Quốc Đại nói về việc người nổi tiếng phát ngôn lệch chuẩn
Hãng AFP ngày 15.1 đưa tin quân đội Iran vừa công khai một tàu do thám tiên tiến, khi các lực lượng quân sự nước này tiến hành tập trận trên toàn quốc tập trung vào việc bảo vệ các cơ sở hạt nhân của đất nước."Tàu tình báo tín hiệu đầu tiên của đất nước, có tên là Zagros, được bổ sung vào các hoạt động chiến đấu của hải quân", theo Đài truyền hình nhà nước Iran đưa tin.Theo đó, tàu do Iran sản xuất được trang bị "cảm biến điện tử", vũ khí đánh chặn và các khả năng tình báo và mạng khác.Việc ra mắt tàu Zagros diễn ra vài ngày sau khi Iran khai mạc cuộc tập trận quân sự lớn do quân đội và Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) tiến hành, dự kiến sẽ kéo dài đến giữa tháng 3 và tập trung vào việc bảo vệ các địa điểm hạt nhân quan trọng bao gồm Natanz, Fordow và Khondab.Đô đốc Hải quân Shahram Irani cho biết tàu do thám mới "sẽ là con mắt giám sát của Hải quân Iran ở vùng biển sâu và đại dương".Vào tháng 10, người phát ngôn của chính phủ Iran cho biết nước này có kế hoạch tăng ngân sách quân sự lên khoảng 200% để đối mặt với các mối đe dọa ngày càng gia tăng.Cuộc tập trận diễn ra vào thời điểm căng thẳng gia tăng với Israel và Mỹ. Cuộc tập trận diễn ra trùng với lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào ngày 20.1 tới.Trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận mang tính bước ngoặt năm 2015 nhằm hạn chế các hoạt động hạt nhân của Tehran, đồng thời áp đặt lại các lệnh trừng phạt nghiêm khắc.Ông Trump cũng cầm quyền trong thời gian Mỹ tiến hành vụ tập kích bằng máy bay không người lái vào Iraq khiến vị tướng hàng đầu của IRGC là ông Qassem Soleimani thiệt mạng.Du học hè hướng nghiệp ở trường top thế giới
Công nghệ và toàn cầu hóa mở ra nhiều cơ hội mới, đồng thời cũng làm thay đổi cách thế hệ trẻ kết nối với văn hóa truyền thống. Vì thế, hành trình gìn giữ bản sắc Việt đòi hỏi những cách tiếp cận mới mẻ và đầy cảm hứng.Minh Long đã chọn đồng hành trên hành trình này bằng cách "gìn giữ nghìn câu chuyện" qua từng sản phẩm sứ. Mỗi thiết kế không chỉ khắc họa vẻ đẹp văn hóa Việt mà còn khơi dậy lòng tự hào dân tộc. Dưới bàn tay khéo léo của đội ngũ nghệ nhân, đất - lửa và niềm đam mê hòa quyện, thổi hồn vào từng chi tiết, mang đến những giá trị bền vững cho mọi thế hệ, đặc biệt là người trẻ.Người trẻ ngày nay đề cao sự tối giản, tiện dụng và dấu ấn cá nhân trong phong cách sống. Sản phẩm họ lựa chọn không chỉ cần đẹp mà còn phải kể được câu chuyện riêng. Minh Long tinh tế nắm bắt xu hướng này bằng việc tạo ra những thiết kế hài hòa giữa nét cổ điển và hiện đại. Từng đường nét, hoa văn, sắc men hiện đại đều mang đậm hơi thở văn hóa Việt nhưng vẫn phù hợp với gu thẩm mỹ trẻ trung của thế hệ mới.Dòng sản phẩm Ly - Hộp - Chai sứ dưỡng sinh là minh chứng rõ nét cho sự kết hợp độc đáo này. Các họa tiết được cách điệu từ thiên nhiên, câu chuyện cổ tích,... nhưng được thể hiện trên thiết kế tinh giản với các đường nét mềm mại và màu sắc trẻ trung. Điều này giúp sản phẩm vừa giữ được bản sắc văn hóa vừa phù hợp với lối sống năng động, cá tính của người trẻ. Ly - Hộp - Chai sứ không chỉ làm phong phú thêm dãy sản phẩm dưỡng sinh hướng đến sức khỏe cộng đồng, mà còn là một cách để người trẻ khẳng định phong cách riêng, đồng thời giữ gìn những giá trị văn hóa trong từng khoảnh khắc thường nhật.Không chỉ dừng lại ở việc đổi mới thiết kế, Minh Long còn tiên phong trong việc chuyển đổi số, đưa sản phẩm lên các nền tảng thương mại điện tử. Điều này không chỉ phá bỏ giới hạn của kênh phân phối truyền thống mà còn giúp gốm sứ Việt tiếp cận gần hơn với thế hệ trẻ - những người quen thuộc với không gian số.Ông Lý Huy Sáng, Tổng giám đốc Minh Long, chia sẻ: "Với triết lý 4 Không (Không thời gian, Không biên giới, Không giới tính, Không tuổi tác) và 4 Có (Có văn hóa, Có nghệ thuật, Có phong cách, Có hồn), Minh Long mong muốn mỗi sản phẩm đều là một thông điệp sâu sắc về văn hóa Việt dành cho mọi thế hệ".Qua từng sản phẩm, Minh Long không chỉ gìn giữ tinh hoa gốm sứ mà còn thổi hồn vào từng câu chuyện văn hóa Việt. Đó là cách thương hiệu này khơi dậy lòng tự hào dân tộc, nuôi dưỡng ý thức giữ gìn bản sắc Việt trong lòng thế hệ trẻ - những người sẽ viết tiếp câu chuyện về một Việt Nam đầy bản sắc trong kỷ nguyên hội nhập toàn cầu.
Vì sao phân khúc ô tô cỡ nhỏ hạng A tại Việt Nam ngày càng lụi tàn?
Chiều 31.12, các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum vẫn đang dùng nhiều biện pháp để tìm kiếm cứu nạn các nạn nhân mất tích trong vụ tai nạn lao động sập giàn giáo tại thủy điện Đăk Mi (H.Đăk Glei, Kon Tum).Trong sáng 31.12, lực lượng chức năng đã tìm thấy 3 thi thể công nhân trong vụ tai nạn lao động này. Hiện cơ quan chức năng đang tổ chức khám nghiệm tử thi và chờ người nhà từ tỉnh Nghệ An vào để bàn giao. Trong vụ sập giàn giáo tại thủy điện Đăk Mi 1 vẫn còn 2 nạn nhân bị rơi xuống hố nước sâu khoảng 5 m. Các đơn vị chức năng đang mở đường đưa máy bơm đến hút nước tại hố sâu này để tìm kiếm nạn nhân. Đến 15 giờ 30 ngày 31.12, máy bơm nước phải tạm dừng để lực lượng cứu nạn cứu hộ lặn tìm 2 nạn nhân mất tích.Ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn, UBND H.Đăk Glei cùng chủ đầu tư đã đến động viên, hỗ trợ 5 triệu đồng mỗi nạn nhân. Theo Ban Quản lý dự án thủy điện Đăk Mi 1, trong quá trình đổ bê-tông hạng mục đập tràn của thủy điện Đăk Mi 1 có 4 công nhân bị rớt xuống hố sâu và 1 công nhân ở phía dưới bị đá văng vào người gây tử vong.Như Thanh Niên đã đưa tin, khoảng 3 giờ ngày 31.12, khi đang thi công đập ngăn dòng thủy điện Đăk Mi 1 thì xảy ra vụ tai nạn lao động do sập giàn giáo. Ca thi công là ca đêm (thời gian từ 22 giờ đến 7 giờ ngày hôm sau).Trong số các nạn nhân có 4 người là công nhân Công ty Dũng Phúc Lộc (địa chỉ tại xã Cát Văn, H.Thanh Chương, Nghệ An), gồm: Hà Văn Sơn (29 tuổi), Kha Văn Kháy (26 tuổi), Ngân Văn Long (32 tuổi), Lương Văn Hùng (20 tuổi, cùng ở Nghệ An). Người còn lại là công nhân của Công ty Nguyên Dược (địa chỉ tại TT.Ia Kha, H.Ia Grai, Gia Lai) là A Tuất (34 tuổi, ở xã Đăk Choong).Hiện nguyên nhân vụ tai nạn lao động chết người vẫn đang được cơ quan chức năng tiến hành điều tra làm rõ.
Ngày 1.2 (mùng 4 tết), hàng ngàn người dân miền Tây tranh thủ quay lại nơi làm việc ở TP.HCM và các tỉnh miền Đông Nam bộ. Khi đi qua địa bàn tỉnh Vĩnh Long, bà con bất ngờ vì được lực lượng CSGT và trật tự phát nước suối suối cùng với sữa.Theo đó, khoảng 8 giờ 30 cùng ngày, trên QL1, đoạn thuộc xã Lộc Hòa, H.Long Hồ, Vĩnh Long, đoàn viên, thanh niên thuộc Chi đoàn Cảnh sát quản lý hành chính và giao thông, Công an tỉnh Vĩnh Long tổ chức phát nước suối, sữa kết hợp tuyên truyền an toàn giao thông cho người dân rời quê.Đại úy Nguyễn Lê Mỹ Nhân, Phó bí thư Chi đoàn Cảnh sát quản lý hành chính và giao thông, Công an tỉnh Vĩnh Long cho biết, sáng nay, đơn vị phát 4.000 chai nước suối và 400 hộp sữa cho người dân. Bên cạnh đó, lực lượng đoàn viên của chi đoàn kết hợp nhắc nhở người dân tuân thủ luật lệ giao thông, lưu thông đảm bảo an toàn cho mình và cho người xung quanh.Bất ngờ khi được CSGT phát nước và sữa, anh Trần Thái Phương (45 tuổi, ngụ tỉnh Hậu Giang) vui vẻ nói: "Tôi chở vợ con đi từ Hậu Giang từ sáng sớm, đang định tìm chỗ nghỉ chân, uống nước thì gặp mấy anh, chị CSGT cho nước suối và sữa, còn nhắc nhở chạy xe cẩn thận. Tôi cảm ơn rất nhiều".Theo đại úy Nhân, đợt này, chi đoàn vận động phát cho người dân tổng cộng 9.000 chai nước suối, 900 hộp sữa và gần 1.000 khăn lạnh. Tất cả đều từ nguồn xã hội hóa.
Tạm gỡ quy định dừng tuyển lao động sang Hàn Quốc đối với một số địa phương
Ngày 27.2, tại họp báo thường kỳ, trả lời câu hỏi phản ứng của Việt Nam về việc Việt Nam gần đây công bố đường cơ sở lãnh hải ở vịnh Bắc bộ, sau đó Trung Quốc tập bắn đạn thật ở vịnh Bắc bộ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, khu vực mà Trung Quốc công bố diễn tập nằm trong vùng biển phía Trung Quốc ở vịnh Bắc bộ.Thời gian diễn tập, theo công bố của Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc, là từ ngày 24.2 tới tối 27.2.Trước đó, ngày 21.2, căn cứ Nghị quyết số 68/NQ-UBTVQH15 ngày 14.2.2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ Việt Nam đã ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong vịnh Bắc bộ.Việc xác định đường cơ sở trong vịnh Bắc bộ là nhằm thực hiện quyền và nghĩa vụ của Việt Nam theo các quy định của Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và phù hợp với luật Biển của Việt Nam năm 2012.