Pháp hài lòng trong quan hệ với Việt Nam
Roborock, hãng robot hút bụi Trung Quốc, vừa lên tiếng khẳng định không liên quan các cáo buộc rò rỉ dữ liệu hay nghi vấn quanh DeepSeek. Tuyên bố này xuất hiện trong bối cảnh một số công ty Trung Quốc sản xuất robot hút bụi đều bị nghi ngờ về việc thu thập và sử dụng dữ liệu người dùng.Trong thông cáo phát đi tại Hàn Quốc - nơi Roborock dẫn đầu thị trường robot hút bụi với thị phần gần 50% năm 2024 - công ty nhấn mạnh "luôn tuân thủ luật pháp sở tại" và không chia sẻ dữ liệu người dùng cho bên thứ ba nếu chưa có sự đồng ý. Nhà sản xuất cho biết video, hình ảnh hay âm thanh ghi lại trong quá trình làm việc của robot không được chuyển lên máy chủ mà chỉ lưu trên thiết bị, nhằm "hạn chế hoàn toàn khả năng rò rỉ dữ liệu".Mối lo ngại về những tính năng giám sát hay nguy cơ mất an toàn dữ liệu từ robot hút bụi trở nên phổ biến sau khi Hàn Quốc, cùng một số quốc gia khác, cấm chatbot AI DeepSeek do quan ngại xâm phạm quyền riêng tư. Robot hút bụi nội địa Trung Quốc, bao gồm Roborock và vài tên tuổi khác, bị đưa vào "tầm ngắm".Năm ngoái, Roborock từng vấp phải chỉ trích khi điều khoản thỏa thuận người dùng cho phép hãng chia sẻ dữ liệu cá nhân với công ty Hangzhou Tuya Information Technology (Trung Quốc). Khi ấy, hãng cũng khẳng định mọi thông tin truyền đến máy chủ đều được mã hóa theo chuẩn TLS mới nhất. Công ty giải thích người dùng có toàn quyền xóa, quản lý bất cứ dữ liệu nào do robot thu thập từ chính thiết bị di động được kết nối để quản lý.Trong vài năm qua, thị trường robot hút bụi tại Hàn Quốc chứng kiến sự cạnh tranh quyết liệt từ các ông lớn trong ngành. Samsung, LG và các hãng nước ngoài phải không ngừng củng cố uy tín về an ninh dữ liệu. Roborock đang mở rộng danh mục sản phẩm gia dụng nhằm giữ vững vị thế. Doanh thu của công ty tại Hàn Quốc tăng hơn 200% mỗi năm kể từ khi vào thị trường năm 2020, cán mốc 200 tỉ won (tương đương 140 triệu USD) trong năm 2023. Riêng nửa đầu năm 2024, số liệu cho thấy công ty đạt 142 tỉ won.Phương Mỹ Chi bị 'nhắc nhở' vì cách xưng hô với Thúy Ngân, Lan Ngọc
Sáng sớm nay, TP.HCM mát mẻ với nhiệt độ khoảng 23 độ C, trời phủ một màu trắng đục như sương. Đến 9 - 10 giờ sáng, dù nắng lên nhưng lớp "sương mù" vẫn còn dầy khiến nhiều người đặt câu hỏi, sương mù hay ô nhiễm bởi thời gian gần đây, ô nhiễm không khí trầm trọng đã nhiều lần tạo thành lớp sương dầy đặc đè nặng lên cuộc sống sinh hoạt của người dân TP.HCM và Hà Nội. Câu hỏi này ngay lập tức được trả lời bằng số liệu quan trắc trực tuyến của IQAIR, khoảng 8 giờ 30 phút có 3 trạm đo chỉ số AQI đạt mức cảnh báo tím. Đây cũng là ngày ghi nhận chỉ số ô nhiễm cao nhất kể từ đầu mùa khô đến nay. Dự báo tình trạng ô nhiễm sẽ còn tiếp tục duy trì trong tình trạng "rất không tốt" này đến giữa trưa và giảm nhẹ xuống mức đỏ - không lành lạnh vào đầu giờ chiều. Ngoài ra, ở hầu hết trạm đo khác trên địa bàn thành phố chất lượng không khí cũng ở mức cảnh báo đỏ.Tình trạng ô nhiễm không khí thường kéo dài từ khoảng tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm có khác nhau tùy theo điều kiện thời tiết và các hoạt động kinh tế xã hội của người dân. Vào thứ 5 tuần trước, là một ngày hiếm hoi chất lượng không khí của TP.HCM ở mức "xanh".Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh ở phía bắc khuếch tán sâu xuống phía nam nên thời tiết ở TP.HCM trong những tới tiếp tục dịu mát; nhiệt độ thấp nhất khoảng 22 - 23 độ C và cao nhất là 33 - 34 độ C.Các chuyên gia y tế khuyến cao, với mức độ ô nhiễm không khí như hiện nay người dân nên ở trong nhà đặc biệt là đối tượng nhạy cảm như người già, trẻ em và những người có bệnh về đường hô hấp. Với những người phải ra đường cần chú ý sử dụng các thiết bị bảo vệ như khẩu trang có khả năng lọc bụi mịn.
MacBook Pro mới sử dụng chip M3 có giá từ 39,39 triệu đồng tại Việt Nam
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát lệnh tiến hành các cuộc không kích quy mô lớn nhắm vào lực lượng Houthi ở Yemen trong ngày 15.3, khiến ít nhất 24 người thiệt mạng, theo Reuters.Trong đó, có ít nhất 13 dân thường đã thiệt mạng và 9 người bị thương trong các cuộc không kích của Mỹ vào thủ đô Sanaa của Yemen do Houthi kiểm soát, theo cơ quan y tế thuộc lực lượng này.Ngoài ra, đài truyền hình Al-Masirah do Houthi điều hành đưa tin ít nhất 11 người đã thiệt mạng và 14 người bị thương trong một cuộc không kích của Mỹ vào tỉnh Saada ở phía bắc Yemen.Văn phòng chính trị của Houthi mô tả các cuộc tấn công trên là "tội ác chiến tranh". "Sự xâm phạm này sẽ không trôi qua nếu không có đáp trả, và lực lượng vũ trang ở Yemen của chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ để đối đầu với sự leo thang bằng sự leo thang", văn phòng chính trị của Houthi nói trong một tuyên bố do Al-Masirah phát, theo AFP.Một quan chức Mỹ giấu tên cho Reuters hay chiến dịch quân sự đang diễn ra của Mỹ nhắm Houthi có thể kéo dài nhiều ngày và thậm chí nhiều tuần.Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã thông báo cho Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov về các cuộc không kích mới của Mỹ nhắm vào Houthi cũng như các bước tiếp theo sau các cuộc họp tại Ả Rập Xê Út.Phát lệnh tiến hành chiến dịch quân sự nói trên, Tổng thống Trump cảnh báo rằng các cuộc tấn công của Houthi vào hoạt động vận chuyển trên biển Đỏ cần phải dừng lại nếu không "địa ngục sẽ giáng xuống".Lầu Năm Góc cáo buộc Houthi đã tấn công tàu chiến Mỹ 174 lần và tàu thương mại 145 lần kể từ năm 2023, theo Reuters. Houthi, được Iran hậu thuẫn, lập luận các cuộc tấn công đó là để thể hiện sự đoàn kết với người Palestine về cuộc chiến của Israel chống lại lực lượng Hamas ở Dải Gaza.Các đồng minh khác của Iran, gồm Hamas và Hezbollah ở Li Băng, đã bị Israel làm suy yếu nghiêm trọng kể từ khi cuộc xung đột Hamas-Israel ở Dải Gaza bùng nổ sau khi các tay súng Hamas bất ngờ tấn công miền nam Israel vào ngày 7.10.2023.Tuy nhiên, trong suốt thời gian đó, Houthi vẫn còn mạnh và thường xuyên tấn công, đánh chìm 2 tàu, bắt giữ một tàu khác và giết chết ít nhất 4 thủy thủ, trong các cuộc tấn công làm gián đoạn hoạt động vận chuyển toàn cầu, buộc các công ty phải chuyển hướng sang những hành trình dài hơn và tốn kém hơn quanh miền nam châu Phi, theo Reuters.
Sau khi gặp nhiều điểm nghẽn dẫn đến tình trạng chậm trễ hoàn thành dự án nâng cấp mở rộng tuyến đường Dương Quảng Hàm, Q.Gò Vấp, TP.HCM, chủ đầu tư cùng các đơn vị liên quan đang nỗ lực giải quyết vướng mắc để kịp về đích trước ngày 30.4. Mốc thời gian này được Phó chủ tịch TP.HCM - ông Bùi Xuân Cường trực tiếp chỉ đạo.Theo dự kiến ban đầu, dự án mở rộng đường Dương Quảng Hàm với tổng mức đầu tư hơn 2000 tỉ đồng phải hoàn thành vào cuối năm 2024. Thế nhưng 2 nguyên nhân chính được cho là dẫn đến sự chậm trễ của dự án này chính là vướng mặt bằng và lưới điện. Để khắc phục cũng như hoàn thành tiến độ theo chỉ đạo của UBND TP.HCM, vấn đề giải phóng những mặt bằng còn tồn đọng đã được các đơn vị chức năng phối hợp thực hiện gấp rút.Riêng 76 trụ điện còn án ngữ giữa, nằm giữa tuyến đường Dương Quảng Hàm cũng đang được ngành điện lên kế hoạch và nỗ lực thực hiện theo từng phần việc cụ thể để kịp hoàn thành công tác thu hồi, ngầm hóa lưới điện cũng như bàn giao lại cho chủ đầu tư dự án trước ngày 30.3. Lý giải về tình trạng chậm trễ xử lý hệ thống trụ điện trong quá trình nâng cấp mở rộng tuyến đường Dương Quảng Hàm, đại diện Ban Quản lý dự án lưới điện phân phối TP.HCM cho biết thêm, vì lý do đặc thù nên việc di dời và ngầm hóa lưới điện bị phụ thuộc vào công tác giải phóng, bàn giao mặt bằng nên việc di dời, xử lý vẫn còn nhiều hạn chế.
Nhận định Real Madid vs Eibar (21 giờ 15 đêm nay 3.4): Kỳ vọng Benzema
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.