Cholimex Food báo cáo Đại hội đồng cổ đông 2024 và tầm nhìn chiến lược 20 năm
Sáng 30.12, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lê Phan Duy, Phó giám đốc Khu quản lý Đường bộ 3 Cục Đường bộ Việt Nam, cho biết sau thời gian cấm ô tô để sửa chữa giai đoạn 1, cầu Câu Lâu mới chính thức thông xe vào lúc 8 giờ sáng nay.Theo ông Duy, cầu Câu Lâu mới tại Km953+340 trên QL1 qua Quảng Nam được xây dựng, đưa vào khai thác từ năm 2005, nằm trên tuyến tránh Vĩnh Điện. Đến nay, cầu xuất hiện một số hư hỏng ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của kết cấu nhịp.Do đó, Khu quản lý Đường bộ 3 Cục Đường bộ Việt Nam triển khai sửa chữa đột xuất đảm bảo an toàn giao thông cầu. Hiện tại cầu Câu Lâu (cũ) nằm song song cầu Câu Lâu mới cũng đang thi công sửa chữa và cấm ô tô lưu thông qua cầu. Phương án tổ chức phân luồng giao thông trong thời gian thi công sửa chữa cầu Câu Lâu mới đợt 1 từ 12 giờ ngày 23.12 đến 31.12.Đến nay, việc thi công sửa chữa cầu Câu Lâu mới (đợt 1) đã hoàn thành các hạng mục chính của công trình theo hồ sơ thiết kế và đảm bảo thông xe an toàn thông suốt. Như vậy, thời gian sửa cầu đợt 1 đã hoàn thành sớm hơn dự kiến. Vì vậy, Khu quản lý Đường bộ 3 Cục Đường bộ Việt Nam thông báo các loại phương tiện được phép lưu thông qua cầu bình thường kể từ 8 giờ sáng 30.12.Cũng theo ông Duy, đơn vị cũng đề nghị đơn vị thi công phối hợp các đơn vị liên quan tháo dỡ hoặc che khuất nội dung hệ thống biển báo hiệu đường bộ đã lắp đặt (phục vụ tổ chức phân luồng giao thông) để các phương tiện lưu thông bình thường."Dự kiến sau ngày 15.1 tháng giêng âm lịch, Khu quản lý Đường bộ 3 Cục Đường bộ Việt Nam sẽ tiếp tục cấm xe ô tô để tiến hành sửa chữa cầu Câu Lâu mới giai đoạn 2 để đảm bảo an toàn", ông Duy nói.Như Thanh Niên đã thông tin, từ trưa 23.12, Khu quản lý Đường bộ 3 Cục Đường bộ Việt Nam đặt rào chắn, biển cấm ô tô, xe khách, xe tải trên QL1 đoạn qua Quảng Nam để phân luồng, đảm bảo giao thông phục vụ cho việc sửa chữa cầu Câu Lâu mới. Riêng xe buýt, xe cứu thương, xe công vụ được phép qua lại cầu bình thường.Đợt 2 cấm xe lưu thông để sửa chữa bắt đầu từ 12 giờ ngày 13.2.2025 (tức 16 tháng giêng âm lịch), kéo dài đến 16 giờ ngày 5.4.2025.Một gia đình nghèo gặp cảnh tai ương khốn cùng
Chia sẻ khoảnh khắc tình cảm cùng chồng doanh nhân, Hà Kiều Anh bật mí sau 21 năm gắn bó, món quà to lớn nhất cô có được là 4 đứa con đáng yêu. Tổ ấm viên mãn của nàng hậu khiến nhiều bạn bè, khán giả ngưỡng mộ. Hoa hậu Việt Nam 1992 bật mí thêm mỗi lần chụp ảnh chung, mặt chồng doanh nhân có phần… hơi đơ. Song Hà Kiều Anh bày tỏ: “Nhưng không sao, vì cuộc sống đâu phải lúc nào cũng hoàn hảo. Cũng như vợ chồng không phải lúc nào cũng thuận hòa. Quan trọng là cả hai luôn nhắc nhở nhau rằng: Vì đâu ta đến, vì sao ta yêu và vì điều gì ta vẫn ở lại”. Nói về cuộc sống hôn nhân, Hà Kiều Anh thấy may mắn và hạnh phúc khi luôn có một người đồng hành trong cuộc sống. Cô chia sẻ thêm: “Dù đôi khi có những điều không thích, nhưng vì vợ, anh vẫn sẵn sàng làm. Như bức hình này, không thích chụp nhưng vẫn phải chụp thôi, vì chỉ cần em vui là được”. Trong cuộc trò chuyện với đạo diễn Khương Dừa, NSƯT Thanh Nguyệt cho biết ở tuổi U.80, vì bị bệnh về mắt nên bà không thể tham gia nghệ thuật như trước. "Tuổi này mình phải chịu thôi chứ chưa bao giờ tôi muốn bỏ nghề. Thỉnh thoảng tôi vẫn tham gia những buổi họp mặt, gặp gỡ bạn bè. Bây giờ vợ chồng tôi cứ sống qua ngày vậy thôi", nữ nghệ sĩ bày tỏ.NSƯT Thanh Nguyệt tâm sự khi ra đường, bà xúc động khi một số khán giả nhận ra. “Cũng có những khán giả nhí thương tôi lắm, ngỏ ý đến thăm tôi nữa”, nữ nghệ sĩ tự hào. Đồng thời trong cuộc trò chuyện, NSƯT Thanh Nguyệt nghẹn ngào khi nhắc đến cố nghệ sĩ Diệp Lang. Nhớ về quãng thời gian làm nghề chung, bà bộc bạch: “Anh ấy có cái hay là cứ để anh em ra diễn, rồi xem cái nào không ổn thì anh ấy sẽ góp ý thêm. Như vậy mà thành ra tôi lại thích vì diễn đã lắm”.Thanh Nguyệt là gương mặt quen thuộc của sân khấu cải lương miền Nam, cùng thời với NSND Lệ Thủy, Bo Bo Hoàng… Bà được khán giả chú ý khi góp mặt trong những vở diễn như Lôi vũ, Áo cưới trước cổng chùa… Ngoài sự nghiệp, bà khiến nhiều người ngưỡng mộ bởi tổ ấm viên mãn bên chồng là nghệ sĩ Quốc Nhĩ. Rapper B Ray trình làng MV Ghệ mới - dự án đánh dấu màn kết hợp với người bạn thân là Young H. Huấn luyện viên Rap Việt 2024 chia sẻ: “Mình rất vui vì cả hai có nhiều cơ hội trò chuyện và làm việc cùng nhau. Hai anh em vẫn ăn ý và có nhiều điểm chung trong âm nhạc. Ghệ mới vẫn mang cái “quậy” của tôi và có những thông điệp rõ ràng”, B Ray bày tỏ. Ở dự án mới, B Ray không quay thông thường mà sử dụng "visualizer lyric" (hiện lời bài hát) đang thịnh hành thời gian qua. Với dạng MV này, khán giả sẽ tập trung phần lớn vào âm nhạc và ca từ. Đây cũng là cách B Ray cho thấy sự thú vị và độ cuốn rất riêng ở các bài rap của mình.2024 được xem là một năm hoạt động chăm chỉ của B Ray khi đưa 2 thành viên giành quán quân và á quân Rap Việt dù vấp phải nhiều tranh cãi. Ngay sau đó, B Ray thực hiện Rise Of The Underdogs 2, quy tụ nhiều khách mời như Double2T, Captain Boy, Rhyder, Young H… Dàn nghệ sĩ như Noo Phước Thịnh, Lương Bích Hữu, Ái Phương, Phạm Khánh Hưng, ST Sơn Thạch, Neko Lê, Tăng Phúc… để lại nhiều ấn tượng với khán giả khi góp mặt trong 2 đêm nhạc đầu tiên của năm 2025 thuộc dự án Từ đây… từ nay…Trên sân khấu, ST Sơn Thạch lựa chọn loạt ca khúc như Rơi, Thuận nước đẩy thuyền… để dành tặng khán giả. Trong khi đó, Ái Phương mang đến những nhạc phẩm quen thuộc song được làm mới về mặt hòa âm phối khí như Lỗi của yêu thương, Trót yêu, Cô đơn, Cô dâu… Về phần mình, Tăng Phúc lựa chọn những bài hát gắn liền với tên tuổi của anh như Thành phố cô đơn, Kẻ qua đường, Sau này nếu có yêu ai… Tại sân khấu, nhạc sĩ Huỳnh Quốc Huy tiết lộ từng có ý định gửi Đừng chờ anh nữa cho Noo Phước Thịnh. Tuy nhiên, bài hát này sau đó được Tăng Phúc chọn và trở thành bản hit triệu view. Noo Phước Thịnh chia sẻ: “Tôi tin mỗi bài hát đều có duyên với người nghệ sĩ. Mỗi lựa chọn của nhạc sĩ Huỳnh Quốc Huy đều có sự tính toán, đều được đo ni đóng giày cho từng giọng hát để câu chuyện của người nhạc sĩ được kể đúng ý họ nhất”.
Giải pháp hỗ trợ thực hiện chế độ ăn giảm muối tốt cho sức khỏe
Sau này, nhiều anh chị học sinh miền Nam đã trở thành lãnh đạo ở cấp cao, nhiều người là trí thức tiêu biểu, là anh hùng LLVT, anh hùng Lao động - một minh chứng cho tầm nhìn xa rộng của T.Ư Đảng và Chính phủ trong việc tạo dựng, nuôi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ cho xây dựng miền Nam sau khi chiến tranh kết thúc, đất nước thống nhất.
Bên cạnh đó, lễ hội Đình làng Hải Châu còn là một sản phẩm du lịch văn hóa hấp dẫn, thú vị của TP.Đà Nẵng, thu hút nhiều lượt khách tham quan, trải nghiệm, góp phần quảng bá nét văn hóa đặc sắc của người dân Việt Nam.
Chiến sự Ukraine ngày 794: Nga tập kích dữ dội hạ tầng năng lượng đáp trả Kyiv
Xuất thân từ những gia đình có truyền thống quân đội, các nữ tân binh mong muốn tiếp nối tinh thần quả cảm của thế hệ đi trước và cống hiến sức trẻ cho Tổ quốc.Tốt nghiệp ngành văn học tại Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) vào tháng 7.2024, Đỗ Phương Trang (24 tuổi, sống tại Q.5) đã có quyết định bất ngờ khi viết đơn tình nguyện nhập ngũ.Trước đó, Trang từng là thành viên đội tìm kiếm của chương trình thiện nguyện tìm kiếm người thân Như chưa hề có cuộc chia ly từ tháng 7 - 12.2024. Công việc này giúp cô tiếp xúc với nhiều hồ sơ tìm người thân, đặc biệt là những trường hợp tìm kiếm các liệt sĩ, chiến sĩ nữ. Chính sự hy sinh và tinh thần quả cảm của những người đi trước đã khiến cô ngưỡng mộ và thôi thúc bản thân đóng góp một phần công sức cho đất nước trong thời bình."Ông bà nội, ngoại của tôi đều là cựu chiến binh. Ông bà ngoại có Huân chương Kháng chiến hạng nhất, hạng nhì. Bà nội từng phục vụ trong ngành quân y. Điều này càng khiến tôi có thêm động lực để viết đơn nhập ngũ", Trang chia sẻ. Bên cạnh đó, người yêu của Trang cũng đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự và xung quanh cô có rất nhiều người thân từng phục vụ trong quân đội. Chính những yếu tố này đã hun đúc thêm quyết tâm của cô gái trẻ.Là đảng viên, Trang nhận thức rõ môi trường quân đội sẽ là nơi giúp bản thân phát triển tư tưởng chính trị, rèn luyện ý chí và bản lĩnh. Cô đã chuẩn bị sẵn sàng về mặt thể chất bằng cách chạy bộ và đi bộ mỗi ngày để nâng cao sức bền. Trang mong muốn tận dụng chuyên môn về biên kịch điện ảnh - truyền hình và chứng chỉ nghiệp vụ báo chí để góp phần phát triển mảng thông tin - truyền thông, lan tỏa hình ảnh bộ đội Cụ Hồ.Bà Trần Thị Kim Phượng, mẹ của Trang, ban đầu bất ngờ trước quyết định của con gái. "Trang từ nhỏ được ba mẹ bảo bọc, chưa từng xa nhà, đây là lần đầu tiên con đi xa nhà và lâu như thế. Tôi có lo lắng nhưng cũng động viên con cố gắng rèn luyện và trưởng thành hơn sau hai năm quân ngũ", bà Phượng chia sẻ.Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự P.4, Q.5 Dương Viết Trường cho biết, Trang là một người năng động, nhiệt huyết, luôn sẵn sàng tham gia các hoạt động của địa phương như hội phụ nữ, dân quân tự vệ. "Năm ngoái, địa phương có một nữ thanh niên tình nguyện nhập ngũ, năm nay có Trang. Đây là nguồn động lực để chúng tôi tiếp tục nhân rộng các gương công dân nữ tình nguyện lên đường bảo vệ Tổ quốc", anh Trường nhấn mạnh.Tương tự Phương Trang, sinh ra trong gia đình có truyền thống quân đội, Nguyễn Phương Huyền (22 tuổi, sống tại Q.12) luôn mong muốn được khoác lên mình màu áo lính để tiếp nối truyền thống của ba mẹ. Tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế tại Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) năm 2024, ngay khi biết tin có đợt tuyển quân, Huyền đã lập tức viết đơn tình nguyện nhập ngũ.Ba mẹ Huyền đều là bộ đội nên hoàn toàn ủng hộ quyết định của con gái, đồng thời hướng dẫn cô hoàn thành các thủ tục cần thiết. "Ba mẹ đã kể cho tôi nghe rất nhiều về cuộc sống trong quân đội, về kỷ luật, giờ giấc và cách thích nghi. Điều đó giúp tôi có sự chuẩn bị tâm lý tốt hơn trước khi lên đường", Huyền chia sẻ.Không chỉ mong muốn rèn luyện bản thân trong môi trường quân đội, Huyền còn hy vọng có thể áp dụng chuyên môn của mình để hỗ trợ đơn vị trong các lĩnh vực như văn thư hoặc tài chính. Cô cũng đặt mục tiêu phấn đấu để trở thành đảng viên trong thời gian nhập ngũ.Bà Hồ Thị Kim Nhung, mẹ của Huyền, là một cán bộ quân y. Khi biết con gái tự nguyện đăng ký nhập ngũ, bà rất vui và tự hào. "Huyền trước giờ rất tự lập. Khi TP.HCM xảy ra dịch Covid-19, ba mẹ phải ở đơn vị suốt 7 tháng không về nhà, Huyền đã tự xoay sở và ôn thi đại học một mình. Điều đó khiến tôi tin rằng con gái sẽ đủ bản lĩnh để thích nghi với môi trường quân đội", bà Nhung tâm sự.Huyền cũng chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, quyết tâm chấp hành tốt quy định, quy chế của đơn vị, giữ gìn sức khỏe và rèn luyện bản thân. "Tôi mong sau hai năm sẽ trưởng thành hơn, tự lập hơn và có thể phục vụ lâu dài trong quân đội", cô gái trẻ chia sẻ.Đây là mong ước của Tạ Đặng Hồng Sang (26 tuổi, sống tại P.25, Q.Bình Thạnh) khi đặt bút viết đơn tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự. Cô gái trẻ cho hay từ nhỏ đã dành tình cảm đặc biệt cho màu xanh áo lính. Giai đoạn TP.HCM chống dịch Covid-19, chứng kiến lực lượng bộ đội tham gia chăm lo, hỗ trợ người dân càng khiến Sang thêm khâm phục. Vận dụng chuyên ngành dược được đào tạo tại đại học, Sang cũng tình nguyện tham gia chống dịch tại địa phương, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho lực lượng dân quân của phường."Với phương châm sống 'tích tiểu thành đại', nhiều năm qua, khi là nữ dân quân của phường, tôi đã tích cực học tập, rèn luyện bản thân, cố gắng tích lũy kiến thức và kinh nghiệm để hoàn thiện mình. Cuối năm 2024, cảm thấy đã đủ tự tin và trưởng thành, tôi viết đơn tình nguyện nhập ngũ", Hồng Sang chia sẻ.Quyết định tham gia nghĩa vụ quân sự của cô gái trẻ cũng được gia đình ủng hộ rất nhiều. Cuối năm 2024, Tạ Đặng Hồng Sang vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Đây là niềm vinh dự không chỉ của riêng Sang mà là của cả gia đình cô."Tôi mong muốn khi nhập ngũ, môi trường quân đội sẽ giúp tôi trưởng thành, mạnh mẽ hơn. Tôi cũng sẽ tiếp tục phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu của người đảng viên trẻ, mang những hiểu biết của mình hỗ trợ đơn vị và cống hiến hết mình để phục vụ lâu dài trong quân đội", Hồng Sang bày tỏ.Năm 2025, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự TP.HCM đã trao 4.197 lệnh gọi công dân nhập ngũ. Trong đó, lệnh chính thức là 4.003 công dân (4.000 nam, 3 nữ), lệnh dự phòng là 194 công dân.Số lượng đảng viên nhận lệnh nhập ngũ là 110 người. Công dân nhập ngũ có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học là 1.902 người. Công dân nhận lệnh gọi nhập ngũ có sức khỏe loại 1, loại 2 là 3.358 công dân.Bên cạnh đó, công an các quận, huyện và TP.Thủ Đức đã hoàn tất hồ sơ tuyển chọn theo quy định của luật Nghĩa vụ quân sự và các thông tư, văn bản hướng dẫn của Bộ Công an, đảm bảo giao đủ 987 chỉ tiêu.Đặc biệt, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự TP.HCM đã tổ chức phẫu thuật mắt cho 211 công dân theo chính sách của HĐND TP.HCM hỗ trợ kinh phí điều trị tật khúc xạ mắt đối với công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an nhân dân.Năm 2025, lễ giao quân điểm của TP.HCM được tổ chức tại Quảng trường Trung tâm hành chính Q.7 vào ngày 13.2.