Thanh niên lái xe máy ngang ngược và cái kết khiến dân mạng ‘hả hê’
Đến ngày 20.2, có thể tìm thêm vé của hãng Bamboo Airways, giá cũng xấp xỉ 5 triệu đồng/vé. Đến ngày 21.2, giá vé máy bay mới "hạ nhiệt", còn khoảng hơn 2,4 triệu đồng/vé, đối với các chuyến bay của Vietjet Air, Vietnam Airlines, Bamboo Airways…Nhà văn Vũ Ngọc Giao cùng đau và chia sẻ với thân phận người phụ nữ
Phát biểu trước truyền thông Malaysia vào ngày 28.1, chuyên gia bóng đá Malaysia Yamal Nasser nói: "So với các nền bóng đá lân cận ở Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia và Việt Nam, bóng đá Malaysia đang tụt hậu. Để tránh tình trạng tụt hậu này, Malaysia phải sử dụng chính sách dùng cầu thủ nhập tịch ít nhất trong khoảng từ 5 – 7 năm nữa. Rồi song song với việc sử dụng nhập tịch, chúng ta phải đào tạo cầu thủ trẻ thật tốt, để thay đổi thực tế này trong tương lai".Đội tuyển quốc gia Malaysia bị loại ngay vòng bảng AFF Cup 2024. Trước đó, đội U.23 Malaysia cũng bị loại ngay vòng bảng nội dung bóng đá nam SEA Games 32 năm 2023. Những điều này buộc bóng đá Malaysia phải thay đổi. Họ cần có thành tích cụ thể để kích thích các nguồn lực xã hội, vực dậy nền bóng đá nước họ.Trong năm 2025, bóng đá Malaysia có các nhiệm vụ chính, đó là vòng loại Asian Cup 2027 và SEA Games 33. Ở vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027, đội tuyển quốc gia Malaysia chung bảng F với đội tuyển Việt Nam. Đây là 2 đối thủ chính cạnh tranh vé vào vòng chung kết (VCK) giải châu Á. Còn tại SEA Games 33 diễn ra vào cuối năm nay, không loại trừ khả năng U.22 Malaysia sẽ tiếp tục chạm trán U.22 Việt Nam.Để chuẩn bị cho chiến dịch vòng loại Asian Cup 2027 gặp đội tuyển Việt Nam, Malaysia sẽ nhập tịch một loạt cầu thủ. Tuy nhiên, chuyên gia Yamal Nasser khuyến cáo những cầu thủ nhập tịch này nên là những người có một phần nguồn gốc Malaysia.Chuyên gia Malaysia Yamal Nasser nói: "Vấn đề của bóng đá Malaysia các năm qua là chúng ta có cơ sở vật chất tốt, nhưng khâu đào tạo chưa tốt. Chúng ta cần duy trì các dự án bóng đá trẻ một cách liên tục. Trước mắt, bóng đá Malaysia cần thu hút các cầu thủ nhập tịch, cùng lúc đó chúng ta cũng cần gấp rút đào tạo nguồn cầu thủ nội. 2 việc này phải thực hiện đồng bộ".Trước đó, cựu HLV đội U.23 Việt Nam, ông Hoàng Anh Tuấn nhận xét về bóng đá Malaysia: "Kể từ sau thời HLV Rajagopal vô địch AFF Cup 2010, bóng đá Malaysia đi xuống thấy rõ. Chất lượng đào tạo trẻ của Malaysia không ổn định bằng chất lượng đào tạo trẻ của bóng đá Việt Nam trong những năm qua".Cũng trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến nay, bóng đá Việt Nam có thêm 2 lần vô địch AFF Cup (2018, 2024), 2 lần vô địch SEA Games (2019, 2022) và 2 lần vô địch U.23 Đông Nam Á (2022, 2023). Trong khi đó, bóng đá Malaysia chỉ có thêm 1 lần vô địch SEA Games vào năm 2011. Việc bóng đá Malaysia gấp rút nhập tịch cầu thủ sẽ khiến đội tuyển Việt Nam bị chịu nhiều sức ép. Ông Kim Sang-sik sẽ đối mặt với bài toán nhân sự khi chúng ta sẽ thiếu Xuân Son. Tháng 6.2025, đội tuyển Việt Nam sẽ đấu Malaysia tại vòng loại Asian Cup 2027.
Ford Mustang Mach-E GT chạy bằng điện đầu tiên về Việt Nam
Tính đến hết năm 2023, tổng tài sản của Manulife Việt Nam đạt 118.633 tỉ đồng, tăng 12% so với 2022.
Chiều 3.3, TAND TP.Đà Nẵng kết thúc xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Võ Quốc Khánh (48 tuổi, ngụ P.An Khê, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) 12 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo cáo trạng, vợ chồng anh N.V.H (41 tuổi) và chị N.T.T.N (40 tuổi) cần vay ngân hàng 1,25 tỉ đồng để xây nhà ở P.Hòa Khánh Nam (Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) nhưng bị dính nợ xấu ngân hàng trên hệ thống lưu trữ nên không được giải quyết. Chị N.T.T.N nhờ người quen là Vũ Quốc Khánh đứng tên hồ sơ vay vốn ngân hàng. Ngày 1.10.2019, chị N. và Khánh thỏa thuận lập "văn bản xác nhận và cam kết" với nội dung: Chị N. đồng ý thực hiện ủy quyền và sang tên chuyển nhượng sổ đỏ cho Khánh để đại diện làm hồ sơ vay vốn tại ngân hàng; chịu trách nhiệm trả tiền gốc và lãi đối với các khoản vay. Còn Khánh không được phép thực hiện bất kỳ giao dịch gì khác liên quan đến sổ đỏ khi chưa có sự đồng ý của chị N.Khánh ký hợp đồng thế chấp số đỏ cho Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) để vay giúp vợ chồng chị N. số tiền 1,25 tỉ đồng trong 20 năm. Ngân hàng NCB giải ngân số tiền cho Khánh và Khánh đưa cho chị N. sử dụng.Tuy nhiên, sau đó Khánh đưa ra thông tin gian dối mình là chủ sở hữu nhà và đất tại P.Hòa Khánh Nam rồi đăng tin bán nhà trên mạng xã hội mà không thông báo cho chị N. biết. Được 2 "cò đất" môi giới, vợ chồng anh Đ.H.L (34 tuổi) và chị N.T.N (36 tuổi, ngụ P.Hòa Khánh Bắc, Q.Liên Chiều) đến gặp Khánh mua nhà với giá 1,89 tỉ đồng.Lợi dụng thời điểm không có vợ chồng chị N. sinh sống trong nhà, Khánh đưa vợ chồng anh L. vào xem nhà.Ngày 26.7.2021, vợ chồng anh L. đặt cọc cho Khánh 400 triệu đồng, Khánh hẹn trong 3 tháng (đến tháng 10.2021) sẽ ra công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.Ngày 18.10.2021, anh L. và vợ chuyển 1,465 tỉ đồng vào tài khoản của Vũ Quốc Khánh tại Ngân hàng NCB để thực hiện việc giải chấp tài sản nhà và đất trên. Ngân hàng NCB đã thanh lý hợp đồng vay vốn và trả lại sổ đỏ cho Khánh. Ngày 21.10.2021 tại văn phòng công chứng trên đường 2.9 (P.Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng), anh L. giao số tiền mua nhà, đất còn lại là 25 triệu đồng cho Khánh và Khánh ký hợp đồng chuyển nhượng. Đồng thời, vợ chồng anh L. giao cho Khánh thêm 45 triệu đồng để mua lại toàn bộ nội thất trong nhà. Dù tài sản không phải của Khánh, nhưng Khánh vẫn bán bừa để nhận thêm tiền. Sau khi hoàn tất các thủ tục mua bán, đất vợ chồng anh L. đã dọn đồ đạc để vào sinh sống tại căn nhà nói trên.Tuy nhiên, vợ chồng anh anh L. ở chưa đầy nửa tháng, bị chủ nhà là vợ chồng chị N. phát hiện Khánh bán nhà nên khởi kiện, tố cáo, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để cấm mua bán ngôi nhà. Anh L., chị N. phải dọn ra khỏi ngôi nhà ở chưa được bao lâu.Trong quá trình điều tra vụ án, Cơ quan CSĐT Công an TP.Đà Nẵng còn tiếp nhận đơn của chị N.T.H (42 tuổi, ngụ xã Hòa Châu, H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) tố cáo Vũ Quốc Khánh chiếm đoạt 600 triệu đồng.Theo điều tra, năm 2014, Khánh chung sống với chị N.T.L (là em gái chị H.) đến tháng 9.2018 thì cưới hỏi. Trong thời gian này, Khánh nhiều lần mượn tiền chị H. để làm ăn kinh doanh. Cơ quan điều tra xác định đây là vay mượn dân sự nên không xem xét trong vụ án.
Phim ‘Trạm cứu hộ trái tim’ tập 14: An Nhiên trở mặt với Nghĩa?
Khác với hàng chục hội nhóm khiêu vũ dưỡng sinh, aerobic đã tồn tại vài chục năm qua bên bờ hồ Gươm, nhóm này nhảy tự do theo các tiết điệu khá nhanh như bebop hay disco… phát ra từ một chiếc loa kéo. Nổi bật trong số họ là một người đàn ông luôn tươi cười thân thiện với tất cả mọi người.Ông là Thái Hồng Dũng, 53 tuổi, làm nghề địa ốc và sống ở ngay phố Hàng Khay. Ông Dũng cho biết có chút năng khiếu và ham mê nhảy múa từ khi còn nhỏ. Thấy nhiều người có nhu cầu nhảy múa tự do, cách đây vài tuần ông đã tự bỏ hơn 10 triệu đồng mua một chiếc loa và tập hợp những người cùng sở thích để sinh hoạt tại đây vào sáng sớm và chiều muộn. Nếu trời mưa, họ chuyển vào hành lang của Tràng Tiền Plaza.Câu lạc bộ có tên là Hồ Gươm, tập hợp những "vũ công" trung niên ở phố cổ Hà Nội và các nơi khác. Xa nhất là bà Thủy ở Q.Cầu Giấy, lớn nhất là bà Huệ An (80 tuổi) ở Q.Long Biên. Hoạt động theo sở thích nên mọi người có thể tùy tâm đóng góp kinh phí để góp phần bảo trì loa máy.Ông Dũng cho biết thêm, câu lạc bộ hầu hết là nữ, nên việc quản lý không có gì khó khăn, phức tạp. Và dù chỉ có mình ông là nam giới, ông cũng không gặp vướng mắc từ phía… bà vợ, dù "bà nhà tôi không tham gia câu lạc bộ", vì "đây hoàn toàn là một sinh hoạt văn hóa, thể thao vui khỏe và bổ ích".