Bánh mì 'bun mee' của Việt Nam là sandwich ngon nhất thế giới
Chùa Trăm Gian (hay còn gọi là chùa Vĩnh Khánh, có địa chỉ tại thôn An Đông, xã An Bình, H.Nam Sách, Hải Dương) được xây dựng từ thời nhà Lý, vào khoảng thế kỷ 11.Những tấm lòng vàng 12.1.2023
Theo điều 10 Nghị định 168, người đi bộ không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường sẽ bị phạt từ 150.000 - 250.000 đồng, thay vì bị phạt từ 60.000 - 100.000 đồng theo Nghị định 100/2019 trước đây.Mức phạt này cũng quy định với các hành vi không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định; đi qua đường không có tín hiệu bằng tay theo quy định; không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của CSGT.Ngoài ra, người đi bộ sẽ bị phạt từ 400.000 - 600.000 đồng nếu đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc (mức phạt cũ 100.000 - 200.000 đồng); mang vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông hoặc đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy cũng bị phạt 400.000 - 600.000 đồng (mức phạt cũ 60.000 - 100.000 đồng).Điều 11 của Nghị định 168 quy định 3 mức xử phạt người điều khiển, dẫn dắt vật nuôi, điều khiển xe vật nuôi kéo vi phạm quy tắc giao thông.Mức 1, phạt từ 150.000 - 250.000 đồng nếu không nhường đường theo quy định, không báo hiệu bằng tay khi chuyển hướng; không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường; không đủ dụng cụ đựng chất thải của vật nuôi hoặc không dọn sạch chất thải của vật nuôi thải ra đường, vỉa hè; để vật nuôi đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn; đi dàn hàng ngang từ 2 xe trở lên; để vật nuôi kéo xe mà không có người điều khiển; điều khiển xe không có báo hiệu theo quy định. Những hành vi này theo Nghị định 100 trước đây bị phạt từ 60.000 - 100.000 đồng.Mức 2, phạt từ 400.000 - 600.000 đồng thay vì 100.000 - 200.000 theo Nghị định 100 với các hành vi không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của CSGT; dẫn dắt vật nuôi chạy theo khi đang lái phương tiện tham gia giao thông; điều khiển, dẫn dắt vật nuôi đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới.Mức thứ 3, phạt từ 1 - 2 triệu đồng với người điều khiển, dẫn dắt vật nuôi hoặc điều khiển xe vật nuôi kéo đi vào đường cao tốc, thay vì phạt 400.000 - 600.000 đồng theo mức phạt cũ.
Đoàn xe dâu dừng giữa đường để chụp ảnh: Bắt Hải Idol và 3 bị can
Tuy nhiên, với sự tiến bộ của y học hiện đại, phẫu thuật nối dương vật đã mang đến hy vọng cho những trường hợp không may gặp phải tai nạn này. Vậy tỉ lệ thành công của phương pháp này là bao nhiêu? Yếu tố nào sẽ quyết định đến kết quả của ca phẫu thuật?Trong tập mới nhất của chương trình "Bác sĩ ơi!", TS. BS Mai Bá Tiến Dũng, Trưởng khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về phẫu thuật nối dương vật bị đứt lìa. Chương trình sẽ phân tích tỉ lệ thành công, những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật như thời gian, cách bảo quản... Bên cạnh đó, "Bác sĩ ơi!" cũng sẽ làm rõ khả năng phục hồi chức năng sinh lý sau phẫu thuật và đưa ra lời khuyên từ chuyên gia, giúp nam giới phòng tránh tai nạn đáng tiếc này.Mời quý khán giả đón xem "Bác sĩ ơi!" để hiểu rõ hơn về vấn đề này!
Sáng 19.3, bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội, dẫn đầu đoàn công tác có buổi khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới năm 2024 tại Bình Phước.Theo UBND tỉnh Bình Phước, công tác tuyên truyền về bình đẳng giới thời gian qua được địa phương thực hiện đa dạng, phong phú; công tác hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực cũng được thực hiện thông qua các câu lạc bộ, tổ phòng, chống bạo lực gia đình tại các thôn, ấp và cấp xã; nạn nhân mua bán người sau khi được giải cứu trở về địa phương hòa nhập cộng đồng được hỗ trợ tư vấn về sức khỏe, tâm lý, tìm kiếm việc làm...Đáng chú ý, trong lĩnh vực chính trị, Bình Phước có tỷ lệ lãnh đạo nữ chủ chốt cao nhất trong cả nước, với 14/49 cán bộ nữ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (28,5%); 5/15 cán bộ nữ tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy (33,3%), trong đó 3 cán bộ nữ là Thường trực Tỉnh ủy (Bí thư Tỉnh ủy Tôn Ngọc Hạnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Hằng và Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền - PV).Ngoài ra, địa phương có 11/78 nữ lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý (giám đốc, phó giám đốc sở và tương đương); 97/450 cán bộ nữ giữ chức vụ trưởng, phó phòng ban chuyên môn nghiệp vụ sở ngành và 73/280 tương đương các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; tỷ lệ nữ là giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã hiện nay là 2.692/13.034, đạt trên 20,6%...Tại buổi khảo sát, bà Nguyễn Thị Kim Thúy đề nghị Bình Phước rà soát lại các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới để có sự điều chỉnh phù hợp với địa phương. Hiện đang trong quá trình sắp xếp, hợp nhất các địa phương, sẽ có thiết lập cơ cấu nhân sự mới; tỉnh cần tính toán thúc đẩy bình đẳng giới trong bộ máy quản lý nhà nước; bảo đảm yếu tố giới trong quá trình sắp xếp, sáp nhập, duy trì và phát triển đội ngũ cán bộ nữ có năng lực.
Vườn hồng cổ thụ ở Nghệ An thu hút du khách
Trong 2 ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin thất thiệt liên quan đến việc quân nhân Nguyễn Văn Nghiệp bị tử vong. Theo Quân khu 1 (QK1), vào khoảng 8 giờ ngày 9.2, quân nhân Nguyễn Văn Nghiệp, hạ sĩ, quân khí viên, đại đội 1, tiểu đoàn 4, trung đoàn 12 (Sư đoàn 3) báo cáo chỉ huy đại đội mình có biểu hiện bị sốt, buồn nôn và đau bụng. Theo đó, quân nhân Nghiệp đã được bộ phận y tế của đơn vị thăm khám, truyền dịch, hạ sốt, kháng sinh và theo dõi. Tuy nhiên, sức khỏe của quân nhân Nghiệp vẫn không được cải thiện, đơn vị đã chuyển lên Bệnh viện Quân y 110 rồi Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 để điều trị. Tại đây, các y, bác sĩ đã tích cực điều trị cứu chữa song quân nhân Nguyễn Văn Nghiệp không qua khỏi.Qua kết quả xét nghiệm, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 xác định, quân nhân Nghiệp ngừng tuần hoàn ngoại viện do sốc nhiễm khuẩn do não mô cầu thể tối cấp. Ngay sau khi quân nhân Nghiệp tử vong, để bảo đảm khách quan các cơ quan bảo vệ pháp luật đã vào cuộc, trưng cầu giám định pháp y để làm rõ nguyên nhân tử vong (có sự chứng kiến của gia đình quân nhân Nghiệp) và tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật.Bộ Tư lệnh QK1 đã cử đoàn công tác trực tiếp về gặp gỡ gia đình, địa phương thông báo vụ việc, động viên, giúp đỡ gia đình và thực hiện công tác chính sách, tổ chức tang lễ cho quân nhân Nguyễn Văn Nghiệp theo đúng quy định. Cạnh đó, Viện Y học dự phòng quân đội đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm, phun khử khuẩn, hướng dẫn phương pháp phòng, chống dịch viêm não mô cầu cho cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 3. Qua xét nghiệm đã phát hiện, cách ly theo dõi đối với 7 quân nhân của đơn vị đã tiếp xúc trực tiếp và bác sĩ điều trị cho quân nhân Nghiệp tại Bệnh viện Quân y 110.Gia đình đã tổ chức mai táng cho quân nhân Nguyễn Văn Nghiệp tại nghĩa trang quê nhà, thôn Đại Lâm, xã Tam Đa, H.Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, vào chiều ngày 11.2.