TP.HCM giảm số điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30.4
Làng Gốm Bát Tràng có bề dày lịch sử hơn 1.000 năm tuổi. Cùng với dòng chảy của lịch sử, Gốm Bát Tràng từ lâu đã gắn liền với đời sống văn hóa và tín ngưỡng của người Việt, đặc biệt là trong các nghi lễ thờ cúng, phong thủy và tôn giáo. Không chỉ là sản phẩm thủ công mang tính thẩm mỹ cao, gốm Bát Tràng còn chứa đựng những giá trị tâm linh sâu sắc.Tín ngưỡng dân gian là một phần không thể thiếu trong văn hóa Việt Nam, đặc biệt là việc thờ cúng tổ tiên, tôn thờ các vị thần, Phật và những nhân vật có công với đất nước. Người Việt quan niệm thờ cúng không chỉ là để tưởng nhớ mà còn là cách kết nối với thế giới tâm linh, xin sự bảo trợ và bình an cho gia đình.Các sản phẩm gốm thờ cúng Bát Tràng phong phú và đa dạng, đó là những bộ đồ thờ gia tiên, đồ thờ Phật, đồ thờ Thần Tài - Thổ Địa, tượng gốm... được trang trí bằng những họa tiết hoa văn phong thủy và những biểu tượng văn hóa lâu đời của người Việt. Đó có thể là những dấu tích cổ xưa trong kho tàng mỹ thuật dân gian như biểu tượng con rồng, mặt trời, chim hạc, hoa sen; hay các linh thú như kỳ lân, lân sư, nghê chầu, linh kê, ngựa chầu, phượng hoàng, long ngư...Sản phẩm gốm phục vụ tín ngưỡng được sản xuất thủ công rất tỉ mỉ và chất lượng, mang lại sự tôn kính và linh thiêng cho không gian thờ tự của mỗi gia đình Việt.Các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng dùng trong tín ngưỡng thường thường đi theo bộ, được làm thủ công hoàn toàn, qua nhiều công đoạn phức tạp. Mỗi sản phẩm là sự hòa quyện giữa sự khéo léo của người thợ gốm và sự tôn kính dành cho tín ngưỡng, với mong muốn mang lại bình an, may mắn cho gia chủ.Nói đến sản phẩm gốm tâm linh Bát Tràng không thể bỏ qua tượng Phật. Tượng Phật bằng gốm Bát Tràng được tạo hình rất công phu, khắc họa hình ảnh Đức Phật A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát, đến các vị La Hán… vừa tôn nghiêm đồng thời toát lên sự từ bi và bình an. Các bức tượng này phù hợp để đặt trong không gian thờ cúng của gia đình hay chùa chiền.Sản phẩm Bát hương của Gốm Bát Trang được ưa chuộng nhờ hoa văn tinh xảo. Mỗi chiếc bát hương không chỉ là một vật phẩm thờ cúng mà còn là tác phẩm nghệ thuật, giúp tôn thêm vẻ trang trọng cho không gian thờ.Đỉnh hương thờ cũng là một sản phẩm ưa chuộng của gốm Bát Tràng. Đỉnh hương được thiết kế với nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau, phù hợp với các không gian thờ từ nhỏ đến lớn. Các họa tiết trên lư hương thường mang ý nghĩa tâm linh như rồng, phượng, hoặc hoa sen, tượng trưng cho sự thanh tịnh, uy nghi và linh thiêng.Choé thờ là sản phẩm bày trên ban thờ, thường dùng để đựng gạo, muối hoặc nước thánh trong thờ cúng. Chóe thờ bằng gốm Bát Tràng có thiết kế cổ điển, kết hợp với hoa văn trang trí mang đậm nét văn hóa truyền thống, tạo nên vẻ đẹp giản dị mà linh thiêng.Nói tới đồ thờ Bát Tràng không thể bỏ qua Bộ chén thờ - vật phẩm dùng để dâng nước, trà cho tổ tiên và các vị thần. Gốm Bát Tràng sản xuất các bộ ấm chén thờ có độ bền cao, với màu sắc và hoa văn trang nhã, tôn lên sự trang trọng cho bàn thờ gia đình.Xem thêm: sản phẩm Bộ đồ thờ gốm sứ Bát TràngBạn cũng có thể chọn các sản phẩm men lam với màu xanh đặc trưng, được dùng để tạo nên những sản phẩm gốm sứ mang vẻ đẹp thanh tao và nhã nhặn, mang đậm nét hoài cổ, phù hợp với các gia đình yêu thích phong cách thờ cúng truyền thống. Đặc biệt, dòng gốm men lam vẽ vàng của Bát Tràng là một trong những dòng sản phẩm cao cấp và độc đáo bậc nhất trong nghệ thuật gốm sứ Việt Nam. Sự kết hợp tinh tế giữa sắc xanh trang nhã của men lam truyền thống và ánh vàng rực rỡ từ các chi tiết vẽ vàng không chỉ tôn vinh tay nghề tinh xảo của các nghệ nhân gốm mà còn thể hiện sâu sắc giá trị văn hóa và tâm linh của người Việt.Bên cạnh đó, dòng sản phẩm men hoàng tộc đắp nổi là tinh hoa nghệ thuật của làng gốm sứ Bát Tràng đáp ứng nhu cầu thờ cúng sang trọng. Bộ đồ thờ toát ra vẻ uy quyền bằng độ bóng và ánh vàng cổ điển. Màu vàng tinh tế không chỉ không chói lóa mà còn tạo nên không gian ấm áp và cổ điển đặc trưng chỉ có thể là bộ đồ thờ men hoàng tộc.Có thể nói, Gốm Bát Tràng kết hợp giữa nghệ thuật thủ công truyền thống và giá trị tâm linh đã trở thành lựa chọn hàng đầu trong không gian thờ cúng của người Việt. Bạn có thể tìm các bộ đồ thờ gia tiên chất lượng được làm từ gốm sứ Bát Tràng tại hệ thống cửa hàng Không Gian Gốm Bát Tràng. Tại Không Gian Gốm Bát Tràng, mỗi sản phẩm gốm sứ tín ngưỡng đều được chế tác với sự tỉ mỉ và tâm huyết, mang đến sự trang nghiêm và linh thiêng cho không gian thờ tự. Những sản phẩm này không chỉ là vật phẩm thờ cúng mà còn là biểu tượng của sự kết nối giữa thế giới thực và tâm linh, mang lại bình an và may mắn cho gia đình.Thông tin liên hệ:Vì sao làn sóng Thái Lan tẩy chay du lịch Hàn Quốc dâng cao?
Bộ Tài chính đang chủ trì xây dựng dự thảo thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.Cơ quan soạn thảo cho hay, tháng 8.2024, Thủ tướng Chính phủ có công văn về việc mở rộng thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID, trong đó giao các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện quy định theo hướng giảm mức phí cấp phiếu lý lịch tư pháp để khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến.Theo quy định hiện hành, phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người; đối với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ là 100.000 đồng/lần/người.Tại dự thảo thông tư, Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thu phí đối với trường hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trực tuyến và qua ứng dụng VNeID. Trong đó, mức phí với người bình thường là 170.000 đồng/lần/người (giảm 15%); với sinh viên, người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ là 80.000 đồng/lần/người (giảm 20%).Thời gian ưu đãi được cơ quan soạn thảo đề xuất là từ ngày thông tư có hiệu lực thi hành đến hết năm 2025.Dự thảo cũng quy định 5 trường hợp được miễn phí cấp phiếu lý lịch tư pháp, gồm: trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người cư trú tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.Đáng chú ý, theo quy định hiện hành, Trung tâm Lý lịch tư pháp được để lại 85% tiền phí thu được, nộp ngân sách 15%. Trong đó, số tiền để lại cho Trung tâm Lý lịch tư pháp được xác định là 100% và phân bổ cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Đối với tổ chức thu phí là sở tư pháp thì trích chuyển 4% về Trung tâm Lý lịch tư pháp; nộp ngân sách 15%; còn lại 81% được xác định là 100%, trong đó trích chuyển cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Tại dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ cơ chế dự toán chi đặc thù nêu trên, sửa đổi theo hướng tổ chức thu phí nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động cung cấp dịch vụ và thu phí do ngân sách bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách theo quy định của pháp luật.Theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ công bố mới đây, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp dự kiến sẽ chuyển từ Bộ Tư pháp sang Bộ Công an.
Kết quả cuộc đua đầu tiên tại giải đua mô tô nước thế giới ở Bình Định
Lực lượng tuần duyên Malaysia hôm nay 3.1 thông báo họ đã tăng gấp đôi số lần tuần tra trên vùng biển nước này để xác định vị trí những chiếc thuyền chở người di cư Myanmar không có giấy tờ, theo Reuters.Trước đó, cảnh sát Malaysia đã bắt giữ 196 người di cư Myanmar không có giấy tờ vào sáng sớm nay 3.1, sau khi thuyền của họ cập vào một bãi biển trên đảo nghỉ dưỡng Langkawi thuộc bang Kedah của Malaysia, theo Reuters."Dựa trên thông tin mà lực lượng tuần duyên nhận được, có thêm hai chiếc thuyền chở người di cư Myanmar không có giấy tờ trên biển nhưng vẫn chưa rõ vị trí chính xác của họ", Lực lượng tuần duyên Malaysia cho hay trong một thông báo.Lãnh đạo Lực lượng tuần duyên Malaysia Mohd Rosli Abdullah cho biết thêm giới chức đang tuần tra vùng biển phía bắc ngoài khơi Langkawi và các khu vực biên giới, và đã sắp xếp việc tiến hành giám sát trên không để xác định vị trí của những chiếc thuyền nói trên.Lực lượng tuần duyên Malaysia cũng đang liên lạc với giới chức Thái Lan để xác định hướng di chuyển của những chiếc thuyền chở người di cư Myanmar, theo ông Mohd Rosli.Trước đó cùng ngày, báo The Star của Malaysia loan tin khoảng 200 người tị nạn Rohingya từ Myanmar đã cập bờ tại Langkawi. Người Rohingya là cộng đồng thiểu số chủ yếu theo Hồi giáo ở Myanmar.Lực lượng tuần duyên Malaysia không nêu rõ liệu những người di cư bị bắt giữ nói trên có phải là người Rohingya hay không.Khoảng 1 triệu người Rohingya đã bỏ chạy, chủ yếu là sang nước láng giềng Bangladesh, để tránh cuộc tấn công quân sự của Myanmar được phát động vào tháng 8.2017, một chiến dịch mà các nhà điều tra của Liên Hiệp Quốc mô tả là một ví dụ điển hình về thanh trừng sắc tộc, theo Reuters. Chính quyền quân sự Myanmar đã bác bỏ các cáo buộc.Malaysia lâu nay là điểm đến ưa thích của người Rohingya chạy trốn khỏi Myanmar hoặc các trại tị nạn ở Bangladesh.Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Malaysia đã từ chối tiếp nhận những chiếc thuyền chở người tị nạn Rohingya và tập hợp hàng ngàn người trong các trung tâm giam giữ đông đúc như một phần của chiến dịch phản đối những người di cư không có giấy tờ.Từ năm 2010-2024, giới chức Malaysia đã bắt giữ 2.089 người di cư Myanmar không có giấy tờ cố nhập cảnh vào nước này bằng đường biển, theo Lực lượng tuần duyên Malaysia.
Khổ vì công trình ngổn ngang
Bộ Tài chính đang chủ trì xây dựng dự thảo thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.Cơ quan soạn thảo cho hay, tháng 8.2024, Thủ tướng Chính phủ có công văn về việc mở rộng thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID, trong đó giao các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện quy định theo hướng giảm mức phí cấp phiếu lý lịch tư pháp để khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến.Theo quy định hiện hành, phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người; đối với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ là 100.000 đồng/lần/người.Tại dự thảo thông tư, Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thu phí đối với trường hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trực tuyến và qua ứng dụng VNeID. Trong đó, mức phí với người bình thường là 170.000 đồng/lần/người (giảm 15%); với sinh viên, người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ là 80.000 đồng/lần/người (giảm 20%).Thời gian ưu đãi được cơ quan soạn thảo đề xuất là từ ngày thông tư có hiệu lực thi hành đến hết năm 2025.Dự thảo cũng quy định 5 trường hợp được miễn phí cấp phiếu lý lịch tư pháp, gồm: trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người cư trú tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.Đáng chú ý, theo quy định hiện hành, Trung tâm Lý lịch tư pháp được để lại 85% tiền phí thu được, nộp ngân sách 15%. Trong đó, số tiền để lại cho Trung tâm Lý lịch tư pháp được xác định là 100% và phân bổ cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Đối với tổ chức thu phí là sở tư pháp thì trích chuyển 4% về Trung tâm Lý lịch tư pháp; nộp ngân sách 15%; còn lại 81% được xác định là 100%, trong đó trích chuyển cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Tại dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ cơ chế dự toán chi đặc thù nêu trên, sửa đổi theo hướng tổ chức thu phí nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động cung cấp dịch vụ và thu phí do ngân sách bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách theo quy định của pháp luật.Theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ công bố mới đây, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp dự kiến sẽ chuyển từ Bộ Tư pháp sang Bộ Công an.