Đoàn đại biểu TP.HCM đến Côn Đảo dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ
Ngày 3.2, Tỉnh ủy Cà Mau tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ.Theo đó, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Ban Dân vận Tỉnh ủy hợp nhất thành Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy. Ông Hồ Trung Việt, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, được phân công giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy. Các Phó trưởng ban gồm Lưu Văn Vĩnh, Nguyễn Quốc Tiến và Nguyễn Hồng Thắm.Ngoài ra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định phân công ông Lê Thanh Triều, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, thôi giữ chức Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy và tập trung thực hiện nhiệm vụ chuyên trách Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh nhiệm kỳ 2024 - 2029.Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh quyết định kết thúc hoạt động của Đảng bộ Dân Chính đảng cùng 3 Ban cán sự đảng (UBND tỉnh, TAND tỉnh, Viện KSND tỉnh) và 8 Đảng đoàn (HĐND tỉnh, UBMTTQVN tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh, Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật tỉnh).Đồng thời, thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh - tổ chức trực thuộc Đảng bộ tỉnh, là cấp trên trực tiếp của các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc. Theo quyết định này, 54 cơ sở đảng với 716 đảng viên từ Đảng ủy Dân chính đảng sẽ chuyển về Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh. Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ định ông Nguyễn Đức Hiển, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025. Ông Trương Đăng Khoa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Dân chính đảng, thôi giữ chức vụ hiện tại và được điều động, chỉ định làm Phó bí thư chuyên trách Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025.Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cà Mau cũng quyết định thành lập Đảng bộ UBND tỉnh - tổ chức trực thuộc Đảng bộ tỉnh, quản lý trực tiếp các tổ chức cơ sở đảng. Theo quyết định, 40 tổ chức cơ sở đảng với 4.526 đảng viên từ Đảng ủy Dân chính đảng sẽ trực thuộc Đảng bộ UBND tỉnh. Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định chỉ định ông Phạm Thành Ngại, Chủ tịch UBND tỉnh, giữ chức Bí thư Đảng ủy UBND tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 và ông Lê Bình Nguyên giữ chức Phó bí thư chuyên trách Đảng ủy UBND tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025.Làm nhẹ cơn đau cho bệnh nhân ung thư để vui sống cùng gia đình
Ngày 20.3, tại Đắk Lắk, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam công bố quyết định thành lập và ra mắt NHNN khu vực 11; đồng thời tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần tăng trưởng kinh tế.NHNN khu vực 11 gồm 5 tỉnh Tây nguyên: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng. Trụ sở NHNN khu vực đặt tại Đắk Lắk. Ông Nguyễn Kim Cương giữ chức quyền Giám đốc NHNN khu vực 11.NHNN khu vực 11 quản lý 32 TCTD đang hoạt động với 115 chi nhánh cấp 1, 5 chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội và 51 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND); với 1.175 chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch...Phát biểu tại hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực 11, Phó thống đốc Đoàn Thái Sơn cho biết năm 2025, NHNN xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16%, cao hơn các năm trước. Ngay từ cuối năm 2024, NHNN đã thông báo chỉ tiêu cho các TCTD để chủ động đáp ứng vốn cho nền kinh tế; đồng thời NHNN sẽ theo dõi diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình thực tế để chủ động điều chỉnh chỉ tiêu TTTD.Ông Sơn cũng đề nghị các TCTD quyết liệt thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng đối với khách hàng; tập trung đáp ứng nhu cầu vốn cho lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, động lực tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng phù hợp với đặc thù của từng đối tượng khách hàng... Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng của ngành nhằm nâng cao khả năng thu thập, cung cấp thông tin tín dụng khách hàng vay, từ đó hỗ trợ cho TCTD tăng cường cho vay; tạo thuận lợi cho ngân hàng CSXH triển khai các chương trình tín dụng chính sách đến người nghèo, đối tượng chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số...Theo NHNN khu vực 11, tính đến 28.2.2025, tổng dư nợ tín dụng khu vực này đạt trên 590.000 tỉ đồng, tăng 0,54% so với cuối năm 2024, chiếm khoảng 3,75% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Cơ cấu tín dụng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của vùng, như: tín dụng cho ngành thương mại, dịch vụ chiếm hơn 54%, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 33%. Tín dụng đã tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, NHNN…
Trang sức nhiệt độ gây 'choáng' sàn diễn và thu hút tín đồ sành điệu
Thỏa thuận Paris tìm cách duy trì mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức dưới 20C so với mức tiền công nghiệp, đồng thời theo đuổi các nỗ lực nhằm hạn chế tăng nhiệt độ ở mức 1,50C so với mức tiền công nghiệp.
eClaims 3.0 là phiên bản mới nhất của Manulife với giao diện thân thiện, nội dung rõ ràng, tính năng đầy đủ, giúp đơn giản hóa quá trình giải quyết quyền lợi bảo hiểm và nâng cao trải nghiệm khách hàng, đặc biệt là rút ngắn đáng kể thời gian giải quyết quyền lợi bảo hiểm. Mỗi yêu cầu được nộp qua hệ thống eClaims 3.0 có thể được hoàn tất sau 1 ngày làm việc.
Khi nào Trương Mỹ Lan được xem xét giảm án tử hình? | 2024 Recap
Chiều 10.3, TAND TP.Đà Nẵng kết thúc phiên xét xử sơ thẩm nhóm các bà chủ cửa hàng sữa cưỡng đoạt tài sản của nữ nhân viên, khi họ dồn đơn tạo doanh số lớn chỉ với mục đích hưởng tiền thưởng.HĐXX tuyên phạt Nguyễn Lê Hoài An (34 tuổi, ngụ 50 Bàu Năng 1, Q.Liên Chiểu) và Tăng Thụy Ngọc Hạnh (44 tuổi) cùng 5 năm tù, Phạm Thị Mỹ Dung và Mai Thị Kiên (cùng 34 tuổi, cùng ngụ P.Khuê Trung, Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) cùng 4 năm tù về tội cưỡng đoạt tài sản.Theo cáo trạng, 3 bị cáo An, Dung, Kiên và Tăng Thị Ngọc Phúc (34 tuổi, em bị cáo Hạnh) góp vốn mở cửa hàng sữa tươi Milk Farm từ tháng 3.2021. Trong đó, An đại diện hộ kinh doanh, Phúc ở xa nên nhờ Hạnh quản lý.Sáng 27.3.2023, An, Dung, Kiên nghi thất thoát sữa tại cửa hàng 70 Hà Tông Quyền (P.Khuê Trung) nên yêu cầu 2 nữ nhân viên (không ký hợp đồng lao động) là Trần Thị Thiên Chi (25 tuổi, ngụ thôn 5 xã Ia Răng, H.Đắk Đoa, Gia Lai) và Phạm Trịnh Sanh Hòa (32 tuổi, ngụ tổ 7 P.Thanh Khê Đông, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) đến đối chiếu. Các bị cáo gửi số liệu để Phúc (ở TP.HCM) tính ra số tiền thất thoát hơn 62 triệu đồng. 2 nữ nhân viên thừa nhận không lên đơn khi bán sữa, số tiền thu của khách chưa nhập vào hệ thống quản lý là gần 15 triệu đồng. Tuy nhiên, 2 nhân viên đã mua 42 thùng sữa để khắc phục trước khi kiểm kê, đồng thời cam kết tiếp tục bù tiền nếu cuối tháng đối chiếu còn thiếu.Các bà chủ cửa hàng sữa liên tục tra hỏi lý do, cách thức, chủ mưu, đồng phạm và dọa báo công an. Chi giải thích chỉ mượn hàng để giao cho khách, rồi Hòa sẽ mua trả lại chứ không biển thủ.Các bà chủ tiếp tục đe dọa xử lý về việc đưa hàng giả vào cửa hàng, ảnh hưởng thương hiệu nhưng 2 nữ nhân viên phủ nhận. Trong đó Hòa hoảng sợ, hoảng loạn, cầm dao chạy vào nhà vệ sinh khóc lóc, kể về hoàn cảnh khó khăn để xin không báo công an.Biết Hòa định tự tử, nhưng Hạnh vẫn nói "trong cửa hàng có camera, hắn làm gì thì kệ, gọi công an đến". Hạnh còn tự lập ra quy định của cửa hàng, ép Hòa và Chi phải bồi thường gấp 3 do bán hàng không lên đơn với số tiền bồi thường gần 200 triệu đồng.Chưa dừng lại, Hạnh còn đổ lỗi sụt giảm doanh số, ép 2 nữ nhân viên phải đền bù thêm 400 triệu đồng thuê nhà, điện nước, tiền thuế… Do bị đe dọa báo công an, 2 nạn nhân chấp nhận bồi thường tổng cộng gần 600 triệu đồng và bị ép phải trả đủ trong 2 tháng với 3 đợt.Theo điều tra, Phúc tính nhầm đơn vị sản phẩm nên tiền thất thoát lên đến hơn 62 triệu đồng, trong khi chính xác chỉ hơn 28 triệu đồng. Hai nữ nhân viên đã khắc phục gần 15 triệu đồng, còn lại thiệt hại hơn 13 triệu đồng.Tuy nhiên, cơ quan điều tra xác định việc bán hàng không lên đơn, không nhập hệ thống quản lý là nhằm dồn đơn lẻ để gộp thành đơn hàng lớn, tạo doanh số để hưởng tiền thưởng chứ Hòa, Chi không có ý định chiếm đoạt. Hai nữ nhân viên cũng không bỏ trốn, không dùng khoản tiền này sử dụng vào hành vi bất hợp pháp.Trong khi đó, 4 bị cáo còn bắt Hòa phải chuyển trước 10 triệu đồng, siết nợ bằng cách giữ 2 xe máy của 2 nạn nhân, laptop của Hòa rồi mới cho về lúc gần 0 giờ ngày 28.3.2023.Ngoài ra, 4 bị cáo này còn bị chị Nguyễn Thị T.T (ngụ H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) tố cáo cưỡng đoạt hơn 830 triệu đồng vào ngày 3.12.2022 tại cửa hàng Milk Farm ở Q.Liên Chiểu.Tuy nhiên, cơ quan điều tra cho rằng không có căn cứ chứng minh các bị cáo đe dọa, dùng vũ lực hoặc thủ đoạn uy hiếp chị T., chỉ có thể xác định việc gia đình chị này đã bồi thường được 578,5 triệu đồng cho cửa hàng Milk Farm là tự nguyện, nên không xử lý hình sự.Đối với Phúc, khi xảy ra vụ việc đang ở TP.HCM, không tham gia đe dọa các nạn nhân nên không bị truy cứu.