MobiFone phát triển các giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp
Ngày 28.2, thông tin từ HĐND tỉnh Quảng Ninh cho biết, địa phương vừa thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung về phí, lệ phí tham quan danh lam thắng cảnh đối với 3 hành trình tham quan vịnh Hạ Long mới.Đáng chú ý, các hành trình trước đây bị bỏ ngỏ, thất thu ngân sách nay đã được đưa vào danh mục thu phí và có hiệu lực từ 1.5 tới.Cụ thể, HĐND tỉnh Quảng Ninh công bố tuyến thứ 6 trên vịnh Hạ Long, với hành trình: cảng tàu - hòn Chân Voi - vụng Ba Cửa - đảo Tùng Lâm - hòn Cặp Bài (điểm cuối tiếp giáp Gia Luận, vịnh Lan Hạ, Hải Phòng) hoặc ngược lại, với mức phí 150.000 đồng/lần/người/ngày.Với hành trình tuyến thứ 7, du khách sẽ tham quan trọn hành trình trên vịnh Hạ Long trong ngày nhưng không nghỉ đêm, với mức phí 600.000 đồng/người/ngày. Tuyến thứ 8 dành cho tour ven bờ vịnh Hạ Long, với hành trình từ Cảng tàu quốc tế Hạ Long - khu vực nam Cầu Trắng với mức phí 70.000 đồng/lần/người/ngày. Theo phản ánh của các doanh nghiệp kinh doanh trên vịnh Hạ Long, từ nhiều năm nay loại hình "tàu ca nhạc" nằm trong đề án kinh tế du lịch đêm của TP.Hạ Long vẫn bỏ ngỏ thu phí tham quan. Nhiều năm qua, hàng chục nghìn khách mua vé tham dự các chương trình ca nhạc, tiệc trên vịnh Hạ Long hoành tráng nhưng Ban Quản lý vịnh Hạ Long lại không phải thu một đồng phí nào. Trong khi đó, Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long hàng đêm vẫn phải "gánh" hàng nghìn khách tham gia các hoạt động vui chơi giải trí như tiệc tùng, ca nhạc, đốt pháo hoa… Đã thế, nếu không may xảy ra sự cố thì cơ quan chức năng phải chịu trách nhiệm. Quảng Ninh hơn 2 năm qua thí điểm chương trình cho khách ăn đêm trên du thuyền trên vịnh Hạ Long nhưng không thu vé, trong khi tham quan ban ngày và các tuyến khác lại bán vé.Trao đổi với PV, đại diện Ban Quản lý vịnh Hạ Long cho biết, các tàu dịch vụ tổ chức trên vịnh Hạ Long hoạt động trong vùng nước của cảng tàu du lịch. Trong thời gian tới, đơn vị sẽ có phương án thu phí tham quan đối với loại hình này.Đèn khuya - Truyện ngắn dự thi của Trần Huyền Trang (TP.HCM)
Trưa 10.3, lãnh đạo Ban An toàn giao thông tỉnh Phú Yên cho biết các cơ quan chức năng đang phối hợp điều tra, xử lý vụ xe ô tô trung chuyển khách va chạm với xe máy tại TP.Tuy Hòa (Phú Yên) khiến 1 người chết tại chỗ và 1 người bị thương.Cụ thể, khoảng 19 giờ 30 ngày 9.3, xe trung chuyển khách BS 78F0-0061 của nhà xe Hồng Sơn (Phú Yên) trên đường đi sửa chữa, khi qua vòng xuyến P.Phú Lâm (TP.Tuy Hòa) xảy ra va chạm với xe máy BS 49S1-4925.Hậu quả, xe máy bị cuốn vào gầm xe ô tô. Hai người đi xe máy văng ra ngoài khiến 1 người chết, người còn lại bị thương được chuyển vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên cấp cứu.Theo Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên, người bị thương trong vụ tai nạn nói trên được đưa vào viện cấp cứu là anh T.B.L (31 tuổi, ở P.Hòa Vinh, TX.Đông Hòa, Phú Yên), tình trạng thương tích rất nặng.Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ đã đặt nội khí quản, cho thở máy, chụp CT... Kết quả xác định bệnh nhân bị tụ máu dưới màng cứng. Sau đó, bệnh nhân L. được gia đình chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định để điều trị.
Khuất tất trong gói thầu mua hàng ngàn bồn nước tặng đồng bào vùng cao Quảng Trị
“Đã có hàng chục thử nghiệm khoa học cho thấy việc ăn đậu nành hoặc chế phẩm chứa phytoestrogen từ đậu nành không có tác động tiêu cực đến mức testosterone của nam giới”, ông Nagra nói.
Ngày 11.2, tin từ Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, UBND tỉnh vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với 2 cá nhân vi phạm quy định về quản lý đất đai, với tổng số tiền 600 triệu đồng. Hai người này đã chiếm đất do nhà nước quản lý, thuộc P.Mỹ Đức, TP.Hà Tiên, Kiên Giang.Cụ thể, UBND tỉnh Kiên Giang xử phạt ông G.B.H (47 tuổi, ở khu phố 3, P.Tô Châu, TP.Hà Tiên) số tiền 250 triệu đồng vì chiếm đất với diện tích 14.200 m2do UBND P.Mỹ Đức quản lý. Đồng thời yêu cầu ông G.B.H khôi phục tình trạng ban đầu của đất (bao gồm cả việc khôi phục lại ranh giới và mốc giới thửa đất tại tổ 3, khu phố Bà Lý, P.Mỹ Đức). Ngoài ra, ông H. phải nộp lại số tiền trên 26,8 triệu đồng đã thu từ hành vi vi phạm.UBND tỉnh Kiên Giang xử phạt ông C.H.H (46 tuổi, ở khóm 5, P.5, TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau) vì chiếm đất của nhà nước tại P.Mỹ Đức, với diện tích trên 138.579 m2. Với hành vi này, ông Ông C.H.H bị xử phạt số tiền 350 triệu đồng và buộc khôi phục tình trạng ban đầu của thửa đất (bao gồm khôi phục ranh giới và mốc giới tại tổ 3, khu phố Bà Lý, P.Mỹ Đức). Đồng thời, ông H. nộp lại số tiền trên 209,8 triệu đồng đã thu từ hành vi chiếm đất.
Nguyên nhân một nửa dân Ấn Độ không sống gần biển như các quốc gia khác
Dự kiến tại kỳ họp bất thường vào tháng 2 tới đây, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).Theo quy định hiện hành, 18 chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong số này có nghị quyết của HĐND xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) và quyết định của UBND cấp xã.Tại tờ trình dự thảo luật sửa đổi, Chính phủ đề xuất bãi bỏ thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền cấp xã.Báo cáo đánh giá tác động chính sách từ Bộ Tư pháp cho thấy, từ năm 2016 - 2023, số lượng văn bản quy phạm pháp luật do cấp xã ban hành tại Việt Nam là rất khác nhau. 21/63 tỉnh có cấp xã không ban hành nghị quyết; 17/63 tỉnh có cấp xã không ban hành quyết định; một số tỉnh, cấp xã không ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào trong 8 năm thi hành luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Bắc Ninh, Đà Nẵng, Cần Thơ…). Ngược lại, có một số tỉnh, cấp xã còn ban hành số lượng khá lớn văn bản quy phạm pháp luật (Bình Định: 1.899 văn bản, Đồng Nai: 2.838 văn bản, Hà Nội: 4.183 văn bản). Bộ Tư pháp nhận định việc giảm số lượng đã chứng minh chủ trương hạn chế thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp xã là phù hợp với yêu cầu thực tiễn cũng như nguồn nhân lực làm công tác xây dựng pháp luật ở địa phương. Bởi lẽ ở cấp xã, người làm công tác xây dựng pháp luật vừa thiếu về số lượng, vừa thiếu kiến thức và kỹ năng soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. Đây cũng là cấp hành chính cơ sở, chỉ tập trung nguồn lực vào công tác triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp xã thực tế không nhiều, các quy định mang tính chất quy phạm.Từ những căn cứ đã nêu, Bộ Tư pháp cho rằng cần bỏ hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật do cấp xã ban hành, nhằm đơn giản hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.Song song với việc bãi bỏ, dự thảo luật sửa đổi cũng quy định rõ: nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND cấp xã đã ban hành sẽ tiếp tục có hiệu lực đến khi có văn bản bãi bỏ hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác.Một nội dung quan trọng khác tại dự thảo luật sửa đổi, đó là tăng cường kiểm soát quyền lực trong xây dựng và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật.Theo tờ trình của Chính phủ, dự thảo bổ sung một số nguyên tắc quan trọng như: kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ, lãng phí trong công tác xây dựng pháp luật; xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân.Đồng thời phải bảo đảm chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc; kịp thời giải quyết vấn đề bất cập, yêu cầu phát sinh từ thực tiễn; bảo đảm quản lý nhà nước và khuyến khích sáng tạo, khơi thông mọi nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Việc tăng cường kiểm soát quyền lực trong xây dựng và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật còn được thể hiện tại nội dung cụ thể của một số điều như: xin ý kiến của Bộ Chính trị đối với việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong trường hợp đặc biệt; trách nhiệm xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền của đảng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật…