HLV Park Hang-seo: Mừng và lo qua trận siêu Cúp
Lời di nguyện ấy như một ngọn lửa thắp sáng trong lòng anh P.L.T.N, khiến anh không thể chần chừ. Dù trong nỗi đau thương tột cùng khi phải chia tay người ba thân yêu nhất, anh N. đã nén chặt cảm xúc và quyết định thực hiện di nguyện của ba, cũng chính là tâm nguyện của cả gia đình. Anh hiến tặng giác mạc của ba mình cho những người thiếu may mắn, những người chưa có cơ hội được nhìn thấy ánh sáng cuộc đời.Vào lúc 15 giờ ngày 8.3, nén nỗi đau thương, anh N. liên lạc với Ngân hàng Mô, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 để xin hiến tặng giác mạc của người ba yêu quý. Anh N cho biết ba anh là ông P.C.N (75 tuổi), ông qua đời do bệnh lao phổi, tiểu đường. Khi anh gọi điện, ba anh đã rất mệt, thở dốc, mạch đã rất yếu. Biết thời gian không còn nhiều, anh quyết định thực hiện di nguyện của ba mình, cũng là tâm nguyện chung của cả gia đình - hiến tặng giác mạc của ông cho những người kém may mắn, giúp họ tìm lại ánh sáng trong cuộc sống. Trong khoảnh khắc giác mạc được lấy, anh N. hy vọng rằng một ngày nào đó, nếu có duyên, anh sẽ lại được nhìn thấy ánh mắt của ba mình.Anh N. chia sẻ: “Mong rằng giác mạc được hiến tặng sẽ tương thích và nhanh chóng được ghép cho những bệnh nhân đang cần, để họ có thể nhìn thấy được thật nhiều sự tốt đẹp trong cuộc sống”. Gia đình anh N. cũng hy vọng rằng sẽ có thật nhiều bệnh nhân bị giảm thị lực được phục hồi ánh sáng nhờ những giác mạc hiến tặng. Chiều 8.3, các nhân viên Ngân hàng Mô, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 nhận được cuộc điện thoại từ anh N. (sống ở TP.HCM) với mong muốn hiến tặng giác mạc của ba. Ngay lập tức, bệnh viện triển khai các lực lượng nhân viên, ê kíp, trang thiết bị, tức tốc lên đường bay đến TP.HCM. Mục tiêu hàng đầu là thu nhận giác mạc của người hiến trong thời gian sớm nhất. Đảm bảo chất lượng tốt nhất có thể, để mang lại hy vọng cho những người được giúp đỡ. “Khi chúng tôi đến, khung cảnh thật trang nghiêm. Cụ an nghỉ thanh thản, gia đình tề tựu xung quanh. Các y bác sĩ từ Bệnh viện Mắt TP.HCM cũng đã kịp thời có mặt. Sau các thủ tục cần thiết, quá trình thu nhận giác mạc được tiến hành nhanh chóng và cẩn trọng" chị Nguyễn Trần Thùy Dương, cán bộ Ngân hàng Mô, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 chia sẻ. Mặc dù công tác thu nhận giác mạc diễn ra khẩn trương, nhưng không khí vẫn rất trang nghiêm và tĩnh lặng. Đến khuya, sau khi thu nhận giác mạc xong, cả ê kíp nhanh chóng di chuyển đến sân bay để trở về Hà Nội. Với hai giác mạc thu nhận được từ ông N., ít nhất hai người khiếm thị vì bệnh lý giác mạc sẽ có cơ hội tìm lại ánh sáng, mang theo niềm hy vọng mới cho những số phận bất hạnh. Chia sẻ với Báo Thanh Niên, anh N. cho biết trước đây anh từng là một nhà báo. Hiện nay, anh vừa tốt nghiệp chuyên ngành y sĩ y học cổ truyền, đồng thời đang thực tập tại một bệnh viện ở TP.HCM. Anh chia sẻ rằng mục đích học y của anh là để có thể đồng hành và hỗ trợ ba mình trong việc trị liệu, tập luyện khi ông về già. Tuy nhiên, anh không ngờ rằng mình lại phải áp dụng những kiến thức y học vào việc chăm sóc cho ba quá sớm. Và cũng quá muộn để có thể cùng ông điều trị bệnh. "Mọi người nên cứng rắn hơn để cho ba mẹ phải đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Các phụ huynh viện nhiều lý do không đi bệnh viện khám đến khi bệnh nặng mới bắt đầu chữa trị thì sức khỏe khó phục hồi như trước”, anh N. tâm sự.Thú vị góc nhìn khoa học về âm lịch: Vì sao 2024 là năm Giáp Thìn?
Phát biểu tại lễ khai mạc Ngày thơ Việt Nam, nhà văn Trịnh Bích Ngân – Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM, xúc động: "Ngày thơ VN được ra đời trên tinh thần bài thơ Nguyên tiêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bởi lẽ chính cha ông chúng ta trong quá trình giữ nước và dựng nước đã thấu hiểu sâu sắc ý nghĩa trợ lực quý báu của mỗi câu thơ trên yên ngựa giông bão, của mỗi câu thơ trên chiến hào khói lửa, của mỗi câu thơ trên cánh đồng mùa gặt và cả mùa cấy cày mưa nắng nhọc nhằn. Sở dĩ Hội Nhà văn TP.HCM quyết định chọn chủ đề Thành phố này tôi đến tôi yêu" cho Ngày thơ Việt Nam 2024 (đây là câu thơ từ bài thơ Tôi đến tôi yêu của nhà thơ Hải Như: "Thành phố này tôi đến tôi yêu/Bởi dễ hiểu được gặp mình trong đó".
Mách bạn cách sở hữu tóc mái bằng kiểu Pháp cực chất như các It girl
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Giải bóng rổ 3x3 Hà Nội mở rộng khai màn 'rực lửa', CĐV được xem miễn phí
Đồng hồ nguyên tử được đề cập có tên NIM-TF3, chiều cao 1,5 m và bằng kích thước của tủ lạnh một cửa. Đây là sản phẩm của Viện Đo lường Quốc gia Trung Quốc, được cho có thể tự hoạt động trong thời gian dài mà không cần bảo dưỡng, bảo trì chuyên nghiệp.Thiết bị này có thể được chở theo xe tải quân sự và được đảm bảo vận hành chính xác bất chấp đường xa, địa hình gồ ghề cũng như môi trường khắc nghiệt, theo tờ South China Morning Post hôm 7.1.Theo các nhà khoa học, đồng hồ nguyên tử điều chỉnh thời gian theo trạng thái dao động của nguyên tử. Tần số dao động của nguyên tử là không đổi và có thể đo được. Đó là lý do đây là một trong những loại đồng hồ đến nay vẫn được cho là chính xác nhất.Việc thu nhỏ đồng hồ nguyên tử ở kích thước cỡ tủ lạnh như các nhà khoa học Trung Quốc vừa làm được là điều vốn bất khả thi trước đó. Lý do là các đồng hồ nguyên tử vốn cồng kềnh và cần được đặt bên trong một phòng thí nghiệm để bảo vệ trước mọi sự thay đổi của môi trường.Một hệ thống đếm giờ chính xác cao đóng vai trò then chốt cho chiến tranh hiện đại, cho phép các radar ở cách nhau hàng ngàn km vận hành đồng bộ, từ đó phát hiện và theo dõi các tiêm kích tàng hình của lực lượng đối phương.Đồng hồ nguyên tử còn cải thiện chất lượng tín hiệu của hoạt động tác chiến điện tử và cho phép truyền dẫn khối lượng dữ liệu khổng lồ trên chiến trường.Không dừng lại ở đó, dạng đồng hồ này thậm chí còn giúp biến khoa học viễn tưởng thành hiện thực, như kết hợp vũ khí laser hoặc vũ khí vi sóng từ các nền tảng chiến đấu khác nhau thành một chùm tia chết chóc để phá hủy các mục tiêu đối thủ.Trong báo cáo được bình duyệt và đăng trên chuyên san Metrology Journal của Trung Quốc ngày 18.12.2024, đội ngũ dự án do giáo sư Lin Pingwei dẫn đầu cho biết độ ổn định về dài hạn của đồng hồ mới là 5 triệu tỉ giây trong những lần thử nghiệm trên thực tế.