$730
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của trực tiếp bóng đá xoivotv. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ trực tiếp bóng đá xoivotv.Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của trực tiếp bóng đá xoivotv. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ trực tiếp bóng đá xoivotv.Đây là bàn thắng gây tranh cãi, do Supachok sút bóng vào lưới đội tuyển Việt Nam, sau tình huống đội tuyển Việt Nam chủ động đưa bóng ra khỏi sân, do cầu thủ bị đau. Sau đó, thay vì trả bóng lại cho đội bóng của HLV Kim Sang-sik, Supachok dứt điểm thẳng vào lưới, nâng tỷ số lên 2-1 cho Thái Lan trong trận chung kết lượt về tối 5.1, đồng thời gỡ hòa 3-3 cho đội bóng xứ sở chùa vàng sau 2 lượt trận chung kết. Bàn thắng gây này tranh cãi vì nó đi ngược lại với tinh thần fair-play trong bóng đá. Hiện tại bàn thắng này vẫn được bình chọn là bàn thắng đẹp nhất AFF Cup 2024. Tính cho đến chiều 9.1, tỷ lệ bầu chọn cho bàn thắng của Supachok vẫn cao vượt trội so với phần còn lại. Bàn thắng của Supachok nhận số phiếu bình chọn lên đến 89,44%. Trong khi đó, bàn thắng của tiền đạo Nguyễn Xuân Son, ghi trong trận chung kết lượt đi (nâng tỷ số lên 2-0) ngày 2.1, nhận được 10,22% số phiếu bình chọn, đứng nhì bảng. Các bàn thắng khác có tên trong danh sách những bàn thắng đẹp nhất AFF Cup 2024 có tỷ lệ phiếu bình chọn hầu như không đáng kể. Với tỷ lệ áp đảo nêu trên, bàn thắng của Supachok Sarachat gần như không có đối thủ trong cuộc đua đến danh hiệu bàn thắng đẹp nhất giải.Trước đó, chính bàn thắng này cũng đã giành được giải thưởng bàn thắng đẹp nhất trận chung kết lượt về, với hơn 86% số phiếu bầu chọn. Bàn thắng của Nguyễn Hai Long (ấn định chiến thắng 3-2 cho đội tuyển Việt Nam ở trận chung kết lượt về) xếp thứ nhì với 12% phiếu bầu. Đứng thứ 3 và thứ 4 lần lượt là các bàn thắng của Tuấn Hải (2%) và Ben Davies (0,25%).Mặc dù vậy, nếu Supachok có giành được cú đúp danh hiệu về bàn thắng đẹp, thì những danh hiệu này chỉ là những giải thưởng phụ. Những giải thưởng quan trọng nhất của AFF Cup 2024 hầu hết nằm trong tay đội tuyển Việt Nam: ngôi vô địch toàn giải, cầu thủ xuất sắc nhất, vua phá lưới (đều thuộc về Nguyễn Xuân Son), thủ môn xuất sắc nhất (Nguyễn Đình Triệu). ️
Báo cáo công bố tháng 4.2024 đề cập đến một hành tinh đang xoay quanh sao Barnard, hệ sao đơn gần thứ hai so với trái đất. Tuy nhiên, sự phối hợp sau đó của một loạt các đài thiên văn trên khắp thế giới đã xác nhận sự tồn tại không phải một mà đến 4 hành tinh nhỏ, theo báo cáo đăng trên chuyên san The Astrophysical Journal Letters số tháng 3.Các nhà thiên văn học cho biết họ đã sử dụng Đài Thiên văn Gemini ở bang Hawaii (Mỹ) và Kính Viễn vọng Cực lớn (VLT) ở Chile để phát hiện những hành tinh mới."Phát hiện trên phản ánh sự đột phá trong việc sử dụng chính xác những công cụ này so với thời các thế hệ các nhà nghiên cứu trước đó", Đài ABC News hôm nay 19.3 dẫn lời tác giả báo cáo là nghiên cứu sinh Ritvik Basant của Đại học Chicago (Mỹ).Sao Barnard là sao khổng lồ đỏ được phát hiện năm 1916. Kể từ đó, giới thiên văn học thống kê được ít nhất 70% số sao của Dải Ngân hà thuộc dạng sao này. Đó là lý do tại sao các nhà nghiên cứu muốn biết thêm về các hành tinh xoay quanh chúng, theo Đại học Chicago."Đó là phát hiện vô cùng phấn khích, sao Barnard là láng giềng của chúng ta, nhưng con người lại biết quá ít về nó", tác giả báo cáo Basant cho biết.Các hành tinh của sao Barnard có khối lượng dao động từ 20% đến 30% so với trái đất, và nhiệt độ bề mặt quá nóng để có thể cho phép sự sống tồn tại. Chúng nhiều khả năng là các hành tinh đá chứ không phải hành tinh khí. ️
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, hiện nay, có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống miền Bắc nước ta.Dự báo, đêm 12 và sáng 13.2, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc bộ, sau đó đến khu vực Bắc Trung bộ và một số nơi ở Tây Bắc bộ. Gió trong đất liền chuyển hướng đông bắc mạnh cấp 2 - cấp 3, vùng ven biển cấp 3.Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, miền Bắc và Bắc Trung bộ từ ngày 13.2 trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến từ 14 - 17 độ C, vùng núi 11 - 13 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C; Bắc Trung bộ phổ biến 16 - 18 độ C.Khu vực Hà Nội từ ngày 13.2 trời rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến 15 - 17 độ C, mức nhiệt này sẽ duy trì trong khoảng 1 tuần.Cơ quan khí tượng cảnh báo, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với dòng xiết trong đới gió tây trên cao nên từ đêm 12 - 13.2, Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ có mưa, mưa nhỏ.Từ gần sáng 13.2, ở vịnh Bắc bộ, gió chuyển hướng đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7 - cấp 8, biển động, sóng biển cao 1,5 - 2,5 m; khu vực bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió đông bắc mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7 - cấp 8, biển động, sóng cao 2 - 4 m.Từ ngày 11.2 - 10.3, không khí lạnh tiếp tục tác động đến thời tiết nước ta. Tuy nhiên, do trung tâm áp cao lạnh lục địa có xu hướng lệch ra phía đông nên có thể gây ra nhiều ngày mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù.Nhiệt độ trung bình trên cả nước trong giai đoạn này phổ biến ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm, Tây Bắc bộ cao hơn từ 0,5 - 1 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. ️