Xâm nhập mặn 'tấn công' khu vực cửa sông TP.HCM
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1705/QĐ-TTg ngày 31.12.2024 phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, có mục tiêu tổng quát: "Đến năm 2030, giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á và đến năm 2045 đạt trình độ tiên tiến của thế giới".Chiến lược nêu mục tiêu cụ thể đến năm 2030 của từng cấp học. Ví dụ, ở mầm non, tỷ lệ huy động trẻ đến trường đạt 38% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 97% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo. Phấn đấu có 99,5% trẻ em mầm non đến trường được học 2 buổi/ngày; số trẻ em theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục đạt 35%.Phấn đấu tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 100%; có trên 65% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.Với giáo dục phổ thông, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi cấp tiểu học đạt 99,5%, cấp trung học cơ sở đạt 97%; tỷ lệ hoàn thành cấp tiểu học đạt 99,7%, trung học cơ sở đạt 99% và hoàn thành cấp trung học phổ thông đạt 95%; tỷ lệ chuyển cấp từ tiểu học lên trung học cơ sở đạt 99,5%, từ trung học cơ sở lên trung học phổ thông và các trình độ khác đạt 95%; 100% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày.Phấn đấu tỷ lệ phòng học kiên cố cấp tiểu học, cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông đạt 100%; có 70% trường tiểu học, 75% trường trung học cơ sở và 55% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Với giáo dục ĐH, chiến lược nêu: số sinh viên ĐH/vạn dân đạt ít nhất là 260, tỷ lệ sinh viên ĐH trong nhóm độ tuổi 18 - 22 đạt ít nhất 33%, tỷ lệ sinh viên quốc tế theo học các chương trình giáo dục ĐH tại Việt Nam đạt 1,5%; tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ đạt ít nhất 40%.Về giáo dục thường xuyên: Phấn đấu tỷ lệ người biết chữ mức độ 1 trong độ tuổi từ 15 - 60 đạt 99,15%; trong đó tỷ lệ người biết chữ mức độ 1 trong độ tuổi từ 15 - 60 ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt 98,85%. Có 90% các tỉnh đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.Phấn đấu có 10 đơn vị hành chính tham gia vào Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu của UNESCO vào năm 2030.Chiến lược cũng nêu phải hoàn thiện thể chế, rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, các cơ chế, chính sách về GD-ĐT và các lĩnh vực có liên quan theo hướng khoa học, hiện đại, đồng bộ, liên thông, phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế và thực tiễn ở nước ta, tạo hành lang pháp lý hoàn chỉnh cho phát triển GD-ĐT. Xây dựng luật Nhà giáo; nghiên cứu đề xuất xây dựng luật Học tập suốt đời; rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung luật Giáo dục, luật Giáo dục ĐH và luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.Hoàn thiện cơ chế, chính sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo theo hướng Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, huy động sự tham gia hiệu quả của toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo. "Rà soát, hoàn thiện các chính sách ưu đãi về đất đai, tín dụng và thuế đối với tất cả cơ sở giáo dục; tạo động lực thúc đẩy hợp tác và cạnh tranh bình đẳng trong mạng lưới cơ sở giáo dục công lập và tư thục, khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư phát triển giáo dục", chiến lược nêu.Mời bạn đọc xem toàn văn Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 TẠI ĐÂY.Chưa trình chiếu nhưng bản chuyển thể 'Tam thể' đã được ấn định có phần 2
Theo Hãng AP, tuần đầu tiên trong nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phần nào hé lộ những dấu hiệu về diễn biến tại Nhà Trắng trong những năm tới.Chỉ trong vòng vài giờ sau khi tuyên thệ nhậm chức, ông Trump đã ân xá cho hơn 1.500 người bị kết án hoặc bị buộc tội trong vụ tấn công Đồi Capitol ngày 6.1.2021, trong đó có những người tấn công gây thương tích cảnh sát. Đây là động thái đầu tiên trong số nhiều quyết định của ông Trump nhằm tưởng thưởng đồng minh và trừng phạt người chỉ trích. Theo AP, ông Trump không còn thấy bị kìm hãm vì không cần quan tâm đến tái tranh cử do đã đạt giới hạn 2 nhiệm kỳ. Hơn nữa, ông không lo ngại hậu quả phát lý sau khi Tòa án Tối cao Mỹ mở rộng quyền miễn trừ cho tổng thống.Ở chiều ngược lại, ông Trump ngừng gia hạn các biện pháp bảo vệ đối với tiến sĩ Anthony Fauci (cựu cố vấn về đại dịch Covid-19 dưới thời ông Trump), cựu Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton, cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo. Đây là những nhân vật bị đe dọa tính mạng, và đã liên tục được bảo vệ trong nhiệm kỳ cựu Tổng thống Joe Biden. Ông Trump cũng hủy bỏ chứng nhận an ninh - tức một loại giấy phép giúp các quan chức tiếp cận tài liệu nhạy cảm - đối với các cựu quan chức chính phủ đã chỉ trích ông, trong đó có cựu Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân Mark Milley.Trong những ngày đầu nhậm chức, Tổng thống Trump chứng minh được ông và đội ngũ của mình đã rút ra nhiều bài học từ 4 năm nhiệm kỳ đầu, cùng 4 năm bị đẩy ra ngoài rìa.Ông Trump nhanh chóng tận dụng thời gian để tạo dấu ấn ngay trong ngày đầu tiên với gần 200 sắc lệnh hành pháp và bản ghi nhớ chính sách, và thay thế các quan chức cũ. Hành động của tân tổng thống phản ánh mức độ tổ chức kỹ lưỡng mà ông không có được trong nhiệm kỳ đầu.Chỉ trong vài ngày, ông xóa đi công sức 4 năm của chương trình thúc đẩy đa dạng, công bằng và hòa nhập trong cơ quan liên bang, hủy bỏ các rào cản hành pháp của ông Biden về trí tuệ nhân tạo (AI) và tiền điện tử, điều thêm quân đội đến biên giới với Mexico và cứng rắn trong quyết định trục xuất người nhập cư.Trong nhiệm kỳ đầu tiên, các sắc lệnh hành pháp ban đầu của ông Trump mang tính biểu tượng hơn là thực chất, và phần lớn bị Tòa án Tối cao bác bỏ. Lần này, dù vẫn có những giới hạn về thẩm quyền, giới quan sát cho rằng Tổng thống Trump đã thành thạo hơn trong việc tận dụng thẩm quyền của ông chủ Nhà Trắng.Bài phát biểu nhậm chức của ông Trump được cho là mang giọng điệu tương đối trung dung, tuy nhiên chỉ một tiếng sau đó, công chúng và giới chính trường lại thấy được điều thể hiện tính cách đặc biệt của tổng thống Mỹ thứ 47. Đó là khi ông Trump công kích dữ dội người tiền nhiệm Biden, Bộ Tư pháp Mỹ và các đối thủ chính trị. Sau 8 năm trong chính trường, ông đã có nhiều kinh nghiệm và tổ chức tốt hơn, nhưng đó vẫn là một Donald Trump luôn muốn mình nổi bật nhất ở tâm điểm thảo luận của nước Mỹ.Hệ thống tư pháp Mỹ được dự báo sẽ có nhiều cuộc đối đầu pháp lý với Tổng thống Trump trong nhiệm kỳ 2. Ngay trong ngày đầu tiên, ông Trump đã ký sắc lệnh hủy quyền công dân theo nơi sinh, được quy định trong Tu chính án thứ 14 từ hơn 1 thế kỷ trước.Thẩm phán tòa án quận John Coughenour cho đó là "sắc lệnh vi hiến trắng trợn" và đã ngăn chặn. Sự đối đầu giữa ông Trump và tòa án không chỉ quyết định số phận của những hành động gây tranh cãi của ông Trump, mà quyết định cả mức độ tận dụng quyền lực của các tổng thống trong tương lai.Tổng thống Trump gọi dầu mỏ là "vàng lỏng", và tin rằng giá dầu sẽ giảm khi Mỹ cùng OPEC khai thác nhiều hơn. Từ đó, lạm phát sẽ bị kéo giảm, và Nga không còn thu được nhiều tiền để chi cho cuộc xung đột ở Ukraine. Đối với ông Trump, dầu mỏ là câu trả lời, là tương lai, bất chấp nguy cơ biến đổi khí hậu.Xuất hiện trong lễ nhậm chức của ông Trump là tập hợp các tỉ phú giàu nhất thế giới. Tuy nhiên, họ lại là đối thủ của nhau. Bắt tay với những người giàu nhất giới công nghệ đồng nghĩa việc ông Trump có thể vướng vào những màn đối đầu giữa họ. Động thái đối đầu đã xuất hiện sau khi ông Trump công bố khoản đầu tư AI 500 tỉ USD từ 2 công ty OpenAI và SoftBank. Tỉ phú Elon Musk chỉ trích rằng SoftBank không có khoản tiền lớn như trên, và con số đầu tư chỉ là phóng đại, nhưng Tổng giám đốc OpenAI Sam Altman khẳng định có đủ nguồn tài trợ.Sự hâm mộ của ông Trump dành cho Tổng thống thứ 25 của Mỹ William McKinley thể hiện ngay trong ngày nhậm chức, với việc ký sắc lệnh đổi tên núi Denali ở bang Alaska thành núi McKinley. Ông Trump được cho là ưa thích chính sách thuế quan của cố tổng thống McKinley và cho rằng nước Mỹ từng ở giai đoạn thịnh vượng nhất vào thập niên 1890, khi ông McKinley tại nhiệm.Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng chính sách của ông McKinley không phải là hình mẫu hợp lý cho thế kỷ 21. Theo tổ chức nghiên cứu chính sách thuế Tax Foundation, doanh thu thuế liên bang năm 1900, thời điểm ông McKinley tái đắc cử, chỉ đạt 3% tổng doanh thu nền kinh tế. Trong khi đó, doanh thu thuế hiện nay chiếm 17% tổng doanh thu nhưng vẫn không đủ gồng gánh chi tiêu chính phủ.
Bạn đọc giúp Sùng Mí Sò – Hà Giang
Ngày 30.12, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của 13 cơ quan là ban Đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ở T.Ư.Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự hội nghị và trao các quyết định. Cùng dự hội nghị có Chủ tịch nước Lương Cường; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư; các ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên T.Ư Đảng là thủ trưởng các cơ quan, đơn vị ở T.Ư.Tại hội nghị, Phó trưởng ban Tổ chức T.Ư Nguyễn Quang Dương cho biết, tại phiên họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 27.12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã thảo luận và thông qua dự thảo các quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan ban Đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ở T.Ư. Ngày 28.12, Bộ Chính trị đã ban hành các quyết định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của các cơ quan. Cụ thể, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của 13 cơ quan: Ban Tổ chức T.Ư, Ủy ban Kiểm tra T.Ư, Ban Nội chính T.Ư, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Cơ quan T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Cơ quan Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Cơ quan T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Cơ quan T.Ư Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Cơ quan T.Ư Hội Nông dân Việt Nam, Cơ quan Hội Cựu chiến binh Việt Nam.Phát biểu tại hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc 13 cơ quan Đảng, Đoàn thể T.Ư hoàn thành sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy là sự cố gắng, nỗ lực rất lớn, là tinh thần gương mẫu, quyết liệt, khẩn trương, nghiêm túc trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của từng cơ quan và sự phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm của các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ở T.Ư.Tổng Bí thư lưu ý, đây mới chỉ là bước khởi đầu, phía trước còn rất nhiều công việc phải làm và phức tạp hơn vì liên quan đến cơ chế vận hành, việc sắp xếp tinh gọn đội ngũ cán bộ.Tổng Bí thư đề nghị, từng cơ quan phải bảo đảm các công việc tiếp tục hoạt động bình thường, không được gián đoạn, ngừng trệ, bỏ sót. Trong quá trình tổ chức thực hiện sẽ có phát sinh, có thể có cả những bất cập nên các cơ quan cần tiếp tục rà soát, thống nhất với Ban Tổ chức T.Ư, báo cáo Bộ Chính trị sửa đổi, bổ sung khi cần thiết; khẩn trương hoàn thành các thủ tục pháp lý về hành chính để hoạt động, giao dịch theo pháp nhân của cơ quan mới.Tổng Bí thư đề nghị, thực hiện tốt công tác chính trị tư tưởng trong tiếp nhận và sắp xếp cán bộ lãnh đạo cơ quan, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc; trong sắp xếp trụ sở, chỗ làm việc, không để xảy ra tình trạng phân biệt, mất đoàn kết. Các cơ quan, đơn vị rà soát cơ cấu và sắp xếp lại đội ngũ cán bộ để nâng cao chất lượng công việc. Tổng Bí thư lưu ý, mục đích của sắp xếp tổ chức bộ máy là phải đạt được tinh gọn, tránh trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ, tránh bỏ sót, cắt khúc công việc, phải rõ cơ quan chủ trì để trên cơ sở đó, cơ cấu, sắp xếp, tinh giản đội ngũ cán bộ, bảo đảm sau sắp xếp bộ máy và đội ngũ cán bộ thì cơ quan, đơn vị phải hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn.Tổng Bí thư đề nghị Bộ Nội vụ, Ban Công tác đại biểu của Quốc hội phối hợp cùng Ban Tổ chức T.Ư tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội sớm ban hành chế độ, chính sách đối với cán bộ để thực hiện việc sắp xếp, cơ cấu đội ngũ cán bộ với quan điểm tinh gọn đội ngũ cán bộ nhưng giữ được người tài, thu hút được người giỏi làm việc trong khu vực công. Cùng đó, tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai thực hiện ngay việc sắp xếp những cơ quan nhà nước thuộc thẩm quyền nếu không vướng quy định của luật; chỉ đạo các cơ quan nhà nước thực hiện tốt công tác chuẩn bị để ngay sau khi Quốc hội sửa luật, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nghị định, thông tư thì thực hiện được ngay việc sắp xếp tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ. Tổng Bí thư nhấn mạnh, quá trình sắp xếp không quá cầu toàn nhưng cũng không chủ quan, hình thức, bảo đảm thông suốt, không ách tắc trong giải quyết công việc, tránh lãng phí, thất thoát tài sản, cơ sở vật chất của cơ quan, đơn vị…
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa có văn bản yêu cầu thực hiện một số nội dung liên quan đến sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và việc thực hiện xây dựng các công trình, công sở cơ quan Nhà nước.Đối với các dự án, công trình, trụ sở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, trung tâm hội nghị cấp huyện, trung tâm văn hóa thể thao cấp huyện, cấp xã, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu tạm dừng việc chuẩn bị đầu tư, cho chủ trương đầu tư mới, hoặc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.Đối với các dự án đã có chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, có kết quả lựa chọn nhà thầu nhưng chưa khởi công xây dựng thì tạm dừng thực hiện. Các dự án khác vẫn tiếp tục đầu tư theo kế hoạch.Như vậy, theo văn bản của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa thì các dự án, công trình đang xây dựng dở dang như trụ sở UBND H.Hoằng Hóa, trụ sở UBND TT.Hà Trung (H.Hà Trung)… vẫn tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện để tránh lãng phí.Một lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng UBND H.Hoằng Hóa cho biết sau khi có văn bản của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa thì huyện này sẽ tiếp tục đầu tư, xây dựng để hoàn thành công trình trụ sở UBND huyện, khi công trình này đến nay đã hoàn thành khoảng 95% khối lượng xây dựng.Ngoài ra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu kể từ ngày 7.3, thực hiện việc tạm dừng tuyển dụng, thực hiện quy trình quy hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, xin chủ trương kiện toàn, bổ sung lãnh đạo cấp trưởng, cấp phó ban, sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở cấp tỉnh.Tạm dừng việc tuyển dụng, thực hiện quy trình quy hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử các chức vụ lãnh đạo, quản lý và kiện toàn, bổ sung cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ, bí thư, phó bí thư cấp huyện, cấp xã cho đến khi hoàn thành tinh gọn bộ máy, đơn vị hành chính các cấp và các đơn vị.
'Xạ thủ' Võ Kim Bản giúp Saigon Heat chiếm ưu thế ở chung kết VBA 2023
Theo báo Ukrainskaya Pravda đưa tin hôm 4.2, các tướng lĩnh Ukraine được cho là đang tìm cách chuyển khoảng 50.000 quân nhân sang bổ sung cho lục quân nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng ở tiền tuyến.Con số này thể hiện mức tăng đáng kể so với ước tính trước đó được công bố vào tháng trước.Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine, tướng Oleksandr Syrskyi đã thừa nhận khó khăn trong việc huy động tân binh, sau khi một phi công Ukraine phàn nàn rằng hàng chục chuyên gia lành nghề từ không quân đang được tái điều động sang bộ binh. Kyiv ước tính có khoảng 500.000 người đang trốn quân dịch và hơn 100.000 lính nghĩa vụ đã đào ngũ.Các kênh truyền thông Ukraine trước đây đưa tin tướng Syrskyi đã ra lệnh điều động khoảng 5.000 quân nhân từ không quân sang bổ sung cho lục binh.Tuy nhiên, bài báo mới trên tờ Ukrainskaya Pravda tuyên bố ông Syrskyi đã ban hành kế hoạch rộng hơn liên quan tất cả các binh chủng. Mục tiêu là điều chuyển 50.000 quân nhân sang lực lượng lục quân. Theo bài báo, con số này tương đương khoảng 20% số quân Ukraine đang bố trí ở tiền tuyến.Sau khi xung đột với Nga bùng nổ vào năm 2022, các chỉ huy quân đội Ukraine đã triển khai ngày càng nhiều tài xế, đầu bếp và nhân viên y tế ra tuyến đầu để giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân sự.Tuy nhiên, hoạt động này cũng dẫn đến việc dùng người sai mục đích, vì một số sĩ quan có thể lợi dụng điều này như một hình thức kỷ luật không chính thức hoặc một cách để loại bỏ các mối đe dọa đối với quyền lực hoặc hoạt động tham nhũng của chính họ.Việc điều động này còn gây ra phản kháng từ chính binh lính. Bài báo dẫn lời một chỉ huy lữ đoàn kể rằng khi ông muốn cử 30 thành viên từ một đại đội tình báo đến tăng cường cho một vị trí yếu kém, thì 3 người từ chối và 27 người còn lại đào ngũ.Các tướng lĩnh tìm cách điều sang lực lượng bộ binh các thợ lặn, nhân viên hành chính và những binh sĩ không thiết yếu trong việc vận hành các tổ hợp phòng không do phương Tây cung cấp như Patriot.Ukrainskaya Pravda bình luận rằng những biện pháp như vậy có khả năng làm suy yếu năng lực của các binh chủng.Vào tháng 7.2023, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo rằng tình trạng thiếu hụt nhân lực cuối cùng sẽ gây ra gây thiệt hại nặng cho quân đội Ukraine trong một cuộc xung đột kéo dài. Ông cho biết không có lượng vũ khí nào do phương Tây viện trợ có thể bù đắp được cho những tổn thất mà lực lượng Ukraine phải gánh chịu.