Messi rực sáng ghi cú đúp và kiến tạo, Inter Miami thắng ngược Nashville SC ngoạn mục
Đội tuyển Việt Nam đã thẳng tiến đến chung kết AFF Cup 2024 sau chiến thắng 3-1 trước Singapore ở trận bán kết lượt về tối 29.12 (thắng tổng tỷ số 5-1). Đây là trận chung kết AFF Cup thứ năm trong lịch sử của Việt Nam. Và trước thềm trận đấu quyết định, thầy trò HLV Kim Sang-sik đang có ưu thế cực lớn.Đó là bởi, đội tuyển Việt Nam có nhiều hơn đối thủ ở chung kết 1 ngày nghỉ, đồng thời được đá trận lượt đi trên sân nhà. Trong khi Quang Hải cùng đồng đội đã đá xong trận bán kết lượt về vào tối qua, có trọn vẹn hôm nay để phục hồi và tập luyện nhẹ rồi bước vào tập chiến thuật vào ngày mai (31.12), đối thủ của Việt Nam ở chung kết phải trải qua lịch trình khắc nghiệt hơn nhiều.Đội tuyển Thái Lan (hoặc Philippines) sẽ phải căng mình chiến đấu ở trận bán kết lượt về tối nay (30.12), sau đó di chuyển sang Việt Nam vào ngày 31.12 để chuẩn bị cho trận chung kết lượt đi. Đối thủ của thầy trò HLV Kim Sang-sik ở chung kết sẽ chỉ có 1 ngày chuẩn bị trọn vẹn, ít hơn nhiều so với 3 ngày chuẩn bị trọn vẹn của đội tuyển Việt Nam. Do trận chung kết lượt về diễn ra trên sân khách, nên sau trận chung kết lượt đi, cả hai đội sẽ cùng di chuyển tới địa điểm thi đấu. Không có ưu thế nào cho đội chủ nhà ở trận lượt về, khi cùng phải bước qua lịch trình di chuyển, hồi phục tương đương nhau. Việc có nhiều hơn đối thủ 2 ngày phục hồi và chuẩn bị, cũng như tiết kiệm thời gian di chuyển sẽ mang tới ưu thế thể lực rất lớn cho toàn đội. Khi AFF Cup đã trôi dần về cuối, đội tuyển nào lọt tới chung kết cũng đã mệt nhoài bởi chặng hành trình rất khắc nghiệt, đây là lợi thế rất lớn mà đội tuyển Việt Nam cần nắm lấy.Bên cạnh "địa lợi" với sân Việt Trì đang mang lại vận may cho đội tuyển Việt Nam, "thiên thời" còn đứng về phía học trò ông Kim. Cả Thái Lan và Philippines đều có khí hậu nóng bức ở khoảng thời gian này, đối lập với cái lạnh "cắt da" ở Phú Thọ. Bởi vậy dù đội nào có lọt tới trận chung kết cũng sẽ phải thích nghi với thời tiết lạnh buốt ở phía bắc Việt Nam. Nếu không thích ứng được với chênh lệch nhiệt độ, nguy cơ suy giảm thể lực và sức chiến đấu là khó tránh khỏi. Ở trận chung kết, đội tuyển Việt Nam sẽ có nền tảng thể lực tốt. Vì bên cạnh lịch thi đấu đã hậu thuẫn cho toàn đội ưu thế rất lớn, chiến lược xoay tua của HLV Kim Sang-sik cũng giúp các trụ cột có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục, không phải căng sức trên lịch trình dày đặc.Đơn cử, Hoàng Đức được cho nghỉ sớm ở trận lượt về tối qua, trong khi Quang Hải, Tiến Linh vào sân trong những phút cuối. HLV Kim Sang-sik không ngại xoay tua, dù ở những vị trí hiếm khi bị thay đổi như thủ môn hay trung vệ. Trên hàng công, ngoại trừ Xuân Son "cày đủ" 3 trận đã qua, các vệ tinh xung quanh như Hai Long, Ngọc Quang, Thanh Bình, Vĩ Hào... đều san sẻ thời gian thi đấu. Cách dùng người của HLV Kim Sang-sik mang lại hai ưu điểm: giúp học trò tiết kiệm thể lực để dồn sức cho trận quan trọng nhất, đồng thời toàn đội cũng có diện mạo khó lường khi không phụ thuộc vào bộ khung con người cố định nào. HLV Kim Sang-sik khẳng định "đội tuyển Việt Nam đã chuẩn bị cho chung kết" ngay từ trước trận bán kết lượt đi với Singapore. Nhà cầm quân người Hàn Quốc đã tính toán kỹ lưỡng. Khi mọi ưu thế đều nằm trong tay, hãy tin đội tuyển Việt Nam sẽ chơi tốt ở hai trận chung kết AFF Cup 2024. Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vnĐặc sắc lễ hội ngày mùa trên quê hương cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng
Ngày 19.3, Chủ tịch nước Lương Cường, Trưởng đoàn kiểm tra 1907 của Bộ Chính trị, đã chủ trì Hội nghị thông qua dự thảo báo cáo của Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 đối với Ban thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh.Dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh nêu rõ, ngay sau khi có các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của T.Ư, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành kế hoạch để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức các hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt nghiêm túc, bài bản và khoa học; thành lập ban chỉ đạo, ban hành các quy định, quy chế, quy trình để tổ chức thực hiện; cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị, kết luận bằng chương trình hành động và chỉ đạo các cấp ủy cơ sở, cấp ủy trực thuộc, chủ động việc tổ chức học tập, quán triệt triển khai.Đáng chú ý, sau khi có Kết luận 123, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã chủ động điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt trên 14%, giao chỉ tiêu tăng trưởng cho từng sở, ngành, cơ quan đơn vị để quyết tâm, nỗ lực ở mức cao nhất.Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch nước Lương Cường đánh giá, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh và các tổ chức đảng được kiểm tra đã quán triệt sâu sắc, thái độ nghiêm túc, chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản các nội dung; phối hợp chặt chẽ với Đoàn kiểm tra về bốn nội dung được kiểm tra."Tỉnh Quảng Ninh có nhiều nội dung, cách làm chất lượng, đi trước; có nhiều kinh nghiệm so với cả nước từ tổ chức bộ máy, chuyển đổi số, cải cách hành chính, phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh, có nhiều cách làm hay, sáng tạo. Các chủ trương, cách thức tổ chức thực hiện, công tác kiểm tra, giám sát của tỉnh đúng với chủ trương, quan điểm của T.Ư, chính sách pháp luật Nhà nước, phù hợp thực tế địa phương, tạo sự đồng thuận cao trong cán bộ đảng viên và nhân dân", Chủ tịch nước đánh giá.Chủ tịch nước đề nghị, trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh cần rà soát mục tiêu, xây dựng chương trình hoạt động rõ trong từng cơ quan, đơn vị, từng thành viên và tổ chức thực hiện quyết liệt, kiểm tra giám sát sâu sát. Chỉ rõ Quảng Ninh luôn được T.Ư xác định có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; là địa phương duy nhất trong cả nước có đường biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc; là địa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng có tốc độ đô thị hóa nhanh thuộc diện cao trong cả nước, Chủ tịch nước đề nghị Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cần có các nhóm giải pháp để Quảng Ninh tiến nhanh, chắc, bền vững về mọi mặt, nhất là tiên phong đi đầu trong việc thực hiện bốn nội dung được kiểm tra.Đối với việc tổ chức thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, tạo sự đồng thuận trong Đảng bộ, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, Chủ tịch nước nhấn mạnh cần nghiêm túc quán triệt các nghị quyết, kết luận của Ban chấp hành T.Ư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy định, hướng dẫn..., bảo đảm cho bộ máy từ tỉnh đến cơ sở đi vào hoạt động bình thường, không để gián đoạn, ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ chung của toàn tỉnh...
Làm giàu với cây mai
Chị Đỗ Thị Nguyệt Ánh, chủ xưởng may Thanh Thanh Liên, đường số 12, Q.Bình Tân, TP.HCM, nói: "Các nhân viên đã đồng cam cộng khổ cùng xưởng suốt nhiều năm. Họ đồng cảm nên chấp nhận mức lương sụt giảm. Chúng tôi không ai muốn để nhân viên thiệt thòi. Nên năm 2024, sẽ cố gắng tăng tiền lương cho họ. Rất kỳ vọng tình hình kinh doanh khả quan hơn, nhận được nhiều đơn hàng".
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Việt Nam thu hàng ngàn tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon
Giải thích cho lý do vì sao ước mơ ngày bé và công việc hiện tại của nhiều người không liên quan gì đến nhau, thạc sĩ Nguyễn Thị Đào Lưu, giảng viên Khoa Xã hội và nhân văn, Trường ĐH Văn Lang nói: “Khi còn trẻ, chúng ta nhìn đời bằng góc nhìn lãng mạn và dễ bị ảnh hưởng từ người khác. Vì thế, ngành nghề hồi bé có thể khác xa với thực tế hiện tại. Bên cạnh đó, khi còn nhỏ, ta chỉ đơn thuần là thích một công việc nào đó mà không có hiểu biết về nó. Đến khi lớn lên, ta sẽ hiểu mỗi công việc đều có những yêu cầu đặc biệt riêng và không còn phù hợp với bản thân nữa”.