'Rùng rợn' ô tô Toyota Camry cũ văng bánh khi đang di chuyển trên đường
Trước đó, tại kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội khóa XV ngày 18.2 đã tín nhiệm cao, phê chuẩn bổ nhiệm, Chủ tịch nước đã có quyết định bổ nhiệm 2 Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính.Bộ máy Chính phủ sau kiện toàn đã giảm 4 bộ và 1 cơ quan ngang bộ (từ 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ xuống còn 14 bộ, 3 cơ quan ngang bộ).4 bộ trưởng các bộ sắp xếp lại gồm Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy.Việc kiện toàn bộ máy nhằm nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động, tránh tình trạng chồng chéo chức năng, lãng phí nguồn lực, góp phần xây dựng một hệ thống chính trị hiện đại, minh bạch, vững mạnh, đáp ứng các yêu cầu quản lý hiện đại.Một số thành viên Chính phủ khác tiếp tục công tác trên cương vị bộ trưởng sau khi các bộ, cơ quan tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ từ các bộ, cơ quan khác.Quốc hội cũng bầu ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, giữ chức Phó chủ tịch Quốc hội. T.Ư, Bộ Chính trị cũng đã phân công công tác quan trọng khác đối với 4 thành viên Chính phủ gồm các ông Lê Minh Hoan, Huỳnh Thành Đạt, Hầu A Lềnh, Nguyễn Thanh Nghị.Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng các thành viên Chính phủ được bổ nhiệm và cho biết, nhiệm vụ của Chính phủ rất nặng nề, công việc nhiều. Chính phủ với vai trò là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được Đảng, Nhà nước, nhân dân giao trên các lĩnh vực.Thủ tướng đề nghị các các thành viên Chính phủ luôn phát huy tinh thần chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, xây dựng Chính phủ liêm chính, trong sạch, vì nhân dân phục vụ. Phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, đã làm, đã thực hiện phải có hiệu quả cụ thể.Thay mặt các thành viên Chính phủ mới được bổ nhiệm, Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng trân trọng cảm ơn Đảng, Nhà nước đã tín nhiệm, giới thiệu, phê chuẩn, bổ nhiệm các chức vụ. Ông khẳng định đây là vinh dự, tự hào lớn nhưng cũng là trách nhiệm nặng nề hơn với đòi hỏi, yêu cầu cao hơn; nguyện nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa, đem hết sức để cùng tập thể Chính phủ tiếp tục phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.Báo Thanh Niên phát hành Cẩm nang tuyển sinh 2023
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.
Cô gái Pháp tìm được gia đình ruột thịt sau 30 năm: Lá đơn gan ruột và lời cảm ơn Thanh Niên
Bạn đọc tuanduong1958@gmail.com nêu: "Số lượng cá nhân dạy thêm tại nhà trong thời gian dài vừa qua có thu nhập khá cao nhưng không nộp thuế thu nhập gây mất bình đẳng với nhiều người nộp thuế. Địa phương nên kiểm tra theo quy định mới là dạy thêm học thêm phải đăng ký kinh doanh và nộp thuế thu nhập".Phụ huynh leminh cho rằng cần "công bố số đường dây nóng xử lý dạy thêm tại các địa phương, để người dân phản ánh".Tài khoản Lão Bản viết: "Dạy thêm, học thêm đã từ lâu trở thành một trào lưu xã hội và là nguồn thu nhập chính của nhiều giáo viên nên chắc chắn sẽ có nhiều sự biến tướng sau khi Thông tư 29 có hiệu lực, vì vậy cần tăng cường kiểm tra, giám sát để thông tư có hiệu quả".Phụ huynh Kien Le thẳng thắn: "Tại sao giáo viên để học sinh mất kiến thức phải học thêm ngay từ cấp tiểu học?... Thông tư 29 ra đời dù trễ nhưng thiết nghĩ cũng đã đến lúc cần thiết để các con có được cái gọi là tuổi thơ, hạnh phúc bên gia đình cũng như sự công bằng trong lớp học".Bạn đọc Ha Nguyen tán đồng: "Bậc tiểu học chấm dứt tình trạng dạy thêm là hoàn toàn đúng. Nhiều giáo viên trong lớp và tại các trường ép các cháu học thêm. Hoan nghênh cấm nạn dạy thêm".Người đọc tên Khánh nguyễn trích dẫn lại những ý kiến trong bài viết của Báo Thanh Niên về quản lý như thế nào sau ngày 14.2.2025 khi Thông tư 29 dạy thêm học thêm chính thức có hiệu lực: "Nhiều giáo viên đặt vấn đề xin thuê phòng ở trung tâm để mở lớp dạy thêm, hoặc tìm hiểu xem họ có thể kết hợp với trung tâm để hợp thức hóa lớp dạy thêm của mình hay không... Một chủ trung tâm chuyên luyện thi đánh giá năng lực ở TP.HCM cho biết: "Nhiều thầy cô còn tìm tới trung tâm để đặt vấn đề nhằm lấy trung tâm làm vỏ bọc để duy trì việc dạy thêm của mình"... Một số thầy cô trường công có thể tìm chiêu để lách Thông tư 29, như từ dạy tại nhà đầu quân về trung tâm. Khi đó giáo viên có thể tuồn đề thi vào trung tâm và gợi ý học sinh đăng ký học với giáo viên khác nhưng vẫn được biết trước đề. Thậm chí, sau này các thầy cô có thể tìm cách tự mở trung tâm để thực hiện điều này bài bản hơn. Còn nhiều kẽ hở mà Thông tư chưa thể đề cập hết. Rất mong các cơ quan quản lý tiếp tục bổ sung và duy trì nghiêm lâu dài chứ đừng kiểu 'bắt cóc bỏ đĩa'".Phụ huynh Thành Phạm chia sẻ: "Hình như các cô, thầy đã từng có dạy thêm để thu tiền học sinh thì có băn khoăn về việc cấm dạy thêm học thêm chứ như tôi là một phụ huynh thì việc Bộ GD-ĐT cấm việc dạy thêm học thêm có thu tiền của học sinh mình dạy chính khóa là hoàn toàn đúng. Các cô, thầy muốn dạy ở đâu là quyền của các thầy, cô. Còn các trung tâm tổ chức dạy ở đây có đăng ký kinh doanh, có nộp thuế thì ai cũng có quyền lao động để kiếm tiền mà".Người đọc với tài khoản là Ba Lê cho rằng việc quản lý kiểm tra dạy thêm học thêm là chưa đủ. Bên cạnh đó cơ quan chức năng phải kiểm tra việc liên doanh liên kết của các cơ sở giáo dục với các trung tâm dạy các môn như tiếng Anh bản ngữ, kỹ năng sống, bởi "tôi thấy không có tác dụng gì, chỉ làm gánh nặng cho phụ huynh thôi".Ở góc nhìn khác về dạy thêm học thêm, tài khoản Ngọc Thành Sử chia sẻ: "Cấm dạy thêm, thầy cô khó một, phụ huynh khó mười. Nhà quản lý cắt ngọn mà không trị gốc, chương trình nặng nề, thay đổi liên tục, thực tế nếu không có thầy cô kèm thêm thì phụ huynh rất khó để hướng dẫn các em thêm ở nhà, vì xưa cha mẹ học khác, giờ còn học khác. Cần xem xét thấu đáo nhu cầu thực tế của người dân về việc dạy thêm, học thêm...".Còn bạn đọc Dang Bao tâm tư: "Mỗi năm mỗi đổi sách giáo khoa đổi chương trình dạy học riết giáo viên và học sinh giống như lạc vào mê cung. Nếu như lương giáo viên cao thì không ai cần dạy thêm cả và chương trình học của học sinh thay đổi liên tục khiến các cháu không bắt kịp. Chính vì vậy mà phải học thêm...".
Trái với sự hồi phục của thị trường ô tô Việt Nam, doanh số bán ô tô hybrid lại sụt giảm so với tháng 1.2025. Dù vậy, trật tự cạnh tranh vẫn không có nhiều xáo trộn. Các hãng xe Nhật Bản tiếp tục cho thấy, sự áp đảo với Toyota là thương hiệu bán được nhiều xe hybrid nhất trong tháng 2.2025.Theo số liệu từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) vừa công bố, trong tháng 2.2025, doanh số bán ô tô mới các loại của các thành viên thuộc VAMA đạt tổng cộng 21.606 xe ô tô các loại, tăng 2.713 xe tương đương khoảng 14% so với tháng 1.2025. Trong đó, ô tô hybrid - xe sử dụng hệ thống động cơ xăng kết hợp mô-tơ điện (gồm mild-hybrid, plug-in hybrid và hybrid) chiếm 756 xe, tương đương khoảng 3,5% tổng lượng ô tô mới các loại tiêu thụ tại Việt Nam trong tháng 2.2025.So với tháng đầu năm 2025, lượng ô tô hybrid bán ra tại Việt Nam giảm 148 xe, tương đương 16,4%. Hiện tại, hầu hết các mẫu mã ô tô hybrid đang phân phối tại Việt Nam được nhập khẩu, do đó một số mẫu mã cũng gặp khó khăn do hạn chế về nguồn cung. Bên cạnh đó, mặt bằng ô tô hybrid thường cao hơn các phiên bản còn lại thuộc cùng mẫu mã, do đó cũng khó có thể kỳ vọng doanh số xe hybrid có thể đạt được như xe chỉ sử dụng động cơ đốt trong.Ngoài ra, khác với ô tô điện vừa được Chính phủ tiếp tục áp dụng ưu đãi về lệ phí trước bạ, ô tô hybrid đến nay vẫn chưa có chính sách ưu đãi đặc thù để tạo điều kiện phát triển tại Việt Nam. Trong khi đó, tại một số quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Indonesia… ô tô hybrid đều được hưởng ưu đãi, miễn giảm một số loại thuế, phí.Không có nhiều thay đổi đáng chú ý trên thị trường ô tô trong tháng 2.2025, vì vậy tương tự những tháng trước đây, phân khúc ô tô hybrid vẫn chứng kiến sự áp đảo của các thương hiệu ô tô đến từ Nhật Bản như Toyota, Honda và Suzuki… Trong khi đó, một số hãng xe khác như Mercedes-Benz, Hyundai, Volvo… cũng phân phối ô tô hybrid tại Việt Nam nhưng không công bố doanh số.Xét theo thương hiệu, Toyota là hãng bán nhiều ô tô hybrid nhất tại Việt Nam trong tháng 2.2025 với 433 xe bán ra. Suzuki xếp thứ hai với 166 xe, tiếp theo là Honda (đạt 150 xe) và KIA (đạt 7 xe).Trong khi đó, nếu xét theo từng mẫu mã, trong tháng 2.2025 bản hybrid của Toyota Innova Cross là mẫu xe hybrid bán chạy nhất Việt Nam với doanh số đạt 192 xe.Suzuki XL7 Hybrid xếp thứ 2 với 166 xe, giảm 56 xe so với tháng 1.2025. Vị trí thứ 3 thuộc về Toyota Corolla Cross Hybrid với doanh số đạt 143 xe. Honda CR-V e:HEV RS xếp thứ 4 khi đã bán được 132 xe trong tháng 2.2025. Toyota Camry Hybrid đạt 80 xe gần như tương đương lượng xe bán ra trong tháng 1.2025, qua đó tiếp tục xếp vị trí thứ 5.Cộng dồn 2 tháng đã qua của năm 2025, doanh số bán ô tô hybrid tại Việt Nam đạt 1.660 xe.
Mãi mãi tiến bước khúc quân hành
Đây là chương trình tài trợ toàn phần dành cho các dự án nghiên cứu và phát triển (R&D) của các công ty khởi nghiệp, tận dụng điện toán đám mây tiên tiến và trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển các giải pháp mới giúp chống lại biến đổi khí hậu. Năm nay, chương trình mở rộng quy mô với 20 công ty khởi nghiệp toàn cầu được lựa chọn để phát triển các PoC (proof of concept) của họ hoàn toàn miễn phí.Lisbeth Kaufman, Giám đốc phát triển kinh doanh khởi nghiệp công nghệ khí hậu tại AWS, cho biết: "Với những tác động ngày càng gia tăng của khủng hoảng khí hậu, việc hỗ trợ các phương pháp tiếp cận đa dạng để đưa các giải pháp khí hậu mới vào thực tế là điều cấp thiết. Đó là lý do chúng tôi mở rộng chương trình để tiếp nhận nhiều công ty khởi nghiệp hơn. Từ năng lượng nhiệt hạch đến lưới điện thông minh hơn, từ mô hình AI tạo sinh khám phá các loài thực vật có khả năng chống chịu với khí hậu đến thiết bị không người lái dưới biển sâu lập bản đồ đại dương, chúng tôi đã chứng kiến cách điện toán đám mây tiên tiến và AI mở ra những tiềm năng mới cho một tương lai bền vững hơn".Hiện tại, đơn đăng ký Compute for Climate Fellowship năm 2025 đã chính thức được mở cho đến hết ngày 6.4.2025. Các công ty khởi nghiệp, doanh nhân và nhà nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ khí hậu trên toàn cầu được khuyến khích gửi đề xuất sử dụng công nghệ điện toán tiên tiến để giải quyết các thách thức liên quan đến giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Các công ty khởi nghiệp được chọn tham gia chương trình Compute for Climate Fellowship sẽ nhận được tài trợ, hỗ trợ kỹ thuật, cố vấn chuyên sâu, cùng quyền truy cập vào công nghệ AWS cũng như năng lực nghiên cứu của IRCAI để phát triển POC cho dự án của họ. Năm nay, AWS cam kết cung cấp khoản tín dụng AWS lên tới 4 triệu USD để hỗ trợ xây dựng các POC được lựa chọn thông qua chương trình. Quy trình tuyển chọn sẽ ưu tiên các dự án có thể hoàn thành trong 2 - 3 tháng, có tầm nhìn đột phá, tiềm năng tác động đáng kể đến môi trường, khả năng mở rộng cao và phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc.Các công ty khởi nghiệp nộp đơn đăng ký nhưng không được chọn tham gia chương trình sẽ có quyền truy cập vào khoản tín dụng AWS lên đến 5.000 USD thông qua chương trình AWS Activate, cũng như các hội thảo và đào tạo miễn phí về cách sử dụng các dịch vụ điện toán tiên tiến của AWS để xây dựng các giải pháp của họ.