Cấm vẫn đổ
Hãng AFP ngày 2.3 dẫn thông cáo của lực lượng Hamas ở Dải Gaza cáo buộc việc Israel chặn hàng tiếp tế và viện trợ vào vùng lãnh thổ này là "tội ác chiến tranh" và vi phạm thỏa thuận ngừng bắn.Lực lượng này dùng nhiều lời lẽ nặng nề để chỉ trích quyết định đình chỉ viện trợ nhân đạo ở Gaza của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu."Quyết định này làm phức tạp vấn đề và ảnh hưởng đến quá trình đàm phán", theo Reuters dẫn lời quan chức cấp cao của Hamas Sami Abu Zuhri.Hamas kêu gọi các nhà đàm phán buộc Israel chấm dứt các biện pháp trừng phạt đối với Dải Gaza.Trước đó, Văn phòng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 2.3 bất ngờ tuyên bố Israel sẽ chặn mọi hàng hóa và hàng viện trợ vào Dải Gaza, viện dẫn lý do Hamas từ chối chấp nhận gia hạn giai đoạn 1 của thỏa thuận ngừng bắn.Thông cáo cho hay Thủ tướng Netanyahu quyết định áp dụng biện pháp trên từ sáng 2.3, sau khi giai đoạn 1 của thỏa thuận kết thúc một ngày trước đó."Israel sẽ không cho phép ngừng bắn mà không có việc thả các con tin của chúng tôi", thông cáo nêu rõ và đe dọa "những hậu quả nhiều hơn nữa" nếu Hamas tiếp tục từ chối đề xuất.Theo thành viên cấp cao Mahmoud Mardawi của Hamas, cách duy nhất để đạt được sự ổn định là hoàn tất giai đoạn 2 của bộ khung thỏa thuận ngừng bắn đã vạch ra trước đó.Giới phân tích cho rằng Israel muốn kéo dài giai đoạn 1 để đưa về nước nhiều con tin hơn nữa, trong khi Hamas muốn bước sang giai đoạn 2 vì giai đoạn này có điều khoản Israel rút quân khỏi Gaza và chấm dứt các hành động thù địch.Theo tờ Haaretz, biểu tình trong ngày 2.3 đã nổ ra trước nhà của một số bộ trưởng Israel, kêu gọi ngừng bắn và tiếp tục thỏa thuận để đưa các con tin Israel về nước.Những người biểu tình được cho là đã tập trung bên ngoài nhà của Ngoại trưởng Gideon Saar, Bộ trưởng Đổi mới, Khoa học và Công nghệ Gila Gamliel, Bộ trưởng Giao thông và An toàn đường bộ Miri Regev, Bộ trưởng Các vấn đề Chiến lược Ron Dermer và Bộ trưởng Nội vụ Moshe Arbel.Thành tỉ phú nhờ trồng mai cảnh
Sáng 13.3, báo Người Lao Động tổ chức Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2025 với chủ đề "Giải pháp đột phá để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%". TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nhận định thể chế là nhân tố quyết định thành bại của một quốc gia. Từ năm 2011, thể chế đã trở thành rào cản, là điểm nghẽn của phát triển kinh tế. Đảng đã xác định ba khâu đột phá chiến lược, trong đó thể chế là một trong ba khâu quan trọng nhất. Tuy nhiên, nhiều năm qua, chúng ta chưa tạo ra được đột phá thực sự, khiến thể chế trở thành "điểm nghẽn của điểm nghẽn". Mặc dù lựa chọn chiến lược là đúng đắn nhưng cách thức thực hiện lại chưa phù hợp, dẫn đến tình trạng bế tắc. Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đã chỉ ra vấn đề này. Nguyên nhân là do hệ thống pháp luật được xây dựng dựa trên tư duy "hiểu đến đâu thì cho làm đến đó", quản không được thì cấm. Tư duy này đã tạo ra nhiều quy định, nhiều công cụ quản lý và hàng loạt thủ tục hành chính phức tạp, gây cản trở cho sự phát triển cũng như đặt người dân và doanh nghiệp đứng trước rủi ro pháp lý rất lớn. Chi phí tuân thủ được tính toán cũng không thấm gì so với chi phí cơ hội bị mất, một dự án kéo dài 3-7 năm là chi phí cơ hội rất lớn. "Chưa bao giờ tôi cảm thấy chúng ta có thời điểm thuận lợi như vậy. Chúng ta có những thảo luận cởi mở, không có hạn chế gì về cải cách thể chế. Phải được nghĩ khác, làm khác thì mới có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao như thế. Đảng và Trung ương đã chọn bộ máy là khâu đột phá về thể chế. Điều này cho thấy việc tinh gọn bộ máy, tinh gọn con người là cho thấy con người là khâu quyết định về thể chế, quyết định chất lượng hiệu lực của thực thi. Đây là một sự thay đổi rất lớn, phản ánh tư duy mới trong quản trị quốc gia", TS Nguyễn Đình Cung chia sẻ.Vị chuyên gia này lý giải thêm, việc sắp xếp lại bộ máy hành chính, xóa bỏ những hạn chế do giới hạn địa lý sẽ mở ra không gian phát triển đa chiều, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với tinh gọn về bộ máy, sẽ có một cuộc cách mạng tinh gọn về hệ thống pháp luật. Theo quan điểm của Tổng Bí thư Tô Lâm là cùng một nội dung, cùng một vấn đề thì chỉ nên quy định 1 luật duy nhất. Điều này làm giảm đi rủi ro pháp lý trong hoạt động kinh doanh mà tự do an toàn là vấn đề số 1 để phát triển kinh doanh. Quốc hội không nên đặt KPI là số lượng luật được ban hành mà nên đo lường bằng số lượng bao nhiêu luật được loại bỏ. TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh: Tinh gọn bộ máy chính là "đột phá của đột phá". Để lựa chọn bộ máy tốt nhất, con người phải là yếu tố được ưu tiên hàng đầu. Chỉ khi đó, hiệu năng, hiệu quả và hiệu lực mới được nâng cao, từ đó thúc đẩy cải cách thể chế mạnh mẽ hơn. Đây sẽ là động lực để đạt được tăng trưởng kinh tế 8% trong năm nay và hướng tới mục tiêu tăng trưởng hai con số trong những năm tiếp theo.Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế - TS Trần Du Lịch cũng cho biết, ông cảm nhận rằng chưa bao giờ Việt Nam có được một bầu không khí và niềm tin mạnh mẽ như hiện nay, kể từ khi Trung ương phát đi thông điệp bước vào kỷ nguyên mới. Đây là thuận lợi rất lớn cho sự phát triển của đất nước. Dân tộc Việt Nam có truyền thống kiên cường, khi đứng trước áp lực thì mới nỗ lực vượt qua được. Năm 1986, áp lực của chúng ta là tình trạng nghèo đói và không có cách nào khác ngoài việc phải đổi mới để vượt qua. Hiện nay, áp lực đến từ thông điệp rất rõ ràng của Tổng Bí thư: Nếu chúng ta không đạt được mức tăng trưởng hai con số thì đến năm 2045, Việt Nam sẽ khó có cơ hội trở thành một quốc gia phát triển có trình độ cao. Khi đó, chúng ta không còn lợi thế dân số vàng, rơi vào tình trạng “chưa giàu đã già”."Tôi xin nhấn mạnh rằng mục tiêu tăng trưởng hai con số trong năm nay không chỉ là một con số đơn thuần mà là khát vọng của cả dân tộc. Nếu không thực hiện được, chúng ta sẽ mất cơ hội trở thành quốc gia phát triển ngang tầm thế giới. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải tiến hành một cuộc cách mạng thực sự về thể chế. Hiện nay, các kết luận về sắp xếp bộ máy đang được triển khai đồng bộ với việc giải quyết các quy định chồng chéo. Mỗi thủ tục hành chính cần được cắt giảm ít nhất 30%, thậm chí có thể nhiều hơn. Đây là vấn đề phải làm cho được, song song tổ chức lại bộ máy hành chính chính quyền địa phương 2 cấp phải phân cấp phân quyền cho địa phương mạnh hơn, địa phương tự quyết và tự chịu trách nhiệm. Có như vậy mới là cách mạng đúng nghĩa, tạo thể chế tinh gọn đúng nghĩa", TS Trần Du Lịch phát biểu.TS Trần Du Lịch:Nếu năm nay Việt Nam tăng trưởng 8%, GDP tuyệt đối sẽ tăng thêm khoảng 38 - 40 tỉ USD. Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 400 tỉ USD nhưng chỉ khoảng 30-35% giá trị trong đó đóng góp trực tiếp vào GDP. Năm nay, giả định xuất khẩu tăng trưởng như kế hoạch thì phần đóng góp của xuất khẩu vào GDP chỉ khoảng 14 - 15 tỉ USD nhưng đây là một thách thức không nhỏ. Vì vậy, để đạt được mục tiêu tăng trưởng, chúng ta cần dựa vào các động lực khác, đặc biệt là tổng đầu tư toàn xã hội từ những năm trước. Đầu tư công chỉ là một phần trong tổng đầu tư của toàn xã hội. Bên cạnh đó, nguồn vốn tín dụng cũng là một nguồn đầu tư lớn. Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng trưởng tín dụng 16%, tương đương khoảng 2,5 triệu tỉ đồng bơm vào nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu vốn không được đưa vào sản xuất, kinh doanh mà chảy vào chứng khoán hay bất động sản thì nguy cơ rơi vào tình trạng tăng trưởng ảo, bong bóng tài chính như năm 2016 là rất lớn.
Central vào ‘Top 10 Nhà thầu xây dựng hàng đầu Việt Nam năm 2024’
CLB Đà Nẵng đánh rơi chiến thắng trước Thể Công Viettel (vòng 13 V-League 2024 - 2025) đúng ở những giây cuối cùng, khi hàng thủ chủ nhà để Nhâm Mạnh Dũng dứt điểm cận thành ghi bàn gỡ hòa tỷ số 1-1 ở phút 90+7.Không chỉ bỏ lỡ cơ hội thắng trận thứ hai liên tiếp để thu hẹp cách biệt với nhóm trên, CLB Đà Nẵng còn thiệt hại quân số. HLV Lê Đức Tuấn bị trọng tài chính Nguyễn Viết Duẩn rút thẻ đỏ truất quyền chỉ đạo, do nhà cầm quân của đội Đà Nẵng có phản ứng thái quá với trọng tài thứ tư Lê Đức Thuận. Án phạt này đồng nghĩa HLV Lê Đức Tuấn sẽ bị treo quyền chỉ đạo trong 2 trận đấu, tính từ vòng 14. Ngày 15.2, CLB Đà Nẵng đã gửi văn bản lên Ban kỷ luật và Ban trọng tài VFF, đề nghị xem xét lại án phạt cho HLV Lê Đức Tuấn. Đội bóng sông Hàn muốn Ban kỷ luật VFF chuyển từ thẻ đỏ sang thẻ vàng, để nhà cầm quân trẻ của CLB Đà Nẵng vẫn có thể chỉ đạo trực tiếp ở trận đấu tiếp theo.Văn bản có ghi: "Phút thứ 80 của trận đấu, trong một tình huống tranh chấp bóng, tiền vệ Emerson (CLB Đà Nẵng) bị cầu thủ bên đội Thể Công Viettel tác động ngã xuống sân nhưng trọng tài chính không thổi phạt. Dẫn đến việc Emerson phản ứng và bị phạt thẻ vàng. HLV Lê Đức Tuấn đã phản ứng với trọng tài thứ tư Lê Đức Thuận để bảo vệ cầu thủ của đội nhà. Tuy nhiên việc phản ứng đó chỉ là cảm xúc nhất thời trong một trận đấu quá căng thẳng, chứ không có lời lẽ nào xúc phạm đến trọng tài. Mặc dù vậy, trọng tài thứ tư đã trao đổi với trọng tài chính Nguyễn Viết Duẩn rút thẻ đỏ trực tiếp và truất quyền chỉ đạo của HLV Lê Đức Tuấn, dù trước đó tổ trọng tài chưa hề nhắc nhở, cảnh cáo hoặc thẻ vàng đối với HLV Lê Đức Tuấn. Sau khi kết thúc trận đấu, HLV Lê Đức Tuấn cũng đã có thái độ chuyên nghiệp và đến bắt tay, thể hiện sự tôn trọng đối với tổ trọng tài cũng như ban tổ chức giải".CLB Đà Nẵng nêu quan điểm: "Kính đề nghị Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, Ban trọng tài và Ban kỷ luật VFF xem xét lại tình huống nói trên và kính mong quý cơ quan giảm nhẹ hình thức kỷ luật từ thẻ đỏ thành thẻ vàng đối với HLV Lê Đức Tuấn, để đảm bảo tính nghiêm minh của giải đấu và quyền lợi của CLB, đặc biệt là đối với CLB Đà Nẵng đang trong hoàn cảnh hết sức khó khăn về mọi mặt như hiện nay". CLB Đà Nẵng đang xếp cuối V-League với 8 điểm sau 13 trận. Dù vậy từ khi ông Lê Đức Tuấn ngồi ghế HLV trưởng, phong độ đội bóng sông Hàn đã được cải thiện. CLB Đà Nẵng đã thắng Bình Định (2-1) và hòa Thể Công Viettel (1-1) để thu hẹp cách biệt với vị trí đá play-off của Hải Phòng xuống còn 3 điểm. Vòng 14 diễn ra lúc 18 giờ ngày 23.2, CLB Đà Nẵng tiếp tục chơi trên sân nhà Tam Kỳ để tiếp đón CLB TP.HCM. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Theo quy định của luật Quản lý thuế, thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch; đối với cá nhân trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.Căn cứ Nghị định số 91/2022/NĐ-CP, nếu ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế trùng với ngày nghỉ theo quy định thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ đó.Vì vậy, kỳ quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2024 có thời hạn như sau: đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập thì thời hạn chậm nhất là ngày 31.3. Trường hợp cá nhân trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân thì thời hạn chậm nhất là ngày 5.5. Tuy nhiên, người nộp thuế lưu ý cá nhân có số thuế thu nhập cá nhân nộp thừa theo quyết toán thì không bắt buộc phải nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo thời hạn này.Sai sót nào thường gặp khi quyết toán thuế?Về đối tượng quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2024, Tổng cục Thuế nêu rõ: trường hợp cá nhân là đối tượng cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công phải trực tiếp khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân trong các trường hợp dưới đây:Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2024 bao gồm: tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân mẫu số 02/QTT-TNCN; phụ lục bảng kê giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc mẫu số 02-1/BK-QTT-TNCN; bản sao các chứng từ chứng minh số thuế đã khấu trừ, đã tạm nộp trong năm, số thuế đã nộp ở nước ngoài (nếu có)…Bên cạnh nội dung về thời hạn, đối tượng và hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân nêu trên, Tổng cục Thuế nhấn mạnh, người nộp thuế cần lưu ý thêm: trường hợp cá nhân đáp ứng điều kiện được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định thì khuyến khích cá nhân thực hiện ủy quyền quyết toán cho tổ chức trả thu nhập nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí cho cá nhân cũng như giảm tải số lượng hồ sơ quyết toán gửi tới cơ quan thuế.Nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân thực hiện theo hướng dẫn cụ thể tại khoản 8 điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ.Ngoài ra, từ công tác quản lý giải quyết hồ sơ, cơ quan thuế nhận thấy một trong những sai sót mà cá nhân thường hay mắc phải khi thực hiện kê khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân là việc cá nhân không tổng hợp được đầy đủ các nguồn thu nhập của bản thân, hoặc kê khai không chính xác thu nhập nhận được từ các tổ chức trả thu nhập, số thuế thu nhập cá nhân đã được khấu trừ trong năm. Đây là điều cần hết sức lưu ý tránh tái diễn.
Lối chơi thực dụng chiếm ưu thế tại AFF Cup 2018
Tương tự, giá cà phê arabica trên sàn New York kỳ hạn tháng 5 tăng 24,2 USD lên 4.730 USD/tấn. Các kỳ hạn từ tháng 7 đến tháng 12 cũng tăng tương ứng 17,6 và 11 USD/tấn.