Vì sao Việt Nam là 1 trong 10 điểm đến tốt nhất cho sinh viên tốt nghiệp?
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Thủ tướng cũng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Phan Văn Mãi để nhận nhiệm vụ mới. Cả 2 quyết định trên được Thủ tướng ký ngày 28.2.Trước đó, ngày 20.2, tại kỳ họp lần thứ 21, HĐND TP.HCM bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Văn Được, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM giữ chức Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026 với 83/84 phiếu bầu.Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP.HCM thay thế ông Phan Văn Mãi vừa được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội từ ngày 18.2.Hiện Thường trực UBND TP.HCM gồm ông Nguyễn Văn Được (Chủ tịch) và 5 phó chủ tịch là các ông, bà: Dương Ngọc Hải (thường trực), Võ Văn Hoan, Nguyễn Văn Dũng, Bùi Xuân Cường và Trần Thị Diệu Thúy.Ông Nguyễn Văn Được, 57 tuổi, quê H.Bến Lức, tỉnh Long An, trình độ thạc sĩ địa chất học, cử nhân địa chất, cao cấp lý luận chính trị. Ông là cán bộ trưởng thành từ cơ sở trong lĩnh vực đất đai, từng giữ chức Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Long An, Bí thư Huyện ủy Tân Thạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Long An.Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI diễn ra tháng 10.2020, ông Được giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, rồi được bầu vào Trung ương Đảng từ tháng 1.2021. Đến tháng 2.2025, Bộ Chính trị phân công ông Được giữ chức Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Thử sức MG ZS 2021 trên đường đua: êm, lanh nhưng chưa đủ mạnh
Ngày 15.2, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành văn bản phê bình nghiêm túc và yêu cầu rút kinh nghiệm sâu sắc đối với ông Tạ Thanh Vũ, Phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau, do những thiếu sót trong việc ký quyết định điều chỉnh năm sinh trên bằng tốt nghiệp của ông Đỗ Minh Thắng, Chủ tịch UBND thị xã Giá Rai, Bạc Liêu. Liên quan đến vụ việc, Giám đốc Sở GD-ĐT Cà Mau cũng đã ra quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, do tham mưu cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện. Được biết, cán bộ nguyên chuyên viên phòng này, cũng bị kiểm điểm trách nhiệm. Trong cuộc họp kiểm điểm, người này tự nhận hình thức kỷ luật khiển trách vì tham mưu ký ban hành quyết định chỉnh sửa thông tin trên bằng tốt nghiệp cấp 2 bổ túc văn hóa của ông Thắng. Như Thanh Niên thông tin, trước đó, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau đã ban hành quyết định thu hồi và hủy quyết định điều chỉnh năm sinh trên bằng tốt nghiệp cấp 2 của ông Đỗ Minh Thắng từ năm 1966 thành năm 1964.Cụ thể, thu hồi hủy bỏ Quyết định số 14/SGDĐT-KT ngày 6.7.2020 về việc chỉnh sửa nội dung ghi trên bằng tốt nghiệp cấp 2 bổ túc văn hóa của Sở GD-ĐT Cà Mau đối với ông Đỗ Minh Thắng. Theo Sở GD-ĐT Cà Mau, quyết định chỉnh sửa trước đó không tuân thủ quy định của Bộ GD-ĐT về quản lý văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân.Liên quan đến vụ việc, UBND tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo kiểm điểm ông Tạ Thanh Vũ, Phó giám đốc Sở GD-ĐT, do thiếu trách nhiệm trong quá trình xác minh và xử lý sai sót bằng cấp của ông Thắng. Trước đó, ông Vũ bị tố cáo thiếu tinh thần trách nhiệm khi thực thi công vụ, và kết luận từ UBND tỉnh xác định nội dung tố cáo là đúng.Tháng 4.2022, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bạc Liêu đề nghị Sở GD-ĐT Cà Mau xác minh tính hợp pháp bằng tốt nghiệp cấp 2 bổ túc văn hóa của ông Đỗ Minh Thắng. Theo báo cáo của Sở GD-ĐT Cà Mau, kỳ thi cấp 2 tổ chức vào tháng 1.1985 tại hội đồng thi Tắc Vân được xác nhận là có diễn ra. Tuy nhiên, hồ sơ gốc của hội đồng thi không còn và việc đối chiếu mẫu phôi, chữ ký, mẫu dấu trên bằng tốt nghiệp chỉ cho thấy sự trùng khớp về hình thức.UBND tỉnh Cà Mau cho rằng cách trả lời như trên là chưa phù hợp, không đủ cơ sở để khẳng định tính hợp pháp của bằng tốt nghiệp của ông Thắng. Đồng thời, việc ông Tạ Thanh Vũ chậm trễ ký công văn đề nghị xác minh lại bằng cấp sau khi có văn bản trả lời Bạc Liêu bị đánh giá là thiếu trách nhiệm. Yêu cầu Giám đốc Sở GD-ĐT Cà Mau tổ chức kiểm điểm ông Tạ Thanh Vũ và rà soát, xử lý các văn bản sai sót theo đúng thẩm quyền và quy định.
Giá USD hôm nay 28.4.2024: Hạ nhiệt từ đỉnh cao
Để có được đàn bồ câu thân thiện, sẵn sàng sà xuống ăn thức ăn từ người dân, du khách, hơn 4 năm nay ông Nguyễn Văn Thông (69 tuổi, nhà tại đường Trịnh Phong, P.Tân Tiến, TP.Nha Trang) đã tự nguyện ngày 2 buổi đến Quảng trường 2.4 cho bồ câu ăn.Ông Thông cho hay, hằng ngày đi tập thể dục, thấy những cánh chim bồ câu chao lượn rất đẹp trong nắng sớm, ông nảy sinh ý định cho bồ câu ăn với chủ ý "quy tụ" một đàn bồ câu thật lớn. Ông đã tự bỏ tiền mua thóc, ngày 2 buổi sáng chiều không ngại mưa nắng, đều đặn cho bồ câu ăn. Suốt hơn 4 năm qua, đàn bồ câu dường như cũng quen với bóng dáng hiền hòa của người đàn ông này. Cứ thấy bóng ông, hàng trăm con bồ câu xòe to đôi cánh lượn một vòng quanh bờ biển rồi đáp xuống ríu rít tranh nhau nhặt thóc từ tay ông.Từ đàn chim dưới 50 con, sau hơn 4 năm cho ăn đều đặn, đến nay số lượng đã lên đến hơn 500 con. Ngoài sự thích thú check-in cùng đàn bồ câu của du khách khi đến tham quan Quảng trường 2.4, người dân địa phương cũng thường xuyên đưa gia đình cùng các cháu nhỏ đến cho ăn và chơi với đàn bồ câu.Theo đề nghị của Ban Quản lý Dịch vụ công ích, cuối tháng 12.2024, UBND TP.Nha Trang đã giao cho Ban làm việc với ông Nguyễn Văn Thông thống nhất việc ông sẽ cho chim bồ câu ăn tại Quảng trường 2.4 vào 2 buổi sáng - chiều và được thành phố hỗ trợ 2 - 3 kg thóc/ngày. Đồng thời phân công, lực lượng phối hợp hỗ trợ chăm sóc đàn chim khi ông Thông bận. Công ty CP Môi trường đô thị Nha Trang sẽ giữ vệ sinh khu vực Quảng trường 2.4, bảo đảm duy trì hoạt động này lâu dài. Chim bồ câu được xem là biểu tượng của hòa bình. Hình ảnh đàn bồ câu bay rợp trời tại bãi biển Nha Trang đã để lại trong lòng du khách cũng như người dân địa phương một cảm giác bình yên, nhất là trong những ngày xuân Ất Tỵ vừa qua. Ông Thông hy vọng thời gian tới sẽ có thêm nhiều người cùng chăm sóc, bảo vệ đàn chim để không gian quảng trường thêm sống động, góp phần đưa hình ảnh đẹp của TP.Nha Trang hiền hòa đến du khách trong và ngoài nước.
Đây là một trong những chương trình Trách nhiệm Xã hội (CSR) thường niên, được INSEE phối hợp cùng chính quyền địa phương tổ chức, nhằm thể hiện tinh thần trách nhiệm với cộng đồng và cam kết lâu dài trong hành trình "Vững Xây Cuộc Sống".Những phần quà thiết thực đã được trao tận tay các hộ gia đình, không chỉ mang đến sự hỗ trợ về vật chất mà còn là lời động viên tinh thần, giúp bà con đón một mùa xuân ấm áp và trọn vẹn hơn. Chương trình không chỉ lan tỏa những giá trị nhân văn mà còn thắt chặt thêm mối quan hệ giữa INSEE với cộng đồng địa phương, khẳng định vai trò của doanh nghiệp trong việc đồng hành và phát triển bền vững cùng xã hội.Hoạt động này nằm trong chuỗi chương trình trách nhiệm xã hội của INSEE, nhằm hỗ trợ những người dân có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt trong dịp Tết cổ truyền - thời điểm mà mọi gia đình đều mong muốn được sum vầy, đón một năm mới trọn vẹn và đủ đầy. Với tinh thần sẻ chia, INSEE hy vọng rằng những món quà Tết không chỉ mang đến sự ấm áp mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, yêu thương trong cộng đồng.Chương trình được triển khai tại nhiều khu vực xung quanh nhà máy INSEE bao gồm phường Thạnh Mỹ Lợi (TP.Thủ Đức), xã Long Thới (TP.HCM), thị xã Phú Mỹ (Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và huyện Kiên Lương (tỉnh Kiên Giang), với sự tham gia của cán bộ nhân viên công ty. Đây không chỉ là cơ hội để nhân viên INSEE trực tiếp đóng góp cho xã hội mà còn giúp tăng cường sự gắn kết với người dân địa phương. Hình ảnh những nụ cười, những lời cảm ơn chân thành từ các hộ gia đình chính là nguồn động viên to lớn để INSEE tiếp tục hành trình đóng góp cho xã hội.Bà Huỳnh Thị Thanh Hoa - Bí thư Đoàn Thanh Niên Xã Long Thới chia sẻ: "Tết là thời điểm để mọi người đoàn tụ, cùng nhau hướng đến những điều tốt đẹp. Thấu hiểu hoàn cảnh của nhiều gia đình còn gặp khó khăn, chân thành cảm ơn Công ty INSEE đã phối hợp cùng địa phương mang đến một mùa Tết ấm no cho người dân, một phần nào đó mang đến niềm vui và sự hạnh phúc cho người dân tại địa phương".Với tuyên ngôn thương hiệu Vững Xây Cuộc Sống, INSEE không ngừng đổi mới và mở rộng các hoạt động trách nhiệm xã hội, từ việc hỗ trợ nhà ở, cải thiện cơ sở hạ tầng đến các chương trình giáo dục và bảo vệ môi trường. Thông qua những hoạt động ý nghĩa này, Công ty đã tạo nên dấu ấn là một doanh nghiệp vì cộng đồng đối với địa phương.Không chỉ dừng lại ở hoạt động tặng quà Tết, INSEE sẽ tiếp tục phối hợp với chính quyền các cấp và đối tác để triển khai thêm nhiều chương trình hỗ trợ cộng đồng trong tương lai, chung tay phát triển một xã hội bền vững.
Hai khúc gỗ 'đu' dây điện
Theo tờ Khmer Times, nội các Campuchia do Thủ tướng Hun Manet đứng đầu ngày 25.1 thông qua dự thảo Luật chống việc không công nhận tội ác vi phạm trong giai đoạn Campuchia Dân chủ (1975-1979).Dự thảo luật gồm 7 điều được xây dựng theo yêu cầu của Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch đảng cầm quyền Nhân dân Campuchia Hun Sen, khi ông chủ trì lễ kỷ niệm 46 năm ngày chiến thắng chế độ diệt chủng Khmer Đỏ ngày 7.1.Theo dự thảo luật, những người không công nhận mà còn ca tụng tội ác thực hiện trong giai đoạn Campuchia Dân chủ, cũng như những tội ác đã được Tòa án đặc biệt xét xử tội ác chế độ Khmer Đỏ tại Campuchia (ECCC) công nhận hoặc đang xét xử, sẽ bị trừng phạt để mang lại công lý cho các nạn nhân và ngăn chặn hành động tương tự tái diễn.Những người vi phạm có thể bị phạt tù từ 1-5 năm và bị phạt tiền từ 10 triệu-50 triệu riel (62 triệu-311 triệu đồng).Dự thảo luật nêu rõ các tội ác đã được ECCC xác định, gồm diệt chủng, tội ác chống lại loài người và tội vi phạm Công ước Geneva năm 1949. Bên cạnh đó, dự thảo luật còn nhằm ghi lại toàn bộ tội ác chống lại loài người trong dưới chế độ Khmer Đỏ do Pol Pot dẫn đầu, kéo dài 3 năm, 8 tháng và 20 ngày. Theo AFP, khoảng 2 triệu người chết vì đói, bị tra tấn, bị cưỡng ép lao động và hành quyết tập thể trong giai đoạn 1975-1979.Người phát ngôn chính phủ Campuchia Pen Bona cho biết dự thảo luật sẽ sớm được trình lên quốc hội thông qua, theo AFP. Dự luật này sẽ thay thế luật tương tự được thông qua hồi năm 2013, cấm các phát ngôn chối bỏ tội ác của Khmer Đỏ và có mức phạt tối đa 2 năm tù.