$642
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của bóng đá 7 người. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ bóng đá 7 người.Trên các hội về trồng cây sân thượng, nhiều người bắt đầu khoe thành quả củ cải đỏ thần tài đã trồng được; không ít người lại đi hỏi cách để trồng và mua về chưng dịp tết.Trần Kiều Duyên (20 tuổi), thành viên trên một nhóm về trồng cây sân thượng, đang ngụ tại đường Trịnh Quang Nghị, xã Phong Phú, H.Bình Chánh, TP.HCM, khi thấy mọi người khoe thành quả về củ cải đỏ thần tài thì tỏ ra rất thích thú và lân la đi hỏi bí quyết.Kiều Duyên bày tỏ: "Mình thấy củ cải đỏ thần tài đẹp quá chừng. Củ cải tròn to mà có màu đỏ rất đẹp mắt. Ngày tết mà chưng củ cải này chắc cả năm sẽ gặp nhiều may mắn, thành công. Mấy nay mình cũng đã nhắn tin hỏi xin bí quyết để trồng, nhưng giờ thì không kịp cho tết năm nay nên mình hỏi mua. Tìm hiểu thì mình thấy có một vài tiệm cây cảnh có bán củ cải đỏ thần tài, mình sẽ đặt mua về chưng tết".Cũng giống Duyên, Nguyễn Tấn Đức (29 tuổi), ngụ trên đường Nguyễn Xí, Q.Bình Thạnh, TP.HCM, sẽ đặt mua củ cải đỏ thần tài để tết này "đổi vị" cây cảnh. Đức nói: "Mình cũng mới biết là có loại củ cải đỏ thần tài này. Không rõ vì sao được gọi là củ cải đỏ thần tài nhưng mình nhìn rất đẹp nên cũng muốn mua chưng thử. Hơn nữa năm nào cũng quất, cúc… nên năm nay đổi vị xem thế nào. Chưng tết vừa đẹp, vừa lạ mà cũng hay hay vì nghe cái tên là đã thấy có tài rồi".Chị Nguyễn Thị Thơm, ngụ tại Hải Phòng, được mọi người gọi là người khởi xướng và trồng thử củ cải đỏ thần tài này để chưng trong nhà. Chị Thơm là quản trị của một nhóm ủ rác hữu cơ bằng men vi sinh trên mạng xã hội, nhóm hoạt động rất sôi nổi. Thường chị Thơm sẽ giới thiệu những sản phẩm nào mang lại giá trị cao, hướng dẫn kỹ thuật trồng cho mọi người trên nhóm này.Chị Thơm cho biết từ năm ngoái, khi thấy củ cải đỏ thần tài rất đẹp nên chị bắt đầu trồng thử. Theo chị Thơm, người ta chủ yếu là trồng củ cải dài, khoảng 1-2 năm gần đây mới xuất hiện loại củ cải đỏ thần tài này, nhưng bình thường mọi người chỉ trồng ngoài ruộng để bán, vì nếu ăn cũng sẽ như các loại củ cải thông thường khác. Chị Thơm đã nâng cao được giá trị của củ cải này bằng cách trồng trong những chậu đẹp, chăm bón tỉ mỉ để cây có được củ to, tròn trịa, nhìn rất đẹp mắt. "Mình muốn nâng cao chất lượng sản phẩm trồng từ vườn sân thượng, không chỉ để ăn mà còn để trang trí. Thấy củ cải đỏ thần tài rất là đẹp, tròn trịa, thể hiện một phong thủy rất tốt cho một năm mới, lại có màu đỏ. Không những thế, cây có sức sống rất tốt, đặc biệt vào vụ thu đông ở miền Bắc thì trồng rất thuận. Vì thế mình bắt đầu trồng trong chậu, mang vào nhà để chưng, trang trí dịp tết. Mình cũng mang lên văn phòng để, mọi người thấy đều khen đẹp và rất thích", chị Thơm kể và cho biết khi chị chia sẻ lên mạng xã hội thì mọi người bắt đầu hỏi xin bí quyết và trồng theo rất nhiều.Về cái tên của loại củ cải này, chị Thơm cho rằng do có màu đỏ lại rất tròn trịa nên được gọi là thần tài. "Không những thế, củ cải nếu chưng vào ngày tết thì được ví như năm mới rước của cải vào nhà. Lại còn rất đỏ và tròn trịa thể hiện năm mới mọi việc sẽ được tròn trĩnh. Chính vì thế mà củ cải đỏ thần tài đang được rất nhiều người yêu thích và trồng để chưng dịp tết", chị Thơm chia sẻ.Năm nay chị Thơm trồng vài chục cây, chủ yếu để tặng bạn bè vì mọi người ai cũng thích.Chị Ngô Hương (ngụ tại P.Đa Mai, TP.Bắc Giang) cũng vì thấy chị Thơm trồng củ cải đỏ thần tài rất đẹp nên đã bắt đầu trồng.Chị Hương đã trồng từ tháng 10.2024 và giờ đã có được thành quả củ cải đỏ thần tài tuyệt đẹp. "Người ta hay bảo là trồng củ cải cho nhiều của cải. Hơn nữa chưng tết vừa đẹp, độc lạ mà thêm chút tài lộc cho năm mới", chị Hương chia sẻ.Theo chị Hương trồng củ cải đỏ không quá khó. Từ kinh nghiệm của mình chị Hương chia sẻ: "Chỉ cần đất trộn tơi xốp, giàu dinh dưỡng là chăm nhàn. Mình trộn đất, phân hữu cơ, chất cho tơi xốp đất rồi tưới ẩm ủ tầm 10 ngày. Thời gian đó ươm hạt ra vỉ. Ngâm ủ hạt 1 ngày, khi hạt nứt nanh thì đem gieo. Khi cây có 2 lá thật sẽ trồng vào chậu. Chăm cây tầm 1 tháng sau trồng là nhú củ. Thi thoảng rải bón ít phân viên 3T, phân Nhật. Bên cạnh đó, phải tỉa lá đều cho cây tập trung nuôi củ to, hạn chế sâu rệp. Và cũng đừng quên để củ to cây cần phải đủ nước, nhất là trồng chậu nhỏ. Nắng hanh như hiện tại cứ ngày 2 lần tưới ẩm cho cây. Không đủ nước lá sẽ bị rũ khi trưa và chiều nắng, củ sẽ nhỏ".Chị Thơm thì cho biết quan trọng nhất là khâu trộn đất ngay từ đầu, do củ cải trồng trong chậu nhỏ để trang trí nên đòi hỏi đất trồng phải đầy đủ chất thì củ mới phát triển được."Đất trồng khi trộn bao gồm mùn mía, mụn dừa để tạo độ tơi xốp cho đất, phân trùn quế, bột vỏ trứng và một thành phần không thể thiếu là nấm trichoderma để phòng nấm cho cây và một ít phân lân. Tất cả được trộn đều. Khi ươm cây con được khoảng 20 ngày thì cho vào chậu để trồng. Trong quá trình chăm cây thì tưới thêm đạm cá và dịch trứng sữa", chị Thơm cho biết.Chị Thơm cũng lưu ý cây này ưa nắng, khi mọi người trồng để chưng thì có thể tối để trong nhà, ban ngày lúc nào trời nắng nhất nên mang ra ngoài để cây quang hợp. Nếu để trong nhà suốt, cây sẽ rất yếu. Chị Thơm cũng cho biết củ cải thần tài đỏ có thể chưng từ tết đến khoảng tháng 4, khi cây ra hoa chị mới bỏ đi. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của bóng đá 7 người. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ bóng đá 7 người.Ngày 26.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Liên đoàn Lao động Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã đến thăm hỏi, tặng quà cho người dân huyện miền núi Ngọc Lặc (Thanh Hóa).Thủ tướng ghi nhận và biểu dương những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của tỉnh Thanh Hóa trong năm 2024, khi là một trong những tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu cả nước.Bước sang năm 2025, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Thanh Hóa tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ để cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, hùng cường, người dân ngày càng hạnh phúc, ấm no.Trước mắt là dịp tết Nguyên đán, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành tỉnh Thanh Hóa chăm lo Tết cho nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các gia đình, chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn với tinh thần không để hộ nào không được đón Tết. Đồng thời, quan tâm đến đời sống công nhân các khu công nghiệp, bố trí đi thăm hỏi, động viên các công nhân đang thi công trên công trường để cổ vũ thi đua lao động sản xuất đầu năm.Thủ tướng cũng lưu ý một số vấn đề lớn mà tỉnh Thanh Hóa cần quyết liệt thực hiện trong năm 2025 và thời gian tiếp theo, đó là thực hiện tốt việc tinh gọn bộ máy; tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát; xây dựng nhà ở cho công nhân, nhà ở cho người thu nhập thấp...Trước đó, Thủ tướng cùng đoàn công tác đã đến dâng hương tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (H.Thọ Xuân, Thanh Hóa), để tưởng nhớ công lao to lớn của Anh hùng dân tộc Lê Lợi cùng các vị vua triều Lê và danh thần, nghĩa sĩ từng tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.Báo cáo với Thủ tướng và đoàn công tác, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết dịp tết Nguyên đán 2025, tỉnh Thanh Hóa đã chi trả trợ cấp ưu đãi tháng 1 và tháng 2.2025 cho hơn 64.000 người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng, với tổng kinh phí hơn 420 tỉ đồng; chi trả trợ cấp xã hội tháng 1.2025 cho 187.494 đối tượng và hộ gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội, với tổng kinh phí hơn 142 tỉ đồng; chăm sóc, điều trị, bảo đảm tốt các chế độ, chính sách và tổ chức các hoạt động vui Tết, đón xuân cho hơn 2.000 đối tượng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý tại các cơ sở trợ giúp xã hội, điều dưỡng người có công với cách mạng, cai nghiện ma túy công lập trên địa bàn tỉnh.Các cấp, các ngành trong tỉnh đã bố trí ngân sách và huy động nguồn xã hội hóa với tổng số tiền và hàng hóa trị giá 375,192 tỷ đồng để trao tặng cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn... Tính đến hết năm 2024, đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa được hơn 4.200 căn nhà cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở, góp phần tạo dựng "mái ấm" an toàn, yên vui cho người dân trong dịp Tết. ️
Ngày 2.1, ông Nguyễn Thành Chinh, Chủ tịch UBND xã Mỹ Sơn, H.Ninh Sơn (Ninh Thuận) cho biết, địa phương có khoảng 200 hộ nông dân trồng hơn 500 ha mía đường.Trước đây, Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang thu mua cây mía, dùng xe tải trọng lớn để vận chuyển sản phẩm lưu thông trên đường đất và đường dân sinh. Tuy nhiên, những năm gần đây khi Hệ thống kênh thủy lợi Tân Mỹ đi vào hoạt động thì người dân và Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang gặp khó trong việc vận chuyển mía do các con đường chạy dọc theo Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ (đường đi vào cánh đồng mía) gắn biển hạn chế tải trọng 5 tấn đối với đường bê tông và 2,5 tấn đối với đường mương. Theo ông Chinh, để vận chuyển nông sản ra khỏi khu vực các con đường bị hạn chế trọng tải, nông dân phải trả chi phí tiền trung chuyển 100.000 đồng/tấn mía hoặc 1,5 triệu đồng mỗi máy cày/ngày. Chi phí vận chuyển này chiếm hơn 20% lợi nhuận sau khi thu hoạch của nông dân. UBND xã Mỹ Sơn cũng đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng về vấn đề này.Cùng ngày ông Biện Tuấn An, Phó giám đốc Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang, cho biết đã có văn bản gửi Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Ninh Thuận (đơn vị quản lý, vận hành Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ) đề nghị xem xét hỗ trợ cho vận chuyển đi tắt, cắt ngang qua đường bê tông Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ để vận chuyển mía cho nông dân.Trong văn bản phúc đáp, Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Ninh Thuận, cho rằng các tuyến đường quản lý kênh chính thuộc Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ và tuyến đường quản lý hệ thống thủy lợi hồ Cho Mo đã được lắp biển hạn chế tải trọng 5 tấn và 2,5 tấn nhằm đảm bảo an toàn công trình.Do đó, các phương tiện vận chuyển mía có tải trọng từ 20 - 30 tấn vượt nhiều lần so với tải trọng cho phép của con đường, sẽ gây hư hỏng, giảm tuổi thọ đường quản lý bờ kênh, mất an toàn kênh và ảnh hưởng đến công tác quản lý vận hành và việc đi lại, nên không đồng ý đề xuất của Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang.Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Ninh Thuận đề nghị Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang có đề xuất UBND tỉnh Ninh Thuận xem xét, chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức quy hoạch các tuyến đường phục vụ vận chuyển nông sản cho nông dân vùng trồng mía xã Mỹ Sơn.Theo ông Biện Tuấn An, đơn vị đã nhiều lần gửi văn bản kiến nghị đến các cơ quan chức năng nhưng đến nay vẫn bế tắc trong hướng tháo gỡ. ️
Tại lễ công bố quyết của Thủ tướng Chính phủ về chuyển đổi trường đại học thành đại học đối với Đại học Kinh tế Quốc dân, sáng 12.1, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn lưu ý, việc chuyển đổi này không chỉ là thay tên gọi mà cần phải thay đổi cả tầm nhìn, cả năng lực, cả trình độ quản trị, để đưa tự chủ đại học đi tới hiệu quả cao hơn.Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ: Đại học quan trọng ở chỗ nó là một thực thể lớn với cấu trúc bên trong đòi hỏi khả năng và trình độ quản trị đại học cao, hướng tới sự phát triển, thể hiện khát vọng phát triển và lớn mạnh. Đại học cho phép phát huy quyền tự chủ và sự năng động. Quyền tự chủ có thể thực hiện tới tận đơn vị cấp thấp nhất và tới các các nhóm chuyên môn, các nhà khoa học."Nếu thiết kế mô hình tổ chức không hướng tới được sự giải phóng năng lực sáng tạo từ bên trong của cơ sở giáo dục, thì sự chuyển đổi mô hình không đem lại mấy giá trị. Mô hình tổ chức và quản trị nội bộ mới mà nhà trường lựa chọn tạo khả năng lớn hơn, cho phép giải phóng từ bên trong, khai phóng ở chiều sâu, đưa tự chủ đại học đi tới hiệu quả cao hơn", ông Sơn nói.Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, khát vọng "lột xác" của những trường đại học khi chuyển sang mô hình đại học là điều đáng trân trọng, nhưng cần hướng tới sự đóng góp thiết thực. Chẳng hạn với Đại học Kinh tế quốc dân, sản phẩm rất quan trọng là tư vấn chính sách, là giải pháp về chính sách, là mô hình, là phương pháp quản lý tầm quốc gia các thành tố của nền kinh tế, địa phương và doanh nghiệp. ️