'Mắt thần' Eyesight 4.0 trên Subaru Forester 2023 'lợi hại' cỡ nào?
Do mưa to, nhiều khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại một số địa phương như: Tại Đắk Nông gồm các huyện Đăk Glong, Đắk Mil, Đắk R'Lấp, Đắk Song, Gia Nghĩa, Tuy Đức; tỉnh Lâm Đồng có huyện Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đam Rông; Bình Thuận gồm các huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc và Bình Phước có huyện Bình Long, Bù Đăng, Đồng Phú, Đồng Xoài, Lộc Ninh.Arsenal sắp có chân sút đầu tiên từ Chelsea
Toyota Corolla Altis 2022 vượt qua các thử thách dễ dàng
Biến phế liệu thành đầm dạ hội cầu kỳ đạt triệu view
Ngày 28.1 (29 tháng chạp), Công an tỉnh Bình Phước phối hợp Công an TP.Đồng Xoài tiến hành điều tra vụ phát hiện thi thể một cô gái trẻ nổi trên bờ hồ Suối Cam (KP.Phú Lộc, P.Tân Phú, TP.Đồng Xoài) vào trưa cùng ngày.Trước đó, khoảng 10 giờ 30 cùng ngày, người dân đi chơi ở khu vực bờ hồ Suối Cam (thuộc KP.Phú Lộc, P.Tân Phú) bất ngờ phát hiện dưới mép bờ hồ một thi thể nữ trong tư thế nằm sấp, úp mặt xuống nước, trên người mặc áo đen, quần jean, nên trình báo cơ quan công an. Nhận được tin báo, lực lượng công an đến hiện trường điều tra, làm rõ. Qua xác minh, danh tính nạn nhân được xác định là P.T.G (25 tuổi, ngụ TP.Đồng Xoài). Hiện vụ việc phát hiện thi thể cô gái trẻ dưới hồ Suối Cam được cơ quan công an điều tra, làm rõ.
Theo quyết định 26/2025, căn hộ chung cư được phép kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch phải thuộc dự án nhà chung cư có chức năng hỗn hợp.Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ này phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật về du lịch, đồng thời tuân thủ đầy đủ quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có trách nhiệm đăng ký tạm trú, thông báo lưu trú cho khách du lịch là công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định hiện hành.Ông Ngô Đình Hiển nhà ở quận 7 ủng hộ quy định này bởi người dân mua căn hộ đều có mong muốn được an ninh, an toàn và yên tĩnh. Việc cho thuê căn hộ tự phát dễ gây mất an ninh, ảnh hưởng đến các hộ xung quanh khi người lạ lui tới liên tục. Bên cạnh đó là việc cạnh tranh không công bằng với các doanh nghiệp cho thuê khách sạn có đóng thuế và chịu quản lý. Do vậy cần tăng cường kiểm tra xử phạt chủ nhà cho thuê trái phép và tuyên truyền cho ban quản lý chung cư cùng kiểm soát thì sẽ hiệu quả nhanh. Nếu thực hiện hiệu quả thì nên áp dụng toàn quốc.Đồng tình với chủ trương này, bà Trịnh Khánh Hòa (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), cho hay chung cư nơi bà ở nhiều năm trước hơn 1/2 trong tổng số căn hộ làm dịch vụ homestay. Cứ mỗi cuối tuần và ngày lễ, người ra vào đông nghịt. Đi thang máy có lúc phải đợi cả 10 phút mới có. Đặc biệt, chiều tối họ nấu nướng ăn nhậu, thậm chí chửi thề, hò hét, karaoke... rất ồn ào. Trong khi hành lang lúc nào cũng nồng nặc mùi khói thuốc và mùi hải sản. Xe đậu tràn lan, phải luồn lách mỗi khi ra vào. Cư dân phản đối liên tục, cá nhân bà đã rất nhiều lần gọi báo công an nhưng mãi đến năm vừa rồi thành phố mới cấm, trả lại sự yên bình cho cư dân.Trong khi đó, ông Nhật, nhà ở quận 4, lại cho rằng khách du lịch rất ưa thích thuê căn hộ vì rẻ, có thể tự nấu ăn, giảm chi phí rất nhiều. Nhiều nước không cấm mà đưa vào quản lý cả người thuê và người cho thuê. Bởi nhờ dịch vụ này mà ngành du lịch phát triển. Bản thân ông khi đi du lịch cũng rất thích thuê căn hộ. "Nếu cấm sẽ làm giảm đi rất nhiều lượng khách du lịch, trong khi đất nước đang cần phát triển kinh tế du lịch. Chỉ cần ban hành nội quy khi thuê căn hộ. Không tuân thủ phạt nặng chủ nhà và khách thuê là xong. Hệ thống quản lý trang Airbnb có đánh giá cho điểm căn hộ, khách thuê. Nếu điểm thấp, trang này sẽ từ chối căn hộ cho thuê và cả khách thuê. Đồng thời đánh thuế người cho thuê đầy đủ bằng cách yêu cầu họ đăng ký kinh doanh", ông Nhật nêu quan điểm. Luật sư Hoàng Thu (Đoàn luật sư TP.HCM) cũng nói rằng, luật Nhà ở 2024 quy định cấm cho thuê căn hộ với mục đích sử dụng kinh doanh dịch vụ khác như karaoke, spa… chứ không cấm mục đích ở. Như vậy, có thể thấy người dân có nhà cho thuê ngắn hạn hay dài hạn miễn kê khai nộp thuế đầy đủ, tuân thủ nội quy của nhà chung cư như kê khai đầy đủ thông tin với Ban quản trị, khách thuê phải đăng ký tạm trú, kê khai giấy tờ, có thẻ ra vào, không được mất an ninh trật tự… Việc kinh doanh dịch vụ lưu trú phải tuân thủ các điều kiện kinh doanh có điều kiện, bao gồm việc thành lập doanh nghiệp, đáp ứng các tiêu chí về cơ sở vật chất và phòng cháy chữa cháy.Tại TP.HCM, nhiều người có tiền hưu trí, tiền tiết kiệm... có xu hướng mua nhà để đầu tư, để cho thuê với mong muốn cho thuê kiếm thêm thu nhập. Nay cấm cho thuê dịch vụ du lịch sẽ hạn chế quyền của họ. Không những vậy, quy định này cũng làm cho thị trường bất động sản vốn đang khó khăn sẽ càng khó hơn khi "loại" bỏ một lượng lớn các nhà đầu tư ra khỏi thị trường. Do vậy, TP.HCM cần có văn bản hướng dẫn quy định rõ ràng hơn về căn hộ cho thuê để ở và căn hộ cho thuê lưu trú du lịch. Vì khách thuê có nhiều mục đích khác nhau nhưng chỉ để ở, chủ căn hộ cũng chỉ mục đích khai thác cho thuê, đóng thuế đầy đủ thì không nên cấm. Nhiều ý kiến cũng cho rằng, nhiều người có nhà dư không ở họ sẽ đem cho thuê ngắn hạn hoặc dài hạn. Khi cho thuê buộc họ phải khai báo và đóng thuế đầy đủ, nếu cấm không cho thuê sẽ gây lãng phí cho chủ nhà (có nhà mà không được thuê) lẫn nhà nước (không thu thuế được). Không chỉ vậy, quy định này nếu không khéo sẽ dễ phát sinh mâu thuẫn giữa chủ nhà với Ban quản lý, Ban quản trị chung cư.
Phim ‘Trạm cứu hộ trái tim’ tập 25: Nghĩa không muốn kết hôn với An Nhiên?
"Giá quá thấp, từ tết đến nay gia đình tôi chưa thu được đồng nào từ ruộng su su này", chị Phan Thị Hương (ngụ xã Quỳnh Liên, TX.Hoàng Mai, Nghệ An) than thở.Gia đình chị Hương trồng hơn 3.000 m2 su su trên cánh đồng từ tháng 8.2024 và đến tháng 11 thì cây cho quả. Đầu mùa, giá su su từ 5.000 - 7.000 đồng/kg giúp gia đình chị có thu nhập. Thế nhưng, từ trước tết khoảng 1 tuần cho đến nay, giá su su xuống quá thấp và rất khó bán khiến gần 2 tấn quả phải hái rồi bỏ lại dưới gốc cây. "Sau tết, giá su su xuống chỉ còn 300 đồng/kg. Vài ngày gần đây, giá có nhích lên 500 đồng/kg nhưng thương lái vẫn ít thu mua. Giá này cũng không bõ công hái vì gần 2 tấn quả này nếu bán được cũng chưa đầy 1 triệu đồng, không đủ để trả tiền thuê người hái và tuốt lá", chị Hương nói.Người trồng su su cho biết, mỗi sào (500 m2) su su phải đầu tư khoảng 5 triệu đồng tiền giống, phân bón. Sau 3 tháng thì cây cho quả và vòng đời của loại cây dây leo này kéo dài thêm khoảng 3 tháng nữa. Su su khá dễ trồng, sinh trưởng nhanh, ít sâu bệnh nên không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu giá su su ổn định, người trồng có lãi. Tuy nhiên, giá su su thường phập phù như các loại rau củ khác nên người trồng ít lãi, thậm chí lỗ vì tiền công thuê người hái, tỉa lá khá tốn kém. "Sau 2 đợt thu hoạch quả thì phải tuốt bớt lá để cây cho quả tiếp. Tiền công thuê người tuốt lá mất 2 triệu đồng. Quả bán không được hoặc chỉ bán vớt vát được dăm bảy trăm ngàn thì vẫn lỗ", chị Hương cho hay.Bị ế, người trồng không muốn hái nên quả su su bị già, giảm chất lượng, thương lái không mua. Nhưng không hái thì quả sẽ gây sập giàn nên những ngày này, người dân ở Quỳnh Liên vẫn phải ra đồng hái quả, tỉa lá. Quả bán được thì mang bán để vớt vát tiền công, quả già phải đổ bỏ.Quỳnh Liên là xã chuyên canh rau, củ, quả với 350 ha và là xã có diện tích trồng su su lớn nhất Nghệ An. Đây cũng là địa phương có diện tích trồng cà rốt có năng suất cao nhất tại vựa rau vùng bãi ngang ở TX.Hoàng Mai và H.Quỳnh Lưu. Su su và cà rốt của Quỳnh Liên đã đạt tiêu chuẩn thương hiệu OCOP 3 sao năm 2023.Thế nhưng, cùng chung số phận với su su, sau tết, giá cà rốt cũng xuống đáy, nhất là loại cà rốt củ lớn giá chỉ còn 200 - 300 đồng/kg khiến người trồng phát nản. Một người dân ở đây cho biết, do giá xuống thấp, người dân không muốn thu hoạch, để quá lứa nên củ to (2 - 3 củ/kg) càng rất khó bán vì thương lái chỉ thu mua loại củ có trọng lượng 4 - 6 củ/kg. Do không bán được nên nhiều gia đình phải nhổ bán với giá như cho không để các hộ chăn nuôi làm thức ăn cho hươu.Ông Hoàng Ngọc Oanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quỳnh Liên, cho biết đầu ra chủ yếu cho 2 sản phẩm chủ lực của xã là Hà Nội. Quả su su và củ cà rốt sau khi thu hoạch, được các cơ sở trong xã thu mua rồi vận chuyển ra Hà Nội tiêu thụ. Hàng năm, cứ trước và sau tết Nguyên đán, giá su su, cà rốt và các loại rau thường giảm mạnh nên su su và cà rốt ứ hàng, rớt giá."Hội đang động viên người dân bảo quản tốt củ quả sau khi thu hoạch, giữ được chất lượng để hy vọng thị trường sớm hồi phục. Xã sẽ tiếp tục liên hệ với các đầu mối để tìm đầu ra cho nông sản của bà con", ông Oanh nói.Không chỉ su su, cà rốt, gừng là nông sản chủ lực ở vùng rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An) đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2020. Kỳ Sơn có hơn 800 ha trồng gừng, được kỳ vọng là cây xóa nghèo và lâu dài sẽ giúp người dân các xã vùng biên này làm giàu. Nhờ khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng thích hợp nên gừng Kỳ Sơn có chất lượng được đánh giá vượt trội so với gừng ở những nơi khác. Sản phẩm này đã thành đặc sản, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý từ năm 2019. Gừng Kỳ Sơn đã được xuất khẩu đi nhiều nước, nhưng những năm qua, sản phẩm OCOP này cũng luôn rơi vào tình trạng tiêu thụ phập phù do giá cả thất thường.Có thời điểm, giá gừng ở đây được thương lái thu mua với giá 25.000 - 30.000 đồng/kg, nhưng 2 năm 2022 và 2023, giá gừng rớt xuống chỉ 4.000 - 5.000 đồng/kg. Vụ gừng năm nay, giá đã nhích lên, tuy nhiên nhu cầu thu mua ít khiến người trồng không dám thu hoạch nhiều. Gừng rớt giá kéo dài, khó tiêu thụ khiến diện tích trồng gừng ở Kỳ Sơn giảm khá nhiều trong vòng 3 năm qua. Tại "vựa gừng" xã Na Ngoi, có thời điểm, diện tích trồng gừng lên hơn 300 ha, được trồng trên các nương rẫy, nhưng đến năm 2024 diện tích chỉ còn 167 ha. Một lãnh đạo xã Na Ngoi cho hay, từ tháng 11 và 12 hàng năm, gừng vào vụ thu hoạch, song đến nay, giá gừng xuống thấp và ít thương lái thu mua nên củ gừng vẫn đang nằm dưới đất. Gừng không được thu hoạch, để lâu sẽ bị giảm sản lượng, người trồng thất thu. Ông Nguyễn Xuân Trường, Trưởng phòng Nông nghiệp H.Kỳ Sơn, cho biết để hỗ trợ người dân tiêu thụ gừng, phòng và lãnh đạo huyện đang tích cực liên hệ, kết nối với doanh nghiệp thu mua gừng cho người dân.Theo ông Phạm Văn Hóa, Giám đốc Sở Công thương Nghệ An, khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản ở địa phương là do liên kết chuỗi giá trị, liên kết vùng, miền trong sản xuất nông sản hiện nay vẫn còn yếu. Các sản phẩm nông sản chưa có hệ thống thông tin thị trường đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Năng lực phân tích, dự báo, nắm bắt xu hướng thị trường còn hạn chế, kênh chia sẻ thông tin thị trường đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất còn yếu và thiếu.Để gỡ khó cho nông sản, nhất là các sản phẩm OCOP đặc sản địa phương, ông Hóa thông tin, Nghệ An đang kêu gọi đầu tư xây dựng một số loại hình hạ tầng thương mại để hỗ trợ tiêu thụ nông sản, như các chợ đầu mối nhằm tăng khả năng tiếp cận giữa người bán và người mua, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản với giá hợp lý. Ngoài ra, cần đầu tư các trung tâm logistics để hỗ trợ lưu thông nông sản. "Chúng tôi đang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ, hướng dẫn nông dân nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, đến xây dựng thương hiệu, nhãn mác và tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước", ông Hóa nói.