Mitsubishi Xforce lái chuẩn Nhật, giá ngang xe Hàn
Năm 2025, Chính phủ đang đặt ra mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%, ổn định vĩ mô, và thúc đẩy những động lực tăng trưởng mới 2 con số từ năm 2026, khởi đầu kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Theo tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, đây là biểu tượng của ý chí, khát vọng Việt Nam vươn tầm quốc gia kinh tế, cực tăng trưởng mới của khu vực.Phát biểu tại tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại, diễn ra ngày 11.2.2025, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Quản trị HDBank cho biết hoàn toàn nhất trí với các mục tiêu tăng trưởng GDP 8% và tăng trưởng tín dụng 16% trong năm nay."Chúng ta đang đứng trước một thời khắc quyết định khi tăng trưởng GDP 8% không phải là giấc mơ xa vời mà là mục tiêu khả thi, chuẩn bị cho giai đoạn phát triển bền vững tiếp theo, khi chúng ta hành động quyết liệt, với sự đồng lòng, đồng hành của cả hệ thống", bà nói.Theo nữ tỉ phú, nền tảng đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng chung của nền kinh tế ở mức cao và chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống, có thành quả của năm 2024. Trong đó, góp phần vào sự phát triển chung của toàn ngành ngân hàng, HDBank đã có hành trình đổi mới không ngừng nghỉ hơn 10 năm qua, với tốc độ tăng trưởng cao, bình quân 25-30%/năm, chất lượng tài sản tốt, chỉ tiêu tài chính an toàn và bền vững, cung cấp vốn tối ưu cho nền kinh tế."Năm 2024, HDBank thu nộp ngân sách khoảng 5.200 tỉ đồng. Các doanh nghiệp khác mà chúng tôi tham gia đã đóng góp hơn 15.000 tỉ đồng cho ngân sách, không bao gồm tiền sử dụng đất. Chúng tôi tạo 24.000 việc làm trong ngành ngân hàng, và trên 40.000 việc làm trong doanh nghiệp khác", bà Thảo cho hay. Đây thực sự là những con số "tiền tươi thóc thật" cho thấy sự đóng góp lớn lao cho kinh tế - xã hội từ các công ty, thành viên do nữ tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đầu tư, lãnh đạo và dẫn dắt.Đáng chú ý, liên quan đến các hoạt động đối ngoại kinh tế và hình ảnh gặp gỡ với nhà lãnh đạo, tỉ phú lớn thế giới vừa qua, bà Thảo cho biết mới đây, khi gặp Tổng thống Donald Trump, bà đã khẳng định quan hệ đối tác chiến lược Việt - Mỹ, 30 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ. "Chúng tôi đang thực hiện hợp đồng trị giá 48 tỉ USD và đang thương lượng tăng lên 64 tỉ USD, tạo ra gần 500.000 việc làm cho người Mỹ. Với thị trường Việt - Trung chúng tôi hướng tới 75 năm quan hệ ngoại giao trong năm 2025 này với các hoạt động kinh tế có các doanh số đáng kể giữa hai nước. Chúng tôi là đối tác của Liên Hợp Quốc, Unesco phát triển kinh tế trên nền tảng tôn trọng các giá trị văn hóa, truyền thống, vị trí địa lý của các quốc gia, các dân tộc", theo tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo.Đối với hoạt động chuyển giao Ngân hàng Đông Á cho HDBank được Thủ tướng, NHNN phê duyệt, theo nữ tỉ phú, đây là một vinh dự và là trách nhiệm của ngân hàng trong việc đồng hành cùng Chính phủ và NHNN nhằm đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững của hệ thống tài chính - ngân hàng quốc gia.Tái cấu trúc Ngân hàng TNHH Một thành viên Đông Á trở thành ngân hàng số thế hệ mới, qua đó sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân trên khắp cả nước, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, lao động phổ thông tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp và thủ tục đơn giản nhất thông qua kênh số, cũng là một trong những chương trình được đặt lên hàng đầu trong thúc đẩy hoạt động HDBank năm nay.Nữ tỉ phú kiến nghị cơ quan quản lý tăng cường phương án hỗ trợ nhanh, kịp thời cho Đông Á Bank, để HDBank theo phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt, nhanh chóng khôi phục hoạt động và tăng cường nguồn tín dụng và dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp, người dân.Đồng thời, kiến nghị NHNN tiếp tục giữ ổn định mặt bằng lãi suất tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn. Hỗ trợ lãi suất cho các chương trình đầu tư nhà ở xã hội, tín dụng cho người lao động phổ thông. Có cơ chế khuyến khích phát triển tín dụng số hoá, điều hành tỷ giá linh hoạt, ổn định nhằm thu hút đầu tư và thúc đẩy xuất khẩu, khai thác các hiệp định EVFTA, CPTPP.Kết luận hội nghị trên, trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giao cho ngành, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu "tham gia tích cực vào 3 đột phá chiến lược quốc gia về thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực. Ngành ngân hàng cần huy động nguồn lực phát triển hạ tầng chiến lược và đóng góp vào đào tạo nhân lực cho kỷ nguyên phát triển mới".Có thể thấy giải quyết những vấn đề như kiến nghị của tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, sẽ vừa gia tăng động lực để ngành ngân hàng phát huy vai trò tiên phong dẫn dắt, vừa mở rộng để các ngành trong nền kinh tế năng động được thực hiện tốt hơn nữa các chỉ đạo của Thủ tướng.Khép lại bài phát biểu ấn tượng, tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo khẳng định: "Chúng ta không ngại thách thức chúng ta sẽ bứt phá mạnh mẽ. HDBank cam kết sẽ luôn là đối tác tin cậy, cung cấp dòng vốn hiệu quả, thúc đẩy tăng trưởng bền vững theo định hướng của Chính phủ, điều hành của NHNN, đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân Việt Nam. Tôi tin tưởng rằng chúng ta sẽ hiện thực hóa khát vọng một Việt Nam hùng cường!".Khách thi kéo co với hổ bị nhận xét 'hành hạ thú': Thảo Cầm Viên Sài Gòn lên tiếng
Từ ngày mai (3.2, nhằm mùng 6 tết), thị trường chứng khoán sẽ giao dịch trở lại sau Tết Ất Tỵ 2025. Ngay sau kỳ nghỉ dài này, có một số doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông. Điều này đồng nghĩa các nhà đầu tư sẽ được "lì xì" ngay đầu năm.Có thể kể đến như Công ty CP Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ (mã chứng khoán DVP) sẽ chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt vào ngày 10.2. Tỷ lệ chi trả là 30%, tương ứng cổ đông cứ sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 3.000 đồng. Với 40 triệu cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường, ước tính Cảng Đình Vũ sẽ chi khoảng 120 tỉ đồng cho đợt trả cổ tức lần này. Trong đó, có hai cổ đông lớn là Công ty CP Cảng Hải Phòng (mã chứng khoán PHP) ước tính sẽ nhận về 61,2 tỉ đồng tiền cổ tức nhờ sở hữu 20,4 triệu cổ phiếu DVP. Kế đến là Công ty CP Vật tư Nông sản sở hữu 7,48 triệu cổ phiếu, nhận về 22,44 tỉ đồng cổ tức.Tương tự, cổ đông của Công ty CP Đại lý Vận tải SAFI (mã chứng khoán SFI) sẽ chốt danh sách vào ngày 4.2 để tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2025 và tạm ứng năm 2024 bằng tiền với tỷ lệ 10% (tương ứng 1 cổ phiếu nhận được 1.000 đồng). Với gần 25 triệu cổ phiếu đang lưu hành, đợt này công ty sẽ chi cổ tức gần 25 tỉ đồng.Một doanh nghiệp khác là Công ty CP Nông sản Thực phẩm Quảng Ngãi (mã chứng khoán APF) sẽ chốt danh sách cổ đông vào ngày 5.2 để tạm ứng cổ tức đợt 1.2024 với tỷ lệ 10% (1 cổ phiếu nhận được 1.000 đồng). Như vậy, tổng cộng đợt này công ty sẽ chi ra gần 30 tỉ đồng chia cho cổ đông.Hay Công ty CP Môi trường Đô thị Hà Đông (mã chứng khoán MTH) cũng chốt danh sách cổ đông vào ngày 7.2 để tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10% (1 cổ phiếu nhận được 1.000 đồng). Số lượng cổ phiếu đang lưu hành của MTH chưa tới 4,8 triệu đơn vị nên số tiền chia cổ tức đợt này dưới 5 tỉ đồng. Trong khi đó, Công ty CP chứng khoán TP.HCM (mã chứng khoán HCM) cũng chốt danh sách cổ đông vào này 5.2 để tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5% (1 cổ phiếu nhận được 500 đồng). Với hơn 720 triệu cổ phiếu HCM đang lưu hành, công ty chứng khoán này sẽ chi ra hơn 360 tỉ đồng cho cổ đông...
Thảo Nhi bắt kịp trend với Kendall khi cố tình mặc nội y bên ngoài chiếc váy
Ngày 7.1, Công an P.2, Q.Tân Bình (TP.HCM) tiếp nhận tin báo của người dân về trường hợp cô gái 19 tuổi bị "khù khờ" mất liên lạc với gia đình hai ngày nay.Cùng ngày, trao đổi với Báo Thanh Niên, chị Huỳnh Thị Thu Diệu (ở Q.1) cho biết cháu ruột, gọi chị bằng dì, tên là Hà Yến Vi (19 tuổi, ở TP.Mỹ Tho, Tiền Giang) bị khù khờ, rời nhà ở Tiền Giang từ chiều 5.1. Khi đi, Vi mang theo hai ba lô màu đen (bên trong ba lô có laptop, điện thoại, vàng của gia đình).Lúc đi, Vi mặc quần hoa văn vàng, đen, áo khoác màu xanh da trời, dép quai ngang màu xanh lá chuối.Cũng theo chị Diệu, cháu Vi bị "khù khờ". Sau khi Vi ra khỏi nhà, người thân đi tìm kiếm Vi nhiều nơi nhưng đến hiện tại vẫn chưa gặp. Qua định vị điện thoại thấy Vi đang loanh quanh ở khu vực P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM. Gia đình chị Diệu cũng đã trình báo Công an P.2, Q.Tân Bình hỗ trợ tìm kiếm cô gái. Chị Diệu cầu cứu, ai thấy Hà Yến Vi ở đâu, báo giúp cho chính quyền địa phương hoặc gọi cho chị qua số điện thoại 0903641464.
Ở Canada xa xôi, Xuân Uyên cùng mẹ luôn giữ cho gia đình không khí Tết Nguyên đán thật đậm đà, dù không sống ở quê hương. Mỗi dịp tết đến, Uyên và mẹ lại háo hức gói bánh chưng, trang trí nhà cửa, tạo ra một không gian tết thu nhỏ đầy sắc màu và hương vị Việt ngay giữa đất nước Canada.Điều đặc biệt là dù sống ở một quốc gia khác, Uyên và các em của mình không gặp khó khăn nào trong việc hòa nhập giữa hai nền văn hóa. Uyên cho biết được mẹ dạy phải giữ gìn những giá trị truyền thống ngay từ khi còn nhỏ. Uyên nhớ như in lần đầu được về Việt Nam đón Tết Nguyên đán vào năm 2020. Đây là dịp đặc biệt khi ông bà, các em và chú út của Uyên đều về Việt Nam đón tết. Gia đình đã đi du lịch nhiều tỉnh để cảm nhận không khí tết ở những vùng miền khác nhau của Việt Nam.“Những ngày tết ở TP.HCM, gia đình đã cùng nhau xem pháo bông, dạo đường hoa Nguyễn Huệ, tham quan đường mai tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM và khu người Hoa ở Q.5. Mọi người đều không quên những kỷ niệm đẹp đẽ khi đón tết tại TP.HCM, nơi mẹ mình sinh ra và truyền thống vẫn được gìn giữ qua nhiều thế hệ”, Uyên kể lại.Khi về lại Canada, Uyên luôn nhớ về đêm giao thừa ở TP.HCM, sáng mùng 1, các thành viên tập trung ở nhà người ông cậu lớn nhất trong gia đình. Uyên kể dù ông cậu đã mất từ lâu, chỉ còn bà mợ và các cô chú nhưng gia đình vẫn giữ truyền thống mừng tuổi, nhận lì xì, ăn uống, trò chuyện vào ngày đầu năm. Những ngày sau đó là đi từng nhà trong dòng họ ăn uống và vui chơi.Mẹ Uyên, chị Trần Lê Hồng Phước (46 tuổi), sinh ra và lớn lên tại TP.HCM, đã sang Canada hơn 15 năm. Trong suốt thời gian đó, dù đã quen với cuộc sống ở xứ sở lá phong, chị vẫn không thể quên được ký ức về những mùa tết xưa ở Việt Nam. Chị kể rằng trong lần đầu tiên đón tết ở Canada đã rất háo hức khi nghĩ rằng sẽ được hòa mình vào không khí đếm ngược đón năm mới ở trung tâm thành phố. Tuy nhiên, khi ra tới trung tâm, chị Phước không thấy ai tụ tập, chỉ có tuyết rơi và không khí lạnh lẽo. “Mình đã không kìm được nước mắt vì tết ở đây khác xa so với quê nhà, trôi qua thật vắng lặng”, chị Phước kể lại.Những năm sau đó, khi có con đầu lòng, chị Phước bắt đầu tự tổ chức không gian tết nhỏ cho gia đình tại Canada. Dù không tổ chức lớn, nhưng các món ăn tết truyền thống từ bánh chưng đến mứt, lại chính là cách nối kết gia đình với những ký ức đẹp đẽ từng có ở quê nhà. Những năm đầu sống ở vùng quê Canada, chị Phước thường nhờ người thân sống tại Việt Nam gửi đồ trang trí và bánh mứt sang. Giờ đây, khi đã về thành phố lớn, việc chuẩn bị tết đã dễ dàng hơn rất nhiều. Thêm vào đó, với việc tích lũy đồ trang trí qua từng năm, gia đình có nhiều lựa chọn hơn để làm cho không gian tết thêm phần ấm cúng, đẹp mắt.Chị Phước tin rằng nếu để các con lớn lên rồi mới bắt đầu dạy, sẽ có những trở ngại nhất định. Chính vì vậy, ngay từ bé, cả gia đình đã cùng nhau gắn kết với văn hóa Việt Nam, từ những món ăn, lễ hội cho đến bài học về truyền thống, để Uyên và các em nhớ về cội nguồn.Uyên cho biết được mẹ dạy rằng dù có đi bốn phương trời vẫn giữ trong mình dòng máu Việt. Vì vậy khi lớn lên, Uyên luôn muốn gìn giữ những giá trị văn hóa Việt Nam."Mình cần san sẻ trước để nhận được tình yêu thương từ mọi người", đó là tâm niệm mà mẹ của Uyên luôn cố gắng truyền dạy cho các con. Chị Phước luôn mong muốn các con được đón tết trọn vẹn nhất, dù là ở Việt Nam hay nơi nào khác.Theo chị Phước dù ở đâu, tết luôn là dịp để gia đình lại gần nhau hơn. Những ký ức về tết quê hương luôn là nguồn động lực để chị Phước và Uyên duy trì, phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa Việt Nam tại xứ người. "Mình được dạy những khoảnh khắc vui vẻ bên gia đình vào mỗi dịp tết không chỉ là sự đoàn viên, mà còn là cách truyền lại tình yêu thương và sự kính trọng đối với cội nguồn cho các thế hệ sau”, Uyên vâng lời mẹ dạy.
Những lý do nên cập nhật phần mềm cho iPhone
Chương trình mang đến những thông tin nổi bật về các hoạt động đặc sắc của kỳ Lễ hội năm nay, một lễ hội đặc biệt diễn ra vào dịp chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10.3.1975 - 10.3.2025).Chương trình có sự tham dự của ông Nguyễn Tuấn Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, Trưởng ban tổ chức lễ hội; lãnh đạo các sở, ngành liên quan; đại sứ truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 - Hoa hậu hoàn Vũ H’Hen Niê và Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam Đinh Thị Hoa, đông đảo khách mời đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí trung ương và địa phương tại Hà Nội cùng các đơn vị đồng hành, tài trợ cho Lễ hội. Được mệnh danh là "Thủ phủ cà phê của Việt Nam", Buôn Ma Thuột dẫn đầu cả nước về diện tích, sản lượng cà phê, và là quê hương hạt cà phê Robusta ngon bậc nhất thế giới "đang tạo ra sự bùng nổ trên toàn cầu". Cà phê Robusta Buôn Ma Thuột hiện xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ, được yêu chuộng tại những cường quốc cà phê như Đức, Italy, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Indonesia,… Hình ảnh, thương hiệu cà phê Robusta Buôn Ma Thuột liên tục được quảng bá trên các kênh truyền thông hàng đầu như CNN, Bloomberg, Discovery,… được nhiều tổ chức uy tín chứng nhận về chất lượng, và đạt giải thưởng cao trong các cuộc thi cà phê quốc tế… Theo Bloomberg,"khi Việt Nam và tương lai của cà phê ngày càng gắn kết, tách cà phê tiếp theo của bạn sẽ không bao giờ rời xa những hạt cà phê Robusta của Buôn Ma Thuột". Trong phim The Awakenings of Coffee do hãng thông tấn Warner Bros. Discovery sản xuất, vùng đất Buôn Ma Thuột với văn hóa, hệ sinh thái cà phê độc đáo, đa dạng được nhận định đang "thức tỉnh" trở thành "Thành phố cà phê của thế giới". Đặc biệt, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột đã trở thành chương trình đặc sắc của ngành cà phê Việt Nam, một lễ hội quốc gia mang tầm vóc quốc tế, góp phần quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột và vùng đất Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk ra toàn cầu. Tiếp nối thành công kỳ Lễ hội lần thứ 8 năm 2023, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 tiếp tục sử dụng thông điệp "Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới" để quảng bá Buôn Ma Thuột - "Thành phố cà phê của thế giới". Đây cũng là hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10.3.1975 - 10.3.2025). Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 sẽ diễn ra từ ngày 9 đến 13.3.2025 với nhiều yếu tố mới, tính sáng tạo và mang tầm vóc quốc tế, hứa hẹn thu hút đông đảo các khách mời, tổ chức, du khách tham gia.Với chủ đề: "Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới", Lễ hội cà phê năm nay sẽ mang đến một chương trình văn hóa, nghệ thuật cà phê đặc sắc, quy mô, được thể hiện qua nhiều hoạt động mang tính nghệ thuật, sáng tạo, và những câu chuyện giàu cảm xúc về văn hóa cà phê, con người vùng đất Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Đây sẽ là dịp đặc biệt để du khách có những trải nghiệm độc đáo về cà phê, cũng như khám phá những điều thú vị về đời sống, văn hóa Tây Nguyên đầy màu sắc. Cùng các hoạt động chính: Lễ Khai mạc, Bế mạc, Lễ hội đường phố, Hội nghị giao thương quốc tế - kết nối, nâng tầm cà phê Việt,… Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 đem đến nhiều hoạt động mới như: Lễ động thổ Nhà máy cà phê năng lượng Trung Nguyên Legend; Cuộc thi sáng tạo nội dung số tuyên truyền Lễ hội cà phê trên môi trường mạng; Hội trại cà phê "Đồng hành, chia sẻ"; Giải đua xe ô tô địa hình quốc tế "Thử thách vượt đại ngàn - Buôn Đôn 2025"… Tại Họp báo Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 (Hà Nội), ông Nguyễn Tuấn Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, Trưởng Ban tổ chức cho biết: "Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2025 đạt hơn 5,4 tỉ USD, giá cà phê liên tục tăng cao, đưa cà phê vào top 10 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất cả nước. Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 là một hoạt động đặc biệt chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk. Lễ hội năm nay có nhiều yếu tố mới, nổi bật tính sáng tạo và hội nhập quốc tế. Trong đó, Ban tổ chức lễ hội đã giao Tập đoàn cà phê hàng đầu Việt Nam Trung Nguyên Legend đảm nhiệm Lễ khai mạc để tạo nên một chương trình Lễ khai mạc giàu tính mới, sáng tạo nhằm nâng cao giá trị cà phê của tỉnh. Một điểm nhấn đặc biệt khác của kỳ lễ hội năm nay trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư là sự kiện động thổ Nhà máy Cà phê Năng lượng Trung Nguyên Legend - nhà máy cà phê lớn bậc nhất châu Á, với giá trị đầu tư gần 1.000 tỉ đồng. Với những nét mới đó, kỳ vọng sẽ đem đến một lễ hội cà phê đặc sắc, quảng bá về văn hóa cà phê, con người, tiềm năng thế mạnh của tỉnh, tạo dựng hình ảnh về một Đắk Lắk năng động, phát triển".Đồng thời, với tinh thần sáng tạo, hội nhập, công tác truyền thông Lễ hội được đẩy mạnh trên các nền tảng số cùng sự tham gia của các nhân vật ảnh hưởng, KOLs, KOCs. Cuộc thi sáng tạo nội dung số tuyên truyền Lễ hội cà phê trên môi trường mạng lần đầu tiên được tổ chức đã thu hút đông đảo cộng đồng tham gia. Đại sứ truyền thông của Lễ hội năm nay, cùng Hoa hậu hoàn vũ H’Hen Niê còn có Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam Đinh Thị Hoa tham gia, quảng bá những giá trị đặc sắc của cà phê, văn hóa, con người Buôn Ma Thuột.Tại sự kiện họp báo Lễ hội, Hoa hậu hoàn vũ H’Hen Niê chia sẻ đầy cảm xúc và tự hào: "Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột là dịp lan tỏa tình yêu cà phê, tôn vinh những giá trị đặc sắc của văn hóa Tây Nguyên, và còn là lời tri ân dành cho những người trồng, sản xuất và chế biến cà phê đã đưa hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột ra toàn cầu. Mong rằng, thông qua lễ hội này sẽ mở ra những cơ hội lớn, đưa cà phê Việt Nam vươn xa hơn nữa trên bản đồ thế giới". Cũng là một người con vùng đất Đắk Lắk, Đại sứ Du lịch Việt Nam Đinh Thị Hoa tự hào gửi lời mời đến những người yêu cà phê: "Hãy đến với Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 - Điểm đến của cà phê thế giới để trải nghiệm những ly cà phê ngon nhất, hòa mình vào những hoạt động đặc sắc và khám phá vùng đất Tây Nguyên tươi đẹp!".Đặc biệt, tính quốc tế hóa của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 được BTC Lễ hội chú trọng từ nội dung, chất lượng các hoạt động đến thành phần khách mời. Lần đầu tiên, Tổng Giám Đốc Tổ Chức Cà Phê Thế Giới (ICO) - Bà Vanusia Noguiera sẽ tham dự các hoạt động chính: phát biểu chào mừng trong Lễ khai mạc Lễ hội, Lễ động thổ Nhà máy cà phê năng lượng Trung Nguyên Legend và trình bày tham luận "Tình hình thị trường cà phê thế giới, xu hướng tiêu dùng cà phê" tại Hội nghị Kết nối giao thương quốc tế - Kết nối nâng tầm cà phê Việt. Hơn 50 phái đoàn ngoại giao, tổ chức nông nghiệp, hiệp hội - doanh nghiệp cà phê, các đoàn nghệ thuật, báo chí quốc tế… đến từ 5 châu lục cùng tham gia góp phần đưa Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 thực sự trở thành "Điểm đến của cà phê thế giới".Là thương hiệu cà phê hàng đầu sáng nghiệp tại Buôn Ma Thuột, Trung Nguyên Legend tự hào đồng hành cùng sự phát triển của thủ phủ cà phê Việt Nam và sự thành công của các kỳ Lễ hội. Tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025, Trung Nguyên Legend tiếp tục phối hợp tổ chức nhiều hoạt động như Lễ hội đường phố, Chương trình nghệ thuật của Lễ khai mạc, Lễ động thổ nhà máy cà phê Trung Nguyên Legend,… nhằm tạo nên kỳ Lễ hội đặc sắc, mang tầm vóc quốc tế. Đây là lần thứ 7, Trung Nguyên Legend được giao tổ chức Lễ hội đường phố. Với sự tham gia của Đại sứ truyền thông, các Hoa hậu, người đẹp, các đoàn nghệ nhân, nông dân, công nhân, sinh viên, nghệ thuật trong nước, quốc tế, các đoàn diễu hành xe hoa từ các địa phương,… Lễ hội đường phố năm nay mang thông điệp về tình yêu cà phê và niềm tự hào về một vùng đất giàu nội lực, hội tụ tinh hoa văn hóa, lịch sử và khát vọng là "Điểm đến của cà phê thế giới". Đặc biệt, sân khấu khai mạc Lễ hội đường phố sẽ diễn ra tại Tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột - một công trình tiêu biểu của thành phố, hướng tới chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk.Lấy thông điệp "Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới" làm chủ đề, chương trình nghệ thuật của Lễ khai mạc hứa hẹn sẽ để lại những dấu ấn đặc biệt với người yêu cà phê. Chương trình có ba chương "Buôn Ma Thuột - Khát vọng vươn xa", "Buôn Ma Thuột - Hạt vàng đen Robusta" và "Buôn Ma Thuột - Thành phố Cà phê" sẽ là những câu chuyện giàu cảm xúc, hào hùng về nỗ lực phát triển mạnh mẽ của Buôn Ma Thuột trên hành trình 50 năm hòa bình và phát triển để trở thành Thành phố cà phê của thế giới. Với sự tham gia của hơn 1.500 nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên, sinh viên... phần lớn đến từ địa phương tỉnh Đắk Lắk cùng các nghệ sỹ nổi tiếng trong nước, quốc tế. Kết hợp giữa âm nhạc, ánh sáng, nghệ thuật trình diễn cùng không gian sân khấu hóa truyền thống kết hợp hiện đại, đây sẽ là chương trình nghệ thuật đặc sắc tôn vinh giá trị của hạt cà phê Buôn Ma Thuột, con người, vùng đất, tạo dựng hình ảnh về một Đắk Lắk giàu bản sắc, năng động và phát triển. Tại Lễ hội, Nhà máy cà phê năng lượng Trung Nguyên Legend ở Cụm công nghiệp Tân An, TP.Buôn Ma Thuột cũng chính thức được động thổ, tiếp tục hoàn thiện hệ sinh thái cà phê đa dạng của Đắk Lắk. Đây là một dự án trọng điểm, nhằm nâng cao giá trị hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột, thúc đẩy chế biến sâu cà phê Việt Nam, góp phần xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành "Thành phố Cà phê của thế giới", khẳng định vị thế cường quốc cà phê của Việt Nam. Trung Nguyên Legend cũng tham gia nhiều hoạt động, như: Gian hàng Trung Nguyên Legend tại Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê; Hội nghị Kết nối giao thương quốc tế; Ngày hội cà phê miễn phí; và đóng góp nhiều điểm đến như Bảo tàng Thế giới Cà phê, Thành phố cà phê, Làng cà phê, cụm du lịch sinh thái thác Dray Nur - Gia Long, tour du lịch trải nghiệm, tour Cà Phê Thiền…Công tác truyền thông cho Lễ hội cũng được Trung Nguyên Legend phối hợp đẩy mạnh trên diện rộng. Từ năm 2023, tập đoàn đã hợp tác cùng các hãng thông tấn hàng đầu thế giới Warner Bros. Discovery, CNN, Bloomberg… thực hiện những bộ phim đặc sắc phát sóng toàn cầu, quảng bá thành phố Buôn Ma Thuột, Lễ hội cà phê cùng nét đẹp văn hóa, con người nơi đây. Trong đó, phim "The Awakenings of Coffee" (Con đường thức tỉnh từ cà phê) do Warner Bros. Discovery và Trung Nguyên Legend hợp tác sản xuất, tôn vinh giá trị hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột qua triết lý Cà phê Đạo do Nhà sáng lập - Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ sáng tạo, đã và đang được phát sóng trên kênh Discovery toàn cầu từ tháng 12.2024 đến hết tháng 3.2025. Gần ba thập kỷ Trung Nguyên Legend luôn tiên phong nhận lãnh sứ mệnh khẳng định thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột và nâng cao giá trị ngành cà phê Việt Nam đúng với vị thế vốn có của ngành, của quốc gia. Sự đồng hành của Trung Nguyên Legend tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 tiếp tục khẳng định vị thế, sự cam kết của thương hiệu trong nỗ lực xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành "Thành phố cà phê của thế giới", tạo nên những bước tiến vượt bậc cho ngành cà phê Việt Nam, hướng tới "nâng cao giá trị ngành cà phê Việt Nam, không chỉ là một thức uống thông thường mà ở tầm mức cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần đến cà phê triết đạo". Chủ đề "Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới"Thời gian: Từ ngày 9.3.2025 đến ngày 13.3.2025…, cùng nhiều hoạt động hấp dẫn khác diễn ra xuyên suốt, mang đến cho du khách những trải nghiệm đặc sắc về cà phê, văn hóa và nghệ thuật tại lễ hội.