợ anh duy trì phong độ ổn định trong suốt quá trình tập luyện và thi đấu.Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ thể lực đến dinh dưỡng, Hứa Thuận Long đang hướng đến Tokyo Marathon 2025 với quyết tâm cao độ. Sự kiện này không chỉ là một thử thách về thể chất mà còn là cơ hội để anh khẳng định bản thân trên đấu trường quốc tế. Hãy cùng chờ đón màn trình diễn ấn tượng của anh tại Tokyo Marathon sắp tới!Tokyo Marathon là một trong bảy giải chạy danh giá lớn nhất hành tinh. Giải đấu này có tỷ lệ cạnh tranh khốc liệt với 300.000 lượt đăng ký mỗi năm, nhưng chỉ có 38.000 suất tham dự. Vì vậy, việc Hứa Thuận Long và Hoàng Thị Ngọc Hoa vinh dự góp mặt tại giải đấu nổi tiếng thế giới này không chỉ là cột mốc đáng nhớ mà còn là thành tựu đáng tự hào, minh chứng cho nỗ lực và quyết tâm bền bỉ của họ.Suốt 18 năm liên tiếp tự hào là đối tác chính thức của Tokyo Marathon, với thông điệp "SWEAT for the BETTER", Pocari Sweat tự hào đồng hành cùng các vận động viên trong hành trình truyền cảm hứng, khuyến khích mọi người không ngừng cố gắng, vượt qua mọi giới hạn để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình. Pocari Sweat cũng hy vọng sẽ luôn là bạn đồng hành sát cánh với hàng ngàn vận động viên bứt phá bản thân và vươn tới vinh quang.Theo dõi thêm thông tin về các hoạt động của Pocari Sweat Việt Nam tại:
‘Máy tính bỏ túi’ thẻ tre, nghệ thuật tính toán sơ khai độc đáo thời cổ đại
Theo báo cáo tổng kết năm 2024, VCCA đã kết nạp thêm 58 hội viên, nâng tổng số hội viên thuộc Hiệp hội lên con số 474 và trở thành hội viên chính thức của Global Chefs Union (GCU).Để mở rộng và phát triển mạng lưới, Hiệp hội đã thành lập thêm 1 Chi hội Siêu Đầu Bếp Việt Nam. Ngay sau khi thành lập vào tháng 8, Chi hội Siêu Đầu bếp Việt Nam đã có những hoạt động liên tục trong việc giới thiệu, trình diễn các món ăn Việt - Âu với sự gia giảm gia vị Việt tới các doanh nghiệp thực phẩm như: Masan, Lee Kum Kee, ABC... Đồng thời, tổ chức thành công các hoạt động xã hội, các chương trình từ thiện, hỗ trợ cộng đồng; phát động các chiến dịch ý nghĩa như "Cho đi là còn mãi", chương trình từ thiện tại Long An; hỗ trợ quỹ bảo trợ trẻ em khuyết tật tại TP.HCM...Bên cạnh kiện toàn nhân sự nội bộ và hoạt động của các văn phòng, ban, chi hội trực thuộc, các thành viên của VCCA trong năm qua đã tổ chức thành công sự kiện nổi bật. Đơn cử: Chi hội Nhà hàng Việt Nam đã tổ chức thành công sự kiện ARAA trong khuôn khổ sự kiện The Restaurant Leadership 2024; khởi động dự án "Việt Nam, hành trình trở thành "Kinh đô Ẩm thực" mới của thế giới". Sự kiện đã thu hút sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu, lãnh đạo, nhà quản lý và đại diện các tổ chức quốc tế trong ngành F&B, đồng thời là cơ hội để giới thiệu, kết nối và phát triển nền tảng ẩm thực Việt Nam trên trường quốc tế...Phát huy thế mạnh của VCCA trong việc tập hợp và sử dụng đội ngũ đầu bếp - nghệ nhân ẩm thực trên toàn quốc, VCCA đã phối hợp cùng các sở, ban, ngành của các địa phương để tư vấn, đồng tổ chức, bảo trợ chuyên môn và hỗ trợ truyền thông các sự kiện văn hóa ẩm thực và du lịch khắp mọi miền Tổ quốc như: Liên hoan Văn hóa Ẩm thực xứ Thanh năm 2024; Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Bình Định năm 2024; Festival Phở Nam Định 2024; Tuần lễ Ẩm thực truyền thống Huế 2024; Ngày hội ẩm thực “Mặn mà Đà Nẵng”... Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch VCCA nhìn nhận năm 2024 đánh dấu một giai đoạn đặc biệt trong bối cảnh kinh tế, văn hóa và xã hội của Việt Nam, tạo ra những tác động sâu sắc đến hoạt động của hiệp hội. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục phục hồi sau đại dịch Covid-19, Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng GDP ổn định, đồng thời ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch quốc tế. Xu hướng này mang đến nhiều cơ hội cho việc quảng bá và phát triển thương hiệu ẩm thực Việt Nam trên trường quốc tế.Nắm bắt cơ hội từ sự phát triển du lịch, sự thay đổi chính sách và hội nhập quốc tế VCCA đặt mục tiêu tiếp tục phát triển số lượng hội viên mới, dự kiến phát triển hội viên chính thức và hướng dẫn thành lập thêm các Hiệp hội Văn hóa ẩm thực địa phương (Hà Nội, Quảng Ninh, Tây Ninh, Cần Thơ, Tây Bắc…) trong năm 2025; tổ chức sự kiện "Công bố hành trình tìm kiếm và xác lập kỷ lục Việt Nam bộ sưu tập 365 món ăn đặc sắc Việt Nam với nước mắm" và tiếp tục đồng hành cùng các địa phương tổ chức nhiều cuộc thi, chương trình đưa ẩm thực Việt Nam tiến bước sâu rộng ra thế giới...Đặc biệt, Chủ tịch VCCA và các hội viên đang dành rất nhiều tâm sức hoàn thiện đề án “Tổng tập Ẩm thực Việt Nam kết nối cộng đồng” hướng đến “Bách khoa Toàn thư Ẩm thực Việt”.Ông Nguyễn Quốc Kỳ xác định trong môi trường toàn cầu hóa hiện nay, văn hóa ẩm thực đã trở thành một phần quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu quốc gia và thu hút khách du lịch. Các món ăn Việt Nam, với sự phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc, ngày càng được quốc tế đánh giá cao. Sự phát triển của ngành ẩm thực du lịch đã góp phần nâng tầm ẩm thực Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Những món ăn đặc trưng như phở, bánh mì, bún chả không chỉ ghi dấu ấn trong lòng du khách mà còn được vinh danh trên các bảng xếp hạng ẩm thực thế giới. Do đó, VCCA đặt nhiệm vụ xây dựng được các kinh đô văn hóa ẩm thực, thủ phủ và bảo tàng ẩm thực Việt Nam, đưa ẩm thực trở thành thương hiệu khi nhắc đến Việt Nam.