Chấn động: Siêu phủi Cán Cris Chính thức gia nhập Theanh28 FC
Tại khu vực miền Trung - Tây nguyên, giá heo hơi đứng yên trên diện rộng. Trong đó, heo hơi tại Lâm Đồng đang được thu mua cao nhất 61.000 đồng/kg. Các địa phương như Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Khánh Hòa giá 58.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Heo hơi tại các tỉnh còn lại trong khoảng 59.000 - 60.000 đồng/kg.Công an Lâm Đồng triệu tập người đăng tin giả 'Đà Lạt có biến'
Ngày 5.1, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Sở TN-MT Cà Mau vừa có thông báo kết quả kiểm tra, rà soát tình hình quản lý và sử dụng đất tại dự án (DA) xây dựng Trung tâm sản xuất giống cây rừng chất lượng cao, do Công ty TNHH XNK TM Độc Lập (Công ty Độc Lập) làm chủ đầu tư.Công ty Độc Lập có trụ sở tại TP.HCM, do ông V.T.Đ.N làm Giám đốc. Công ty được Sở KH-ĐT Cà Mau cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh tại Cà Mau, do bà N.T.H.G là người đại diện.Ngày 22.7.2009, Công ty Độc Lập được UBND tỉnh Cà Mau cấp giấy chứng nhận đầu tư. Mục tiêu của DA là sản xuất 4 triệu cây giống (cây rừng) chất lượng cao mỗi năm, kế hoạch khởi công vào tháng 6.2009 và đưa vào hoạt động tháng 3.2010.Ngày 19.6.2009, UBND tỉnh Cà Mau quyết định cho Công ty Độc Lập thuê 10 ha đất tại xã Khánh An, H.U Minh, thời hạn thuê 30 năm. Công ty được hưởng ưu đãi miễn tiền thuê đất trong 9 tháng đầu. Tuy nhiên, từ năm 2014, chi nhánh Công ty Độc Lập tại Cà Mau đã ngừng hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đăng ký với cơ quan thuế.Ngày 30.10.2024 và ngày 20.11.2024, đoàn kiểm tra tiến hành khảo sát thực tế khu đất (không có mặt chủ DA) và làm việc với người được thuê giữ đất là ông H.H.T. Ông T. cho biết, trước đây, Công ty Độc Lập cho ông C. vào ở giữ đất và trồng thanh long, chuối, rồi ông C. thuê ông làm công với mức lương 5 triệu đồng/tháng. Sau đó, ông V.T.Đ.N trực tiếp thuê ông T. giữ đất, giao ông quản lý, khai thác và hưởng lợi trên phần đất này. Từ trước đến nay, ông V.T.Đ.N không trực tiếp xuống quản lý mà chỉ chỉ đạo qua điện thoại, thời gian gần đây thì không liên lạc được.Ngày 5.11.2024, đoàn kiểm tra làm việc với ông V.T.G, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Độc Lập. Ông G. trình bày: Năm 2009, ông có góp vốn vào Công ty Độc Lập, với tư cách là Chủ tịch HĐQT. Đến năm 2011, ông rút hết cổ phần và không còn liên quan với Công ty Độc Lập.Còn bà N.T.H.G cho biết, khi được Sở KH-ĐT Cà Mau cấp giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh tại Cà Mau, bà chỉ đứng tên trên hồ sơ để hợp thức hóa thủ tục thuê đất.Sở TN-MT Cà Mau xác định, hiện trạng trên khu đất được ông H.H.T trồng một số loại cây như: chuối, dừa... và không có các hoạt động của DA đầu tư xây dựng Trung tâm sản xuất giống cây rừng chất lượng cao. Công ty Độc Lập chỉ sản xuất giống cây rừng trong giai đoạn đầu DA. Từ đó cho đến nay, công ty không có các hoạt động sản xuất theo DA đã được UBND tỉnh Cà Mau cấp giấy chứng nhận đầu tư. Thay vào đó, công ty sử dụng đất cho mục đích không đúng mục tiêu DA. Việc Công ty Độc Lập thực hiện các hoạt động nêu trên là không đúng quy định tại điều 2, điều 6 và điều 8 Giấy chứng nhận đầu tư đã được UBND tỉnh cấp.Đồng thời, Công ty Độc Lập hiện nợ 246 triệu đồng tiền thuê đất, vi phạm nghiêm trọng quy định về sử dụng đất theo điều 170 luật Đất đai 2013 và các quy định liên quan.Sở TN-MT Cà Mau yêu cầu Công ty Độc Lập liên hệ Sở KH-ĐT và Cục Thuế tỉnh Cà Mau để hoàn thành nghĩa vụ tài chính, bao gồm tiền thuê đất và các khoản phạt chậm nộp (nếu có). Thực hiện DA đúng mục tiêu và quy định pháp luật, sử dụng đất theo đúng mục đích được giao. Báo cáo kết quả thực hiện về Sở TN-MT trước ngày 28.2.2025. Nếu sau thời hạn trên, công ty không thực hiện, Sở TN-MT sẽ báo cáo UBND tỉnh xử lý theo quy định pháp luật. DA Trung tâm sản xuất giống cây rừng chất lượng cao từng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy phát triển lâm nghiệp địa phương. Tuy nhiên, việc triển khai không đúng mục tiêu đang đặt ra nguy cơ lãng phí tài nguyên đất và ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bandai Namco vừa tiết lộ game bắn súng khoa học viễn tưởng mới
Các thiếu nữ đều có khuôn mặt hình trái xoan đầy đặn, trong tư thế nhìn chính diện. Hai tay dang rộng ra hai bên, khuỷu tay co gập đưa song song ngang đầu. Tay trái cầm một nụ sen lớn, tay phải cầm một dải lụa. Xiêm áo mềm mại ôm sát người. Cổ tay, cổ chân đeo trang sức và thắt các dải lụa mềm mại. Thân hình các thiếu nữ uyển chuyển hướng về phía trước, một chân co, một chân duỗi thẳng. Đầu các vũ nữ ngước lên, đội mũ nhiều tầng trang trí hoa văn, búi tóc bồng nổi cao.
Sáng 30.12, Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức lễ công bố thành lập Đảng bộ H.Quế Sơn trực thuộc Đảng bộ tỉnh và công bố các quyết định về công tác cán bộ.Theo đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam quyết định thành lập Đảng bộ H.Quế Sơn trực thuộc Đảng bộ tỉnh trên cơ sở sáp nhập Đảng bộ H.Nông Sơn vào Đảng bộ H.Quế Sơn.Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam quyết định chuyển giao Đảng bộ H.Nông Sơn về Đảng bộ H.Quế Sơn, gồm 41 tổ chức cơ sở đảng và 1.141 đảng viên.Ngoài ra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy, Bí thư, Phó bí thư Huyện ủy Quế Sơn khóa XXV (nhiệm kỳ 2020 - 2025).Ban Chấp hành Đảng bộ H.Quế Sơn mới có 61 người. Ông Đinh Nguyên Vũ, Bí thư Huyện ủy Quế Sơn cũ, giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy Quế Sơn mới. Ngoài ra, các ông Nguyễn Văn Hòa, Võ Văn Nhàn và Ngô Văn Sỹ giữ chức vụ Phó bí thư Huyện ủy Quế Sơn mới.Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam cũng ban hành quyết định điều động ông Nguyễn Phước Sơn, Chủ tịch UBND H.Quế Sơn, đến nhận công tác tại UBND tỉnh từ ngày 1.1.2025.Đồng thời, giao Ban Cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm ông Nguyễn Phước Sơn giữ chức vụ Phó giám đốc Ban quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh Quảng Nam.Như vậy, sau khi công bố thành lập Đảng bộ H.Quế Sơn sau sáp nhập, hiện nay vị trí Chủ tịch UBND H.Quế Sơn mới vẫn chưa có nhân sự.Phát biểu tại lễ công bố, ông Lương Nguyễn Minh Triết, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, cho rằng việc sáp nhập toàn bộ địa giới hành chính H.Nông Sơn vào H.Quế Sơn là để tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất của 2 địa phương. Không phải phép cộng đơn giản, mà là nhân lên sức mạnh tổng hợp của ý Đảng lòng dân, cơ hội để H.Quế Sơn tập trung nguồn lực, phát huy tiềm năng, lợi thế, mở rộng không gian phát triển; thu hút đầu tư, tạo động lực phát triển mới…Theo ông Triết, thành lập Đảng bộ H.Quế Sơn sẽ tạo sự cân đối, hài hòa hơn trong phân bố dân cư, góp phần tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, giúp bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn; nâng cao chất lượng, trách nhiệm công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, phục vụ tốt hơn cho doanh nghiệp và người dân.Mới đây, tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ công bố nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023 - 2025.Theo nghị quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 471,64 km2 (quy mô dân số 35.438 người) của H.Nông Sơn vào H.Quế Sơn.Sau khi nhập, H.Quế Sơn có diện tích tự nhiên 729,10 km2, quy mô dân số 139.566 người.Sau khi nhập H.Nông Sơn vào H.Quế Sơn, huyện mới này có 18 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 15 xã và 3 thị trấn (Đông Phú, Hương An, Trung Phước).
Bất ngờ với iCafe ‘khủng’ phong cách Nhật Bản của ông chủ 9x
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.