$483
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của trực tiếp đá bóng hôm nay. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ trực tiếp đá bóng hôm nay.Ngày 2.1, ông Nguyễn Thành Chinh, Chủ tịch UBND xã Mỹ Sơn, H.Ninh Sơn (Ninh Thuận) cho biết, địa phương có khoảng 200 hộ nông dân trồng hơn 500 ha mía đường.Trước đây, Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang thu mua cây mía, dùng xe tải trọng lớn để vận chuyển sản phẩm lưu thông trên đường đất và đường dân sinh. Tuy nhiên, những năm gần đây khi Hệ thống kênh thủy lợi Tân Mỹ đi vào hoạt động thì người dân và Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang gặp khó trong việc vận chuyển mía do các con đường chạy dọc theo Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ (đường đi vào cánh đồng mía) gắn biển hạn chế tải trọng 5 tấn đối với đường bê tông và 2,5 tấn đối với đường mương. Theo ông Chinh, để vận chuyển nông sản ra khỏi khu vực các con đường bị hạn chế trọng tải, nông dân phải trả chi phí tiền trung chuyển 100.000 đồng/tấn mía hoặc 1,5 triệu đồng mỗi máy cày/ngày. Chi phí vận chuyển này chiếm hơn 20% lợi nhuận sau khi thu hoạch của nông dân. UBND xã Mỹ Sơn cũng đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng về vấn đề này.Cùng ngày ông Biện Tuấn An, Phó giám đốc Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang, cho biết đã có văn bản gửi Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Ninh Thuận (đơn vị quản lý, vận hành Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ) đề nghị xem xét hỗ trợ cho vận chuyển đi tắt, cắt ngang qua đường bê tông Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ để vận chuyển mía cho nông dân.Trong văn bản phúc đáp, Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Ninh Thuận, cho rằng các tuyến đường quản lý kênh chính thuộc Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ và tuyến đường quản lý hệ thống thủy lợi hồ Cho Mo đã được lắp biển hạn chế tải trọng 5 tấn và 2,5 tấn nhằm đảm bảo an toàn công trình.Do đó, các phương tiện vận chuyển mía có tải trọng từ 20 - 30 tấn vượt nhiều lần so với tải trọng cho phép của con đường, sẽ gây hư hỏng, giảm tuổi thọ đường quản lý bờ kênh, mất an toàn kênh và ảnh hưởng đến công tác quản lý vận hành và việc đi lại, nên không đồng ý đề xuất của Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang.Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Ninh Thuận đề nghị Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang có đề xuất UBND tỉnh Ninh Thuận xem xét, chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức quy hoạch các tuyến đường phục vụ vận chuyển nông sản cho nông dân vùng trồng mía xã Mỹ Sơn.Theo ông Biện Tuấn An, đơn vị đã nhiều lần gửi văn bản kiến nghị đến các cơ quan chức năng nhưng đến nay vẫn bế tắc trong hướng tháo gỡ. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của trực tiếp đá bóng hôm nay. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ trực tiếp đá bóng hôm nay.Cuộc đua giảm giá, ưu đãi gay gắt ở phân khúc gia đình cỡ nhỏ tại Việt Nam trong tháng 2.2025 đã ít nhiều cho thấy tác dụng; khi hầu hết mẫu mã ô tô đều đã tìm lại đà tăng trưởng doanh số.Cụ thể, số liệu bán hàng mới nhất từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và TC Motor (đơn vị nhập khẩu, lắp ráp và phân phối các dòng xe Hyundai tại Việt Nam) cho thấy, khép lại tháng vừa qua, nhóm xe này bán ra tổng cộng 2.978 xe. Doanh số này tăng hơn 400 xe, tương đương gần 17% so với tháng liền trước.Đáng chú ý, ngoại trừ bộ đôi xe Nhật có giá bán cao hơn mặt bằng chung là Honda BR-V và Toyota Innova, tất cả những mẫu xe còn lại ở nhóm xe gia đình 7 chỗ cỡ nhỏ đều đạt kết quả tích cực.Trong đó, Mitsubishi Xpander tiếp tục là tâm điểm. Mặc dù vậy, trái với "cú lao dốc" bất ngờ ở tháng mở màn năm 2025; bước sang tháng 2, mẫu xe Nhật đã nhanh chóng tìm lại nhịp tăng trưởng. Theo số liệu từ báo cáo của VAMA, Xpander kết thúc tháng vừa qua với doanh số 1.053 xe, tăng 245 xe; tương đương khoảng 30% so với tháng trước đó.Với kết quả này, Xpander không những duy trì vị trí dẫn đầu phân khúc, mà còn tái thiết lập vị thế áp đảo về doanh số trước các đối thủ cạnh tranh, khi lại bỏ xa mẫu xe bám đuổi gần nhất Toyota Innova. Bởi tháng vừa qua, mẫu xe này chỉ bán ra 414 xe, giảm gần 100 xe, tương đương khoảng 25% so với tháng 1.2025. Nếu so với Xpander, lượng xe bàn giao của Innova thậm chí chưa bằng một nửa.Trong khi đó, "đàn em" của Innova và Toyota Veloz cũng không khá hơn. Kết thúc tháng 2, mẫu xe này dù được Toyota áp dụng chương trình ưu đãi, hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ cũng chỉ bán ra tổng cộng 364 xe, xếp sau Mitsubishi Xpander và Toyota Innova.Ở nhóm còn lại, Hyundai Stargazer là mẫu xe nổi bật hơn cả khi ghi nhận doanh số 304 xe, tăng gần gấp đôi so với tháng liền trước. Kết quả tích cực của mẫu xe Hàn chủ yếu đến từ chính sách ưu đãi, giảm giá mạnh tay được Hyundai Thành Công (HTV) và hệ thống đại lý mạnh tay áp dụng từ đầu năm; đưa giá bán thực tế của Stargazer chỉ còn khoảng 450 triệu đồng, rẻ nhất phân khúc.Những cái tên khác như Toyota Avanza, Suzuki XL7, Hyundai Custin hay KIA Carens cũng đạt kết quả tăng trưởng, tuy nhiên mức tăng không đáng kể.Riêng Honda BR-V lại là trường hợp cá biệt. Trái ngược với hầu hết đối thủ cạnh tranh, mẫu xe của Honda trong tháng 2 bất ngờ sa sút khi chỉ bàn giao đến tay khách hàng 221 xe, giảm gần một nửa so với tháng 1. Kết quả này khiến BR-V cùng với Toyota Innova trở thành một trong hai mẫu xe gia đình cỡ nhỏ ghi nhận doanh số giảm sút.Cộng dồn hai tháng đầu năm, Mitsubishi Xpander như thường lệ tiếp tục xác lập vị thế dẫn đầu với gần 1.900 xe đến tay người dùng. Toyota Innova xếp ngay sau nhưng doanh số chỉ bằng một nửa. Theo nhiều chuyên gia trong ngành ô tô, hiện tại Xpander vẫn đang cho thấy sự áp đảo ở phân khúc xe gia đình cỡ nhỏ. Tuy nhiên năm 2025, nhóm xe này dự kiến sẽ cạnh tranh gắt gao hơn nữa bởi sự xuất hiện của nhiều mẫu mã mới, nhất là những mẫu xe đến từ Trung Quốc. ️
Ngoài những chia sẻ về sản phẩm âm nhạc kết hợp cùng Neko Lê mang tên Liều thuốc cho trái tim, trong chương trình ON TRENDING, ca sĩ Tăng Phúc còn lầy lội bộc lộ tài giả giọng một số người nổi tiếng. Chưa kể, trước thách thức của Neko Lê, nam ca sĩ còn tranh thủ khoe khả năng làm MC đám cưới khiến mọi người được phen cười không ngớt. Mời khán giả cùng theo dõi cuộc trò chuyện của bộ đôi nghệ sĩ trong chương trình ON TRENDING, được phát sóng trên các nền tảng Thanh Niên Online, kênh YouTube - Fanpage Báo Thanh Niên cùng kênh YouTube và TikTok iHay TV. ️
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 1 yêu cầu chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện cao điểm năm 2025 và giai đoạn 2026 - 2030. Theo chỉ thị, Quy hoạch điện VIII còn một số bất cập, các dự án nguồn điện còn gặp nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách nên giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến phát triển nguồn điện chỉ đạt 56,7% so với kế hoạch, tiềm ẩn nguy cơ thiếu điện.Để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8% và hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030, đòi hỏi điện năng tăng trưởng gấp 1,5 lần, dự kiến bình quân hàng năm từ 12% đến trên 16% (tương ứng mỗi năm cần bổ sung từ 8.000 - 10.000 MW).Do đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Công thương chỉ đạo lựa chọn nhà đầu tư dự án LNG Nghi Sơn, LNG Quỳnh Lập, LNG Cà Ná… hoàn thành trong quý 2/2025; đẩy nhanh tiến độ đầu tư để hoàn thành chậm nhất trong quý 3/2028.Với các dự án nguồn điện dự kiến hoàn thành và vận hành vào năm 2025 như Thủy điện Nậm Củm 4, Hòa Bình MR, Nhơn Trạch 3, Nhơn Trạch 4, Vũng Áng II, Quảng Trạch I, đẩy nhanh tiến độ đưa vào vận hành sớm hơn từ 3 - 6 tháng... Đặc biệt, tập trung chỉ đạo triển khai, hoàn thành công tác đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong 5 năm.Đồng thời, cần xây dựng các dự án truyền tải phục vụ giải tỏa công suất các nhà máy điện như Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4; khẩn trương triển khai thi công đưa công trình đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên vào vận hành trong năm 2025 để giải tỏa công suất nguồn thủy điện phía bắc và phục vụ nhập khẩu điện từ Trung Quốc nếu cần.Thi công hoàn thành dự án đường dây 500 kV Monsoon - Thạch Mỹ trong tháng 1.2025. Nghiên cứu đề xuất đầu tư dự án đường dây truyền tải từ các công trình thủy điện của Lào về các tỉnh phía bắc, tăng cường nhập khẩu điện từ Lào trong năm 2025. Để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh khai thác than tăng 20 - 25% so với năm 2024. Tạo thuận lợi tối đa để người dân, doanh nghiệp sử dụng điện mặt trời mái nhà. ️