Phan Huy trình diễn bộ sưu tập thời trang tại Paris Fashion Week
Tham gia lễ chào cờ đầu năm mới 2025 có lãnh đạo tỉnh Phú Yên, lãnh đạo lực lượng Hải quân Việt Nam, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển Việt Nam; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương trong tỉnh; cùng cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, người dân và khách du lịch.Lễ chào cờ đầu năm mới dương lịch tại Mũi Đại Lãnh được tổ chức thường niên nhằm giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, tự chủ của cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên thanh niên và tất cả công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Qua đó giới thiệu, tuyên truyền hình ảnh danh thắng quốc gia Bãi Môn - Mũi Đại Lãnh đến với du khách trong nước và bạn bè quốc tế, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích, danh thắng phục vụ phát triển du lịch.Ông Đào Mỹ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, cho biết lễ chào cờ đầu năm mới 2025 có ý nghĩa hết sức quan trọng, mở đầu cho chuỗi sự kiện lớn trong năm như: chào mừng 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; 80 năm thành lập nước; 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; 50 năm ngày giải phóng tỉnh Phú Yên và thống nhất đất nước; chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 14 của Đảng. "Chúng ta đứng dưới lá cờ Tổ quốc, hát vang Quốc ca Việt Nam, trong thời khắc chào đón năm mới 2025 với niềm tin, quyết tâm và cả khát vọng xây dựng quê hương Phú Yên ngày càng tươi đẹp. Thay mặt lãnh đạo tỉnh Phú Yên, tôi xin chào mừng và kính chúc các vị lãnh đạo, quý vị đại biểu, các bạn du khách, đồng bào, đồng chí một năm mới dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, an khang và thịnh vượng", ông Đào Mỹ nói.Bà Milly (50 tuổi, du khách đến từ Mỹ) cho biết: "Trong chuyến du lịch đến TP.Tuy Hòa, thật may mắn khi tôi được biết sáng nay tỉnh Phú Yên tổ chức lễ chào cờ đón chào năm mới 2025 tại Mũi Đại Lãnh. Từ sáng sớm chúng tôi đã có mặt tại đây, hòa cùng bầu không khí trọng thể của buổi lễ trong ngày đầu năm mới".Cùng với lễ chào cờ đầu năm mới, Sở VH-TT-DL tỉnh Phú Yên còn tổ chức đón và tặng quà cho những du khách đầu tiên đến với danh thắng quốc gia Bãi Môn - Mũi Đại Lãnh. Trong đề án phát triển du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tỉnh Phú Yên xây dựng, khu vực quần thể danh thắng Bãi Môn - Mũi Đại Lãnh - Vịnh Vũng Rô - Núi Đá Bia (TX.Đông Hòa) là một trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh; ưu tiên phát triển thành khu du lịch tổng hợp với nhiều loại hình và sản phẩm du lịch kết hợp như: du lịch văn hóa lịch sử; du lịch sinh thái rừng và biển; du lịch nghỉ dưỡng biển; du lịch trải nghiệm, leo núi; du lịch vui chơi giải trí và thể thao biển.Lô ô tô điện VinFast đầu tiên xuất sang Mỹ vẫn chưa đến tay khách hàng
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Về quê làm nông...
Mới đây, mạng xã hội chia sẻ câu chuyện về 2 người "anh hùng không mặc áo choàng" cứu người phụ nữ té sông bằng phao chuối.Theo bài đăng, câu chuyện xảy ra tại cầu Lớn, thuộc xã Xuân Thới Sơn (H.Hóc Môn, TP.HCM), hai người đàn ông dũng cảm lao xuống sông cứu người phụ nữ. Đáng chú ý là một trong hai người không biết bơi nên đã nhanh trí dùng cây chuối làm phao cứu người. Nhờ sự nhanh trí của 2 người đàn ông mà người phụ nữ được đưa vào bờ an toàn. Người trong cuộc nói gì?Trưa 10.2, ông Trần Phong Sương trên đường từ Long An về ngang qua cầu Lớn thấy nhiều người đang đứng cầm điện thoại quay phim ở hai bên kênh An Hạ nên tấp vào hỏi xem có chuyện gì. "Có người chết trôi", 1 người dân trả lời. Nhìn khoảng cách từ cầu đến bóng người dưới dòng nước cách xa khoảng 200 - 300 mét, ông Sương chạy xe rà rà theo bờ kênh.Đến khoảng đất trống, ông Sương nhìn thấy người phụ nữ còn chới với trên dòng nước trôi, đang kêu "Cứu tôi với"; nhưng trên bờ đoạn này chỉ có phụ nữ, trẻ em không ai dám lao ra.Trong tích tắc, nghĩ cứu người là quan trọng hơn hết, ông cởi áo, để hết giấy tờ, ví tiền và xe trên bờ lao ra phía bụi cây. Thấy bụi chuối có 3 cây, trong đó 1 cây ngã xuống nên ông nảy ra ý tưởng lấy thân cây chuối làm phao."Cây chuối thường khó giật vậy lắm, may sao có ai đã chặt đứt sẵn nên tôi giật xíu là ra. Ngay lúc đó có một anh đi ngang qua, tôi nói 'Anh anh giúp em cái, mình em không cứu được' nên 2 anh em bơi ra chặn theo hướng nước trôi, dùng phao từ cây chuối cứu người. Thấy người khác chơi vơi sinh tử, không cứu không được", ông Sương kể.Theo ông Sương, nói ông không biết bơi cũng không phải mà biết bơi cũng chưa đúng vì ông chỉ biết lội dưới nước. "Lúc đó tôi cởi áo rồi nên không có cây chuối vẫn lao xuống cứu người. Không biết động lực từ đâu, thấy người bị nạn thì nhảy xuống cứu, tới đâu hay tới đó. Giờ đưa tôi ra bờ kênh đó kêu tôi lội thì tôi không dám đâu", ông nói.Gần 1 ngày sau khi xảy ra sự việc, ông Sương nghĩ lại vẫn chưa biết vì sao lại liều nhảy xuống dòng kênh cứu người dù đã rất lâu không lội nước. Khi ấy, trong đầu ông chỉ có duy nhất một suy nghĩ là phải cứu người nhanh nhất có thể. Có kinh nghiệm cứu người bị nạn, ông bình tĩnh tìm phương án phù hợp, dùng cây chuối làm phao chặn theo hướng dòng nước trôi để bảo đảm cứu được người mà không đuối sức
Lớn lên tại cồn Phong Nẫm, Huỳnh Thiên Kim (25 tuổi), cựu sinh viên ngành Việt Nam học (chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch) Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, đang làm việc tại một công ty du lịch tại TP.HCM, cho biết do được bồi đắp phù sa nên cây trái xanh tốt, trái ngọt như: vú sữa, nhãn tím… Vào những ngày tết, ngoài các món ăn truyền thống như thịt kho trứng, gia đình cô còn xuống ao bắt cá, ốc.“Từ ngày 25 âm lịch gia đình mình đã rút nước trong ao ra, lội bùn bắt cá lóc, ốc bươu, hay ra sông lớn câu tôm, cá bông lau về làm đồ ăn cho ngày tết. Cá lóc nướng thơm ngọt cuốn bánh tráng truyền thống, hay canh chua cá bông lau nấu trái bần, ốc bươu nướng tiêu... là những đặc sản không thể thiếu trong bữa cơm ngày tết bên cồn”, Kim chia sẻ. Theo Kim nơi đây nằm giữa dòng sông Hậu thuộc địa phận huyện Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng). Cồn Phong Nẫm có thể là địa điểm mà TikToker "triệu view" Lê Tuấn Khang nhắc đến trong video, vì quê hương anh cũng ở Sóc Trăng. Cồn Phong Nẫm có vị trí rất đặc biệt vì là nơi tiếp giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh.Kim cho biết cồn Phong Nẫm chỉ cách TP.Cần Thơ, trung tâm du lịch của vùng đồng bằng sông Cửu Long khoảng 20 km theo tuyến đường Nam Sông Hậu (quốc lộ 91B), cách TP.Sóc Trăng khoảng hơn 40 km theo hướng quốc lộ 60 và đường Nam Sông Hậu.“Mặc dù bốn bề là nước nhưng cồn Phong Nẫm không bị trở ngại nhiều trong việc đi lại vì có hệ thống phà vận chuyển tương đối hoàn chỉnh. Những năm gần đây, hệ thống đường giao thông trong cồn được đầu tư đồng bộ với trục chính là tuyến đường trải nhựa từ bến phà Phong Nẫm, thị trấn An Lạc Thôn nối liền đến trung tâm xã, ô tô có thể chạy vi vu”, Kim chia sẻ.Lớn lên tại cồn Phong Nẫm, Nguyễn Thị Huỳnh Anh Thư (25 tuổi), tự hào vì quê hương là mảnh đất màu mỡ, cây trái xanh tốt và tôm cá đầy sông. Năm nay, Thư tận dụng sân vườn trước nhà để tạo nên không gian chụp ảnh với câu đối đỏ, hoa cúc vàng. Thư cho biết trên cồn có một chợ, tuy nhỏ nhưng bán đầy đủ tất cả các loại đồ dùng cần thiết. Thư cho biết mâm cơm ngày tết ở quê cô thường có thêm món tép xào với củ sắn, phần nhân này sẽ được cuốn bánh tráng chấm nước mắm chua ngọt. Vé đi phà từ thị trấn An Lạc Thôn (tỉnh Sóc Trăng) qua cồn Phong Nẫm có giá 8.000 đồng/người kèm xe, nếu đi 2 người sẽ là 12.000 đồng.Theo Thư, mâm ngũ quả ở bên cồn đa dạng chủ yếu là trái cây có sẵn trong vườn. Năm nay nhà Thư chưng dưa hấu, mãng cầu, xoài, mận… “Chôm chôm là loại trái cây nên thử khi đến cồn. Trái ở đây ngọt đậm vị, thường chín rộ vào tháng 6 âm lịch”, Thư chia sẻ.Đều đặn hằng năm vào ngày 28 tết, gia đình của Nguyễn Thị Kim Thơ, sinh viên Trường ĐH Cần Thơ, lại cùng nhau gói bánh tét. Trước đó 2 ngày, Thơ cắt lá chuối phơi cho dẻo, chẻ cây lát phơi khô để gói bánh. Bánh tét “bên cồn” của nhà Thơ đặc biệt vì có thêm nhân chuối, bên cạnh nhân đậu mỡ thường thấy. “Thậm chí nhà mình còn kết hợp 2 nhân chuối và đậu mỡ cùng trong một đòn bánh. Hương vị mặn ngọt của phần nhân được phối hợp lại, đậm vị miền Tây”, Thơ chia sẻ. Thơ cho biết thêm một số gia đình còn xào dừa non, trộn với đậu xanh làm thành một loại nhân ngọt đặc biệt cho bánh tét.
Vụ cướp tiệm vàng táo tợn ở Hà Tĩnh: Lời kể của chủ tiệm vàng
Một đĩa nhạc tạo nhiều cảm hứng cho khán giả lẫn người trong nghề mà chẳng cần truyền thông gì nhiều, chẳng cần những top trending, seeding… thường thấy vẫn chinh phục người nghe bằng chính tinh thần của âm nhạc. Rất hiếm sản phẩm âm nhạc làm được như Nụ cười, để người ta phải nhắc đến nó thật lâu, tận những ngày Tết Nguyên đán 2025.Nếu nàng Remedios - người đẹp trong Trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Marquez là một tuyệt thế giai nhân thì "sắc đẹp" của Nguyên Thảo chính là giọng hát lộng lẫy có một không hai cùng một tư duy xử lý bài hát vô cùng tinh tế. Và điều đáng buồn là Remedios - người đẹp thì không thuộc về thế giới thực tại (trong tiểu thuyết vĩ đại) còn Nguyên Thảo lại chẳng thuộc về showbiz Việt nên một người thì bay lên trời còn một người thì… ở ẩn nhiều năm qua! Nụ cười được "cộp mác" thực hiện trong vòng 16 năm, nhưng có lẽ người trong cuộc và những ai theo dõi hành trình dài đằng đẵng từ Đối thoại với Thượng đế (tên ban đầu của đĩa nhạc) đều hiểu rằng đó là 16 năm giãn cách - không liên tục. Hai năm sau debut album Suối & cỏ (2006), Nguyên Thảo tìm đến nhạc sĩ, nhà sản xuất Võ Thiện Thanh để giới thiệu quyển sách cũng như đề nghị anh hợp tác thực hiện một album dựa trên cảm hứng từ tác phẩm văn học. Võ Thiện Thanh nhanh chóng tìm được đồng cảm với cô và bắt tay ngay vào sáng tác, anh cho ra đời 3 bài hát, lần lượt theo thứ tự là: Sương cỏ, Nhớ em và Dã quỳ. Năm 2011, trong niềm hân hoan về sản phẩm mới, cả hai đã cho một số bạn bè nghe demo và nhận về nhiều sự yêu thích lẫn kỳ vọng. Thậm chí Nguyên Thảo còn ngoại lệ mang hẳn Sương cỏ và Dã quỳ lên trình diễn lần đầu trong chương trình Không gian âm nhạc cuối năm 2011 - Tiếng chuông ngân để giới thiệu cùng khán giả thủ đô Hà Nội…Nhưng rất tiếc, sau đó dự án lại rơi vào thinh không mà chẳng có lời hồi đáp. Nguyên Thảo xuất hiện trong một vài chương trình rồi… lặng lẽ biến mất khỏi showbiz Việt. Đã có những quãng thời gian tạm ngưng dự án quá lâu mà tâm huyết của nhạc sĩ Võ Thiện Thanh dành cho album gần như chỉ còn là sự nhẫn nại. Anh kiên nhẫn gửi bản phối và chờ đợi Nguyên Thảo hẹn ngày bước vào phòng thu. Sự chờ đợi đó có khi được tính bằng số năm chứ chẳng phải ngày tháng. Bởi ai từng làm việc chung với Nguyên Thảo đều hiểu tính cô - kỹ lưỡng và... vô cùng chậm. Để Thảo học thuộc lời một bài hát, tư duy, tìm cách xử lý bài nhanh nhất cũng phải mất một tháng, với một ca khúc mới hoàn toàn lại càng lâu hơn. Và người nhận sự thách thức đầy kiên nhẫn này không ai khác ngoài Võ Thiện Thanh, bởi với anh - những ca khúc sáng tác cho dự án này, nếu không phải là Nguyên Thảo thể hiện thì sẽ không phải bất kỳ một ai khác, và sẽ mãi cất kho như thời gian qua đã minh chứng.Về sự chậm trễ của đĩa nhạc, nhạc sĩ Võ Thiện Thanh chia sẻ: "Lúc tôi có thời gian thì Nguyên Thảo lại bận và ngược lại, có lẽ do Thượng đế chưa sắp đặt đủ duyên!". Và 3 ca khúc còn lại của Nụ cười được thực hiện đúng nghĩa của hai chữ "ròng rã" từ đó đến tận năm 2024. Có lẽ cũng chính vì thế mà nhạc sĩ Võ Thiện Thanh đã chủ ý sắp đặt mạch chuyện của album theo đúng trình tự thời gian của những bản ghi, đúng như những gì anh và ca sĩ đã "đối thoại" cùng nhau thông qua âm nhạc. Ngay cả với Bọn trẻ trên thiên đàng, là một bài hát về nạn bạo hành trẻ em mà anh nhiều lần rất muốn tung ra như một sự chia sẻ sự đồng cảm lẫn bức xúc với xã hội nhưng đành phải "ém" lại chờ Nguyên Thảo. Nụ cười (tên cũ là Nụ cười trên cao) được thu âm vào năm 2023, Thảo thu âm bài hát trong lúc bị cảm, nhưng có lẽ chính vì vậy mà bản ghi âm như được phủ một lớp "trầy xước" để chuyển tải những thông điệp mà người sáng tác cài cắm bên trong bản nhạc soul được xem là nặng ký nhất album, cả về âm nhạc lẫn tinh thần. Sau này, chính Nguyên Thảo đề xuất thu âm lại bài hát trên cũng như những ca khúc đã ghi âm hơn 10 năm nhưng Võ Thiện Thanh nhất quyết dùng những bản thu âm đầu tiên bởi với anh, những bản thu đầu ấy chứa đựng nhiều cảm xúc, những khoảnh khắc lóe sáng, đẹp nhất của giọng hát Nguyên Thảo mà nếu thu lại sẽ không thể nào có được. Chính vì thế, người nghe sẽ cảm thấy giọng hát ca sĩ trong các track này có thể không đồng đều nhưng đó chính là sự trưởng thành, cái đẹp ở sát na thời gian là thứ không bao giờ lặp lại.Ca khúc cuối cùng của đĩa nhạc - Một hôm bỗng nhớ - cũng là bài hát được ghi âm cuối cùng, giữa năm 2024. Album (hay chính xác là mini album) ban đầu chỉ gồm 5 ca khúc, track cuối thực ra là bài bonus bởi nó không được viết cho dự án mà vốn là một ca khúc cũ từng được Nguyên Thảo thể hiện cùng Hoàng Hải, nay được làm lại theo phong cách new age hoàn toàn khác với bản ballad nhiều cao trào trước đó. Nhớ lại cảm giác khi hoàn thành bản thu, nhạc sĩ Võ Thiện Thanh kể rằng Nguyên Thảo mất cả tháng để ngấm bản phối, khi cô bước chân vào phòng thu, anh thót cả tim như một người "nín thở qua sông", vì sợ cô "lậm" cách hát cũ mà không thể hiện ra chất tối giản của hòa âm mới với tiếng piano mô phỏng như từng tiếng chuông gõ đều. Tuy nhiên, khi Nguyên Thảo hoàn thành bản thu, cũng là lúc Võ Thiện Thanh biết đây chính là bài kết của album và cũng là lúc mà Nụ cười nên được đưa ra ánh sáng, không thể chần chừ thêm nữa! Khi album được công bố thời điểm phát hành, đã có nhiều nghi ngại dành cho Võ Thiện Thanh và Nguyên Thảo. Những nghi ngại không phải là không có căn cứ, như: một album thực hiện đến 16 năm thì sẽ như thế nào? Hay giọng hát của một ca sĩ không còn đi hát nữa sẽ ra sao? Album làm đến 16 năm nhưng có quá ít bài... Tuy nhiên, cả hai vẫn im lặng chờ ngày ra mắt sản phẩm. Nguyên Thảo vẫn không xuất hiện trước công chúng, chẳng có một cuộc họp báo ra mắt đình đám nào, trừ một vài chia sẻ nho nhỏ về âm nhạc của cả hai trên trang cá nhân. Ấy vậy mà người yêu nhạc vẫn xôn xao tìm nghe trên các ứng dụng kỹ thuật số và rủ nhau đặt mua đĩa vật lý. Một cơn sốt nho nhỏ được tạo ra bởi chính âm nhạc, bởi giọng hát Nguyên Thảo và những sáng tác của Võ Thiện Thanh, sự chân phương cuối cùng cũng tìm được đường đến với công chúng đích thực!Khi phát hành album, Nguyên Thảo là người hạnh phúc nhất, cô vui sướng vì "đứa con tinh thần" của mình cuối cùng cũng được ra mắt. Hơn nữa, bấy lâu nay, cảm thấy mình "mắc nợ", "có lỗi" với khán giả nên đây cũng là dịp cô trả ơn người hâm mộ của mình. Phiên bản vật lý, Thảo dành vài trăm bản để gửi tặng bạn bè, người hâm mộ trước khi cả phát hành chính thức. Về phần Võ Thiện Thanh, trong vai trò một nhà sản xuất, anh có lời hồi đáp cho rất nhiều câu hỏi. Trong đĩa nhạc, anh chủ ý sử dụng duy nhất giọng hát Nguyên Thảo, không song ca, thậm chí chẳng có nhóm bè (ngoại trừ phần bè đuổi của chính chủ trong Nhớ em). Tất cả chỉ để tôn vinh một giọng hát quá đẹp, thánh thiện và trong lành. Ở Nụ cười, Nguyên Thảo được khai thác những gì thuộc về bản ngã của một giọng hát cao nguyên mà không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ một ai khác. Về âm nhạc, Võ Thiện Thanh đã chứng tỏ được giá trị của những ca khúc hay không nằm ở việc phát hành nó ở thời điểm nào và đã "tốt" thì đương nhiên "hay", không lệ thuộc vào cách làm nhạc bằng live band hay sequencer/programing. Mặt khác, theo quan điểm của anh, âm nhạc "hay" vì cảm xúc mà nó mang lại chứ không phải vì ở trên định dạng nào. Chính vì chẳng câu nệ mà anh và Nguyên Thảo đã phát hành trên tất cả các nền tảng số (kể cả miễn phí như YouTube) trước cả bản vật lý để Nụ cười được gần gũi với công chúng hơn.Đĩa nhạc có 6 ca khúc, tuy nhiên có lẽ món ăn ngon là món ăn không nhiều để khiến thực khách còn thòm thèm quay trở lại. Võ Thiện Thanh như một bếp trưởng giàu kinh nghiệm đã sử dụng nguồn nguyên liệu thượng hạng (là giọng hát Nguyên Thảo) để tạo nên một bàn tiệc ít món nhưng đặc sắc mà ở Nụ cười, bất kỳ khán giả nào cũng tìm được cho mình một ca khúc yêu thích cũng như đồng cảm với thông điệp trong tác phẩm.