Chàng thủ khoa kép từng muốn bảo lưu kết quả học tập để làm công nhân
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.Giải golf hữu nghị hướng đến cộng đồng bền vững của Suntory PepsiCo
Sự hiện diện của HLV Makoto Teguramori đã thổi luồng sinh khí mới cho CLB Hà Nội, minh chứng là ở vòng 14, đội cựu vương V-League đã thắng dễ 3-0 trên sân Pleiku của HAGL với thế trận áp đảo toàn diện. Dù CLB Đà Nẵng đang tiến bộ dưới thời HLV Lê Đức Tuấn (giành 5 điểm trong 3 trận gần nhất), nhưng rõ ràng so với chủ nhà Hà Nội, đội Đà Nẵng vẫn thua kém toàn diện. Thực tế là, CLB Đà Nẵng nhập cuộc tốt, đá phòng ngự chặt chẽ và gây áp lực ở tuyến giữa để ngăn chủ nhà triển khai bóng. Đội khách thậm chí có cơ hội ăn bàn trước khi Phan Văn Long thoát xuống sút chân trái uy lực khiến thủ môn Nguyễn Văn Hoàng vất vả giải nguy. Nhưng, CLB Hà Nội không cần thế trận lấn lướt, mà chỉ cần một khoảnh khắc để vượt lên. Phút 33, Đỗ Hùng Dũng cầm bóng ở cánh trái. Chỉ bằng một cú rướn người bứt tốc, anh vượt qua hậu vệ Đà Nẵng rồi tạt bóng cầu âu đẹp mắt cho Daniel Passira đánh đầu đập đất thành bàn. Thủ môn Bùi Tiến Dũng đã nỗ lực đổ người, nhưng không thể vươn tay cứu thua trước pha dứt điểm khó của ngoại binh từng đoạt ngôi vua phá lưới giải Bolivia. Sau bàn mở tỷ số, CLB Hà Nội đá thanh thoát hơn. Tuy nhiên, học trò ông Teguramori không vội vàng đẩy cao đội hình, mà đá chắc chắn để giữ thế trận. Ở chiều ngược lại, CLB Đà Nẵng của HLV Lê Đức Tuấn nỗ lực triển khai bóng từ tuyến dưới, song do tuyến giữa không kiểm soát tốt tình hình, nên đội khách Đà Nẵng khó triển khai tấn công.CLB Hà Nội đã có thể ghi nhiều bàn hơn trong hiệp 1, song việc bỏ lỡ nhiều cơ hội khiến thầy trò ông Teguramori chỉ một lần tìm được mành lưới đối thủ. Trong đó, có tình huống Hùng Dũng thoát xuống ở cánh phải rồi chuyền vào như đặt, nhưng Văn Toàn lại đá ra ngoài khi cầu môn của thủ môn Tiến Dũng đã rộng mở.Ở thế không còn gì để mất, CLB Đà Nẵng đã vùng lên trong hiệp 2. Phút 49, hàng thủ Hà Nội phòng ngự thiếu quyết liệt, để Đình Duy đột phá trung lộ rồi dứt điểm chân phải gọn gàng hạ gục thủ môn Văn Hoàng.Đúng 2 phút sau, CLB Hà Nội lại chùng xuống khó hiểu, để đội khách Đà Nẵng thoải mái ghi bàn. Đình Duy thoát xuống thoải mái ở cánh trái rồi căng ngang như đặt cho Văn Hữu đệm lòng nâng tỷ số lên 2-1. Đây cũng là bàn thứ 6 của Đà Nẵng trong 4 trận gần nhất, kể từ khi HLV Lê Đức Tuấn thay thế ông Cristiano Roland chèo lái đội bóng sông Hàn.Sau hai gáo nước lạnh dội xuống đầu hiệp 2, CLB Hà Nội mới bừng tỉnh. Văn Quyết cùng đồng đội lấy lại thế trận để tổ chức tấn công. Tuy nhiên, sự nóng vội của chủ nhà khiến họ phải chờ đến phút 66 mới có bàn gỡ 2-2.Nhận đường chuyền của Văn Quyết, Passira che chắn bóng chuẩn mực, trước khi nhả lại cho Hai Long dứt điểm hiểm hóc, đưa trận đấu trở về thế cân bằng. Màn ngược dòng của CLB Hà Nội được hoàn tất ở phút 89. Một lần nữa, Hai Long ghi dấu ấn khi đánh đầu tạo ra tình huống lộn xộn trong vòng cấm, trước khi "gà son" Joao Pedro chớp thời cơ dứt điểm, ấn định chiến thắng 3-2 cho chủ nhà Hà Nội.Ngược dòng hạ đội cuối bảng Đà Nẵng, CLB Hà Nội vươn lên ngôi nhì với 26 điểm sau 15 vòng. Đường đua vô địch của thầy trò ông Teguramori rộng mở trở lại, khi khoảng cách với ngôi đầu chỉ là 4 điểm, trong khi giải còn tới 11 vòng. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
M.U sắp chạm đến cột mốc vĩ đại
Khách hàng mua ô tô điện tại Việt Nam trong thời gian tới không phải lo lắng mất thêm tiền để đóng lệ phí trước bạ, khi mới đây đề xuất về việc tiếp tục áp dụng mức thu lệ phí trước bạ với ô tô điện chạy pin ở mức 0% đã được Chính phủ thông qua.Cụ thể, ngày 1.3, Chính phủ ban hành Nghị định số 51/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 10/2022/NĐ-CP. Nghị định mới sửa đổi bổ sung điểm c khoản 5 Điều 8 Nghị định 10/2022/NĐ-CP về lệ phí trước bạ như sau: "Đối với ô tô điện chạy pin, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực đến hết ngày 28.2.2027, lệ phí trước bạ lần đầu được áp dụng mức thu 0%".Như vậy, theo quy định mới trong vòng 2 năm tới người mua ô tô điện tại Việt Nam sẽ không phải mất thêm tiền để đóng lệ phí trước bạ. Tuy nhiên, quy định mới tại Nghị định số 51/2025/NĐ-CP, chính sách này chỉ áp dụng "ô tô điện chạy pin". Nói một cách dễ hiểu chỉ những mẫu ô tô thuần điện chạy bằng pin mới được hưởng ưu đãi này, các mẫu ô tô hybrid hay Plug-in hybrid (hybrid cắm sạc) vẫn đóng lệ phí trước bạ theo quy định.Hiện tại, ở Việt Nam có khoảng 32 mẫu mã ô tô điện chạy bằng pin thuộc nhiều phân khúc và thương hiệu khác nhau. Trong đó, những mẫu ô tô điện chạy pin có giá thấp nhất là Wuling Mini EV (từ 197 - 231 triệu đồng) và VinFast VF 3 (giá từ 299 triệu đồng). Bên cạnh đó, một số mẫu ô tô điện hạng sang có giá bán hàng tỉ đồng như Audi e-Tron GT (3,95 - 4,99 tỉ đồng), Mercedes EQE SUV (giá 3,999 tỉ đồng), Porsche Taycan (giá từ 4,62 - 9,51 tỉ đồng), Mercedes Maybach EQS SUV (giá từ 7,61 tỉ đồng).Với việc được miễn lệ phí trước bạ, khách hàng mua các dòng ô tô điện hạng sang sẽ tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng khi làm thủ tục đăng ký, ra biển để xe lăn bánh. Trong khi đó, chính sách này sẽ không tác động đến giá niêm yết của ô tô điện.Dù vậy, việc tiếp tục áp dụng chính sách miễn lệ phí trước bạ với ô tô chạy pin được các nhà sản xuất, phân phối ô tô điện nhận định sẽ tiếp tục tạo tạo động lực thúc đẩy doanh số bán ô tô điện tại Việt Nam đồng thời thu hút người dân chuyển từ ô tô động cơ đốt trong sang sử dụng ô tô điện.Những năm gần đây, doanh số bán ô tô điện tại Việt Nam đã có những bước tăng trưởng nhất định, cho thấy người Việt ngày càng quan tâm, chọn mua ô tô điện để sử dụng. Nếu như trong năm 2022, số lượng xe ô tô điện chạy pin đăng ký lệ phí trước bạ lần đầu là 4.040 xe, bình quân 404 xe/tháng. Năm 2023, là 29.281 xe, thì đến năm 2024 số lượng xe ô tô điện chạy pin đăng ký lệ phí trước bạ lần đầu đã lên đến 79.781 xe, tăng gấp 2,72 lần so với năm 2023.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thúc đẩy lệnh ngừng bắn hoàn toàn trong 30 ngày như bước đầu tiên hướng tới một giải pháp rộng rãi hơn cho cuộc xung đột Nga-Ukraine kéo dài hơn 3 năm qua.Tuy nhiên, trong cuộc điện đàm kéo dài 90 phút với Tổng thống Trump hôm 18.3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã từ chối ngừng bắn hoàn toàn, nhấn mạnh rằng bất kỳ thỏa thuận nào như thế sẽ phụ thuộc vào việc phương Tây ngừng mọi viện trợ quân sự cho Ukraine.Theo Điện Kremlin, Tổng thống Putin đã ra lệnh cho quân đội Nga tạm dừng tấn công vào các mục tiêu năng lượng của Ukraine trong 30 ngày. Ông Zelensky đã hoan nghênh lệnh ngừng bắn nhắm vào cơ sở năng lượng được đề xuất nhưng cho hay ông cần thêm "chi tiết" từ Mỹ.Sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin hôm 18.3, đặc phái viên Mỹ Steve Witkoff nói với Kênh Fox News rằng các cuộc đàm phán với Nga về xung đột Nga- Ukraine sẽ diễn ra tại thành phố Jeddah của Ả Rập Xê Út vào ngày 23.3.Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau cuộc điện đàm nói trên, tiếng nổ xuất hiện và còi báo động không kích hú lên ở Ukraine, theo AFP.Tổng thống Zelensky hôm nay 19.3 nói rằng "đã có những cuộc tấn công, cụ thể là vào cơ sở hạ tầng dân sự", trong đó có một bệnh viện ở tỉnh Sumy của Ukraine. "Những cuộc tấn công ban đêm kiểu này của Nga đã phá hủy ngành năng lượng, cơ sở hạ tầng và cuộc sống bình thường của người dân Ukraine. Hôm nay, ông Putin đã bác bỏ đề xuất ngừng bắn hoàn toàn", ông Zelensky nói.Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Nga đối với cáo buộc mới của Ukraine.Ông Zelensky đã chấp nhận đề xuất ngừng bắn hoàn toàn trong các cuộc đàm phán tại Ả Rập Xê Út trong tuần trước, và chỉ trích Nga không sẵn sàng trong việc đạt được thỏa thuận. "Họ chưa sẵn sàng chấm dứt cuộc chiến này, và chúng tôi có thể thấy điều đó", ông Zelensky nhấn mạnh.Mặt khác, ông Zelensky đã tuyên bố quân đội Ukraine sẽ tiếp tục chiến đấu ở tỉnh Kursk của Nga "miễn là chúng tôi cần", sau nhiều ngày Nga tiến quân mạnh vào khu vực bị lực lượng của Kyiv kiểm soát một phần vào năm ngoái.Trong khi đó, Reuters hôm nay đưa tin chính quyền vùng Krasnodar thuộc Nga cáo buộc rằng một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine đã gây ra đám cháy nhỏ tại một kho dầu gần làng Kavkazskaya. Không có ai bị thương trong vụ cháy lan rộng trên diện tích 20 m2, nhưng 30 nhân viên đã được sơ tán, theo chính quyền khu vực thông báo trên ứng dụng nhắn tin Telegram.Phía Ukraine chưa bình luận thông tin Nga đưa ra.
Chuyện của Thúy - Truyện ngắn của Hoài Hương (Đồng Nai)
Ngày 3.2, tin từ Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau, Chủ tịch UBND tỉnh này vừa ban hành công văn chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố trong tỉnh tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài sản công, đặc biệt là các cơ sở nhà, đất trên địa bàn.Theo đó, Sở Tài chính được giao chủ trì, phối hợp Sở TN-MT cùng các đơn vị liên quan rà soát, lập phương án xử lý các tài sản công, trụ sở làm việc chưa được sử dụng hiệu quả hoặc không đúng mục đích. Việc xử lý sẽ được tham mưu để Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định, nhằm ngăn chặn tình trạng lãng phí, thất thoát tài sản nhà nước. Riêng các cơ sở nhà, đất thuộc diện thu hồi theo quy định của luật Đất đai năm 2024, Sở TN-MT có trách nhiệm trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi và xử lý đúng quy định, thay vì thực hiện quy trình sắp xếp lại theo quy định về quản lý, sử dụng tài sản công. Đồng thời, các đơn vị liên quan phải đảm bảo không để xảy ra tình trạng né tránh trách nhiệm, dẫn đến việc chậm trễ xử lý nhà, đất công. Sở Xây dựng được giao nhiệm vụ tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền về việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 đối với khu đất 6,26 ha tại khóm 5, P.5, TP.Cà Mau, vốn được thu hồi từ Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - công ty cổ phần. Trong thời gian chờ hoàn tất các thủ tục xử lý tài sản công theo quy định, tỉnh thống nhất chủ trương giao Trung tâm Phát triển quỹ đất tổ chức khai thác ngắn hạn đối với các khu đất do đơn vị này quản lý. Sở TN-MT có trách nhiệm chỉ đạo trung tâm thực hiện trình tự, thủ tục cho thuê đất ngắn hạn đúng quy định, đảm bảo nguồn lực đất đai được khai thác hiệu quả. Việc triển khai các nhiệm vụ trên nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công, đảm bảo đúng mục đích, tránh thất thoát, lãng phí và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.