Giải bóng rổ VBA 2023: Nha Trang Dolphins đánh bại Thang Long Warriors
Theo Reuters, việc duy trì an toàn là một thách thức lớn tại lễ hội. Chính quyền địa phương hiện tăng cường lực lượng cảnh sát và chuẩn bị sẵn sàng các máy bay cứu thương tại thành phố Prayagraj thuộc tiểu bang Uttar Pradesh (Ấn Độ) vào một trong những ngày linh thiêng nhất của lễ hội Kumbh Mela. Đây được coi là cuộc tụ họp lớn nhất trên thế giới.Ông Prashant Kumar, cảnh sát trưởng của tiểu bang Uttar Pradesh, nói với Reuters rằng: "Số người đổ về thành phố này trong một ngày còn nhiều hơn dân số của nhiều quốc gia và con số này đang tăng lên từng phút". Vị cảnh sát cho biết số lượng người ùn ùn đổ về đã gây ùn tắc giao thông và sức ép lên cơ sở hạ tầng khu vực.Theo các quan chức, lễ hội Kumbh Mela bắt đầu từ ngày 13.1, kéo dài 6 tuần và dự kiến sẽ thu hút khoảng 400 triệu người. Trước đó, các quan chức cho biết hơn 30 người đã thiệt mạng trong vụ giẫm đạp tại lễ hội Kumbh Mela ở miền bắc Ấn Độ vào hôm 9.1 khi hơn 76 triệu người đổ xô đến con sông để "tắm mình theo nghi lễ hoàng gia". Song, điều đó cũng không ngăn cản được dòng người đến đây, bao gồm cả quan chức cấp cao, ngôi sao điện ảnh và những người giàu có.Kumbh Mela là sự kiện quan trọng của cộng đồng theo đạo Hindu, trong tiếng Hindi có nghĩa là "lễ hội bình nước thiêng", được tổ chức tại ngã 3 của sông Hằng, Yamuna và Sarasvati huyền thoại. Người theo đạo Hindu tin rằng việc tắm tại nơi hợp lưu của 3 con sông linh thiêng trên sẽ giải thoát mọi người khỏi tội lỗi. Theo Reuters, các tín đồ Hindu coi lễ hội Kumbh Mela năm nay còn quan trọng hơn vì có sức mạnh giải thoát họ khỏi vòng luân hồi.Lính trẻ trồng và bán rau ở 'Gian hàng 0 đồng', chỉ nhận lại mỗi nụ cười
Nhìn hàng hoa vắng tanh, tôi thoáng bồi hồi, tự giận mình một chút, không ra sớm hơn để gặp, nhìn thêm một chút nụ cười hiền hậu của đôi vợ chồng già. Nhưng cứ nghĩ mọi năm, bác Ba Khâm vẫn dọn dẹp muộn hơn chút xíu, để kêu xe về đến Bến Tre nghỉ ngơi vài tiếng trước khi ngắm pháo hoa giao thừa. Nên lỡ mất cái nắm tay như mọi năm, nghe chừng từ bác một khoảnh khắc trìu mến.Hôm trước, tôi dọn dẹp nhà cửa xong, xách xe chạy ra thấy hai vợ chồng bác đang tíu tít mua bán. Mai, quất, sống đời và đủ thứ hoa. Xôn xao người hỏi han trả giá. Tôi chọn hai chậu bạch mai nhỏ nhắn, như mọi năm. Mỗi chậu khoảng vài chục búp, mới nở một bông, rồi dúi vào túi bác 200 ngàn. Là vì trước đó, tôi không dám hỏi, chỉ e bác không lấy tiền, nên khi loáng thoáng một người bảo rằng mỗi chậu 100 ngàn, mới làm ra vậy. Y như mọi năm!Sáng 27 tết, tôi đã dạo công viên Làng Hoa, mua được chậu mai vàng của một chủ vườn ở P. Thạnh Xuân, Q.12, TP.HCM. Để về chưng góc nhà, đưa mắt ưng ý chậu mai vừa vặn, búp nhiều, dáng thế cũng hợp, nên khi chú bán mai ra giá 1,5 triệu, mua luôn không ngần ngừ. Cái cách mua hoa năm nào với tôi, cũng là để vui chút với vườn với ruộng mà họ đã đổ mồ hôi chăm bẵm. Xe giằng xong chậu mai phía sau, chú lái ngồi lên, vỗ vai người bán bắt tay cười cái, là đi.…Bây giờ, thì những nhà vườn đã lục tục chất bớt hoa lên xe. Còn lại một ít họ rao “xổ hoa xổ hoa” vang rộn các góc công viên. Tôi chú ý một cặp ý chừng là vợ chồng, nghiêng ngó chỉ trỏ mấy chậu linh sam đang trổ hoa tím, nhỏ li ti hương thoang thoảng. Chị bán hoa da trắng mày cong, nói: “cặp 700 ngàn, cô chú à”. Họ trả, thôi bớt 100 ngàn, lấy cặp về chưng cho đẹp. Chị bán hoa dường như giãn cặp mày, cười duyên dáng: ừ, cô chú lấy đi. Vậy là cả ba lấy túi ni lon níu níu buộc buộc, nói lời chúc nhau đôi câu. Nghe lời yêu thương chuyển ý rót vào tai nhau, đất trời như rộn vui! Tôi dạo vài vòng. Giờ này không mua hoa nữa. Nhớ lúc xách xe đi, đứa con gái út cười, nói: “Rồi, ba lại đi làng hoa”. Ý cháu là ba nó cứ thích chạy xe đi, là mua hoa về, để rồi sau đó loay hoay không biết dọn xếp để chưng góc nào trong nhà. Tôi cười “lần này không mua nữa, chỉ dạo thôi”.Gần thêm nửa tiếng. Loanh quanh bất chợt, thế nào tôi cũng vòng đến chỗ chú Bảy Chợ Lách (là biệt danh tôi đặt cho một người quen, dân bán bông ở Bến Tre lên). Hỏi han vài câu, nhìn đám bông cúc vàng mâm xôi đã vợi đi, còn lưa thưa chen giữa đám cúc tím nhỏ xinh, biết là hoa cũng bán được nhiều. Năm nào cũng vậy, chú Bảy rời Sài Gòn sau 5g chiều. Công viên kêu dọn trước 12g, thì chú qua xin mấy cổng nhà mặt tiền phía đối diện, bán thêm một chút, kiếm tiền xe về kịp đón giao thừa.Vậy là một mùa hoa của ngày cuối năm Giáp Thìn đã vãn. Nhìn quanh, tôi có cảm giác chút trống vắng hơn mấy bữa trước. Nhưng hoa đã về với mọi nhà, xóm ngõ để đẹp hơn những ngày thường tất bật lo toan.Để rồi các gia đình quây quần lúc giao thừa, ngắm những nụ hoa, mầm lá xanh tươi đang gọi xuân về!
TP.HCM: Hơn 1.200 cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ nhiễm Covid-19 khi tham gia chống dịch
Vừa qua, Báo Thanh Niên đã chuyển 30 đơn thư của bạn đọc đến cơ quan chức năng và nhận được công văn trả lời cho các trường hợp sau: Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM trả lời đơn của ông Trương Cả (ngụ số 276, Quốc lộ 55, thị trấn Phước Bửu, H.Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu); UBND Q.4, TP.HCM trả lời đơn của ông Hồ Anh Khoa - Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Bảo Tín 24/7 (số 01 Trương Đình Hợi, P.18, Q.4); Văn phòng Đăng ký đất đai TP.HCM - Chi nhánh Q.Bình Tân (521 Kinh Dương Vương, P.An Lạc, Q.Bình Tân, TP.HCM) trả lời đơn của bà Mã Tuyết Lệ (ngụ số 18, đường số 40A, P.Tân Tạo, Q.Bình Tân); UBND P.Bình Chiểu, TP.Thủ Đức, TP.HCM trả lời đơn của ông Nguyễn Văn Mão (ngụ số 1100/8/5, Tỉnh lộ 43, KP.1, P.Bình Chiểu, TP.Thủ Đức); Sở Xây dựng TP.HCM trả lời đơn của ông Nguyễn Chí Trung (ngụ căn hộ 5B1-11, Sky Garden 2, Phú Mỹ Hưng, P.Tân Phong, Q.7) và một số người dân khác có tên trong đơn; Sở Xây dựng TP.HCM trả lời đơn của ông Thái Thanh Lợi - Trưởng ban quản trị chung cư Phú Thạnh (53 Nguyễn Sơn, P.Phú Thạnh, Q.Tân Phú) và một số người dân khác có tên trong đơn; Tòa án nhân dân TP.HCM trả lời đơn của ông Hồ Văn Hải (ngụ số 27/40/8 Huỳnh Tịnh Của, P.Võ Thị Sáu, Q.3); UBND H.Bình Chánh, TP.HCM trả lời đơn của bà Nguyễn Thị Thùy Trang (ngụ số C2/25B14 Phạm Hùng, ấp 4, xã Bình Hưng, H.Bình Chánh) cùng một số hộ dân khác có tên trong đơn; Ban Quản lý Khu Kinh tế Phú Quốc - UBND tỉnh Kiên Giang (17 Nguyễn Chí Thanh, KP.12, P.Dương Đông, TP.Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) trả lời đơn của ông Võ Hồng Thức - Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Quý Hải Phú Quốc (tổ 1, ấp Dương Tơ, xã Dương Tơ, TP.Phú Quốc); Công an xã Đắk Ru, H.Đắk R'Lấp, tỉnh Đắk Nông trả lời đơn của bà Nguyễn Thị Phương (ngụ thôn 6, xã Đắk Ru, H.Đắk R'Lấp); Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau trả lời đơn của ông Dương Văn Nghiệm (ngụ ấp 4, xã Khánh Tiến, H.U Minh); Tòa án nhân dân tỉnh Bạc Liêu trả lời đơn của ông Trần Phú Mỹ Thuận (ngụ số 151/9A Trần Hoàng Na, P.Hưng Lợi, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ); Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh trả lời đơn của bà Nguyễn Thu Hằng (ngụ số 03, KP.Song Tháp, P.Khê Châu, TP.Từ Sơn)...Bạn đọc có thể liên hệ Ban Công tác bạn đọc - Báo Thanh Niên để biết thêm chi tiết.
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Tư lệnh Quân khu 4: Hải đội dân quân phối hợp bảo vệ chủ quyền, ngư dân
Trong lần về Việt Nam biểu diễn, cặp đôi Tô Chấn Phong và Khánh Hà có dịp chia sẻ về chuyện tình của mình với MC Nguyên Khang. Ở đầu chương trình, Tô Chấn Phong tiết lộ ông cảm thấy hồi hộp trong lần đầu tiên về Việt Nam biểu diễn sau nhiều năm không đứng trên sân khấu. Dẫu đã 5 lần về nước để gặp gỡ khán giả ở quê hương nhưng ông vẫn chưa tự tin. Tiếp lời ông xã, ca sĩ Khánh Hà chia sẻ: "Cứ lần nào đi thì Phong cũng nói rằng lần này là lần chót, Phong không muốn đi nữa vì không muốn áp lực này cứ tái diễn".Ngoài ra, để Tô Chấn Phong đồng ý quay lại sân khấu sau nhiều năm tạm dừng. Khánh Hà mất rất nhiều công sức thuyết phục. "Trước đó cũng có một số người mời tôi về nhưng nói thật là mình bỏ hát bao nhiêu năm rồi. Tôi chỉ là người đứng sau làm nhạc, thu âm cho ca sĩ nên khi nghĩ đến chuyện về Việt Nam đứng trên sân khấu hát chung với Hà trong một liveshow lớn, hát gần 10 bài thì làm sao mình làm được. Tuy nhiên, tôi nhớ hoài câu nói của Hà rằng "Phong ơi, không biết lần sau Hà có thể hát được nữa không nên Phong về hát một lần với Hà đi. Vì lần này không về thì không có cơ hội để mình ca chung với nhau nữa. Mình nghe vậy nên mủi lòng đi về", ông trải lòng. Tiếp lời ông xã, Khánh Hà tiết lộ đến khi lên máy bay, giọng ca Chỉ còn mình anh vẫn căng thẳng vì sợ khán giả không đón nhận.Bên cạnh đó, Tô Chấn Phong tâm sự rằng bản thân là người hướng nội, mặc dù đam mê âm nhạc nhưng lại không thích đứng trên sân khấu cũng như bị quá nhiều người chú ý.Nhớ về thuở mới yêu, Tô Chấn Phong và Khánh Hà quen biết nhau trong dịp hợp tác sản xuất album. Từ đó, hai người tìm được điểm chung và về chung một nhà sau 6 năm yêu nhau. Nói về quyết định đám cưới, Khánh Hà hài hước cho biết: "Chúng tôi có 6 năm ở với nhau và sau đó tôi dính bầu. Tôi nghĩ cả hai chưa chắc chắn nhưng tự nhiên tôi có bầu nên đám cưới chứ trước đó không nghĩ đám cưới gì cả".Nói thêm về cuộc sống gia đình, Khánh Hà chia sẻ bà là người chăm lo những việc trong gia đình còn Tô Chấn Phong là trụ cột kinh tế. Bên cạnh đó, em gái của danh ca Tuấn Ngọc cũng thừa nhận mình là người mê thời trang nên rất thích chăm chút cho vẻ ngoài của mình và ông xã.Khi được MC Nguyên Khang hỏi trong gia đình ai là người dễ giận hơn, Tô Chấn Phong lập tức lên tiếng: "Đến bây giờ hai vợ chồng vẫn chưa hiểu nhau về vấn đề này vì tới bây giờ Hà không biết Phong nhịn Hà tới cỡ nào đâu. Từ trước đến giờ, Phong đi chơi với Hà thì chưa bao giờ biết giận là gì, không biết cãi nhau là gì. Tôi là người rất dễ chịu, nhịn kinh khủng lắm vì Hà không nhìn thấy được những lúc cô ấy làm những thứ tôi không chấp nhận được. Mình cứ im lặng, không nói nhưng Hà lại không thấy điều đó. Đôi lúc người ta cũng hy sinh cho mình hoặc nhịn những chuyện này chuyện kia nhưng Hà không nhìn thấy. Đó là khuyết điểm của Hà".Tuy nhiên, ca sĩ Khánh Hà lại cho rằng bà là người nhường nhịn chồng nhiều hơn. "Mỗi lần cãi nhau mình cũng giận lắm nhưng nhìn đi nhìn lại không kiếm được ai hơn Phong. Cho nên mình đành ở với Phong vậy thôi", giọng ca Tiễn anh trong mưa chia sẻ.