'Sốc' cảnh đoàn người giẫm đạp lên thạch nhũ trong hang mới phát hiện ở Quảng Bình
"Theo Quy hoạch điện 8, từ nay đến năm 2030 chỉ còn vài năm nữa để các dự án điện khí LNG triển khai đi vào vận hành. Nếu chúng ta không nhanh chóng tháo gỡ những vướng mắc thì các dự án điện khí LNG sẽ gặp trở ngại lớn, đồng thời sẽ ảnh hưởng đến bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia", ông Phong cảnh báo.Kết quả Cúp quốc gia 2023, CLB TP.HCM 1-1 Bà Rịa - Vũng Tàu (tỷ số luân lưu 0-3): Cú sốc đầu tiên
Theo ông Phan Văn Anh, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, chương trình "Chuyến tàu công đoàn - xuân 2025" do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức, nhằm hỗ trợ đoàn viên, người lao động về quê đón tết. Năm nay, chương trình do LĐLĐ tỉnh Đồng Nai chủ trì, phối hợp Công đoàn Đường sắt Việt Nam và các đơn vị liên quan thực hiện.Những đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn hoặc có thành tích xuất sắc trong lao động tại một số tỉnh, thành phía nam, gồm: TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Công đoàn Đường sắt Việt Nam phía nam có quê tại các tỉnh phía bắc (từ Đà Nẵng trở ra), có nhu cầu về quê đón tết sẽ được công đoàn tặng vé tàu. Các lao động này phải cam kết trở lại doanh nghiệp, đơn vị để làm việc, công tác sau khi kết thúc kỳ nghỉ tết.Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, số đoàn viên đăng ký tham gia chương trình là 1.750 người, gồm 1.009 đoàn viên lao động và 741 người thân.Trong đó, LĐLĐ TP.HCM có 495 người; LĐLĐ tỉnh Bình Dương có 450 người; LĐLĐ tỉnh Đồng Nai 350 người; LĐLĐ tỉnh Long An 183 người; LĐLĐ tỉnh Tây Ninh có 56 người; LĐLĐ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 200 người; Công đoàn Đường sắt Việt Nam có 16 người.Thời gian tổ chức dự kiến, từ 11 giờ ngày 21.1 (12 giờ 15 tàu chạy) tại ga Biên Hòa. Chương trình còn bao gồm các hoạt động gặp gỡ, chúc tết và trao quà cho đoàn viên lao động ngay tại ga trước khi lên tàu.Cùng với chương trình "Chuyến tàu công đoàn - xuân 2025", Tổng LĐLĐ Việt Nam còn tổ chức chương trình "Chuyến bay Công đoàn - xuân 2025" với 2 chặng bay TP.HCM - Vinh (Nghệ An) và TP.HCM - Hà Nội. Cả 2 chuyến bay đều khởi hành vào ngày 25.1 tại sân bay Tân Sơn Nhất. Tổng số đoàn viên, người lao động đăng ký tham gia chương trình này là 450 người. Trong đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam hỗ trợ 400 người (220 người đi Hà Nội, 180 người đi Vinh), Vietnam Airline hỗ trợ 50 người đi Hà Nội.
Vai diễn trong phim mới bị cắt bớt, nghệ sĩ Quang Minh nói gì?
Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Trung tâm An sinh xã hội TP.Thủ Đức đã xây dựng nhiều kế hoạch hành động nhằm đảm bảo mọi đối tượng yếu thế đều được chăm lo tết chu đáo.Trung tâm đã huy động thành công nguồn kinh phí hơn 1,7 tỉ đồng từ sự đóng góp của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm và các tổ chức xã hội. Số tiền này được sử dụng để tổ chức các hoạt động tặng quà và hỗ trợ tài chính cho nhiều người có hoàn cảnh khó khăn.Các hoạt động chăm lo tết do Trung tâm An sinh xã hội TP.Thủ Đức thực hiện trải rộng trên nhiều nhóm đối tượng khác nhau, từ trẻ em đến người già neo đơn, từ các gia đình nghèo đến những người mắc bệnh hiểm nghèo.Các hoạt động có thể kể đến như phối hợp Công ty cổ phần du lịch Văn hóa Suối Tiên tổ chức chương trình "Xuân yêu thương - Vì trẻ thơ" lần 2 năm 2025, tặng quà cho 200 trẻ em đang theo học tại các lớp học tình thương tại TP.Thủ Đức (mỗi phần quà trị giá 1 triệu đồng). Đây là hoạt động sẽ duy trì tổ chức hàng năm của Trung tâm nhằm tạo điều kiện cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được tham gia các hoạt động vui xuân đón tết cổ truyền của dân tộc.Trung tâm An sinh xã hội TP.Thủ Đức đã tổ chức tặng quà cho 210 trẻ em mắc bệnh ung thư tạm trú tại TP.Thủ Đức với tổng trị giá 105 triệu đồng. Ngoài ra, trung tâm còn tổ chức nhiều hoạt động chăm lo cho người già neo đơn và gia đình khó khăn. Đặc biệt, trung tâm đã trích hơn 680 triệu đồng từ nguồn của chương trình Thủ Đức nghĩa tình để tổ chức các hoạt động chăm lo. Trong đó, hỗ trợ tài chính 133 triệu đồng cho các hộ khó khăn có người mắc bệnh hiểm nghèo; chi 130 triệu đồng để hỗ trợ đột xuất cho các hộ bị thiệt hại do hỏa hoạn tại P.Tăng Nhơn Phú B; cấp 675 thẻ bảo hiểm y tế cho các hộ thoát nghèo; hỗ trợ thêm 163, 5 triệu đồng cho các hộ nghèo có nguy cơ tái nghèo.Từ trẻ em nghèo khó đến người già neo đơn, tất cả đều cảm nhận được sự quan tâm và hỗ trợ kịp thời từ chính quyền địa phương và cộng đồng. Chương trình Thủ Đức nghĩa tình không chỉ hỗ trợ về mặt vật chất mà còn giúp nâng cao tinh thần đoàn kết, xây dựng niềm tin và hy vọng cho những người kém may mắn. Qua đó, chương trình đã góp phần củng cố hình ảnh một TP.Thủ Đức nhân văn, nơi không ai bị bỏ lại phía sau.Trung tâm An sinh xã hội Thủ Đức đặt mục tiêu duy trì và mở rộng các hoạt động an sinh trong những năm tiếp theo. Những chương trình như "Xuân yêu thương - Vì trẻ thơ" hứa hẹn sẽ tiếp tục mang đến niềm vui và hy vọng cho các thế hệ tương lai, góp phần xây dựng TP.Thủ Đức ngày càng phát triển và đoàn kết.Những hành động thiết thực này không chỉ cải thiện đời sống cho các đối tượng yếu thế mà còn tạo nên một mùa xuân đầy ấm áp và nhân ái, khẳng định vai trò tiên phong của TP.Thủ Đức trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
Xuân về cho miền quê phía nam Quảng Ngãi ngập tràn niềm vui. Cảm xúc trào dâng khi xem đội hát múa sắc bùa tổ dân phố Tân Diêm (P.Phổ Thạnh, TX.Đức Phổ, Quảng Ngãi) trình diễn loại hình nghệ thuật trao truyền qua bao thế hệ.Ở tuổi 65, ông Cái (đội trưởng) Lê Cơ vẫn mải mê với sắc bùa dẫu còn bao nỗi lo toan. Ngẫm lại, ông gắn bó với sắc bùa hơn nửa thế kỷ. Ông kể, ngày thơ bé, ông say mê xem hát múa sắc bùa vào dịp xuân về, làng quê vơi nỗi âu lo khói lửa chiến tranh...Đôi tay chai sần của ông Cái sau bao ngày chèo ghe buông lưới hay nhọc nhằn trên đồng muối vỗ vào mặt trống khá thuần thục. Nhạc công gõ phách gỗ điêu luyện như nghệ sĩ thực thụ. Sênh tiền trên đôi tay thiếu niên rung lắc tạo ra âm thanh rộn ràng hòa cùng lời ca dân dã nơi làng quê.Tuổi mười ba, ông Cơ và nhóm bạn theo chân những bậc cao niên trong làng du xuân cùng điệu sắc bùa. Chiều nhạt nắng, đoàn sắc bùa đến tận nhà hát múa theo yêu cầu của người dân trong vùng. Đầu tiên là bài mở ngõ với lời ca dân dã: "Mở ngõ, mở ngõ/Khoen trên còn xỏ/Chốt dưới còn gài...".Thế rồi gia chủ mở ngõ, nét mặt rạng ngời niềm vui mời đội hát vào nhà. Sau khi hát múa vái lạy tổ tiên và chúc phúc cho gia chủ, đội hát nhận tiền thưởng cùng lời cảm ơn, chuyển sang phục vụ nhà bên theo yêu cầu của chủ nhân. Gió từ biển thổi vào bờ, lướt trên những con đường nơi làng quê trong đêm xuân se lạnh. Song, nhiều người nô nức theo xem. Họ thích thú với điệu múa uyển chuyển của ông Cơ và nhóm bạn, lời ca hòa cùng tiếng nhạc rộn ràng.Điệu múa đèn mềm mại, lung linh trong đêm tối tạo nên khung cảnh huyền ảo, cuốn hút người xem. Có người mải mê theo xem rồi mời đoàn sắc bùa về nhà mình biểu diễn trước bàn thờ tổ tiên. "Tết hồi đó xóm làng vui lắm. Nhiều người ưa thích sắc bùa mời đến nhà múa hát cầu chúc gặp nhiều may mắn. Tiền công chẳng đáng là bao nhưng được phục vụ cho bà con là vui lắm rồi", ông Cơ nhớ lại. Hơn mười năm trước, ông Cơ đảm nhận vai trò ông Cái trong đội sắc bùa thay cho bậc cao niên. Ông lo lắng sắc bùa sẽ bị mai một trước thời đại công nghệ thông tin rộng mở cùng nhiều phương thức nghe nhìn hiện nay. Thế là ông cùng người bạn thân Nguyễn Hưng Liễm tìm cách "giữ lửa" sắc bùa đối với những thiếu niên trong đội, tạo điều kiện cho các em được hát múa mỗi khi có dịp.Gần tết, hai ông cùng các em miệt mài tập luyện. Ông Cơ tận tình hướng dẫn các em từng động tác múa; chỉ bảo cách luyến láy, nhấn nhá khi hát cho lời ca mượt mà làm say đắm người nghe. Sau vài năm, các em đi học xa, ông lại thuyết phục những thành viên mới vào đội và tận tình hướng dẫn."Lúc đầu học hát múa sắc bùa rất khó nhưng chú Cơ luôn động viên, nhiệt tình chỉ bảo nên bọn em cố gắng tập luyện. Hát miết rồi quen. Nhờ chú mà bọn em biết hát và yêu thích sắc bùa...", em Ngô Thị Tuyết Ngân bộc bạch. Sáng mùng 1 Tết Nguyên đán, các thành viên trong đội tụ họp tại sân nhà văn hóa tổ dân phố cùng mọi người chào cờ đầu năm. Sau khi nghe thư của Chủ tịch nước chúc mừng năm mới, cả đội biểu diễn với âm điệu rộn rã mừng xuân sang. Sau tiết mục hát múa sắc bùa là tràng vỗ tay tán thưởng kéo dài.Mùng 3 tết, cả đội khăn áo chỉnh tề hát múa tại lễ hội cầu ngư bên cửa biển Sa Huỳnh. Mọi người chăm chú xem điệu múa uyển chuyển, lắng nghe lời ca ngân nga trong nắng sớm. Lời ca giục giã ngư dân điều khiển tàu cá rẽ sóng vươn khơi...Nhiều du khách đến Sa Huỳnh thưởng ngoạn khung cảnh hoang sơ và thơ mộng, tìm hiểu văn hóa Sa Huỳnh có niên đại khoảng 3.000 năm trước, thưởng thức những món ngon chế biến từ hải sản vừa được vớt lên từ biển. Họ hào hứng khi được trải nghiệm công việc của diêm dân trên đồng muối Sa Huỳnh. Nhiều người lưu lại nơi đây và cho biết rất hứng thú khi xem hát múa sắc bùa..."Thù lao biểu diễn chỉ đủ dẫn các cháu đi ăn ly chè hay tô cháo khuya nhưng vui lắm. Qua đó, chúng tôi có dịp giới thiệu về đất và người Sa Huỳnh đến với khách phương xa...", ông Cơ tâm sự. Theo ông Lê Minh Phụng, Phó chủ tịch UBND P.Phổ Thạnh, ông Lê Cơ cùng ông Nguyễn Hưng Liễm tích cực bảo tồn nghệ thuật sắc bùa. Ông Cơ miệt mài tìm tòi, sáng tác những bài hát với câu từ mới, phản ánh kịp thời sự đổi thay của quê hương."Lời ca của ông động viên tinh thần bà con sau những giờ làm việc mệt nhọc, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa của địa phương. Ông Cơ cùng đội sắc bùa quảng bá văn hóa bản địa đến du khách, tham gia các hoạt động cộng đồng trong bảo vệ môi trường, bảo tồn đồng muối truyền thống... Sự đóng góp của ông được cán bộ và nhân dân tin yêu, mến phục", ông Phụng nói.Lời ca giục giã lòng ngườiTheo các bậc cao niên ở P.Phổ Thạnh, không rõ sắc bùa có từ khi nào, họ chỉ biết rằng, những "nghệ sĩ chân quê" khi vận đồ màu đỏ, xanh hay vàng say sưa hát múa làm mê mẩn người xem. Sắc bùa được trình diễn tại những lễ hội, giới thiệu về đất và người Sa Huỳnh, hát chúc mừng vào dịp đầu xuân phục vụ du khách đến tham quan. Lời ca được cải biên cho phù hợp với sự đổi thay của cuộc sống.Lời ca sắc bùa giục giã ngư dân bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc: "Đây Hoàng Sa - kia Trường Sa/Hai vùng quần đảo nước ta bao đời/Tàu thuyền lướt sóng ra khơi/Đánh bắt hải sản biển trời bao la/Hoàng Sa gần lắm Trường Sa/Đây là quần đảo ông cha lưu truyền... Hôm nay năm mới bước sang/Chúc mừng biển đảo bình an muôn đời".
Bò thả rông trên đường
Từ hình ảnh camera an ninh ghi lại cho thấy, khi đó, bên trong tiệm bánh tráng có người phụ nữ đang đứng mua hàng, gần đó tại lối ra vào là một người đàn ông. Trước tiệm bánh tráng có một số xe máy đang dựng tại đây. Lúc này, chiếc ô tô đang chạy ngoài đường bất ngờ lao thẳng vào tiệm bánh tráng, tông trúng các xe máy và hất văng người nữ cùng người đàn ông ra xa. Tiếp đó là tiếng la khóc trong hoảng loạn. Một người đàn ông sau đó bước ra khỏi xe ô tô và mọi người la lớn "lùi xe ra".Qua tìm hiểu, sự việc xảy ra vào khoảng 19 giờ 30 ngày 26.1, tại một tiệm bán bánh tráng gần giao lộ đường Tân Kỳ Tân Quý - Trường Chinh (Q.Tân Bình, TP.HCM).Nguồn tin của Báo Thanh Niên cho hay, vụ việc khiến người đàn ông (em trai chủ tiệm bánh tráng) bị thương phải nhập viện, còn người phụ nữ bị thương nhẹ. Công an Q.Tân Bình ngay sau đó có mặt, xử lý hiện trường ô tô lao vào tiệm bánh tráng. Lực lượng chức năng cũng tiến hành kiểm tra nồng đồ cồn, chất kích thích đối với tài xế xe ô tô để điều tra, làm rõ nguyên nhân.