$455
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của kqbd c2. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ kqbd c2.2. Khu triển lãm rộng lớn với diện tích 4.000 m2, với hơn 40 gian hàng và thu hút sự tham gia của hơn 50 doanh nghiệp đến từ các ngành công nghiệp khác nhau.️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của kqbd c2. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ kqbd c2.Giá USD trong tuần này quay đầu hạ nhiệt sau khi có nhiều ngày tăng trước đó. Hiện Vietcombank mua USD chuyển khoản ở mức 25.238 đồng, bán ra 25.538 đồng, giảm 2 đồng so với cuối tuần trước. Tương tự, Eximbank mua chuyển khoản 25.240 đồng và bán ra 25.538 đồng, giảm 30 đồng ở chiều mua vào và giảm 2 đồng ở chiều bán ra sau một tuần…Giá USD tự do tiếp tục tăng 10 đồng so với hôm qua, lên 25.760 đồng, bán ra 25.860 đồng. Trong tuần, giá USD tự do có nhiều ngày tăng vọt lên gần sát 26.000 đồng nhưng sau đó quay đầu đi xuống. Ở mức hiện tại, giá USD tự do không thay đổi so với cuối tuần trước. Trong khi đó, giá euro tăng trở lại. Chẳng hạn, Vietcombank mua euro chuyển khoản ở mức 26.077 đồng, bán ra 27.232 đồng, tăng 115 đồng ở chiều mua vào và tăng 120 đồng ở chiều bán ra. Riêng đồng yen Nhật tiếp tục đi xuống khi được Vietcombank mua vào với giá 155,5 đồng, bán ra 164,54 đồng, giảm 1 đồng…Chỉ số USD-Index hiện đạt 107,79 điểm, tăng 0,55 điểm so với cuối tuần trước. Trong tuần này, giao dịch trên thị trường khá chậm do Mỹ và nhiều nước nghỉ lễ Giáng sinh. Đồng bạc xanh duy trì sức mạnh sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dự báo chỉ có thêm 2 đợt cắt giảm lãi suất trong năm 2025 thay vì 4 đợt như dự báo trước đó. Hơn nữa, các nhà đầu tư kỳ vọng giá USD cũng tiếp tục tăng do các chính sách của ông Donald Trump khi chính thức giữ chức Tổng thống Mỹ trong đầu tháng 1. Điều này đã đẩy USD tăng giá so với các đồng tiền khác, mặc dù vẫn còn nhiều bất ổn về chính sách và quan ngại về tác động cụ thể của chúng... ️
Sáng 14.2 - ngày Valentine, Thảo Cầm Viên Sài Gòn tổ chức kỷ niệm 30 năm về chung một chuồng cho vợ chồng gấu Misa và Misi. Đây là loài gấu ngựa, thường hoạt động về đêm, ban ngày nằm nghỉ ngơi. Gấu Misa và Misi được đưa về chung chuồng từ năm 1995, đến nay cặp đôi gấu vẫn chưa sinh gấu con. Sống lâu năm ở Thảo Cầm Viên, vợ chồng gấu đã được chăm sóc qua nhiều thế hệ nhân viên. Misi, Misa có mang trên người một microchip, đây là chip dùng để định danh, quản lý gấu trong chương trình quản lý, bảo tồn gấu quốc gia. Mỗi năm 2 lần sẽ có nhân viên thuộc chương trình quản lý vào kiểm tra chip và tình trạng sức khỏe của gấu.Đây là đôi gấu may mắn khi không phải chịu cảnh thiếu ăn, thiếu uống, sống trong cũi sắt chật hẹp như một số đồng loại, không phải chịu dày vò, đau đớn bởi những mũi kim to dài dùng hút mật hay chịu sự đánh đập tàn nhẫn ép buộc làm xiếc. Cặp đôi gấu ở Thảo Cầm Viên được cho ăn mỗi ngày, bác sĩ khám sức khỏe định kỳ. Thỉnh thoảng, Misa và Misi có những hành động thu hút du khách như: gãi đầu, gãi mũi, gãi bụng. Thói quen hằng ngày của đôi vợ chồng gấu là ăn no, ngủ kỹ, không thích leo trèo, bơi lội.Theo người chăm sóc, gấu ngựa là loài có vùng phân bố rộng trên khắp các châu lục. Kích cỡ và màu sắc có thể thay đổi ít nhiều tùy theo vùng phân bố. Gấu ngựa có lông đen, mõm dài, tai tròn, vùng lông trước ngực màu trắng ngà tạo thành hình chữ V.Gấu có khả năng đứng thẳng trên 2 chân sau, khi đứng gấu có thể cao hơn người trưởng thành. Mặc dù thân hình to lớn khoảng 150 – 180 kg nhưng gấu có khả năng leo trèo rất tốt và là tay bơi cừ khôi.Gấu được xếp vào nhóm động vật ăn thịt do có cấu tạo bộ răng và hệ tiêu hóa của thú ăn thịt nhưng gấu ngựa ăn tạp. Chúng ăn rau, củ, quả, côn trùng và cả thịt động vật.Ở những quốc gia có mùa đông thì gấu thường ăn nhiều để tích trữ mỡ, sau đó sẽ ngủ đông ở những hang, bọng cây, hốc đất, đá. Trong suốt thời gian ngủ đông gấu không di chuyển và hoàn toàn không tiêu tiểu.Trong tự nhiên gấu sống đơn độc. Gấu mẹ nuôi con cho đến khi chúng có thể kiếm ăn, tồn tại độc lập.Nhân dịp này, đại diện Thảo Cầm Viên Sài Gòn cũng thông tin, mật gấu không phải là thần dược, mật gấu có thể gây hại nếu như gấu bị lấy mật có những bệnh về gan như viêm gan siêu vi, bệnh ở túi mật do thao tác lấy mật không đảm bảo vệ sinh, do viêm nhiễm từ các vết tiêm chích lẫn trong mật hút ra là cả máu, mủ, vi trùng… ️
Bác sĩ trẻ Ngô Quốc Cường, Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, có ca trực đêm giao thừa 3 năm trước đây đầy ấn tượng. Cứ theo thông lệ, ở thời điểm giao thừa các bác sĩ sẽ được tập trung ở sảnh nghe chúc tết và nhận lì xì của Ban Giám đốc Bệnh viện. Đêm đó, chỉ còn mấy phút là đến thời khắc giao thừa, bệnh nhân tại khoa đột nhiên ngưng tim, cả ê kíp bỏ lại hết mọi suy nghĩ, tâm tư ngày tết, tập trung cao độ ép tim. 15 phút "vàng" nỗ lực đã giành lại bệnh nhân từ tay tử thần. Tuy ca này không phải là ca đầu tiên, nhưng là ca bệnh mà tất cả các bác sĩ của kíp trực hôm đó đều nhớ mãi đến bây giờ, bởi quá ấn tượng. Sau 3 năm được cứu sống từ đêm giao thừa đó, đến bây giờ bệnh nhân A Ly, người đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Khánh Hòa hiện nay khỏe mạnh, sống vui mỗi ngày.10 năm làm việc trong ngành y, với bác sĩ Cường ngày tết chỉ khác biệt một chút ngày thường ở khoảnh khắc chiều cuối năm. Ngoài bệnh viện, người người tất bật sắm cây mai, cành đào, chậu hoa cúc… quây quần cùng nhau bên bữa cơm tất niên. Trong bệnh viện, bác sĩ không được rời vị trí, sẵn sàng làm mọi nhiệm vụ được giao. Dù là bác sĩ luôn có "đầu lạnh, trái tim nóng" cỡ nào, ngày cuối năm cũng có khoảng lặng và thời điểm đó trôi rất nhanh khi có ca cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân. Khi đó, các bác sĩ ngay lập tức vào guồng, tranh thủ từng phút giây để bảo đảm sự sống cho bệnh nhân."Chọn nghề y là bản thân mình đã xác định những đêm trực không ở cùng gia đình. Trực tết có vất vả cỡ nào mình cũng phải hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo bệnh nhân được bình an", bác sĩ Cường chia sẻ.Làm việc vất vả sau một đêm trực căng não, sáng mùng 1 tết, bác sĩ Cường tự chạy xe máy để kịp về quê sum vầy với gia đình, đi thăm tết ông bà đầu năm. Theo bác sĩ Cường, không chọn xe khách hay tàu mà đi xe máy từ tỉnh Khánh Hòa ra Phú Yên, (khoảng 100 km) là do vừa mong ngóng được sớm về nhà, lại còn muốn được tận hưởng khoảnh khắc du xuân, ngắm cảnh phố phường ngày đầu năm.Cũng có những ca trực đêm giao thừa như bác sĩ Cường, bác sĩ Trần Hà Thiên Ân sáng mùng 1 sau khi thay ca vội cầm ba lô một mình, một xe chạy máy về tỉnh Gia Lai để về đoàn viên cùng gia đình. Bác sĩ Thiên Ân cho biết những chuyến xe trở về ngày tết như vậy dài khoảng 7 tiếng đồng hồ, vài năm mới có một lần. Bởi các bác sĩ đều thay phiên, có năm đúng phiên mình trực đêm giao thừa nhưng có năm lại không. Việc chạy xe máy với quãng đường dài như vậy là sự bất đắc dĩ, bởi tuyến Khánh Hòa đi Gia Lai vào sáng mùng 1 tết không có tuyến xe khách chạy, mà anh lại không thể chờ thêm khoảnh khắc nào khác để được về đón tết cùng gia đình.Nhắc đến ca trực tết, bác sĩ Thiên Ân rất hạnh phúc vì có những đồng nghiệp quan tâm, sát cánh cùng nhau. Ngoài các món ngon ngày tết được khoa chuẩn bị, mỗi người trong ca trực đều mang thêm các món ngon, cũng đãi nhau ăn ngày trực. Dù xa nhà nhưng rất ấm lòng. Mong mỏi lớn nhất của các bác sĩ ngày tết không tăng lương hay giảm giờ làm mà mong được trang bị thêm các trang thiết bị y tế hiện đại. Có thiết bị tốt, hiện đại mới đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị thuận lợi, nhất là ở Khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc.Bác sĩ Trần Quốc Vinh (32 tuổi), Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, kể về những đêm trực giao thừa của bản thân chỉ có đúng vài chục phút nghĩ về tết, còn lại thời gian dành hết cho việc phẫu thuật, điều trị cho các ca cấp cứu trong đêm. Có những ca trực, tai nạn giao thông xảy ra khiến một lúc có 3 – 4 ca nhập viện điều trị. Từ thời khắc giao thừa năm mới, cứ vậy làm đến sáng mùng 1.Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Đình Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bỏng,ngẫm lại về 23 năm làm nghề của mình với đa phần những đêm 30 tết đều trong phòng mổ. Nếu ít ca mổ thì đến sáng là xong, có những năm phải đến trưa mùng 1 mới xong ca mổ. Làm việc áp lực là vậy, bước ra khỏi phòng mổ, bác sĩ Thành nghĩ ngay đến bệnh nhân mổ xong phục hồi như thế nào, phương án nào điều trị tốt nhất cho bệnh nhân… Sau đó mới nghĩ đến gia đình và ngày tết. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Lương Kỷ, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, ghi nhận những vất vả không thể diễn tả bằng lời của y, bác sĩ tại bệnh viện trong những ca trực đêm, đặc biệt là thời điểm tết. Hiểu những khó khăn đó, đêm giao thừa Ban Giám đốc Bệnh viện luôn dành sự quan tâm, động viên dành cho các y, bác sĩ trực tết. Có những bác sĩ ở thời điểm giao thừa dù không được nghe chúc tết nhưng khoảnh khắc đó, cứu sống được một mạng người thì đó chính là niềm vui, là mùa xuân, ngày tết của họ. ️