Smartphone cao cấp Xiaomi 14 ra mắt, giá từ 22,99 triệu đồng
Sáng 1.2 (mùng 4 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025), Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng trao quyết định khen thưởng và tuyên dương gương người tốt việc tốt đối với công nhân của Xí nghiệp vận chuyển đã tìm được kim cương trong 28 tấn rác.Theo đó, Hội đồng thi đua khen thưởng Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng khen thưởng và tuyên dương trong toàn công ty cho cá nhân anh Lâm Minh Hải (32 tuổi, công nhân Xí nghiệp vận chuyển) về hành động đẹp, nhặt được của rơi trả lại cho người mất.Công đoàn, xí nghiệp, các bộ phận cùng đông đảo đồng nghiệp cũng đã động viên, chúc mừng anh Lâm Minh Hải. Ông Phạm Thanh Phúc, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng, cho biết đối với các trường hợp nhặt, tìm được, trả lại tài sản, công ty có quy chế khen thưởng kịp thời, cảm ơn và động viên người lao động tại đơn vị trực thuộc. Nhưng trường hợp anh Lâm Minh Hải rất đặc biệt nên công ty tổ chức buổi khen thưởng riêng, đặc biệt trong toàn cơ quan nhân dịp ra quân đầu năm, nhằm lan tỏa tấm gương trung thực, thật thà.Anh Lâm Minh Hải (ở P.Hòa Khánh Nam, Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) kể lại, khoảng sau 22 giờ ngày 28.1 (tức 29 tháng Chạp), anh đang trực ở bãi xe thì nhận được thông báo huy động công nhân để hỗ trợ tìm kiếm tài sản."Người mất tài sản là bà Châu Thị Mỹ Hoa (ở TP.Đà Nẵng). Trong lúc dọn nhà, bà để 1 chiếc ví trên bàn, 1 bên là bọc rác, con gái bà tưởng rác nên gom chung đi vứt. Trong ví có 4 bông tai, 2 nhẫn kim cương, tổng trị giá 1 tỉ đồng", anh Lâm Minh Hải kể lại.Từ thông tin của khổ chủ, Công ty CP Môi trường đô thị nhanh chóng xác định khu vực thu gom rác trước nhà bà Châu Thị Mỹ Hoa trên đường Nguyễn Hữu Thọ được tập kết về Trạm trung chuyển rác thải trên đường Lê Thanh Nghị.Lúc này, số rác nghi vấn lẫn kim cương lên đến hàng chục mét khối, trạm trung chuyển ép thành 28 tấn rác trước khi chở lên bãi rác Khánh Sơn.Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng đã hỗ trợ 3 người, gồm vợ chồng và con gái bà Châu Thị Mỹ Hoa theo chuyến xe đầu tiên (14 tấn rác) lên bãi để tìm kiếm."Công ty hỗ trợ dẫn xe đổ 14 tấn rác ở khu vực bãi riêng để thuận tiện khoanh vùng, bật đèn sáng, huy động 3 - 4 anh em đưa xe cơ giới ủi, xới, cào rác trải dài ra, cùng khoảng 20 người nhặt rác tìm kiếm", anh Lâm Minh Hải kể lại.Sau hơn 1 tiếng đồng hồ, đội ngũ công nhân đánh vật giữa biển rác, nỗ lực tìm kiếm để trả lại tài sản cho người bị mất, lật tung từng bao rác. Đến hơn 23 giờ ngày 28.1, gia đình bà Châu Thị Mỹ Hoa hết hy vọng, chỉ để lại số điện thoại cho một công nhân xe ủi rồi ra về."Theo kinh nghiệm của tôi thì việc tìm kiếm hy vọng chỉ có 1 - 2% chứ mấy. Vì gia đình vứt ví có kim cương nằm trong 1 bọc rác màu xanh, loại 10 kg, nhưng số lượng rác đến 14 tấn/xe, một xe rác có cả ngàn bao ni lông, công nhân hy vọng cái nào thì xé cái đó chứ số lượng quá nhiều", anh Lâm Minh Hải kể lại.Lúc này chỉ còn chưa đầy 1 tiếng đồng hồ là đến giao thừa, các công nhân và người nhặt rác vẫn tiếp tục tiếp nhận xe rác thứ 2 với 14 tấn tiếp theo từ trạm trung chuyển, nghi vấn có lẫn gói rác nhà bà Châu Thị Mỹ Hoa, với tinh thần "hy vọng là tìm được chừng nào hay chừng đó".Khoảng 15 phút sau, anh Lâm Minh Hải nhặt ra được 1 cái ví màu trắng, viền sọc đen. "Tôi kéo dây ngăn kéo ra thì thấy 2 cái nhẫn, 2 đôi bông tai, tôi có nói công nhân xe ủi gọi điện người nhà lên nhận lại", anh Hải kể.Chiếc ví này nằm bên cạnh bọc ni lông rác màu xanh, theo công nhân này có khả năng lúc ép rác đã rách, chiếc ví rơi ra ngoài."Chị Hoa ôm lấy tôi mà nói không nên lời, chị chỉ nói được cảm ơn và ôm tôi chụp hình kỷ niệm... Tôi cảm thấy rất chi là vui và hãnh diện", anh Lâm Minh Hải kể.Theo Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng, gia đình anh Lâm Minh Hải gắn bó với bãi rác Khánh Sơn trong nhiều năm, có anh trai từng làm tại bãi, anh Hải vào làm công nhân Xí nghiệp vận chuyển gần 10 năm qua.Đây là lần thứ 2 vào dịp tết Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng và đội ngũ công nhân tại bãi rác Khánh Sơn tìm lại được tài sản giá trị cho người dân và du khách. Trước đó, vào dịp Tết Canh Tý 2020, ngay đêm mùng 1 Tết, hàng trăm người đã tìm thấy 29 cuốn hộ chiếu để đoàn du khách kịp đi Hàn Quốc. (Thanh Niên đã thông tin)Phở trộn ngon 'khét tiếng' ở Hà Nội
Dọc đường Trần Quý (Q.11), gần chợ Thiếc - khu vực tập trung người Hoa sinh sống xuất hiện nhiều điểm bán lá bưởi, lá trắc bách diệp (trắc bá diệp, cây thuộc bài) vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Những cành lá bưởi xanh non mơn mở, tươi rói dài khoảng 30 cm được bán với giá từ 10.000 - 12.000 đồng. Cành trắc bách diệp có giá khoảng 30.000 - 40.000 đồng. Ngoài ra, một số tiệm còn bán cây trắc bách diệp trồng trong chậu nhỏ phục vụ cộng đồng người Hoa ở khu vực này. Bà Tư (50 tuổi, ở Q.11) - tiểu thương bán trái cây cạnh chợ Thiếc cho biết vào các ngày rằm, mùng 1 trong năm, lá bưởi cũng được bày bán nhưng đến tết thì giá đắt hơn và khách hàng mua nhiều hơn. "Lá bưởi được người Hoa, đặc biệt là người Hoa Quảng Đông mua về để nấu nước lau bàn thờ giúp sạch sẽ hơn. Ngoài ra còn có quan niệm lá bưởi giúp loại bỏ những xui xẻo, thanh lọc không khí trong nhà. Lá trắc bách diệp thì được cắm thêm vào bình bông chưng lên bàn thờ để cầu may mắn, rước tài lộc vào nhà trong năm mới", bà Tư nói.Hơn 20 năm buôn bán ở chợ Thiếc, mỗi dịp tết, cứ đến khoảng ngày 15 tháng chạp thì bà Tư nhập thêm số lượng nhiều 2 loại lá này về bán. Sau ngày 20 tháng chạp, khi người dân bắt đầu dọn dẹp bàn thờ, nhà cửa đón tết thì mặt hàng này đắt khách hơn. Những ngày này, mỗi ngày, bà Tư bán được vài trăm cành lá bưởi và trắc bách diệp. "Người Hoa như tôi cuối năm dọn nhà nhất định phải có lá bưởi. Không chỉ dùng để lau bàn thờ mà còn dùng nấu nước tắm. Quan niệm của chúng tôi là lá bưởi có thể tẩy rửa những thứ không sạch sẽ, xua đuổi xui rủi trong năm cũ, đón năm mới may mắn, bình an", bà Lý Hoa (60 tuổi), khách mua lá chia sẻ, sáng 18.1. Cũng trên đường Trần Quý, cách tiệm của bà Tư vài mét là tiệm của bà Hạnh (72 tuổi) cũng bày bán 2 loại lá này. Ngoài ra, bà còn nhập cả trăm chậu trắc bách diệp lớn, nhỏ bán thêm. Bà chia sẻ, trắc bách diệp cũng là một vị thuốc trong Đông y, được nhiều người chưng làm cảnh trong nhà. Dịp tết, người Hoa không chỉ mua lá cây này chưng mà còn ngắt từng lá nhỏ, bỏ trong bao lì xì đặt lên bàn thờ. Bà Hạnh nhập cây trắc bách diệp từ làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp), bán với giá 80.000 đồng/chậu nhỏ. Nhiều năm nay, không chỉ người Hoa mà nhiều người Việt cũng mua về chưng tết. Bà Hạnh cho biết thêm, ngày thường khách cũng thường hay mua để tặng cho bạn bè, người thân trong dịp sinh nhật lần thứ 60, với mong muốn đem lại sự may mắn cho người được tặng. Chị Huỳnh Kim (40 tuổi, ở Q.11) chia sẻ: "Tuy tôi không phải là người Hoa nhưng sống lâu năm ở khu Chợ Lớn nên cũng thường mua lá bưởi về lau bàn thờ mỗi dịp Tết Nguyên đán. Tôi có niềm tin rằng lá bưởi loại bỏ xui xẻo, giúp không khí trong nhà lưu thông, sạch sẽ".
Chàng trai trở thành triệu phú năm 19 tuổi
Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt nội dung văn kiện và tiếp nhận dự án hỗ trợ kỹ thuật "Cải thiện giao thông công cộng TP.Hà Nội (Moov'Hanoi)" sử dụng viện trợ không hoàn lại của Hội đồng Vùng Île-de-France (Cộng hòa Pháp).Tổng vốn dự án khoảng 33 tỉ đồng, tương đương hơn 1,2 triệu euro. Trong đó, vốn viện trợ không hoàn lại khoảng 32 tỉ đồng do bên tài trợ là Hội đồng Vùng Île-de-France và Cơ quan Phát triển Pháp (bên cung cấp viện trợ) trực tiếp quản lý. Vốn đối ứng khoảng 1 tỉ đồng được huy động từ ngân sách thành phố.Dự án đặt ra 2 mục tiêu chung nhằm nâng cao sức hấp dẫn của giao thông công cộng tại Hà Nội và hỗ trợ thành phố thiết lập mạng lưới giao thông công cộng đa phương thức. Thời gian thực hiện dự án trong năm 2025 - 2026.Hà Nội kỳ vọng khi dự án được triển khai sẽ cải thiện "lộ trình di chuyển của hành khách", đặc biệt thông qua cải tiến các điểm ga giao thông công cộng. Đồng thời, cải thiện khả năng tiếp cận bằng tất cả các phương thức, đặc biệt là đi bộ đến các nhà ga để tạo thuận lợi cho việc sử dụng phương thức giao thông công cộng mới này.Cạnh đó, thành phố sẽ có thể tổ chức lại mạng lưới xe buýt hiện có để bổ sung tốt hơn trong cung cấp giao thông công cộng nói chung.Theo Sở GTVT Hà Nội, dự án có nhiều nội dung chính, trong đó nội dung 1 sẽ nghiên cứu thực trạng và xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan đến giao thông và nhu cầu đi lại hàng ngày của người dân Hà Nội để phát triển hệ thống giao thông bền vững.Nội dung 2 nhằm hỗ trợ chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong việc mở mới, điều chỉnh dịch vụ các tuyến buýt trên cơ sở kế hoạch tái cấu trúc và hợp lý hóa mạng lưới xe buýt công cộng. Từ đó tạo thuận lợi cho việc kết nối giữa các phương thức vận tải metro/BRT/bus.Nội dung 3 là các nguyên tắc thiết kế các điểm ga giao thông công cộng, điểm trung chuyển xe buýt, điểm trung chuyển đa phương thức và triển khai dự án thí điểm làm cơ sở nhân rộng và quản lý kết nối đa phương thức. Điều này nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ của mạng lưới xe buýt đô thị và liên vận.Tính đến năm 2023, trên địa bàn Hà Nội có 154 tuyến buýt, trong đó 132 tuyến trợ giá; 8 tuyến không trợ giá; 12 tuyến kế cận và 2 tuyến City tour. Mạng lưới tuyến xe buýt trong 10 năm qua thường xuyên được phát triển, mở rộng, cải thiện, hợp lý hóa nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của hành khách.Sở GTVT Hà Nội cho rằng việc phát triển, mở mới các tuyến buýt cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn diễn biến ngày càng phức tạp, đòi hỏi cần phải có các giải pháp để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông.
Ngày 21.3, thông tin từ Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Yên cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định tạm giữ Nguyễn Văn Võ Quá (37 tuổi, trú thôn Lãnh Vân, xã Xuân Lãnh, H.Đồng Xuân, Phú Yên), để điều tra về hành vi sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Cụ thể, Quá đã làm sổ đỏ giả để đi lừa đảo hàng tỉ đồng.Theo kết quả điều tra ban đầu, thông qua mạng xã hội, Nguyễn Văn Võ Quá đã đặt làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) sau đó dùng sổ đỏ giả này để bán 21,8 ha đất rừng trồng tại xã Phú Mỡ, H.Đồng Xuân cho bà N.T.M (42 tuổi, trú xã Phước Mỹ, TP.Quy Nhơn, Bình Định) với số tiền 870 triệu đồng.Vào 14 giờ ngày 12.3, khi đang nhận tiền từ bà M., Quá bị CSĐT Công an tỉnh Phú Yên phối hợp Công an xã Xuân Lãnh, H.Đồng Xuân bắt quả tang.Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, vào ngày 12.2, Văn phòng Đăng ký đất đai H.Đồng Xuân tiếp nhận hồ sơ đăng ký đo đạc của ông Lê Văn Kỷ (47 tuổi, thường trú tại thôn Phố Trạch, xã Phước Thuận, H.Tuy Phước, Bình Định) tại thửa đất số 701, tờ bản đồ số 27, diện tích 11,5 ha, đất rừng sản xuất, có địa chỉ thửa tại thôn Lãnh Vân, xã Xuân Lãnh, H.Đồng Xuân do Sở TN-MT tỉnh Phú Yên cấp năm 2024. Sau khi xác minh, nhân viên văn phòng này phát hiện đây là sổ đỏ giả.Theo lời của ông Kỷ tại Văn phòng Đăng ký đất đai H.Đồng Xuân, ông mua lại miếng đất này từ Nguyễn Văn Võ Quá với giá 700 triệu đồng và được Quá hứa chịu trách nhiệm làm sổ đỏ.
Vì sao tỉnh Lâm Đồng không chấp thuận Công ty Thành Bưởi mở bến xe tạm?
Chiều 16.1, đại diện Viện KSND TP.HCM luận tội và đề nghị mức án đối với 13 bị cáo khác trong vụ án "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Trung tâm Nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao TP.HCM (Trung tâm R&D), Công ty T.S.T, Sở KH-ĐT và các đơn vị liên quan.Theo cáo trạng, năm 2016, TP.HCM triển khai 2 dự án công nghệ, gồm dự án đầu tư nâng cấp và mua sắm máy móc thiết bị phục vụ nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm sản phẩm vi cơ điện tử (tức dự án Mems) và dự án trang thiết bị phòng thí nghiệm phục vụ công tác bảo tồn, lai tạo, phát triển nguồn giống nấm phục vụ sản xuất nông nghiệp và xử lý môi trường (hay dự án Nấm).Trung tâm R&D là đơn vị trực thuộc Ban Quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM là chủ đầu tư dự án Mems. Ban Quản lý khu nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM là chủ đầu tư dự án Nấm.Đại diện Viện KSND TP.HCM khẳng định, bị cáo Hoàng Minh Bá (cựu Giám đốc Công ty T.S.T) giữ vai trò chủ mưu, chỉ đạo các bị cáo cấp dưới để “thông thầu”, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 39 tỉ đồng. Do đó, Viện kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên bị cáo Bá từ 8 - 9 năm tù. Các đồng phạm giúp sức cho bị cáo Bá "thông thầu", Viện kiểm sát đề nghị mức án từ 3 - 9 năm tù. Đối với 2 cựu lãnh đạo tại Sở KH-ĐT TP.HCM, cựu Phó giám đốc Trần Thị Bình Minh và bị cáo Phan Tất Thắng (cựu Phó trưởng phòng Kinh tế) vì vụ lợi đã ký các quyết định phê duyệt dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, dự toán hai dự án không đúng với quy định, giúp bị cáo Bá gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 39 tỉ đồng.Sau khi Công ty T.S.T trúng thầu, bị cáo Minh đã nhận của Bá 1 tỉ đồng, Thắng nhận 350 triệu đồng.Vì vậy, Viện kiểm sát đề nghị bị cáo Trần Thị Bình Minh từ 7 - 8 năm tù, bị cáo Thắng từ 4 - 5 năm tù.Về trách nhiệm dân sự, Viện kiểm sát đề nghị HĐXX buộc Hoàng Minh Bá bồi thường hơn 39 tỉ đồng cho Trung tâm R&D, và Ban Quản lý khu nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM.Sau phần luận tội, luật sư đang lần lượt bào chữa cho các bị cáo. Tháng 7.2024, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Trần Thị Bình Minh 7 năm 6 tháng tù, Phan Tất Thắng 4 năm 6 tháng tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ do có sai phạm liên quan đến Công ty AIC của Nguyễn Thị Thanh Nhàn và Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM.