Nỗi niềm XO: Chỉ mong con thành người tốt!
Theo Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 3.2, Bình Nhưỡng cho rằng những phát biểu của ông Rubio nhằm làm hoen ố hình ảnh của một quốc gia có chủ quyền và coi đây là hành động khiêu khích chính trị nghiêm trọng. Trong một buổi phỏng vấn gần đây, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã đề cập Triều Tiên và Iran như những "quốc gia bất hảo" mà Mỹ cần phải giải quyết khi hoạch định chính sách đối ngoại.Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triều Tiên nói những phát biểu của ông Rubio lại một lần nữa cho thấy chính sách thù địch của Mỹ đối với Triều Tiên vẫn không thay đổi.Người phát ngôn nói Triều Tiên "sẽ không bao giờ dung thứ cho bất kỳ hành động khiêu khích nào của Mỹ" và "Bình Nhưỡng sẽ có những hành động đáp trả cứng rắn"."Quốc gia bất hảo" là cách gọi được một nước sử dụng khi coi nước khác là bên gây nên các mối đe dọa cho hòa bình thế giới. Theo từ điển Oxford, thuật ngữ này từng được dùng dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton để chỉ những nước bị Washington coi là đi ngược chuẩn mực quốc tế, quyết tâm sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt và tài trợ khủng bố.Đây là lần đầu Triều Tiên công khai chỉ trích chính quyền nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Mỹ Donald Trump.Theo Yonhap, ông Trump đã thể hiện mong muốn gặp mặt nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Giới quan sát coi đây là tín hiệu về khả năng có cuộc gặp mặt thượng đỉnh giữa ông Trump và ông Kim Jong-un. Hai nhà lãnh đạo từng gặp nhau 3 lần trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump. Triều Tiên vẫn chưa phản hồi về thông tin này.Hút giới siêu giàu tới Việt Nam, tại sao không ?
Ngày 4.1, thiếu tá Nguyễn Thanh Sơn, Chính trị viên Đồn biên phòng A Vao, Bộ đội biên phòng Quảng Trị, cho biết một sản phụ đã được hỗ trợ sinh con an toàn, thành công ngay trên chuyến xe chở chị lên tuyến trên cấp cứu.Vào lúc 5 giờ 30 phút sáng nay (4.1), chồng của sản phụ Hồ Thị Léc (41 tuổi, trú tại thôn Pa Ling, xã A Vao, H.Đakrông, Quảng Trị) đến Trạm quân y Đồn biên phòng A Vao để nhờ các chiến sĩ quân y hỗ trợ cho vợ đang có dấu hiệu chuyển dạ.Nắm được thông tin, một chiến sĩ quân y tại trạm đã đến thăm khám và phát hiện cổ tử cung của sản phụ mở 6 cm, sức khỏe yếu, khó sinh, đầu của thai nhi đã xuống thấp. Vì không đủ các điều kiện về trang thiết bị nên chiến sĩ quân y đã yêu cầu đưa sản phụ lên tuyến trên để cấp cứu. Tuy nhiên, do ở vùng sâu vùng xa, đường đi hiểm trở và cách xa trung tâm y tế, Đồn biên phòng A Vao đã huy động một ô tô để chở sản phụ cùng chồng lên tuyến trên.Trong lúc di chuyển cách cơ sở 2 của Trung tâm y tế xã Tà Rụt khoảng 17 km thì sản phụ chuyển dạ, có dấu hiệu sinh ngay trên xe. Thấy tình hình nguy cấp, đại úy Lê Văn Thắng (nhân viên lái xe của Đồn biên phòng A Vao) đã cùng chồng của sản phụ hỗ trợ sinh thành công bé gái nặng 3,5 kg.Hiện tại, sức khỏe của cả hai mẹ con chị Léc ổn định, đang được các y bác sĩ theo dõi, chăm sóc.
Mẹo hay cho game thủ mới ‘chặt chém’ Hắc Nguyệt Quyền Thần
Ở thế hệ mới, Janus 125 2024 thay đổi thiết kế và tập trung vào cải tiến tính tiện dụng. Thay đổi dễ nhận thấy nhất là ở phần thân và đuôi xe. Phần đuôi xe được vuốt gọn, đèn xi-nhan nay bố trí lên gần khu vực đèn hậu thay vì được gắn rời ở dè chắn bùn, giúp tổng thể phần đuôi bớt rườm rà và thanh thoát hơn, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Đèn hậu vẫn tạo hình chữ U nhưng được thiết kế mới, tạo điểm nhấn ấn tượng hơn.Yên xe được thiết kế phẳng hơn, chiều dài mặt yên mới đạt 760mm, tăng đến 77mm so với phiên bản cũ, mang lại không gian rộng rãi và thoải mái cho cả người lái lẫn người ngồi sau. Đặc biệt, công nghệ Anti Heat Seat hiện đại (chỉ có trên bản Giới hạn) tích hợp trên yên xe sở hữu tỉ lệ phản nhiệt lên đến 45%, phù hợp với điều kiện thời tiết nhiệt đới như Việt Nam, cho cảm giác ngồi thoáng mát ngay cả khi phải để xe dưới trời nắng lâu.Khu vực để chân được mở rộng thêm 20mm, tối ưu hóa không gian và tăng sự thoải mái khi di chuyển trên những hành trình dài. Bình xăng được thiết kế tối ưu hóa, dễ dàng tiếp nhiên liệu và tiết kiệm không gian với dung tích 4,2 L.Màn LCD kết hợp đồng hồ analog hiển thị đầy đủ thông tin xe, cụm đèn trước luôn sáng đặc trưng có viền chrome. Trung tâm mặt nạ trước nổi bật với phần nhựa khác màu và đèn định vị chữ "i" độc đáo. Yamaha Janus 2024 giữ nguyên kích thước dài x rộng x cao lần lượt 1.850 x 705 x 1.120 mm, phù hợp cho vóc dáng người Việt nói chung và phái nữ nói riêng. Yamaha Janus 125 hoàn toàn mới sở hữu hàng loạt tính năng cải tiến nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của người dùng. Cốp chứa đồ được mở rộng thêm 1,1 lít, nâng tổng dung tích cốp thành 15,3 lít. Ngoài ra, phần cốp còn được bổ sung lớp cách nhiệt dưới đáy giúp giảm nhiệt độ từ động cơ, bảo vệ đồ đạc bên trong. Cổng sạc USB trong cốp giúp người dùng có thể sạc điện thoại di động hoặc các thiết bị điện tử một cách tiện lợi.Kích thước bánh xe trước/sau không thay đổi nhưng nay được chuyển sang dùng lốp không săm là trang bị tiêu chuẩn, giúp xe nhẹ hơn, giảm thiểu nguy cơ thủng lốp, đảm bảo sự an toàn, bền bỉ hơn. Bộ phanh đĩa thủy lực cho khả năng phanh gấp tốt hơn trong những tình huống khẩn cấp.Hệ thống khóa thông minh Smart key với núm xoay giúp định vị tìm xe, mở/tắt khóa điện, mở/khóa cổ xe, mở yên xe (Kết hợp cùng nút bấm "Seat"). Khởi động với một nút nhấn nhanh chóng, dễ dàng và ít gây tiếng ồn. Hệ thống Stop&Start System tự động ngắt khi dừng xe và tái khởi động khi tăng ga. Cả hai công nghệ này chỉ có trên bản Đặc biệt và Giới hạn.Yamaha Janus 125 hoàn toàn mới tiếp tục kế thừa những ưu điểm nổi bật của phiên bản cũ, đặc biệt là động cơ Blue Core 125cc làm mát bằng không khí với công suất tối đa 9,4 mã lực và mô-men xoắn 9,6 Nm, kết hợp cùng hệ thống phun xăng điện tử giúp tăng mạnh khả năng tiết kiệm nhiên liệu, mang đến lợi ích kinh tế lâu dài cho người sử dụng. Với mức tiêu thụ 1,87 lít/100km, Janus hiện đang nằm trong top những dòng xe tiết kiệm nhiên liệu nhất trên thị trường Việt Nam.Tại Việt Nam, Janus 125 thế hệ mới được bán với 3 phiên bản Tiêu chuẩn, Cao cấp và Giới hạn, giá tương ứng lần lượt là 29,15 triệu đồng, 33,17 triệu và 33,38 triệu đồng (8% VAT) và 29,69 triệu đồng, 33,79 triệu đồng và 34 triệu đồng (10% VAT).Chương trình "Lộc xuân phơi phới – Rinh quà năm mới" với hàng loạt ưu đãi hấp dẫn lên tới 2 triệu đồng áp dụng với khách hàng mua các dòng xe thuộc chương trình khuyến mãi trong thời gian từ ngày 1.12.2024 - 31.1.2025 trên phạm vi toàn quốc.Cụ thể, khi khách hàng mua các dòng xe tay ga Janus, Latte sẽ được nhận ngay 1 voucher quà Tết trị giá 2.000.000 đồng (mua sắm tại hơn 200 thương hiệu). Còn đối với các khách hàng mua Yamaha Exciter 155 VVA (không áp dụng cho Exciter 155 VVA phiên bản tiêu chuẩn) sẽ được nhận ngay 1 trong 2 ưu đãi: tiền hỗ trợ đăng ký xe trị giá 2.000.000 đồng hoặc được hỗ trợ trả góp lãi suất 0% từ các công ty tài chính cung cấp: HDSS, Home credit, FE, M-credit và Shinhan.Cùng nhận được hỗ trợ trả góp lãi suất 0% từ những công ty tài chính trên còn có các dòng xe Jupiter Finn và Sirius Fi (không áp dụng đối với các phiên bản vành nan hoa phanh đĩa) hoặc khách hàng có thể lựa chọn nhận tiền hỗ trợ đăng ký xe trị giá 600.000 đồng/xe.Đặc biệt, khách hàng mua xe Yamaha bất kỳ đều sẽ nhận được 01 áo polo thời trang (chương trình không bao gồm các xe đã được áp dụng khuyến mại và các phiên bản xe Sirius Fi, Sirius chế hòa khí vành nan hoa phanh đĩa).Xem thêm tại đây: https://ymhvn.com/Chuongtrinh-Khuyen-Mai-Tet-2025
Gia đình của bà Nguyễn Thị Hằng (ở Q.4) là gia đình đông con nhất trong số các hộ tham gia chương trình "Gia đình Việt với sinh viên Lào và Campuchia đang học tập tại TP.HCM" của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM.Trước khi tham gia chương trình này, bà Hằng đã có "kinh nghiệm ngoại giao" từ việc đỡ đầu các sinh viên từ các nước Campuchia, Myanmar, tham gia chương trình Tàu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản (SSEAYP).Bà Hằng kể rành rọt tên của 6 bạn sinh viên người Lào trong nhà, trong đó 4 nữ tên Keo, Lona, Duangmany, Loungtavan và 2 nam là Nando, Xaiyaphone."Nói là nhà có 6 đứa con nhưng thỉnh thoảng các con kéo bạn bè qua chơi, nhà lên tới 20 người. Các con cũng gọi tôi là mẹ luôn. Nhà đông vui lắm", bà Hằng nói.Theo bà Hằng, lúc mới về gia đình, các con còn lạ lẫm, chưa quen tiếng Việt, chưa thích nghi được hết với phong tục, tập quán của người Việt. Do đó, miễn có chương trình thì bà đều cố gắng tạo điều kiện, rủ rê các con tham gia.Qua mấy năm, tình cảm mẹ con cứ tăng dần. Chuyện học hành, ăn ở, cho tới những chuyện thầm kín của cá nhân như yêu ai, mến ai, các con cũng đều thỏ thẻ với mẹ Hằng.Các bạn sinh viên đều gật gù với nhau rằng mẹ Hằng nấu ăn rất ngon, trình độ trang trí món ăn của bà Hằng không kém gì các nhà hàng cao cấp.Loungtavan (quê ở Vientiane) cho hay cô cũng thường tham gia với mẹ nhiều cuộc thi nấu ăn và "ẵm" nhiều giải thưởng về nấu ăn.Trong sinh hoạt thường ngày, hầu như khi rảnh là cô ở nhà mẹ Hằng, thích mẹ làm chả giò, bún thịt nướng, bún bò nhất. Thỉnh thoảng, cô và các anh chị em khác cũng vào bếp và nấu cho mẹ những món truyền thống của người Lào.Điều cô thấy thích nhất ở Việt Nam và đặc biệt ở TP.HCM là tính cách con người sống bao dung, đơn giản và hiếu khách. Hạ tầng, chất lượng sống của TP.HCM cũng phát triển mỗi ngày. Gắn bó với một thành phố cởi mở và một gia đình người Việt luôn chào đón, chia sẻ với mình là điều mà Loungtavan cảm thấy trân trọng.Về phần mình, bà Hằng cũng bày tỏ lòng biết ơn khi có các con đồng hành trong cuộc sống. Bà không chỉ chăm sóc, dạy dỗ mà còn học hỏi nhiều điều từ các con, đặc biệt là về văn hóa và ẩm thực."Tôi cũng được sang Lào, đến các cơ quan ngoại giao của nước Lào, tôi ý thức đây là công việc quan trọng, có trách nhiệm với các con, và góp phần vun đắp cho tình hữu nghị vững bền giữa hai nước. Tôi mong là sẽ có thêm nhiều gia đình dang rộng vòng tay để chào đón, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các bạn sinh viên Lào, Campuchia đến Việt Nam học tập", bà Hằng cho hay.Chhey Vorn (quê ở Siem Reap, Campuchia) mới sang TP.HCM học được 2 năm. Hiện giờ Vorn là sinh viên năm hai của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.Nói tiếng Việt khá rành rõi, Vorn kể gia đình mình có đông anh chị em và cha mẹ rất mong em sẽ ráng học thành tài. Biết ngành y tại TP.HCM rất phát triển, Vorn quyết định sang Việt Nam du học và được gia đình hết lòng ủng hộ."Lúc mới sang, tôi nhớ nhà nhiều lắm. Nghe bạn bè khen về chương trình gia đình Việt, tôi đăng ký tham gia ngay để hiểu hơn về văn hóa, con người nơi đây và dần quen với cuộc sống ở đất nước mới", Vorn nhớ lại.Từ ngày vào nhà của mẹ Diệp Thị Kim Hiền (Q.4), Vorn cảm giác như có gia đình ruột thịt ở bên cạnh và bớt chơi vơi vì nỗi nhớ nhà."Có mẹ đỡ đầu, tôi được mẹ dắt đi tham gia nhiều hoạt động văn hóa, đi du lịch, thăm chùa chiền… Đặc biệt, mẹ Hiền nấu ăn rất ngon. Tôi rất thích ẩm thực Việt Nam, và món khoái khẩu nhất của tôi là bún riêu", Vorn chia sẻ.Vorn nói vui rằng mình có tận hai nhà, ở hai quốc gia. Và điều động viên cô nhất chính là ở đất nước nào, cô cũng được yêu thương. Khi về Campuchia, cô cũng nhớ mẹ Hiền nhiều như lúc ở TP.HCM mà nghĩ về gia đình ruột thịt vậy.Khi được hỏi về dự định sau khi ra trường, Chhey Vorn cho biết cô tính về lại Campuchia để đóng góp cho quê hương. Dù đi đâu, những kỷ niệm, thời tuổi trẻ được gắn bó với con người Việt Nam chắc chắn là hành trang cho sự nghiệp của cô sau này.Ngoài Vorn, bà Hiền còn nhận đỡ đầu cho một sinh viên Campuchia khác. Bà nói các em lúc mới sang TP.HCM thấy rất lạ."Mình là một người mẹ, đã nhận các con rồi thì mình phải có trách nhiệm, giúp đỡ các con quen với cuộc sống ở nơi này để các con yên tâm học tập. Vào cuối tuần thì tôi cũng dắt các đi ăn uống, đi chơi để các con có thể hiểu thêm về đất nước Việt Nam. Cũng có khi các con kéo về nhà mẹ, tôi chỉ các con nấu ăn. Cũng rất vui, tôi xem các con như con ruột của mình", bà Hiền kể.Chia sẻ về lý do tham gia nhận đỡ đầu cho các em, bà Hiền nói bà tình cờ biết đến chương trình và thấy rằng đây là hoạt động rất hay, giúp gắn kết tình hữu nghị giữa 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia."Các con cũng dạy tôi rất nhiều thứ. Chúng tôi ngồi kể cho nhau nghe về văn hóa của mỗi quốc gia và qua đó, tôi cũng biết được nhiều món ăn của người Campuchia. Có lần các con nấu cho tôi món Num Banh Chok là món bún truyền thống rất nổi tiếng của Campuchia. Ăn rất ngon", bà Hiền nhớ lại.Theo ông Ngô Thanh Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, năm 2024 có 95 gia đình Việt, 127 sinh viên Lào và 35 sinh viên Campuchia tham gia chương trình Gia đình Việt với sinh viên Lào, Campuchia đang học tập tại TP.HCM.Ngoài các hoạt động chính của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM như tổ chức giao lưu gia đình Việt Nam - Campuchia và hỗ trợ kinh phí hơn 748 triệu đồng cho các gia đình nuôi thì những tổ chức chính trị - xã hội của TP.HCM đã triển khai nhiều sự kiện ý nghĩa cho các gia đình và sinh viên. Qua đó, chương trình ngày càng được cải thiện về chất lượng, để lại ấn tượng tốt đẹp và góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các quốc gia.
Chị em nhà Kardashian bị tố 'sao chép' phong cách vợ mới Kanye West
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.