Mang năng lượng xanh đến ngôi nhà - tận hưởng thiên nhiên, bảo vệ sức khỏe
Một quan chức Nhà Trắng ngày 21.2 cho biết Tổng thống Trump đã ký biên bản ghi nhớ chỉ thị Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) hạn chế nguồn đầu tư của Trung Quốc vào các lĩnh vực chiến lược như công nghệ, theo Reuters.Theo đó, các tổ chức và cá nhân nước ngoài đang nắm giữ 43 triệu mẫu đất nông nghiệp tại Mỹ, gần 2% toàn bộ diện tích đất của Mỹ. Trong đó, Trung Quốc sở hữu hơn 350.000 mẫu đất nông nghiệp tại 27 tiểu bang. Nhiều năm qua, các tổ chức bất động sản và giới lập pháp Mỹ bày tỏ lo ngại việc nhà đầu tư nước ngoài mua đất đang đẩy giá đất nông nghiệp lên cao, đe dọa an ninh quốc gia.Chỉ thị của ông Trump cáo buộc các đối thủ nước ngoài như Trung Quốc đang khai thác nguồn vốn và "sự ngây thơ" của Mỹ để tài trợ và hiện đại hóa cho các chiến dịch quân sự, tình báo và an ninh của họ, đặt ra mối đe dọa trực tiếp cho an ninh Mỹ.Tổng thống Trump yêu cầu thiết lập các quy định mới để ngăn chặn các đối thủ nước ngoài như Trung Quốc khai thác nguồn vốn, công nghệ và kiến thức của Mỹ, đảm bảo rằng chỉ những khoản đầu tư nào phục vụ lợi ích của Mỹ mới được cấp phép.Bên cạnh đó, chính quyền Mỹ cũng sẽ cân nhắc ban hành quy định mới hoặc mở rộng hạn chế đầu tư của Mỹ sang Trung Quốc liên quan các công nghệ nhạy cảm như bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, lượng tử, công nghệ sinh học, hàng không vũ trụ...Nhiều năm qua, nguồn đầu tư Trung Quốc tại Mỹ đã giảm mạnh. Theo hãng nghiên cứu độc lập Rhodium Group, đầu tư hằng năm của Trung Quốc tại Mỹ đã giảm từ 46 tỉ USD vào năm 2016 xuống còn chưa đầy 5 tỉ USD trong năm 2022.Phát biểu tại Nhà Trắng ngày 21.2, Tổng thống Trump tuyên bố sẽ ban hành quy định mới để ngăn các công ty Mỹ thúc đẩy lợi ích quân sự của Trung Quốc và chặn các cá nhân liên kết với Bắc Kinh mua lại doanh nghiệp và tài sản quan trọng của Mỹ. Bên cạnh đó, Washington sẽ đẩy mạnh đánh giá môi trường đối với các khoản đầu tư hơn 1 tỉ USD tại Mỹ.Cần giúp người trẻ trả lời được câu hỏi 'tôi là ai?'
Một trong những cách thoát hiểm đơn giản, nhanh chóng khi ô tô gặp sự cố là phá kính để thoát khỏi xe. Thông thường, trên ô tô có hai loại kính, gồm kính cường lực và kính nhiều lớp. Việc xác định đúng loại kính phù hợp, dễ bị vỡ vụn khi tác dụng lực từ búa phá kính sẽ giúp rút ngắn thời gian thoát khỏi xe.
Chiến sự Ukraine ngày 742: Nga thẳng thừng đáp trả lệnh bắt giữ của ICC
Sau khi gặp nhiều điểm nghẽn dẫn đến tình trạng chậm trễ hoàn thành dự án nâng cấp mở rộng tuyến đường Dương Quảng Hàm, Q.Gò Vấp, TP.HCM, chủ đầu tư cùng các đơn vị liên quan đang nỗ lực giải quyết vướng mắc để kịp về đích trước ngày 30.4. Mốc thời gian này được Phó chủ tịch TP.HCM - ông Bùi Xuân Cường trực tiếp chỉ đạo.Theo dự kiến ban đầu, dự án mở rộng đường Dương Quảng Hàm với tổng mức đầu tư hơn 2000 tỉ đồng phải hoàn thành vào cuối năm 2024. Thế nhưng 2 nguyên nhân chính được cho là dẫn đến sự chậm trễ của dự án này chính là vướng mặt bằng và lưới điện. Để khắc phục cũng như hoàn thành tiến độ theo chỉ đạo của UBND TP.HCM, vấn đề giải phóng những mặt bằng còn tồn đọng đã được các đơn vị chức năng phối hợp thực hiện gấp rút.Riêng 76 trụ điện còn án ngữ giữa, nằm giữa tuyến đường Dương Quảng Hàm cũng đang được ngành điện lên kế hoạch và nỗ lực thực hiện theo từng phần việc cụ thể để kịp hoàn thành công tác thu hồi, ngầm hóa lưới điện cũng như bàn giao lại cho chủ đầu tư dự án trước ngày 30.3. Lý giải về tình trạng chậm trễ xử lý hệ thống trụ điện trong quá trình nâng cấp mở rộng tuyến đường Dương Quảng Hàm, đại diện Ban Quản lý dự án lưới điện phân phối TP.HCM cho biết thêm, vì lý do đặc thù nên việc di dời và ngầm hóa lưới điện bị phụ thuộc vào công tác giải phóng, bàn giao mặt bằng nên việc di dời, xử lý vẫn còn nhiều hạn chế.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 12.2 tuyên bố Nga bác bỏ mọi đề xuất trao đổi lãnh thổ với Ukraine."Đó là điều không thể xảy ra", TASS dẫn lời ông Peskov tại cuộc họp báo hằng ngày, bổ sung rằng chính quyền Moscow chưa từng và sẽ không bao giờ ngồi vào bàn đàm phán về vấn đề trao đổi lãnh thổ.Người phát ngôn Điện Kremlin khẳng định Nga sẽ đánh đuổi lực lượng Ukraine khỏi lãnh thổ, nhưng không chia sẻ kế hoạch đạt được mục tiêu này trong thời gian tới.Đó là câu trả lời thẳng thắn của Nga sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói với tờ The Guardian rằng ông có kế hoạch trao đổi lãnh thổ với Nga để tiến tới chấm dứt chiến sự, bao gồm khả năng trao đổi những khu vực mà Ukraine đang kiểm soát ở Kursk.Kể từ khi phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào tháng 2.2022, Nga đến nay kiểm soát gần 20% lãnh thổ Ukraine, tương đương hơn 112.000 km2. Còn Ukraine đang kiểm soát khoảng 450 km2 ở tỉnh Kursk của Nga, theo các bản đồ chiến sự nguồn mở.Cũng trong ngày 12.2, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov cho biết đã có cuộc gặp đầu tiên với tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth, Reuters đưa tin.Cuộc gặp diễn ra bên lề hội nghị Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine lần thứ 26 ở Brussels (Bỉ). Đây là hội nghị đầu tiên do Anh chủ trì thay vì Mỹ, sau khi chính quyền Washington thay đổi chính sách ngoại giao và an ninh dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump.Ông Umerov không cung cấp bất kỳ chi tiết nào về cuộc gặp với ông Hegseth, chỉ có ảnh chụp chung.Hội nghị dự kiến tập trung vào nỗ lực điều phối sự ủng hộ cho Ukraine, bao gồm mở rộng sản xuất quân sự, cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp mới và tăng cường nguồn cung vũ khí thông qua việc nâng cao năng lực công nghiệp quân sự của châu Âu.
Đà Nẵng lần đầu tổ chức giải bóng đá cán bộ, công chức
Theo TechCrunch, giữa lúc lệnh cấm TikTok tại Mỹ có hiệu lực, một 'vị cứu tinh' đã bất ngờ xuất hiện là Perplexity AI, công ty công nghệ chuyên về tìm kiếm bằng trí tuệ nhân tạo (AI). Thay vì mua lại, Perplexity đề xuất sáp nhập với TikTok US, tạo ra một thực thể hoàn toàn mới.Theo CNBC, Perplexity AI đã gửi đề nghị sáp nhập với TikTok US. Thương vụ này sẽ tạo ra một công ty mới, kết hợp công nghệ AI của Perplexity với nền tảng video ngắn của TikTok, đồng thời cho phép các nhà đầu tư hiện tại của ByteDance (công ty mẹ TikTok) giữ lại cổ phần.Đề xuất sáp nhập được xem là một cách 'lách luật' thông minh, bởi pháp luật Mỹ chỉ yêu cầu ByteDance bán TikTok chứ không cấm sáp nhập. Nếu thành công, đây sẽ là bước ngoặt lớn, không chỉ cứu TikTok khỏi lệnh cấm mà còn tạo ra một gã khổng lồ mới trong lĩnh vực công nghệ.Mặc dù ByteDance từng nhiều lần khẳng định không bán TikTok, nhưng đề xuất sáp nhập từ Perplexity AI có thể khiến họ thay đổi ý định. Sự kết hợp giữa AI và video ngắn hứa hẹn tạo ra tiềm năng phát triển to lớn, đồng thời giúp TikTok xoa dịu lo ngại về vấn đề an ninh dữ liệu từ chính phủ Mỹ.Tuy nhiên, thương vụ này vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Chính quyền Mỹ sẽ chấp thuận đề xuất sáp nhập? Liệu Perplexity AI có đủ sức cạnh tranh với các "ông lớn" công nghệ khác?Trong khi đó, lệnh cấm TikTok tại Mỹ có hiệu lực vào ngày 19.1. Tân Tổng thống Donald Trump tuy đã hứa hẹn sẽ gia hạn 90 ngày cho TikTok, nhưng vẫn chưa có gì chắc chắn.