Lo thiếu quỹ đất ở để làm nhà ở thương mại
Ngày 21.2, ngay sau khi thông tin ByBit bị hacker tấn công, lấy đi số Ethereum trị giá hơn 1,4 tỉ USD, CEO Ben Zhou đã lên sóng livestream trấn an người dùng. Khi đó ông nói đang có khoảng 4.000 giao dịch rút tiền đang chờ xử lý, 70% các lệnh vẫn sẽ được thực hiện dù có xảy ra tình trạng nghẽn mạng.Theo dữ liệu của DefiLlama, tài sản của Bybit đã giảm hơn 5,3 tỉ USD, trong đó có 1,4 tỉ USD bị hacker lấy đi, số còn lại do người dùng tháo chạy, rút tiền khỏi nền tảng. Tuy nhiên DefiLlama lưu ý kho dự trữ của công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản. Kiểm toán viên độc lập Proof-of-Reserve (PoR) Hacken cũng xác nhận tiền dự trữ của Bybit vẫn vượt khả năng chi trả cho người dùng. "Vụ tấn công đã giáng đòn nặng nề đối với ngành công nghiệp tiền số. Nhưng đây là điểm mấu chốt: Dự trữ của Bybit vẫn vượt các khoản nợ phải trả. Với tư cách là kiểm toán viên độc lập, chúng tôi đã xác nhận tiền của người dùng vẫn được hỗ trợ đầy đủ", Hacken viết trên X hôm 21.2.Dữ liệu trên blockchain cho thấy Bybit đã xử lý hơn 350.000 yêu cầu rút tiền trong vòng 10 giờ. Trong thông báo trên X hôm 22.2, Ben Zhou cập nhật: "Mặc dù chúng tôi bị tấn công bởi vụ hack tồi tệ nhất lịch sử của bất kỳ tổ chức nào (cả ngân hàng, tiền mã hóa, tài chính), mọi chức năng và sản phẩm của Bybit vẫn hoạt động. Toàn bộ nhóm đã thức trắng đêm để xử lý và trả lời các câu hỏi cũng như mối quan tâm của khách hàng". Thiệt hại của vụ hack nhắm vào Bybit tương đương 60% số tiền điện tử bị đánh cắp trong năm 2024.Ngay sau vụ tấn công lịch sử, các sàn giao dịch trong ngành đã hành động để hỗ trợ ByBit. Binance đã chuyển 50.000 Ethereum, Bitget chuyển 40.000 Ethereum và Du Jun, đồng sáng lập HTC Group đã chuyển 10.000 Ethereum vào ví của ByBit để tạo thanh khoản cho nhà đầu tư.Các nhà phân tích bảo mật blockchain gồm Arkham Intelligence và chuyên gia an ninh mạng ZachXBT, đã lần theo dấu vết cuộc tấn công và kết luận hacker có liên quan đến Lazarus Group - tổ chức tin tặc khét tiếng được cho là đến từ Triều Tiên. Đây cũng là nghi phạm chính trong vụ tấn công vào Ronin Network - mạng blockchain Việt Nam - khiến hơn 600 triệu USD bị đánh cắp vào năm 2022. Dữ liệu cho thấy trong vụ hack Bybit, Lazarus Group đã lấy đi tổng cộng 489.395 Ethereum, trị giá khoảng 1,3 tỉ USD và 15.000 Mantle Restaked ETH (cmETH) trong tổng số 54 ví.Theo Meir Dolev, đồng sáng lập kiêm giám đốc kỹ thuật tại Cyvers, cuộc tấn công này có nhiều điểm tương đồng vụ hack WazirX trị giá 230 triệu USD và vụ hack Radiant Capital trị giá 58 triệu USD trước đó.Dolev cho biết ví lạnh đa chữ ký Ethereum đã bị xâm phạm thông qua một giao dịch lừa đảo, lừa người ký vô tình chấp thuận thay đổi logic hợp đồng thông minh có chủ đích.Cointelegraph dẫn lời Dolev: "Điều này cho phép tin tặc chiếm quyền kiểm soát ví lạnh và chuyển toàn bộ ETH đến một địa chỉ không xác định". Trong bài viết đăng trên X ngày 22.2, CEO Ben Zhou cho biết nhà cung cấp ví lạnh Ether của Bybit - Safe - đã bị xâm phạm, nhưng sự cố này không ảnh hưởng đến hệ thống nội bộ của sàn.Một số sàn giao dịch tuyên bố đã truy vết và đưa tài khoản có liên quan đến hacker vào danh sách đen để tránh tiền bị tẩu tán. Trong khi đó, CEO Bybit bắt đầu thảo luận về khả năng khôi phục lại blockchain Ethereum để vô hiệu hóa số tiền bị đánh cắp.Song song với đó, Bybit tuyên bố sẽ trao thưởng 10%, tương đương 140 triệu USD cho những hacker mũ trắng giúp thu hồi được khoản tiền bị đánh cắp bởi tin tặc. Bybit được thành lập năm 2018, là một trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới, xử lý trung bình 36 tỉ USD giao dịch mỗi ngày. Ước tính nền tảng có khoảng 16,2 tỉ USD tài sản trên sàn giao dịch, trước khi bị tấn công, theo dữ liệu dự trữ từ CoinMarketCap. Số Ethereum bị đánh cắp tương đương 9% tổng tài sản.5 công thức mặt nạ tự chế se khít lỗ chân lông cho làn da sáng, mịn
Lễ giao thừa hay còn gọi lễ Trừ tịch; trong đó trừ là trao lại chức quan, tịch là ban đêm. Lễ Trừ tịch được cử hành ngay thời khắc giao thừa để tiễn vị thần năm cũ, đón vị thần năm mới. Về mặt tâm lý, đó là lúc các gia đình người Việt chúng ta sẵn sàng gác lại hết những gì đã diễn ra một năm để mở đầu một năm mới với nhiều hy vọng mới.Các chuyên gia văn hóa cho hay, người xưa tin rằng, mỗi năm có một vị Hành khiển coi việc nhân gian. Hết một năm, thần năm cũ bàn giao lại công việc cho vị thần năm mới nên các gia đình có mâm cúng ở ngoài trời để tiễn thần năm cũ và đón thần năm mới về với gia đình.Theo Nhất Thanh trong Đất lề quê thói, có mười hai vị Hành khiển luân phiên nhau mỗi 12 năm kể từ năm Tý đến năm Hợi là, hết lượt lại quay trở lại năm Tý với vị Hành khiển của năm ấy. Người xưa quan niệm, Hành khiển có ông thiện ông ác. Có năm trời ra tai hạn hán lụt lội mất mùa đói kém, hay dịch tễ nguy hại, là do sớ tấu của Hành khiển, trừng phạt vua quan không có nhân chính hay dân ăn ở càn rỡ. Lễ trừ tịch tiễn và đón các vị Hành khiển Phán quan của năm cũ năm mới, đồng thời cầu cúng cả Thành hoàng Bổn cảnh và Thổ địa Thần kỳ.Ý nghĩa của lễ Trừ tịch là gác lại hết những gì đã diễn ra trong năm cũ hay đem bỏ hết đi những điều không may mắn của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Sau khi cúng giao thừa, các gia đình bắt đầu cúng ông Địa (miền Nam) hay Thổ Công (miền Bắc) và chuẩn bị ăn tết.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo Đại học Quốc gia TP.HCM cho hay, sau khi cúng giao thừa, việc ăn hay chơi giao thừa gần đây mới được nhắc đến. Người Việt xem trọng ngưỡng ban đầu, cho rằng đầu xuôi đuôi lọt nên thời khắc đầu tiên của năm mới (giao thừa) rất được coi trọng, trở thành một cái "ngưỡng" tâm lý và cả góc độ tâm linh. Vào thời khắc này, người Việt có xu hướng tạm gác lại hết mọi bộn bề của cuộc sống, những cái làm được và chưa làm được của năm qua, tạm quên đi vai trò xã hội cá nhân để dành thời gian bên gia đình mình, trong sự cộng cảm giữa thế giới hôm qua (qua hình ảnh ông bà tổ tiên và truyền thống gia đình) và hôm nay (sự đoàn tụ các thành viên gia đình). Trong gia đình những ngày này ngập tràn yêu thương, gắn bó, mối quan hệ ruột thịt.Đây cũng là thời khắc các thành viên trong cùng một gia đình quây quần bên nhau ở thời khắc chuyển giao từ năm cũ qua năm mới, là cơ hội để các thành viên trong gia đình xích lại gần nhau hơn, cảm nhận rõ hơn mối quan hệ giữa mình và các thành viên xung quanh, và hiểu rõ hơn vai trò, trách nhiệm của mình đối với gia đình. Ở các vùng nông thôn trước đây, các gia đình còn có thói quen cùng nhau xem ti vi, kể chuyện, nghe nhạc bên mâm cỗ giao thừa. Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, ngày trước, người Việt đón giao thừa gắn liền với không khí ấm cúng gia đình, ai nấy cũng chờ đợi giao thừa để kéo gần sự cộng cảm giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Từ đó, mọi người có xu hướng đoàn tụ bên gia đình, không đi ra ngoài vào đêm giao thừa. Con cái khi trưởng thành, có gia đình riêng cũng tranh thủ về quê đón tết cùng cha mẹ, cùng nhau đón giao thừa, một mặt tìm kiếm cảm giác ấm cúng, hạnh phúc bên bố mẹ mình, mặt khác cũng muốn tạo dựng những trải nghiệm và ký ức tốt đẹp cho con cái mình. Cứ như vậy, truyền thống được tiếp nối, các thế hệ người Việt Nam lớn lên lại làm theo ký ức tuổi thơ, đến khi làm bố, làm mẹ không quên học hỏi bố mẹ mình để truyền lại cho con. Những ai vì nhiều điều kiện khách quan không thể về đón giao thừa và ăn tết với gia đình, chẳng hạn những người lính ở biên cương - hải đảo, kỹ sư và công nhân làm việc ở công trường, những người đi làm ăn xa xứ và đặc biệt là đang học tập, làm việc ở nước ngoài chắc hẳn sẽ rõ hơn ai hết những thiệt thòi của chính mình.Trong cuộc sống hiện đại, ngoài xã hội có nhiều hoạt động mang tính tương tác cộng đồng như bắn pháo hoa, tổ chức đêm nhạc hội mừng năm mới… Các hoạt động này thu hút một số người trẻ thay vì ở nhà đón giao thừa lại cùng nhau ra phố ngắm pháo hoa hay tham gia vào một buổi nhạc hội với bạn bè.Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Ngọc Thơ nhìn nhận, điều này có thể làm thay đổi về quan niệm đoàn tụ gia đình thời khắc giao thừa, nhưng càng ngày người ta càng chấp nhận nó. Ngày trước, người Việt quan tâm việc cả gia đình phải ở bên nhau trong thời khắc giao thừa, cùng nhau vượt "ngưỡng" trừ tịch, nhưng càng về sau nhiều gia đình cho phép con cái nam nữ thanh niên xuống phố với bạn bè. Có thể nói, không khí đoàn tụ gia đình đêm giao thừa đã mở rộng ra thành một phạm trù rộng lớn hơn: không gian hội tụ và cộng cảm xã hội. Vì vậy, nhiều thanh niên không đón giao thừa ở nhà mà tập trung đông đúc ở trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn để cùng ngắm pháo hoa và đón giao thừa với chúng bạn và những người xung quanh cũng có ý nghĩa của nó, đó là một cảm xúc xã hội được thăng hoa, khi những người trẻ không quen biết xích lại gần như y hệt như một đại gia đình vậy."Đương nhiên việc đón giao thừa ngoài phố không thể nào có được cảm giác thiêng liêng như khi đón giao thừa bên gia đình, nơi cả nhà cùng cảm thụ được sự ấm cúng và hạnh phúc trọn vẹn dưới sự mầu nhiệm của sự chuyển giao đất trời và trong sự kết nối tinh thần với tổ tiên ông bà của nhiều thế hệ trước. Đó cũng chính là lý do nhiều bậc cao niên không muốn cùng con cháu đi du lịch xa nhà trong dịp tết", nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Ngọc Thơ chia sẻ.
Nhờ đâu Phần Lan từ nơi tỷ lệ tự tử cao thành 'quốc gia hạnh phúc nhất'?
Bản hit Tái sinh và ca sĩ Tùng Dương sẽ là chủ đề chính cho chương trình số 1 HOT THÌ HỎI - talkshow giải trí hoàn toàn mới bám sát những vấn đề nóng hổi của các nghệ sĩ nổi tiếng đang được quan tâm do Báo Thanh Niên sản xuất, phát trên kênh YouTube, TikTok iHay TV và YouTube, Fanpage Báo Thanh Niên. Khán giả sẽ có cơ hội khám phá những góc khuất đằng sau bản hit Tái sinh và hiểu rõ hơn về quá trình sáng tạo cũng như ý nghĩa sâu sắc của ca khúc này trong chương trình HOT THÌ HỎI số đầu tiên.Thị trường âm nhạc cuối 2024 đầu 2025 đánh dấu sự bùng nổ của ca khúc Tái sinh do Tùng Dương thể hiện. Bài hát được lấy cảm hứng từ câu chuyện tình của nam ca sĩ không chỉ "gây bão" trong nước mà còn "làm mưa làm gió" ở Trung Quốc. Năm qua cũng được xem là một năm thành công của Tùng Dương vì ngoài Tái sinh, anh còn được Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch vinh danh "Ca sĩ nổi bật". Nguồn năng lượng tích cực đó sẽ được Tùng Dương mang đến để "mở bát" chương trình HOT THÌ HỎI của Báo Thanh Niên.Trong chương trình trò chuyện đầu năm cùng khán giả Báo Thanh Niên, Tùng Dương sẽ tiết lộ những bí mật thú vị đằng sau bản hit Tái sinh thông qua sự dẫn dắt của MC Vũ Mạnh Cường. Ngoài ra những câu chuyện về chặng đường làm nghề cũng như kế hoạch đón Tết Ất Tỵ cũng được Tùng Dương chia sẻ trong HOT THÌ HỎI.
Dẫn đầu là cặp tiền đạo Nguyễn Xuân Son và Nguyễn Tiến Linh của đội tuyển Việt Nam trong sơ đồ 4-4-2 do ban tổ chức AFF Cup công bố. Các cầu thủ còn lại góp mặt gồm Nguyễn Quang Hải, Nguyễn Hai Long ở hàng tiền vệ.Ở hàng thủ là trung vệ Bùi Tiến Dũng và Bùi Hoàng Việt Anh. Trong khung thành không ai khác là thủ môn Nguyễn Đình Triệu.Chỉ có 2 cầu thủ Thái Lan góp mặt trong đội hình tiêu biểu AFF Cup 2024 là hậu vệ Nicholas Mickelson và trung vệ Pansa Hemviboon. Các đội Philippines và Singapore đều đóng góp 1 cầu thủ, lần lượt là tiền vệ Sandro Reyes và Kyoga Nakamura.Đây là sự lựa chọn được cho rất hợp lý, khi đội tuyển Việt Nam có hành trình thi đấu và đăng quang ngôi vô địch AFF Cup 2024 hết sức thuyết phục, với tổng cộng 7 trận thắng và chỉ có 1 trận hòa. Ghi tổng cộng 21 bàn, chỉ để lọt lưới 6 bàn. Đặc biệt từ vòng bán kết và chung kết, đội tuyển Việt Nam toàn thắng cả 2 lượt trận với đội Singapore và Thái Lan để có lần thứ 3 đăng quang ngôi vô địch khu vực.Tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son đoạt danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất giải và là vua phá lưới với 7 bàn. Trong khi tiền đạo Tiến Linh cũng đóng góp 4 bàn. Quang Hải góp 2 bàn, trong khi Hai Long là cầu thủ ghi bàn ấn định tỷ số 3-2 cho đội tuyển Việt Nam phút 90+20 ở trận chung kết lượt về ngày 5.1, với cú sút từ giữa sân để bóng từ từ lăn vào lưới trong sự bất lực của các hậu vệ Thái Lan lao về cản phá trong vô vọng.Ở hàng thủ, trung vệ Bùi Tiến Dũng và thủ môn Đình Triệu là những bức tường vững chắc giúp đội tuyển Việt Nam trở thành đội có hàng phòng ngự tốt nhất tại AFF Cup 2024.Đội hình tiêu biểu AFF Cup 2024 được lựa chọn dựa trên kết quả bỏ phiếu của độc giả trên trang chủ giải đấu từ ngày 6.1 đến 16.1.
Tâm sắc Tấm - bộ trang phục gây ấn tượng cho fan sắc đẹp
Sáng 18.3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tây Ninh tổ chức hội nghị lần thứ 52 bầu chức danh Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025.Tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Yến Mai, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Tây Ninh, thông qua tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc bầu Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025. Kết quả, ông Nguyễn Mạnh Hùng được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh, nhiệm kỳ 2020 - 2025.Ông Nguyễn Mạnh Hùng (51 tuổi, quê quán ở xã Hiệp Hòa, H.Cầu Ngang, Trà Vinh) có trình độ chuyên môn cử nhân kinh tế, cao cấp lý luận chính trị. Ông Nguyễn Mạnh Hùng từng giữ các chức vụ: Phó chánh văn phòng UBND tỉnh Tây Ninh; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Phó chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh; Bí thư Huyện ủy Gò Dầu; Bí thư Thành ủy TP.Tây Ninh; Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Tây Ninh; Phó bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh.Trước đó, ngày 24.2, ông Nguyễn Thành Tâm, Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh, được Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm giữ chức Phó trưởng ban Tổ chức T.Ư. Ngày 25.2, ông Nguyễn Thanh Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh, được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.