'Tăng lương hả - tăng bao nhiêu, giá cả bên ngoài tăng gấp nhiều lần rồi'
Ngày 8.1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP.HCM tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 6 (mở rộng), khóa XII nhiệm kỳ 2023 - 2028. Tại hội nghị, bà Lê Thị Kim Thúy, Phó chủ tịch LĐLĐ TP.HCM đã báo cáo một số nội dung liên quan đến phương án sắp xếp bộ máy của Công đoàn TP.HCM.Cụ thể, dự kiến sau khi sắp xếp, LĐLĐ TP.HCM sẽ còn 4 ban chuyên đề, giảm 3 ban so với hiện tại.Với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, số lượng sẽ giảm từ 23 xuống còn 5 đơn vị. Các đơn vị sự nghiệp sau khi sắp xếp sẽ hoạt động theo mô hình tự chủ và nhân sự tại đây không được tính vào biên chế được giao của LĐLĐ TP.HCM.Riêng với các đơn vị kinh tế, số lượng sẽ giảm từ 6 xuống còn 3 đơn vị trực thuộc.Đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, dự kiến giữ nguyên mô hình LĐLĐ cấp huyện để tiếp nhận các công đoàn cơ sở từ các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thuộc diện sắp xếp, cũng như công đoàn cơ sở trực thuộc toàn diện LĐLĐ TP.HCM.LĐLĐ cấp huyện cũng có trách nhiệm sắp xếp các công đoàn cơ sở trực thuộc phù hợp việc sắp xếp hệ thống chính trị cấp huyện và tương đương, theo chỉ đạo của cấp ủy địa phương.Đối với công đoàn ngành, sở, khối, tổng công ty và cấp trên tương đương, LĐLĐ TP.HCM dự kiến thành lập Công đoàn Cơ quan Đảng, đoàn thể, HĐND, tư pháp TP.HCM, đóng vai trò là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trực thuộc LĐLĐ TP.HCM.Công đoàn này bao gồm 30 công đoàn cơ sở, với khoảng 6.901 đoàn viên thuộc các khối Đảng, HĐND, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tư pháp và báo chí, hiện đang trực thuộc Công đoàn Viên chức TP.HCM.Bên cạnh đó, LĐLĐ TP.HCM dự kiến thành lập Công đoàn Chính quyền TP.HCM là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trực thuộc LĐLĐ TP.HCM, bao gồm 456 công đoàn cơ sở với khoảng 87.919 đoàn viên. Thành phần này được tiếp nhận từ các công đoàn cơ sở khối cơ quan hành chính - ban quản lý, các công đoàn cơ sở trực thuộc công đoàn ngành, sở, khối, tổng công ty và cấp trên tương đương dự kiến giải thể, cùng với các công đoàn cơ sở tại Sở GD-ĐT, Sở Y tế, và các trường đại học, cao đẳng trực thuộc toàn diện LĐLĐ TP.HCM.Công đoàn các Khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM sẽ tiếp nhận các công đoàn cơ sở tại Khu công nghệ cao và trong doanh nghiệp có vốn Nhà nước dưới 50% vốn điều lệ từ các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở dự kiến giải thể, có trụ sở đơn vị đang nằm trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, hoặc khu công nghệ cao.LĐLĐ TP.HCM cũng dự kiến giải thể 23 công đoàn ngành, sở, khối, tổng công ty và cấp trên tương đương và sắp lại theo kế hoạch đối với các công đoàn cơ sở trực thuộc.Đối với công đoàn cơ sở trực thuộc toàn diện, LĐLĐ TP.HCM dự kiến giữ lại 10 công đoàn cơ sở hiện có. Đồng thời, tiếp nhận thêm 11 công đoàn cơ sở từ các bệnh viện tuyến đầu, trọng điểm trên địa bàn TP.HCM, cũng như tiếp nhận Công đoàn Cơ quan Đại học Quốc gia TP.HCM thành công đoàn cơ sở trực thuộc toàn diện LĐLĐ TP.HCM.LĐLĐ TP.HCM cũng dự kiến chuyển giao 58 công đoàn cơ sở trực thuộc toàn diện còn lại về Công đoàn Chính quyền TP.HCM; LĐLĐ cấp huyện hoặc công đoàn các Khu chế xuất và công nghiệp thành phố theo trụ sở đơn vị, doanh nghiệp trú đóng.Hiện LĐLĐ TP.HCM quản lý 46 công đoàn cấp trực tiếp trên cơ sở, bao gồm 22 LĐLĐ quận, huyện và TP.Thủ Đức cùng 24 công đoàn ngành, tổng công ty và tương đương.Ngoài ra, LĐLĐ TP.HCM cũng đang quản lý 19.324 công đoàn cơ sở với hơn 1,5 triệu công đoàn viên và có 365 cán bộ công đoàn chuyên trách.Giao dịch bất động sản tăng trở lại
Ngày 4.1, Công an xã Vĩnh Xuân (H.Trà Ôn, Vĩnh Long) cho biết vừa phối hợp Công an H.Trà Ôn và UBND xã Vĩnh Xuân mời làm việc và buộc viết cam kết không tái phạm đối với ông N.N.Q (44 tuổi, ở ấp Vĩnh Trinh, xã Vĩnh Xuân, H.Trà Ôn) do liên quan đến hành vi mê tín dị đoan và chữa bệnh bằng phương pháp tâm linh trái pháp luật.Tại buổi làm việc, lực lượng chức năng đã phân tích, làm rõ hành vi vi phạm của ông Q. và tuyên truyền những hậu quả tiêu cực từ mê tín dị đoan, không chỉ đối với cá nhân mà còn gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng. Ông Q. thừa nhận hành vi sai trái của mình, đồng thời viết bản cam kết không tái phạm dưới sự giám sát của Công an H.Trà Ôn và UBND xã Vĩnh Xuân.Trước đó, qua phản ánh từ người dân, ngày 28.12.2024, Công an H.Trà Ôn phối hợp Công an xã Vĩnh Xuân tiến hành kiểm tra tại nhà của ông Q., phát hiện tổng cộng 16 cây dao tự chế, 1 gậy bóng chày dùng để phục vụ hoạt động mê tín dị đoan, trị bệnh tâm linh... Cơ quan chức năng xác định ông Q. có hành vi lợi dụng yếu tố tâm linh để thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan; đồng thời tiến hành chữa bệnh bằng các phương pháp không được cơ quan chức năng công nhận. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây hoang mang, làm ảnh hưởng đến đời sống người dân và an ninh trật tự tại địa phương. Sau buổi làm việc, ông Q. đã tự nguyện giao nộp toàn bộ số vũ khí, dao tự chế trên.
TP.HCM phát động đợt cao điểm an toàn, vệ sinh lao động
Ở đợt tập trung U.22 Việt Nam trong tháng 3 để hướng tới chuyến tập huấn tại Trung Quốc, ông Kim Sang-sik và quyền HLV trưởng Đinh Hồng Vinh thống nhất gọi 8 gương mặt. Có thể chia các tiền vệ U.22 Việt Nam thành 3 nhóm. Nhóm đầu gồm những cầu thủ từng dự SEA Games 32 (năm 2023 tại Campuchia), gồm Đinh Xuân Tiến và Nguyễn Văn Trường. Nhóm hai gồm các cầu thủ Việt kiều như Andrej Nguyễn An Khánh và Viktor Lê. Trong khi nhóm ba là những gương mặt còn lại đang đá V-League hoặc hạng nhất có. Còn tới 8 tháng để các cầu thủ ganh đua tìm vị trí. Bất ngờ có thể xảy ra, như cách đây 2 năm, HLV Philippe Troussier đã tin dùng Nguyễn Thái Sơn ở SEA Games 32 rồi đôn thẳng lên đội tuyển Việt Nam dù trước đó anh còn không được triệu tập đi đá giao hữu quốc tế. Tuy nhiên, Thái Sơn vươn lên nhờ nền tảng V-League, ở môi trường CLB Thanh Hóa với cường độ tập luyện mà một cầu thủ nói rằng thậm chí... khắc nghiệt hơn đội tuyển quốc gia. Nền tảng đóng vai trò cốt lõi trong quá trình tiến bộ của các cầu thủ. Với vị trí đòi hỏi kinh nghiệm, nhãn quan, tầm nhìn và thể lực như tiền vệ, việc được ra sân thi đấu ở sân chơi V-League rất quan trọng. Trong tay ban huấn luyện U.22 Việt Nam không có nhiều cầu thủ như vậy. Do đó, cuộc cạnh tranh nhiều khả năng diễn ra giữa những cái tên cũ: Văn Trường, Xuân Tiến, cùng Thái Sơn hiện đã được đôn lên đội tuyển Việt Nam để trau dồi. Cả ba gương mặt đều ít nhiều có dấu ấn. Văn Trường và Xuân Tiến có điểm chung, khi cùng là tiền vệ, nhưng từng được đôn lên đá tiền đạo nhờ thể hình tốt. Xuân Tiến thậm chí còn đoạt ngôi vua phá lưới U.23 Đông Nam Á 2023 khi đá "tiền đạo ảo", còn Văn Trường từng được ông Hoàng Anh Tuấn ở đội U.20 và ông Troussier xếp đá cao nhất trên hàng công. Dù vậy, ưu tiên của HLV Kim Sang-sik có lẽ vẫn là để Văn Trường và Xuân Tiến đá tiền vệ. Bởi đây vẫn là vị trí cả hai được tập luyện tại CLB (do suất tiền đạo nghiễm nhiên thuộc về ngoại binh), nhờ vậy có sự thuần thục và quen thuộc hơn cả ở vị trí này. Đây là điểm tựa của thầy Kim, khi những tiền vệ Việt kiều như Viktor Lê và Andrej Nguyễn An Khánh đều chưa nổi bật. Viktor Lê xử lý "sáng nước", nhưng vẫn chưa linh hoạt, đồng thời nền tảng thể lực là dấu hỏi (mới đá chính 6 trận mùa này). Còn Andrej Nguyễn An Khánh có phần vụng, xử lý bóng chưa gọn gàng. Cả hai cũng chưa nói tốt tiếng Việt để giao tiếp thuần thục với đồng đội. Theo chuyên gia Đoàn Minh Xương (trưởng ban bóng đá học đường Liên đoàn Bóng đá TP.HCM), HLV Kim Sang-sik sẽ tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa đội tuyển Việt Nam và U.22, bởi đội U.22 là bước đệm để đào tạo lứa kế cận cho đội tuyển quốc gia.Do đó, hai đội nhiều khả năng có lối chơi và triết lý vận hành tương đồng, như đá với sơ đồ 3-4-3, trong đó 2 tiền vệ trung tâm được xây dựng theo công thức cơ bản: 1 cầu thủ cầm bóng điều tiết lối chơi và xử lý sáng tạo để mở đường tấn công, người còn lại càn quét, dọn dẹp và đánh chặn để hỗ trợ phòng ngự.Vai trò đánh chặn ở đội tuyển được giao cho Doãn Ngọc Tân. Còn ở cấp độ U.22, Thái Sơn có thể tiếp bước đàn anh. Không chỉ cùng chơi cho CLB Thanh Hóa, mà Thái Sơn còn có điểm tương đồng ở khả năng chạy bao sân, tranh chấp nhiệt huyết và không ngại va chạm dù thua thiệt thể hình. Khuyết điểm của tiền vệ sinh năm 2003 là sự nóng vội, đôi khi không chọn đúng vị trí, hay bị cuốn theo lối đá của đối thủ và chưa điều chỉnh tâm lý ổn định (hay còn gọi là sức bền tâm lý) để theo kịp nhịp chơi ở những trận đấu căng thẳng. Song, Thái Sơn mới 22 tuổi, còn thời gian để rèn. Còn vai trò quán xuyến tuyến giữa và cầm nhịp, Văn Trường là ứng viên số một. Anh từng được ông Kim trao suất đá chính ở trận đội tuyển Việt Nam gặp Nga (tháng 9.2024), trong vai trò tiền vệ trung tâm bên cạnh đàn anh Hùng Dũng. Văn Trường đã thể hiện điểm mạnh là che chắn, có nhiều ý tưởng phát triển bóng cùng lối tư duy ổn. Nhưng cũng như nhiều cầu thủ trẻ khác, tiền vệ của CLB Hà Nội chưa có tâm lý vững, còn lạm dụng kỹ thuật cá nhân và chưa biết giải quyết tình huống gọn gàng.Các tiền vệ cần chạy đua để hoàn thiện mình cho các giải đấu quan trọng. Chờ xem HLV Kim Sang-sik sẽ "mài ngọc" ra sao.
Ngoài ra, trên đoạn đường này có điểm dừng chờ xe buýt phía trước Công ty Tài nguyên và Môi trường miền Nam nhưng đã bị rào chắn xây bồn trồng cây kiểng, khiến hành khách muốn đón xe phải đứng dưới lòng đường, rất nguy hiểm. Bên cạnh đó, nhiều người buôn bán lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, dựng dù, bạt gây mất trật tự, đồng thời che tầm nhìn người đi đường.Đề nghị cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý tình trạng trên để đảm bảo an toàn cho người đi đường.
Ghé thăm chợ 'chồm hổm' đẹp nhất Việt Nam
Được thi đấu trên sân nhà ở trận chung kết lượt về đội tuyển Thái Lan nhập cuộc với tinh thần thần rất cao. Đội chủ sân Rajamangala cầm bóng 61%, tung ra 13 cú sút (nhiều hơn 3 lần so với đội tuyển Việt Nam) nhưng phải nhận thất bại 2-3. Đồng thời, Thái Lan cũng mất luôn ngôi vô địch AFF Cup 2024 vào tay đội tuyển Việt Nam khi thua với tổng tỷ số 3-5 sau 2 lượt trận.Ngay khi trận chung kết lượt về giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan khép lại, trang Khao Sod đã có bài viết với tiêu đề “1 trận đấu, 1000 sự kiện! Đội tuyển Thái Lan chỉ còn 10 cầu thủ, thua Việt Nam và bỏ lỡ chức vô địch Đông Nam Á”. Trang báo xứ Chùa vàng cho rằng đội tuyển nước nhà đã bị cuốn quá nhiều vào diễn biến trên sân, không thể hiện được bản lĩnh của mình để rồi mất chức vô địch.“Thua 1-2 trên sân của Việt Nam, Thái Lan dồn ép đối thủ từ những phút đầu nhằm tìm bàn thắng. Thế nhưng, đội bóng của ông Masatada Ishii một lần nữa nhận đòn đau khi Tuấn Hải mở tỷ số từ sớm. Cho đến phút 27, các CĐV Thái Lan trong sân đã được hò reo vang dội sau cú sút của Benjamin Davis, cân bằng tỷ số 1-1. Nửa sau hiệp 1, đội tuyển Thái Lan chơi khởi sắc cho đến phút 64 thì xảy ra bước ngoặt khi Supachok Sarachat tung cú sút xa đẹp mắt, gỡ hòa 2-2. Dù vậy, đến phút 74, Veerathep Pomphan phải nhận thẻ đỏ, đội tuyển Thái Lan lại liên tiếp nhận những cú đau bất ngờ. “Voi chiến” mất đi thế trận, bị cuốn vào lối đá của đối thủ, liên tục gặp sai lầm. Ngược lại, đội tuyển Việt Nam càng thi đấu càng bản lĩnh, có 2 bàn thắng ở những phút cuối. Thất bại 2-3 ngay trên sân nhà, Thái Lan ngậm ngùi nhìn Việt Nam lên ngôi vô địch lần thứ 3”, trang Khao Sod viết.Trong khi đó, trang Pattaya nhấn mạnh, những sự cố ở trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan như việc Xuân Son bị chấn thương hay bàn thắng gây tranh cãi khiến đội bóng của HLV Masatada Ishii không giữ được sự điềm tĩnh cần thiết.Trang Pattaya phân tích: “Sau bàn gỡ hòa 1-1, phút 30, tâm trạng của Thái Lan còn nhẹ nhõm hơn khi Việt Nam gặp tin dữ vì tiền đạo số 1 Nguyễn Xuân Son dính chấn thương nặng, phải thay bằng Tiến Linh. Bắt đầu từ đây, hàng thủ của Thái Lan dường như cũng mất đi sự cảnh giác vốn có từ đầu trận. Tình huống thứ 2, sau khi thủ môn Việt Nam đưa bóng ra ngoài ở phút 62, cầu thủ Thái Lan ném biên, tiếp tục thi đấu trong sự phản ứng của cầu thủ Việt Nam. Supachok Sarachat ghi bàn, đầy tranh cãi nổ ra nhưng cuối cùng trọng tài cũng không bận tâm và công nhận bàn thắng. Thấy được đối phương bị ảnh hưởng tâm lý, cầu thủ Thái Lan bắt đầu đẩy cao nhịp độ nhưng chúng ta lại không có sự bình tĩnh cần thiết. Veerathep Pomphan chơi rắn từ đầu trận nhưng vẫn không hạ nhiệt và nhận thẻ đỏ. Hàng thủ phối hợp không tốt, Pansa Hemviboon lúng túng đá phản lưới nhà. Tệ hơn, đến phù bù giờ, hơn 50.000 CĐV Thái Lan ở Rajamangala còn chứng kiến bàn thua thứ 3, qua đó giúp Việt Nam hiên ngang vô địch”.Tờ báo thể thao hàng đầu của Thái Lan - Siamsport viết sau trận chung kết lượt về AFF Cup 2024: “Kể từ năm 1996, AFF Cup đã được tổ chức 15 lần. Trong đó, Thái Lan là quốc gia giành chức vô địch nhiều nhất: 7 lần. Nhưng rồi chúng ta vẫn chưa phá được "cái dớp" bí ẩn là giành chức vô địch 3 kỳ liên tiếp. Đau đớn hơn, lần này Thái Lan kết thúc giải đấu với chỉ 10 người, bị đội tuyển Việt Nam đánh bại ngay trên sân nhà”. Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn