Trao tiền bạn đọc Báo Thanh Niên hỗ trợ bà cụ 80 tuổi nuôi con tâm thần
UBND TP.HCM đồng ý tách Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa thành 2 trường
Với các công nghệ và phương pháp điều trị hiện nay, vô tinh hoàn toàn có thể chữa khỏi.
Bể cá mini từ ly, bát thủy tinh - hồ nước nhỏ trong không gian sống
Theo Wccftech, hiện có nhiều nguồn đáng tin cậy xác nhận Steam đang lên kế hoạch phát hành kính VR Deckard vào cuối năm 2025. Đây là thiết bị VR độc lập, không dây và có giá bán dự kiến 1.200 USD cho toàn bộ gói sản phẩm, bao gồm cả một số trò chơi hoặc bản demo đi kèm.Deckard sẽ sử dụng hệ điều hành SteamOS, vốn được phát triển cho Steam Deck, nhưng sẽ được tùy chỉnh để phù hợp với thực tế ảo. Một tính năng quan trọng của thiết bị là khả năng chơi các trò chơi màn hình phẳng trên Steam Deck dưới dạng VR trên một màn hình lớn mà không cần kết nối với PC. Điều này hứa hẹn mang lại trải nghiệm đa dạng hơn cho người dùng, không chỉ giới hạn trong các trò chơi thực tế ảo truyền thống.Những thông tin rò rỉ trước đó cũng tiết lộ về bộ điều khiển mới của Deckard, có tên mã Roy, từng xuất hiện trong bản cập nhật SteamVR. Ngoài ra, Valve có thể sớm tổ chức các buổi giới thiệu nội bộ về thiết bị này.Valve từng đề cập đến việc phát triển kính VR mới vào cuối năm 2022. Khi đó, nhà thiết kế sản phẩm Greg Coomer cho biết công ty vẫn đang đầu tư vào công nghệ thực tế ảo và muốn giữ nền tảng mở thay vì độc quyền trên một hệ sinh thái nhất định.Deckard sẽ là sản phẩm tiếp theo sau Valve Index, mẫu kính VR ra mắt vào năm 2019. Index từng được đánh giá cao về công nghệ và đi kèm trò chơi Half-Life: Alyx, nhưng doanh số vẫn ở mức hạn chế do giá bán cao. Khi đó, người sáng lập Valve, Gabe Newell, từng đề cập đến việc nghiên cứu một mẫu kính VR không dây và Deckard có vẻ là bước tiến trong hướng đi này.Mức giá của Deckard gần tương đương với Valve Index nếu tính theo lạm phát, cho thấy Valve tiếp tục nhắm đến phân khúc cao cấp thay vì thị trường phổ thông. Việc thiết bị hoạt động độc lập có thể giúp mở rộng khả năng sử dụng, nhưng mức giá cao có thể khiến nó khó tiếp cận với số đông. Hiện tại, Valve chưa xác nhận thông tin về Deckard và các buổi giới thiệu nội bộ có thể sớm diễn ra trước khi có thông báo chính thức.
Trao đổi với Thanh Niên, một giáo viên dạy thêm tại TP.HCM cho biết những ngày qua, cô "đứng ngồi không yên" bởi một điều khoản trong quy định mới là phải đăng ký kinh doanh nếu muốn tổ chức dạy thêm ngoài trường. Đó là vì cô cùng các thầy cô khác đang hoạt động theo mô hình "tự phát", tức "gom lớp" và dạy tại tư gia. "Tôi đang tìm luật sư để được tư vấn thêm để sớm đáp ứng yêu cầu của Thông tư 29", nữ giáo viên cho hay."Nếu được, tôi mong Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT TP.HCM hỗ trợ hay xây dựng kênh giải đáp về mặt pháp lý để các thầy cô có thể làm đúng quy định, trong bối cảnh thông tư ra mắt khá gấp gáp (một tháng rưỡi-PV) và lại trùng vào dịp nghỉ tết nên thực tế giáo viên chỉ có vài tuần để tìm hiểu, chuẩn bị", người này nói. "Một số thầy cô trong nhóm cũng muốn giảm thời gian dạy thêm để tránh lời ra tiếng vào khi phải báo cáo hiệu trưởng".Chung nỗi lo, một giáo viên chuyên dạy thêm trực tuyến ở TP.HCM cũng đang cân nhắc "đầu quân" vào một công ty chuyên tổ chức dạy thêm trực tuyến, thay vì hoạt động độc lập trong tình trạng không đăng ký kinh doanh như hiện tại. "Một phần tôi sợ thủ tục sẽ phiền phức, một phần cũng vì lo không thể giải quyết những vấn đề phát sinh sau đó và cả câu chuyện thu học phí, rồi báo cáo thuế ra sao", thầy chia sẻ.Trong khi đó, thầy Đặng Duy Hùng, quản lý hệ thống luyện thi Lasan - Helius Education (TP.HCM), thông tin trung tâm của nam giáo viên vẫn hoạt động phù hợp theo thông tư mới vì đã đăng ký kinh doanh ngay từ khi thành lập, xây dựng đội ngũ giáo viên cơ hữu (tức dạy toàn thời gian tại trung tâm). "Các trung tâm đã định hướng mô hình từ sớm sẽ thuận lợi với thông tư mới", thầy Hùng nhận xét.Cũng theo nam quản lý, học sinh vẫn cần phải học thêm do các kỳ thi, nhất là những kỳ thi đánh giá năng lực và sắp tới là thi tốt nghiệp THPT "vẫn chưa giảm được độ khó và độ phức tạp". Song, thông tư mới đã đảm bảo được tính công bằng, nâng cao chất lượng của tiết học chính khóa ở trường phổ thông. "Chỉ cần giáo viên thật sự dạy tốt thì sẽ có học sinh không học chính khóa tìm và theo học", thầy Hùng chia sẻ.Ngoài các quy định về dạy thêm ngoài nhà trường, Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT còn có nhiều điều khoản khác về vấn đề dạy thêm và học thêm trong nhà trường, cũng như nêu rõ các trường hợp không được dạy thêm hay tổ chức dạy thêm. Dưới đây là một số điểm nổi bật của quy định mới được ban hành vào ngày 30.12.2024 và chính thức có hiệu lực từ ngày 14.2.Trước đó, vào ngày 7.2, UBND TP.HCM triển khai công văn đến Sở GD-ĐT TP.HCM và UBND TP.Thủ Đức cùng các quận, huyện về việc thực hiện Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT. Công văn yêu cầu các bên cần hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm cho trường học, tổ chức và cá nhân liên quan thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn; tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn; xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.
Hồ Quỳnh Hương lý giải sự thay đổi lớn sau 10 năm